Một số đặc điểm thích nghi cho điều hòa thẩm thấu đã tiến hóa ở các nhóm động vật

18 1.5K 1
Một số đặc điểm thích nghi cho điều hòa thẩm thấu đã tiến hóa ở các nhóm động vật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sinh học cơ thể động vật GVHD: GS-TS Ngô Đắc Chứng A. PHẦN MỞ ĐẦU Hình 1: Làm thế nào chim hải âu lớn uống nước mặn mà không bị ốm? Với 1 sải cánh đạt tới 3,5m, là loài chim lớn nhất, chim hải âu lớn (Diomedea exulans) bay liệng trên đại dương khiến chúng ta không thể không chú ý đến chúng (Hình 1). Tuy nhiên, hải âu lớn khiến ta chú ý không chỉ vì kích thước của nó. Loài chim này ở trên biển cả ngày lẫn đêm suốt cả năm, và trở về đất liền chỉ để sinh đẻ. Một người với chỉ có nước mặn để uống sẽ chết vì mất nước, nhưng với cùng các điều kiện thì hải âu vẫn phát triển. Sinh tồn không có nước ngọt, hải âu lớn dựa vào sự điều hòa thẩm thấu, quá trình phổ biến để các động vật kiểm soát nồng độ các chất tan và cân bằng hấp thu và mất nước. Trong môi trường dịch của các tế bào, mô, cơ quan, sự điều hòa thẩm thấu là thiết yếu. Với các hệ thống sinh lý để hoạt động thích hợp, nồng độ tương đối của nước và các chất tan phải được giữ trong giới hạn tượng đối hẹp. Ngoài ra, các ion như natri và calcium phải Lớp: Thực Vật Học HVTH: Phan Thị Ái Linh 1 Sinh học cơ thể động vật GVHD: GS-TS Ngô Đắc Chứng được duy trì ở các nồng độ cho phép hoạt động bình thường của cơ, neuron và các tế bào cơ thể khác. Do vậy, điều hòa thẩm thấu là một quá trình cân bằng nội môi. Một số chiến lược để kiểm soát nước và chất tan đã được tiến hóa, phản ánh các thách thức điều hòa thẩm thấu khác nhau và thường rất nghiêm trọng mà các sinh vật thường gặp trong môi trường. Các động vật sa mạc sống trong một môi trường có thể nhanh chóng làm mất nước cơ thể của chúng. Dù là một môi trường hoàn toàn khác biệt, hải âu lớn và những động vật biển khác cũng gặp vấn đề lớn về mất nước. Thành công trong những hoàn cảnh như vậy phụ thuộc chủ yếu vào việc bảo toàn nước, và với nhiều loài chim biển và cá xương là phải loại bớt muối thừa. Trái lại, các động vật nước ngọt sống trong một môi trường đe dọa làm ngập và hòa loãng các dịch cơ thể. Các sinh vật này sống sót bằng cách hạn chế hấp thu nước, bão tồn các chất tan và hấp thu muối từ môi trường của chúng. Để bảo vệ môi trường dịch cơ thể, các động vật phải đối phó với một chất chuyển hóa nguy hại sinh ra do phân giải protein và các acid nucleic. Phân giải các phân rử chứa nitrogen giải phóng ammonia, một chất rất độc. Một số cơ chế khác nhau cũng đã được tiến hóa cho sự bài tiết, quá trình loại bỏ các chất chuyển hóa nitrgen và các chất thải khác. Vì các hệ thống bài tiết và điều hòa thẩm thấu có liên hệ về cấu trúc và chức năng ở nhiều động vật nên chúng ta sẽ xem xét cả hai quá trình trong bài tiểu luận này. Lớp: Thực Vật Học HVTH: Phan Thị Ái Linh 2 Sinh học cơ thể động vật GVHD: GS-TS Ngô Đắc Chứng B. PHẦN NỘI DUNG Giống như điều hòa nhiệt phụ thuộc vào sự cân bằng sinh và mất nhiệt, điều hòa thành phần hóa học của dịch thể phụ thuộc vào sự cân bằng giữa hấp thu và mất nước