Sự thay đổi của da là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của quá trình lão hóa. Da thực hiện các chức năng khác nhau như là hàng rào cho sự vào ra của các chất, điều hòa thân nhiệt và dịch thể, cân bằng điện giải và cung cấp các thụ thể cho các cảm giác như xúc giác, đau đớn hay áp lực. Lão hóa da là phức hợp của quá trình lão hóa bên trong (quy định bởi di truyền) và lão hóa bên ngoài (do tác động của môi trường như phơi dưới ánh nắng). Do trong quá trình lão hóa da trỏ nên mỏng hơn, nhăn nheo cùng với sự biến đổi của màu lông.
TIỂU LUẬN LÃO HÓA DA Giới thiệu Sự thay đổi của da là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của quá trình lão hóa. Da thực hiện các chức năng khác nhau như là hàng rào cho sự vào ra của các chất, điều hòa thân nhiệt và dịch thể, cân bằng điện giải và cung cấp các thụ thể cho các cảm giác như xúc giác, đau đớn hay áp lực. Lão hóa da là phức hợp của quá trình lão hóa bên trong (quy định bởi di truyền) và lão hóa bên ngoài (do tác động của môi trường như phơi dưới ánh nắng). Do trong quá trình lão hóa da trỏ nên mỏng hơn, nhăn nheo cùng với sự biến đổi của màu lông. 1. Sinh lý học của da người Sự phát triển của da với vai trò là một cơ quan bắt đầu từ thời kỳ bào thai; tuy nhiên nó chỉ phát triển hoàn thiện sau khi đứa trẻ được sinh ra. Ở người trưởng thành, cấu trúc của da được chia làm 3 lớp- bì, biểu bì và lớp dưới da. Hình1. 1.1 .Tầng biểu bì Tầng biểu bì bao gồm lớp sừng (horny layer, stratum corneum) là lớp bên ngoài, tiếp xúc với môi trường, lớp hạt (granular layer, stratum spinosum), lớp tế bào gai (prickle cell layer, stratum spinosum) và lớp mầm (basal layer, stratum basale). Lớp biểu bì là tầng không sống dày 10-15 lớp tế bào, được xây lên bởi các tế bào sừng như các viên gạch được bao quanh bởi lipid (đóng vai trò như lớp vữa) và tạo nên một hàng rào hoàn hảo cho quá trình vận chuyển tích cực qua da. Mặc dù biểu bì là một lớp sống, tầng tiếp theo, lớp gai (dày 1-3 lớp tế bào) có chứa các enzyme co khả năng làm thoái hóa các bào quan như là nhân. Bằng cách tổng hợp chất sừng và sự thoái hóa các bào quan, các keratinocyte trong lớp này dần dần biệt hóa thành các tế bào sừng của lớp sừng. Các keratinocyte cũng tổng hợp lớp màng bao lấý các hạt là nơi tích trức tiến thân của lá lipid bên trong tế bào của lớp sừng. Lớp hạt, là lớp biểu bí sống tiếp theo bao gồm 2-6 lớp tế bào keratin hình trụ và những biến thể của nó thành các hính đa giác. Chất sừng trong lớp này kết tụ lại tạo thành các sợi. Lớp hạt cùng với lớp mầm cũng được gọi là lớp Malphigian. Lớp mầm là lớp có tất cả các bào quan điển hình của tế bào và là lớp có khả năng phân chia tế bào. Các tế bào keratin trong lớp này liên kết với màng nền ( hay màng giữa tầng biểu bì và tầng bì) bởi các cấu trúc protein gọi là hemidesmosome và với các tế bào của lớp hạt bởi desmosome. Cùng với các tế bào keratin, các loại tế bào đặc biệt khác cũng có mặt trong lớp mầm là melanocyte, tế bào Langerhan và tế bào Merkel. Melanocyte tiết các melanosome