và các chất tan. Qúa trình điều hòa thẩm thấu này dựa phần lớn vào các vận động có kiểm soát của các chất tan giữa dịch cơ thể và môi trường ngoài. Vì nước đi theo các chất tan nhờ thẩm thấu, tác dụng cuối cùng là điều hòa cả thành phần chất tan và nước. I- Thẩm thấu và áp suất thẩm thấu Tất cả các động vật – bất chấp nguồn gốc phát sinh chủng loại, môi trường hoặc loại chất thải tạo ra – đều đối mặt với nhu cầu giống nhau về điều hòa thẩm thấu. Qua thời gian, hấp thu nước và mất nước và mất nước phải cân bằng. Nếu hấp thu nước quá nhiều, các tế bào động vật bị phồng lên và vỡ ra; nếu mất nước nhiều, chúng teo lại và chết. Hình 2: Nồng độ chất tan và thẩm thấu Lớp: Thực Vật Học HVTH: Phan Thị Ái Linh 3 Sinh học cơ thể động vật GVHD: GS-TS Ngô Đắc Chứng Nước vào và ra khỏi tế bào nhờ thẩm thấu, là một trường hợp đặc biệt của khuếch tán, là sự chuyển động của nước qua một màng có tính chọn lọc. Nó xảy ra bất kỳ khi nào hai dung dịch ngăn bởi màng có sự khác biệt về áp suất thẩm thấu, hay độ thẩm thấu ( tổng nồng độ chất tan được tính bằng nồng độ phân tử gam, hay số mol chất tan trong một lít dung dịch). Đơn vị đo áp suất thẩm thấu sử dụng trong bài này là milliOsmole trên lít (mOsm/l); 1mOsm/l tương đương với nồng độ chất tan tổng số của 10 -3 M. Áp suất thẩm thấu của máu người khoảng 300 mOsm/l, trong khi đó nước biển có áp suất thẩm thấu khoảng 1000 mOsm/l. Nếu hai dung dịch phân cách bởi một màng có tính thấm chọn lọc có cùng áp suất thẩm thấu. Ở các điều kiện này, các phân tử nước liên tục đ qua màng theo hai chiều với tốc độ tương đương. Nói cách khác, không có sự chuyển động thực của nước do thẩm thấu giữa hai dung dịch đẳng trương. Khi hai dung dịc khác nhau về áp suất thẩm thấu, một có nồng độ chất tan lớn hơn được gọi là áp suất thẩm thấu cao, và dung dịch loãng hơn được gọi là áp suất thẩm thấu thấp (Hình 2). Dòng nước do thẩm thấu đi từ dung dịc ưu trương sang dung dịch đẳng trương. II- Những thách thức về thẩm thấu Một động vật có thể duy trì cân bằng nước theo hai cách. Một cách là trở thành loại biến đổi thẩm thấu, nó đồng áp suất thẩm thấu với môi trường. Cách thứ hai là trở thành loại điều hòa thẩm thấu, nó kiểm soát áp suất thẩm thấu nội môi độc lập với áp suất thẩm thấu của môi trường. Lớp: Thực Vật Học HVTH: Phan Thị Ái Linh 4 Sinh học cơ thể động vật GVHD: GS-TS Ngô Đắc Chứng Hình 3: Cá hồi đỏ (Oncorhynchus nerka), những động vật điều hòa thẩm thấu rộng muối Tất cả các động vật biến đổi thẩm thấu là các động vật biển. Vì áp suất thẩm thấu là giống với của môi trường, nên không có xu thế mất hay thu nước. Nhiều loài biến đổi áp suất thẩm thấu sống trong nước có thành phần ổn định và vì vậy có áp suất nội môi hằng định. Điều hòa thẩm thấu cho phép động vật sống trong nhưng môi trường không thích hợp cho các động vật biến đổi thẩm thấu, như động vật nước ngọt và trên cạn. Nó cũng cho phép nhiều động vật biển duy trì áp suất thẩm thấu nội môi khác với áp suất thẩm thấu của nước biển. Để sinh tồn trong môi trường áp suất thẩm thấu thấp, động vật điều hòa thẩm thấu phải thải nước thừa. Trong