có chứa melanin (eumelanin hay phaeomelanin) có tác dụng bảo vệ da chống lại bức xạ của tia cực tím và gốc tự do. Tế bào Langerhan có nguồn gốc từ tủy xương thực hiện chức năng của hệ thống miễn dịch với vai trò là các tế bào trình diện kháng nguyên của da. Tế bào Merkel cùng với đầu sợi dây thần kinh có mặt trong lớp bì có vai trò trong cảm giác của da. 1.2 Tầng bì Tầng bì dày khoảng 3-5 mm và bao gồm các mô liên kết đặc biệt là sợi collagen và mô elastic giúp cho da có khả năng chịu lực và có tính linh động. Nó được cung cấp một mạng lưới các mạch máu, mạch bạch huyết, đầu mút dây thần kinh và hàng loạt các phần phụ khác. Có 3 phần phụ chính là nang lông, tuyến bã nhờn và các tuyến nội tiết có mặt trong da bắt ngồn gốc từ tầng bì. Các nang lông có ở toàn bộ bên ngoài cơ thể ngoại trừ lòng bàn chân, gan bàn tay và môi. Bã nhờn được tiết bởi tuyến bã nhờn liên kết với nang lông bao gồm axit béo tự do, triglycerid và sáp và đóng vai trò thiết yếu trong sự bôi trơn bề mặt da và duy trì pH của bề mặt khoảng 5. Tuyến ngoại tiết (hay tuyến mồ hôi) bắt nguồn từ tầng bì này tiết ra mồ hôi (một dung dịch muối loãng có pH 5) khi phản ứng với stress sinh lý hay khi xúc động. Các tuyến đặc biệt đã được biết là các tuyến tiết rụng đầu cũng có mặt mà định vị trong lớp bì-biểu bì ở các khu vực nhất định. Tất cả các phần phụ này hoạt động như những đường tắt để có thể đi vào lớp da ở dưới mà không phải đi qua hàng rào của lớp sừng. Nó tạo ra sự cách ly của cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi sốc cơ học. 1.3. Tầng hạ bì Tầng hạ bì (hay lớp mỡ dưới da) liên kết tầng bì với các cơ quan bên dưới. Nó tạo ra sự cách ly của cơ thể và bảo vệ cơ thể tránh khỏi sốc cơ học. 2. Sự thay đổi cấu trúc da theo tuổi tác 2.1. Tầng biểu bì Bạc tóc hay nhăn, lún và mỏng đi rõ ràng của da là một số những thay đổi trong các dấu hiệu lâm sàng của lão hóa da. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy không có mối tương quan giữa độ dày của lớp biểu bì và tuổi. Không có sự khác biệt nào về độ dày được nghi nhận do sự khác biệt về giới tính. Tính đàn hồi của da bị suy giảm theo tuổi, tuy nhiên khởi động sự xuất hiện của lớp da mỏng hơn do khả năng co của biểu bì giảm và theo đó các tế bào biểu bì ít tập trung hơn. Tính toàn vẹn bị thay đổi cũng làm chậm lại quá trình phục hồi da ở người già. Mô hình da mịn, đều đặn đã trở nen thô hơn, các gợn ít đều đặn hơn cùng với quá trình lão hoá làm cho bề mặt da không đều. Trạng thái mỏng như giấy của da lão hoá thậm chí là có khi gần như trong suốt là do sự đánh mất độ dày của tầng bì. Sự khác biệt mấu chốt giữa da người già và da người trẻ bắt nguồn từ chỗ nối liền giữa tầng bì-biểu bì. Hàng loạt các gợn song từ những chỗ lồi ra giống như những ngón tay đã được quan sát giữa tầng bì và biểu bì để tăng diện tích tiếp xúc giúc giữa hai lớp giúp ngăn cản tầng biểu bì bị tuột khỏi tầng bì. Những chỗ nún xuống dưới là các mạng lưới chốt (rete peg) trong khi đó những chỗ lồi lên trên gọi là núm biểu bì (dermal papollae). Các các chỗ lồi này bị dẹt dần dẫn đến làm giảm bề mặt thích hợp của biểu bì và làm độ dốc của nó dễ dàng bị mất đi. Theo đó, diện tích biểu bì bị thu nhỏ một cách đáng kể cùng với các tế bào mầm và tế bào sinh keratin ít hơn trên một đơn vị diện tích. Tác động rõ ràng của chính nó là đặc điểm khô da ở tuổi già. Ở mức độ tế bào, lão hóa da bên trong cũng cho thấy sự bất thường đặc trưng trong sự biệt hoá và hình thái của lớp tế bào mầm. Sự phát triển của các tế bào mầm hình khối thành các tế bào Malphigian hình cầu và cuối cùng là các tế bào hình hạt dẹt bị phá vỡ và tính phân cực bị mất. Hàng loạt các nghiên cứu đã được tiến hành để nghiên cứu tác động của lão hoá đến các tế bào biểu bì Langerhans và phản ứng của nó khi phơi dưới tia cực tím trên mẫu sinh thiết da của người trưởng thành, độ tuổi 22-26/62-86 tuổi. Nghiên cứu đã cho thấy sự giảm mật độ tế bào Langerhan ở người già. Tế bào Langerhan phản ứng để nhận ra các kháng nguyên lạ và tiếp theo là phản ứng miễn dịch. Hơn nữa, sự thay đôi cũng được nhận ra trong tế bào mast là tế bào đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Sử dụng phản ứng đốt dưới ánh nắng mặt trời như là một marker cho sự đánh giá phản ứng miễn dịch, các tác giả đã thấy các tế bào cháy nắng ít hơn và sự biến đổi của tế bào mast và tế bào nội bì ở người già ít nổi bật hơn vào lúc đầu, nhưng tác động tương đối mạnh mẽ hơn sau 72 h tương đương với da người trẻ. Quan sát cho thấy da người già bị giảm phản ứng miễn dịch. Số lượng các tế bào melanocyte có hoạt tính enzyme bị giảm do giảm số lượng thực tế hay làm mất chức năng của các tế bào này. Melanocyte được phân ra làm 2 loại khác nhau về hình thái và chức năng. Melanocyte dương tính với DOPA có đặc điểm là tạo thành chất mầu được hoạt hoá và melanocyte không hoạt động hay âm tính với DOPA. Theo những nghiên cứu ở trên, mật độ các tế bào melanocyte đã giảm xấp xỉ 6-8% trong 10 năm. Giảm mật độ melanocyte đi cùng với sự tăng nói chung quá trình tạo tạo sắc tố theo sự tăng dần của độ tuổi. Tuy vậy, quá trình tạo sắc tố này là không đều. Nghịch lý này được giải thích sự tăng riêng lẻ melanocyte dương tính với dopa mặc dù mật độ của nó lại giảm khi da phơi liên tục dưới mặt trời làm ảnh hưởng đến sự tạo thành sắc tố. Một nhân tố khác đã được nghiên cứu để giải thích một phần kiểu hình lão hoá đó là chiều dài của telomere. Telomere là một đoạn DNA nhỏ ở đầu mút của mỗi NST. Chúng bảo vệ NST khỏi bị phá hủy, do đó chúng chúng đảm bảo tính toàn vẹn của NST. Tuy nhiên, các telomere bị ngắn đi sau mỗi lần tái bản cho đến khi NST không có khả năng tái bản được nữa. Chiều dài telomere bị giảm dần theo độ tuổi ở cả tầng biểu bì và tầng bì và tỷ lệ ngắn đi trung bình trong lớp biểu bì và lớp bì lần lượt là 9-10bp/năm. Sự đánh mất telomere đóng vai trò là đồng hồ sinh học của quá trình lão hoá. Sự ngắn dần của telomere gây ra sự lão hoá hay nó là một tác động phụ vẫn còn là một ẩn số song sự ngắn dần cuả telomere và tuổi già luôn đi cùng với nhau. Một nhân tố khác đóng vai trò quan trọng