môi trường áp suất thẩm thấu cao, động vật điều hòa thẩm thấu lại phải lấy nước vào để bù cho việc mất thẩm thấu. Phần lớn động vật, dù là loài biến đổi thẩm thấu hay điều hòa thẩm thấu, đều không thể chịu đựng được những thay đổi lớn về áp suất thẩm thấu ngoại môi và được gọi là động vật hẹp muối. Nhiều loài hàu và trai bị và không bị thủy triều phủ là những động vật điều hòa thẩm thấu rộng muối; ví dụ tương tự về các động vật điều hòa thẩm thấu rộng muối là cá vược sọc và nhiều loài cá hồi. (Hình 3) Lớp: Thực Vật Học HVTH: Phan Thị Ái Linh 5 Sinh học cơ thể động vật GVHD: GS-TS Ngô Đắc Chứng Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét một số thích nghi cho điều hòa thẩm thấu đã tiến hóa ở các động vật nước mặn, nước ngọt và trên cạn. III- Một số đặc điểm thích nghi cho điều hòa thẩm thấu đã tiến hóa ở các nhóm động vật. a. Các động vật biển Các động vật biển không xương sống hầu hết thuộc loại biến đổi thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu của chúng (tổng nồng độ các chất tan) giống với của nước biển. Vì vậy, chúng không gặp những thách thức lớn về cân bằng nước. Tuy nhiên, vì chúng khác biệt đáng kể với nước biển về nồng độ của những chất tan đặc biệt, nên chúng phải vận chuyển tích cực các chất tan này để duy trì sự hằng định nội môi. Các xương biển sống trong môi trường ưu trương, vì vậy cúng sẽ mất nước qua da, mang và nước tiểu. Giữ cho máu bao giờ cũng ít muối hơn môi trường bên ngoài, cá uống nước với các ion hóa trị 1. Các ion hóa trị 2 và 3 được hấp thụ rất ít và phần lớn theo phân ra ngoài. Mang đưa một phần muối ra ngoài, đồng thời giảm lượng nước tiểu vì thận có ít quản cầu Malpighi. Nhiều động vật biển có xương sống và một số động vật biển không xương sống thuộc loại điều hòa thẩm thấu. Với hầu hết các động vật này, biển là môi trường hút nước mạnh. Ví dụ, những cá xương, như cá tuyết (Hình 4a) , liên tục mất nước do thẩm thấu. Những loài cá đó cân bằng nước bị mất bằng cách uống nhiều nước biển. Sau đó chúng sử dụng cả mang và thận để loại bỏ muối. Ở mang, các tế bào chloride chuyên hóa vận chuyển tích cực ion chloride (Cl - ) ra ngoài, và ion natri (Na + ) đi theo thụ động. Ở thận, các ion calcium, magie và sulfat thừa được bài tiết cùng với mất một ít nước. Lớp: Thực Vật Học HVTH: Phan Thị Ái Linh 6 Sinh học cơ thể động vật GVHD: GS-TS Ngô Đắc Chứng Hình 4: Điều hòa thẩm thấu ở cá xương nước ngọt và cá xương biển Một chiến lược điều hòa thẩm thấu khác đã được tiến hóa ở cá mập và những loài cá sụn khác (các động vật có bộ xương sụn). Giống như các cá xương, cá mập biển lại không phải là loại áp suất thẩm thấu thấp so với nước biển. Giải thích chi điều này là các mô của cá mập có nồng độ chất urea cao, đây là chất thải nitrogen do chuyển hóa protein và acid nucleic. Các dịch cơ thể của chúng cũng có trimethylamin oxide (TMAO), một phân tử hữu cơ để bảo vệ các protein khỏi bị urea phá hủy. Tóm lại, muối, urea, TMAO và các chất khác được duy trì trong các dịch cơ thể của cá mập tạo ra một áp suất thẩm thấu rất gần với của nước biển. Vì lí do này, cá mập thường được coi là loại biến đổi thẩm thấu. Tuy nhiên, vì nồng độ chất tan trong các dịch cơ thể của chúng thực tế lớn hơn 1000 mOsm/l, nên nước vào cơ thể cá mập qua thẩm thấu và trong thức ăn (cá mập không uống nước). Dòng nước vào nhỏ này được thải qua nước tiểu do thận cá mập. Nước tiểu cũng loại bỏ một số muối khuếch tán vào trong cơ thể cá mập; phần còn lại bị mất đi qua phân hoặc bị bài tiết bởi một cơ quan gọi là tuyến trực tràng. Lớp: Thực Vật Học HVTH: Phan Thị Ái Linh 7 Sinh học cơ thể động vật GVHD: GS-TS Ngô Đắc Chứng b. Các động vật nước ngọt Cá xương nước ngọt sống trong môi trường nhược trương nên về nguyên tắc nước sẽ xâm nhập vào cơ thể qua mang và da. Giữ cho máu luôn ưu trương, cá thải lượng nước thừa ra ngoài qua thận và hấp thu lại muối . Mặt khác mang cũng hấp thu muối từ môi trường. Một ít muối mất đi cùng với sản phẩm bài tiết được bù bằng muối lấy từ thức ăn. Các vấn đề về điều hòa thẩm thấu của các động vật nước ngọt trái ngược với động vật biển. Các dịch cơ thể của động vật nước ngọt phải có áp suất thẩm thấu cao vì các tế bào của động vật không thể chịu được nồng độ muối thấp như của nước hồ hay sông. Cá dịch cơ thể với áp suất thẩm thấu cao hơn của môi trường, các động vật nước ngọt có vấn đề về thu nước do thẩm thấu và mất muối do khuếch tán. Nhiều động vật nước ngọt, gồm cá, giải quyết vấn đề về cân bằng nước bằng cách gần như không uống nước và bài tiết nhiều nước tiểu rất loãng. Đồng thời, muối mất do khuếch tán và theo nước tiểu được bồi phục nhờ ăn. Cá nước ngọt, như cá rô (Hình 4b), cũng bồi phục muối nhờ hấp thu qua mang. Các tế bào chloride ở mang cá vận chuyển tích cực Cl - vào cơ thể và Na + đi theo. Cá hồi và những loài các rộng muối khác di cư giữa vùng nước mặn và nước ngọt có những thay đổi đáng kể về trạng thái điều hòa thẩm thấu. Trong khi sống ở biển, cá hồi thực hiện điều hòa thẩm thấu giống như những cá biển khác bằng cách uống nước và thải muối thừa qua mang. Khi chúng di cư tới vùng nước ngọt, cá hồi ngừng uống và bắt đầu chế xuất nhiều nước tiểu loãng. Đồng thời, mang của chúng bắt đầu lấy muối từ môi trường loãng – giống như những cá đã sống cả đời trong nước ngọt. (Hình 5) Lớp: Thực Vật Học HVTH: Phan Thị Ái Linh 8 Sinh học cơ thể động vật GVHD: GS-TS Ngô Đắc Chứng Hình 5: Cá hồi đỏ (Oncorhynchus nerka) c. Các động vật sống trong nước tạm thời Mất nước cực nhiều, hay sấy khô, là đại họa với hầu hết động vật. Tuy nhiên, một số động vật không xương sống nước ngọt sống trong ao đầm tạm thời và trong các màng nước quanh các hạt đất có thể mất hầu hết nước cơ thể mà vẫn sống sót. Những động vật này đi vào trạng thái ngủ khi môi trường sống của chúng bị khô đi, sự thích nghi này được gọi là sống khan nước (“sự sống không có nước”) (Hình 5). Trong số những ví dụ đáng kinh ngạc nhất là rận, hay rận nước. Chiều dài dưới 1mm, những con vật không xương sống bé nhỏ này có ở biển, nước ngột và cả ở các môi trường ẩm ướt trên cạn. Ở trạng thái hoạt động đủ nước, khoảng 85% thể trọng của chúng là nước, nhưng chúng óc thẻ mất nước tới chỉ còn dưới 2% và tồn tại ở trạng thái