trong tỷ lệ chữa lành vết thương đó là tốc độ thay thế tế bào biểu bì đã bị giảm đi cùng với tuổi già. Sự biến mất của thuốc nhuộm fluorescent, tetrachlorosalicylanilide trên lớp sừng được dung làm chỉ thị cho sự thay thế của các tế bào. Thời gian hay thế 20-26 ngày ở nhóm tuổi trên 70 và 1-13,5 ngày ở nhóm đươi 40 tuổi. Một phép đo trực tiếp khác cho sự đổi mới của tế bào biểu bì đó là số lượng các tế bào sừng (corneocyte) có thể được cọ sạch ra khỏi da trong 4 ngày- ở da người trẻ nó cao gấp 2 lần so với ở da người già. 2.2. Các tuyến Một thuận lợi đã không được đánh già đúng mức của tuổi già đó là giảm tiết mồ hôi và mùi của cơ thể. Tuyến mồ hôi và tuyến tiết rụng đầu ít hơn đi cùng với lượng mồ hôi bài tiết ít hơn dẫn đến sự giảm bài tiết trên toàn bộ cơ thể. Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học nhật bản đã so sánh các mô hình tạo thành mồ hôi ở các mùa trong năm trên người đàn ông già và trẻ đã cho thấy người già giảm khả năng duy trì than nhiệt khi bị làm nóng đến điểm giới hạn. Tuy vậy, có sự khác biệt theo khu vực trong sự giảm tiết mồ hôi có liên quan đến tuổi già. Ví dụ, tốc độ tiết mồ hôi ở đùi người già thấp hơn nhưng nó không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm tuổi khi so sánh tốc độ tiết mồ hôi ở lưng. Sự tạo thành testosterone điều khiển các tuyến nhờn tạo chất dầu trong suốt cuộc đời. Người ta thấy rằng có sự giảm điều đặn sự tiết bã nhờn với 23% ở đàn ông và 32% ở phụ nữ trong 10 năm. Tuy nhiên thông thường sự tạo thành bã nhờn cũng tương ứng với kích thước tuyến. Nghiên cứu đã chứng minh rằng tuyến nhờn gần như lớn gấp đôi ở da người già và do đó theo đúng như lý tưởng thì bã nhờn ở da người già có thể được tiết nhiều hơn so với ở da người trẻ. Nghịch lý của sự giảm tiết bã nhờn mặc dù có sự tăng sinh của tuyến bã nhờn đã được giải thích bởi Plewig và Lligman là do sự di động chậm chạp của các tế bào, tăng thời gian đi qua, giảm tốc độ thay thế của các tế bào tạo thành bã nhờn ở tuổi già, dẫn đến làm giảm hoạt động tăng sinh và quá trình bài tiết bị giảm. Một thực tế đáng lưu ý là phản ứng với sự kích thích của các hormone từ bên ngoài. Sự tạo thành bã nhờn đã tăng gần như gấp đôi khi đưa fluoxymesterone, một sterol đồng hoá có liên hệ về mặt hoá học và dược học với testosterone, khi đưa vào phụ nữ mãn kinh. Sauk hi mãn kinh, hoạt động của tuyến bã nhờn giảm dần ở phụ nữ trong khi nó vẫn không bị biến đổi ở đàn ông cho đến khi 70-80 tuổi mới thây sự suy giảm. Do vậy, thiếu sự tạo thành bã nhờn gây ra khô da và tăng sự tạo thành melamin cục bộ nhìn chung làm cho da dễ bị tổn thương hơn cùng với tuổi già. 2.3. Các phần phụ Bạc và mỏng đi của lông là dấu hiệu ai cũng biết của quá trình lão hoá. Mật độ lông, lượng melanocyte chức năng bị giảm nhanh chóng và đường kính của lông cũng vậy. Bạc lông là hậu quả của 2 yếu tố: (a) thay đổi chu ký sinh sản của sắc tố melanin trong tế bào melanocyte , kết quả là pha loãng sắc tố trong mỗi nang lông riêng lẻ và (b) bạc lông bởi vì sự trộn lẫn của tóc mầu và tóc trắng. Trái ngược với sự tiếp tục tạo thành melanocyte biểu bì, sự tạo thành melanin trong tóc đi cùng với chu kỳ sinh trưởng của tóc. Có giai đoạn tăng sinh melanocyte, giai đoạn chin và cái chết của melanocyte theo chương trình. Nhịp điệu bên trong của và melanocyte và sự sinh trưởng của lông bi ảnh hưởng bởi các hormone tuyến sinh dục, thượng thận và thyroid. Các búi lông đã được quan sát trên mặt của các phụ nữ tuổi trung niên tiêm với liều lặp lại testosterone. Tương tự như vậy, sự sinh trưởng của râu cũng tăng lên ở người đàn ông già khi xử lý với mô hình tương tự. Chu trình của lông ở người già không có khả năng xây dựng lại các đơn vị sắc tố mới bởi vì khả năng tạo thành sắc tố bị giảm ở các nang lông riêng lẻ cũng như có một thực tế là các melanocyte còn lại trong nang lông đã có không bào và đánh mất thể mang melanin, các melanosome này hay melanocyte bị giảm về số lượng. Tyrosinase là enzyme giới hạn tốc độ của quá trình tạo thành melanin. Khả năng tạo thành sắc tố của các nang lông bị thay đổi bởi vì hỗn hợp của sự giảm hoạt tính tyrosinase của melanocyte của lông, sự tương tác melanocyte-cortical keratinocyte chưa tối ưu, và những thiếu sót trong sự di chú của melanocyte. 2.4. Móng Trái ngược với quá trìng lão hoá da, quá trình lão hoá sinh học của các phần phụ không được nghiên cứu ở mức độ tương đương. Móng đã trải qua sự biến đổi rõ rệt trong tốc độ sinh trưởng đã được quan sát bởi Orentreich và Sharp, trong nghiên cứu của họ, sinh trưởng của móng ngón tay cái giảm trung bình 38% từ năm 30 đến 90 tuổi. Về cấu trúc, độ dày của móng có thể tăng hoặc giảm, chúng có thể biểu hiện nhợt mầu và mờ đục với khoảng mầu từ trắng đến vàng. Ở mức độ tế bào, tấm keratinocyte móng tăng về kích thước và nền móng (nail bed) có sự dày lên của mạch máu và thoái hoá của mô đàn hồi (elastic tissue). Lượng canxi và strontium của móng tăng lên và tính dễ gãy và sự nhấp nhô của móng tăng lên do quá trình hydrat hoá giảm. Móng ở những người bị lão hoá có thể bị tác động bởi sự nhiễm trùng như nhiễm trùng bởi nấm, onychauxis (sự phình to cục bộ của móng biểu thị như hyperkeratosis, mất mầu và mất tính trong), onychogryphosis (móng ngón chân cái to ra và dầy lên), onychocryptosis (móng mọc vào trong) là những dấu hiệu hay gặp. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa tìm thấy có mối tương quan rõ ràng nào giữa sự nhiễm trùng và lão hoá. 2.5. Thần kinh Mạng lưới thần kinh dưới da phát triển thành 2 giai đoạn: thứ nhất, giai đoạn sinh trưởng trong suốt thời kỳ thơ ấu có thể hoàn chỉnh lúc đầu giai đoạn trưởng thành, gia đoạn thứ 2 với sự suy giảm từ từ ở lúc ban đầu, và sau đó giảm nhanh hơn mật độ các cấu trúc thần kinh và tăng sự phức tạp với tuổi già. Số lượng các hạt Meissner bị giảm theo độ tuổi từ 80/mm 2 mô của trẻ dưới 7 tuổi xuống 5/mm 2 ở người già. Như vậy sự suy giảm cảm giác xuất phát từ lý do trên là nguyên nhân của sự thiếu nhạy cảm của các giác quan đặc trưng ở người già. 3. Những thay đổi hoá sinh 3.1. Tầng bì Trong khi hầu hết các thay đổi về hình thái xảy ra ở tầng biểu bì thì những thay đổi về hoá sinh lại xảy ra ở tầng bì. Sự teo của tầng bì được chứng minh bởi những thay đổi trong mô liên kết của tầng bì. Để hiểu về sự thay đổi của tầng bì trong quá trình lão hoá, điều cần thiết đầu tiên là hiểu về thành phần hoá sinh của nó. Tầng bì là một lớp mô đàn hồi và mô sợi dày làm cho da có sức bền, mền dẻo và vững chắc và cung cấp nơi nuơng tựa cho tầng biểu bì cũng như là mạng lưới thần kinh và mạch máu và các phần phụ. Nó bao gồm chủ yếu một chất nền ngoại bào của mô liên kết mà có thành phần chủ yếu là collagen và elastin. Collagen chiếm 70-80% trọng lượng khô của tầng bì, nó có lực căng lớn do đó nó ngăn cản sự căng quá mức và xé rách, trong khi đó elastin là protein đàn hồi giúp duy trì trạng thái căng, mềm dẻo và đàn hồi của da. Thành phần thứ 3 nhỏ hơn của chất nền ngoại bào của biểu bì là glycosaminoglycan/ các đại phân tử proteoglycan chiếm khoảng 1-3% trọng lượng khô. Glycosaminoglycan trong da bao gồm hyaluronic acid (HA), dermatan sulfate, chondroitin 6-sulfate. Các hợp chất này được gọi là các nhân tố chống khô da tự nhiên đóng vai trò quan trọng cho quá trình hydrat hoá của da, chủ yếu thông qua khả năng liên kết của nước với HA. Tầng bì chia ra làm 2 lớp chính, lớp bì nhú (papillary dermis), nằm ngay dưới tầng biểu bì và lớp lưới nằm đươi lớp bì nhú và ở trên hạ bì. Lớp bì nhú bao gồm các bó sợi collagen mỏng bị trộn lẫn với sợi elastic, như là sợi elaunin và oxytalan, tạo ra từ một mạng lưới trộn lẫn vào nhau. Ở dưới cấp độ lớp nhú, các sợi này chạy theo một hướng song song với bề mặt tầng biểu bì, trong khi các cái khác lại đi vào giữa lớp nhú và tạo thành dãy cuốn ở phía dưới chỗ nối liền giữa tầng biểu bi và tầng bì (gọi là sợi elaunin). Sợi elastic nguyên chất nằm ở đuôi (gọi là sợi oxytalan) phát sinh dải này và chạy vuông góc với bản mỏng cơ sở của chỗ nối bì-biểu bì. Một số sợi khác xuất phát từ lớp nhú tách ra tạo thành các nhánh nguyên chất giống như cái chổi đi từ các cấp độ thấp hơn của lớp nhú đến bản mỏng cơ sở của chỗ nối biểu bì-bì mà không tạo thành một dải hay một dãy cuộn. Các sợi đàn hồi tạo nên 2 thành phần, một giàn giáo bao gồm cấu trúc sợi đường kính 10-12nm goi là vi sợi, chúng được gắn vào một chất gắn hay một chất nền là elastin, trong đó elastin chiếm 90% trong các sợi này. Trong khi các sợi oxytalan có nhiều các vi sợi, với một số elastin vô định hình, các sợi elaunin có tỷ lệ elastin liên kết với các vi sợi nhiều lơn. Lớp bì mạng lưới (reticular dermis) bao gồm các bó collagen dầy, không lượn sóng gần như song song với mặt phẳng của tầng biểu bì (hình 4.3). Các bó collagen này liên kết với nhau bởi các điểm khác nhau do sự bện lại của các sợi này và nó được chống đỡ bởi một mạng lưới các sợi đàn hồi lớn đầy sức mạnh. Sợi đàn hồi và các bó collagen tăng nhanh chóng về kích thước khi hướng về phía hạ bì. Có 6 loại collagen khác nhau được phát hịên trong da (từ loại I đến loại VI) và các collagen bổ xung được tổng hợp bởi nguyên bào sợi trên invitro. Ở người trẻ, collagen loại 1 chiếm 80% trên tổng số các collagen của tầng bì, trong khi đó collagen loại 3 chiếm 15%. Collagen là các sợi dầy, cân đối, và có định hướng, hơi gợn sóng là được lắp ráp song song, các sợi này bao gồm các vi sợi được tạo ra bởi các phân tử collagen riêng rẽ. Tuy nhiên trong lớp bì nhú, các bó này mỏng hơn, và dẹt hơn. Collagen được tổng hợp từ procollagen, sau khi được tiết vào vúng ngoại bào nó biến đổi thành phân tử collagen. Loại tế bào chính của tầng bì là nguyên bào sợi. Các tế bào này tổng hợp ra tất cả các thành phần của chất nền –collagen, elastin và biến đổi cơ chất phản ứng và chịu trách nhiệm trong sự chỉnh sửa của các sợi collagen. Tầng bì cũng chứa các đại thực bào và tế bào mast. Nguyên bào sợi hay đại thực bào tạo ra collagenase kẽ, một enzyme của một họ được gọi là matrix metalloproteases (MMPs) có khả năng làm thoái hoá phân tử collagen. Nhóm thứ 2 của MMPs được gọi là gelatinase và chúng làm thoái hoá gelatin hay hay collagen đã bị biến tính. 3.2. Mô liên kết Khi tuổi tăng lên, tầng bì trở nên mỏng hơn do sự suy giảm về số lượng và thành phần của mô liên kết. Sự suy giảm ở mức độ collagen và elastin làm lấy đi của da sức bền và tính đàn hồi và dẫn tới làm mất một diện mạo trẻ trung và làm tăng xu hướng bị thâm tím. Mặc dù phần lớn sự thay đổi này là do sự hư hại quang hoá, lão hoá bẩm sinh bởi [...]... này sẽ mất đi tính đàn hồi của chúng trong da, một tính chất phổ biến khác của da lão hóa (Bravermann và Fonferko, 1982) 4.1.2 Sự tổn thương do oxi hóa Một giả thuyết khác về sự lão hóa cho rằng sự lão hóa tế bào là lý thuyết về sự lão hóa do áp lực oxi hóa (Sohal và Allan, 1990) Lý thuyết này cho rằng sự lão hóa bị ảnh hưởng nặng nề bởi các tác nhân gây oxi hóa bên ngoài, những tác nhân này tác động... đến thay đổi độ dày của da khi độ tuổi tăng lên Một điều đáng lưu ý là những thay đổi về GAGs này có thể là kết quả của sự suy giảm mật độ nguyên bào sợi theo độ tuổi 4 Các cơ chế phân tử của sự lão hóa da Lão hóa da thường đi kèm với sự nhăn, chảy và xụt da, nhưng khi xem xét nguyên nhân gây ra những thay đổi này, việc phân biệt giữa tác hại của lão hóa sinh học thuần túy và lão hóa do các yếu tố môi... collagen (Dalle Cabonare và Pathak, 1994), cái mà đôi khi chi phối tập tính tế bào theo các tương tác chất nền-tế bào Lớp biểu bì của da sở hữu hoạt tính chống tác nhân oxi hóa cực kì hiệu quả và vươth trội hơn hầu hết các mô (Kohen và Gati, 2000) và sự suy giảm hiệu quả của hệ thống này được coi như là tác nhân trong lão hóa da Tuy nhiên, vai trò của khả năng chống oxi hóa bị suy giảm ở da lão hóa vẫn... nhiều báo cáo mô tả sự suy giảm của các enzym chống oxi hóa trong da lão hóa chứa Cu, Zn như SOD (super oxid dismutase), catalase và glutathione peroxidase (Wei và cộng sự, 2001; Kohen và Gati, 2000), trong khi các báo cáo khác lại cho rằng sự lão hóa da không có nguyên nhân từ sự suy giảm khả năng chất chống oxi hóa, và chứng minh rằng ít nhất ở da chuột, hoạt tính của catalase, SOD và glutathione reductase... IL-1 và SPR2 tham gia vào sự biệt hóa (Gilchrest, 1994) Rõ ràng là có nhiều thay đổi trong suốt quá trình lão hóa tế bào, nhưng liệu những thay đổi này kiểm soát trực tiếp quá trình lão hóa hay chúng là hệ quả của một “siêu công tắc” chưa được biết đến mà cũng bao gồm sự lão hóa tế bào đã được xác định Ngoài sự kìm hãm sinh trưởng không thuận nghịch này, các tế bào lão hóa cũng đòi hỏi sức bền với cái... thiết, ví dụ như sự tiếp xúc với anh sáng Sự lão hóa da do các yếu tố bên trong được xác định chủ yếu là do di truyền và liên quan bệnh lý với sự dễ tổn thương, mất tính đàn hồi và có một đặc tính rất rõ ràng (Gilchrest, 1982) Tuy nhiên, phần lớn sự lão hóa của da liên quan đến các vấn đề mỹ phẩm được coi là kết quả của việc thường xuyên phơi da dưới ánh nắng Da tiếp xúc với ánh nắng thường thô và xù... thương cho các lipid, protein, và ADN và cũng tác động đến sự lão hóa tế bào Ở các liều thấp H2O2 cũng làm cho tế bào tiến vào trạng thái gần lão hóa (Chen và Ames, 1994) có lẽ góp phần vào những thay đổi về sự tăng sinh và biệt hóa tế bào như đã mô tả ở trên Các nhà khoa học cho rằng dạng lão hóa này có thể tự biểu lộ một quá trình biệt hóa giai đoạn cuối (Bayreuther và cộng sự, 1988), bao gồm 7 kiểu... chúng một cách hiệu quả như các nguyên bào sợi non (Merker và cộng sự, 2000) 4.2 Các cơ chế lão hóa ngoại lai Sự lão hóa do các yếu tố bên ngoài được gây ra đầu tiên do sự tiếp xúc với ánh sáng cực tím Người ta cho rằng tới 80% sự lão hóa da mặt được quy cho sự phơi nắng (Gilchrest, 1989) Về phương diện lâm sàng, da bị tổn thương do ánh nắng được đặc trưng bởi sự mất tính đàn hồi, kem theo xuất hiện tăng... ánh sáng các quá trình thông thường phổ biến này được chú ý đến hàng đầu với sự thay đổi đặc trưng trong đáp ứng với bức xạ UV, bao gồm sự kém đàn hồi và sự thoái hóa collagen của da 4.1 Sự lão hóa do tác nhân bên trong Quá trình lão hóa da do tác nhân bên trong tương tự như hiện tượng xảy ra đối với hầu hết các nội quan, liên quan đến sự hư hỏng chậm chạp các chức năng mô Lớp sừng hầu như không thay... oxi hóa, với mức độ các tế bào sau mitotic và các tế bào bị phân hủy tăng lên ở cả hai (Toussaint và cộng sự, 1992; Bayreuther và cộng sự, 1992, Alaluf và cộng sự, 2000) Các nghiên cứu này chỉ ra rằng sự lão hóa da có thể liên quan với một biến đổi về tỉ lệ giữa các nguyên bào sợi nguyên thủy và sau mitotic, là kết quả của quá trình kéo dài sự biệt hóa tế bào in vivo giai đoạn cuối Theo thuyết lão hóa . lực. Lão hóa da là phức hợp của quá trình lão hóa bên trong (quy định bởi di truyền) và lão hóa bên ngoài (do tác động của môi trường như phơi dưới ánh nắng). Do trong quá trình lão hóa da trỏ. TIỂU LUẬN LÃO HÓA DA Giới thiệu Sự thay đổi của da là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của quá trình lão hóa. Da thực hiện các chức năng khác nhau như. của chúng trong da, một tính chất phổ biến khác của da lão hóa (Bravermann và Fonferko, 1982). 4.1.2. Sự tổn thương do oxi hóa Một giả thuyết khác về sự lão hóa cho rằng sự lão hóa tế bào là lý