bất hoạt, khô như bụi, trong cả chục năm hoặc hơn. Cho thêm nước vào thì chỉ trong vài tiếng những con rận có nước lại sẽ bò ra và đi kiếm ăn. Lớp: Thực Vật Học HVTH: Phan Thị Ái Linh 9 Sinh học cơ thể động vật GVHD: GS-TS Ngô Đắc Chứng Hình 6: Sống khan nước. Con rận (rận nước) sống ở ao đầm tạm thời và ở những hạt nước trong đất và các cây ướt (SEM). Sống khan nước cần sự thích nghi giữ cho màng tế bào nguyên vẹn. Các nhà nhà ngiên cứu vùa mới bắt đầu tìm hiều xem làm thế nào rận sống sót trong khô hạn, nhưng các nghiên cứu về giun tròn sống khan nước (ngành Nematoda) cho thấy các cá thể bị sấy khô có chứa lượng lớn đường. Đặc biệt, một đường đôi gọi là trehalose dường như bảo vệ các tế bào bằng cách thay thế nước vốn thường kết hợp với các protein và lipid màng. Nhiều côn trùng sống sót sau đóng băng trong mùa đông cũng sử dụng trehalose làm chất bảo vệ màng, giống như một số cây cối chống lại khô hạn. * Đối với ếch nhái: + Ở môi trường nước ngọt cơ thể ưu trương, môi trường nhược trương. Nước ngấm qua da và vào bằng thức ăn, thải nước bằng nước tiêu. + Khi lên cạn để nước bốc hơi qua da. Khi lên cạn cơ thể mất nước thì ếch có thể tái hấp thu nước từ bóng đái. + Bắt buộc ếch phải sống gần khu vực nước, hoạt động vào ban đêm, phân bố ở các vùng nhiệt đới. Lớp: Thực Vật Học HVTH: Phan Thị Ái Linh 10 [...]... hòa thẩm thấu V- Biểu mô vận chuyển trong điều hòa thẩm thấu Chức năng cuối cùng của điều hòa thẩm thấu là duy trì thành phần của tế bào, nhưng hầu hết động vật làm điều này gián tiếp qua kiểm soát thành phần dịch nội môi bao bọc các tế bào Ở côn trùng và các động vật khác có hệ tuẩn hoàn mở, dịch này là bạch huyết Ở các động vật không xương sống và các động vật khác có hệ thống tuần hoàn kín, các tế... có chứa một hỗn hợp các chất tan được kiểm soát gián tiếp nhờ máu Duy trì thành phần của các dịch như vậy tùy thuộc vào các cấu trúc từ các tế bào điều hòa chuyển động của chất tan, cho tới các cơ quan như thận động vật có xương sống Lớp: Thực Vật Học 13 HVTH: Phan Thị Ái Linh Sinh học cơ thể động vật GVHD: GS-TS Ngô Đắc Chứng Ở phần lớn các động vật, điều hòa thẩm thấu và chất thải chuyển hóa phụ... suất thẩm thấu nôi môi và ngoại môi rất lớn, và tiêu tốn cho điều hòa thẩm thấu cũng vì vậy mà khá cao – khoảng 30% cả mức độ chuyển hóa khi nghỉ Tiêu tốn năng lượng cho một động vật duy trì cân bằng nước và muối được giảm thiểu bởi thành phần dịch cơ thể đã thích nghi theo độ mặn của môi trường sống của động vật đó So sánh các loài có quan hệ gần gũi cho thấy rằng các dich nội môi của hầu hết động vật. .. Nhu lớp cuticle góp phần cho sự thành công của thực vật trên cạn, các lớp che phủ cơ thể của hầu hết các động vật cạn ngăn mất nước Ví dụ, các lớp sáp của bộ xương ngoài côn trùng, vỏ của sên đất, và các lớp tế bào da chết bị sừng hóa che phủ hầu hết các động vật có xương sống, gồm cả người Nhiều động vật trên cạn, đặc biệt là những loài sống ở sa mạc, là lòi động vật hoạt động về đêm, chúng làm giảm... có những thích nghi này và những thích nghi khác nữa, hầu hết các động vật trên cạn mất nước qua nhiêu đường: qua nước nước tiểu và phân, qua da, và từ bề mặt ẩm ướt ở các cơ quan trao đổi khí Các động vật trên cạn duy trì cân bằng nước bằng cách uống và ăn các thức ăn mềm sản sinh nước chuyển hóa qua hô hấp tế bào Một số động vật sa mạc, gồm nhiều loài chim ăn côn trùng và bò sát, thích nghi tốt để... bằng các nồng độ trong một hệ thống, các động vật điều hòa thẩm thấu phải sử dụng năng lượng để duy trì các chênh lệch thẩm thấu làm nước vào và ra Chúng làm vậy nhờ vận chuyển tích cự để điều chỉnh nồng độ các chất tan trong các dich cơ thể chúng Lớp: Thực Vật Học 12 HVTH: Phan Thị Ái Linh Sinh học cơ thể động vật GVHD: GS-TS Ngô Đắc Chứng Tiêu tốn năng lượng để điều hòa thẩm thấu phụ thuộc vào sự... vào một số loại biểu mô vận chuyển – là một hay một số lớp tế bào biều mô chuyên biệt điều hòa chuyển động của chất tan Các biểu mô vận chuyển di chuyển các chất tan đặc hiệu với số lượng có kiểm soát theo các hướng cụ thể Biểu mô vận chuyển thường sắp xếp thành các mạng lưới ống phức tạp có diện tích bề mặt rộng Một số biểu mô vận chuyển hướng trực tiếp ra môi trường ngoài, một số khác xếp thành các. .. thể động vật GVHD: GS-TS Ngô Đắc Chứng * Đối với cá sấu, rùa biển…có các tuyến muối có khả năng tiết muối do các loài này uống nước biển d Các động vật trên cạn Nguy cơ mất nước là một vấn đề điều hòa lớn với các thực vật và động vật cạn Ví dụ như người, sẽ chết nếu họ mất khoảng 12% nước cơ thể (lạc đà sa mạc có thể chịu được gấp đôi mức mất nước đó) Các thích nghi làm giảm mất nước là then chốt để sống... sao giữa áp suất thẩm thấu của động vật với của môi trường, phụ thuộc vào việc nước và các chất tan di chuyển thuận lợi ra sao qua bề mặt của động vật, và phụ thuộc vào việc cần bao nhiêu công sức để bơm các chất tan qua màng Điều hòa thẩm thấu chiếm khoảng 5% hoặc hơn mức độ chuyển hóa khi nghỉ của nhiều loài cá xương nước mặn và nước ngọt Với tôm biển, các động vật giáp xác nhỏ sống ở Hồ Muối Lớn bang... các bà con ở biển của chúng Ví dụ, trong khi các động vật thân mềm có dịch cơ thể có nồng độ chất tan khoảng 1.000 mOsm/l, thì một số trai nước ngọt duy trì nồng độ chất tan của cơ thể chỉ khoảng 40 mOsm/l Áp suất thẩm thấu giảm rõ rệt giữa dịch cơ thể và môi trường xung quanh (khoảng 1.000 mOsm/l với nước biển và 0,5-15 mOsm/l với nước ngọt) làm giảm năng lượng động vật cần tiêu tốn cho điều hòa thẩm . đặc điểm thích nghi cho điều hòa thẩm thấu đã tiến hóa ở các nhóm động vật. a. Các động vật biển Các động vật biển không xương sống hầu hết thuộc loại biến đổi thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu của. thể động vật GVHD: GS-TS Ngô Đắc Chứng Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét một số thích nghi cho điều hòa thẩm thấu đã tiến hóa ở các động vật nước mặn, nước ngọt và trên cạn. III- Một số đặc điểm. suất thẩm thấu thấp, động vật điều hòa thẩm thấu phải thải nước thừa. Trong môi trường áp suất thẩm thấu cao, động vật điều hòa thẩm thấu lại phải lấy nước vào để bù cho việc mất thẩm thấu. Phần

Ngày đăng: 25/06/2015, 14:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan