1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài kiểm tra hoc kì theo MA TRẬN

8 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG THPT – DTNT TƯƠNG DƯƠNG1 TỔ LÝ - HOÁ ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ LỚP 10 (Thời gian làm bài: 45 phút) 1. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương IV, V ,VI,VII môn Vật lí lớp 10 trong Chương trình giáo dục phổ thông. (Xem tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lí lớp 10. NXBGDVN). Nội dung cụ thể như sau: * Chủ đề I: Chương IV. Các định luật bảo toàn a. Kiến thức − Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng. − Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật. − Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công. − Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng. − Viết được công thức tính thế năng đàn hồi. − Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính cơ năng. − Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này. b. Kĩ năng − Vận dụng định luật bảo toàn động lượng, bảo toàn năng lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm, va chạm đàn hồi. − Vận dụng được các công thức A = Fscosα và P = A t . − Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật, của hệ có hai vật. * Chủ đề II: Chương V: Chất khí a.Kiến thức − Nêu được áp suất thủy tĩnh là gì và các đặc điểm của áp suất này. − Phát biểu và viết được hệ thức của nguyên lí Pa-xcan. − Nêu được chất lỏng lí tưởng là gì, ống dòng là gì. Nêu được mối quan hệ giữa tốc độ dòng chất lỏng và tiết diện của ống dòng. − Phát biểu được định luật Béc-nu-li và viết được hệ thức của định này. b. Kĩ năng − Vận dụng được định luật Béc-nu-li để giải một số bài tập đơn giản * Chủ đề III : Chương VI : Cơ sở của nhiệt động lực học a. Kiến thức : -Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học - Viết được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học ∆U = A + Q. - Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này TRƯỜNG THPT – DTNT TƯƠNG DƯƠNG1 TỔ LÝ - HOÁ b. Kĩ năng: Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan. * Chủ đề IV: Chương VII: Chất rắn và chất lỏng .Sự chuyển thể. a. Kiến thức: Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng - Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn Q = λm. - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt. - Giải thích được quá trình bay hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển động nhiệt của phân tử - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Húc đối với biến dạng của vật rắn. - Vận dụng được công thức nở dài của vật rắn để giải các bài tập đơn giản. b. Kĩ năng: - Biết tính độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối khi biết độ ẩm cực đại của không khí. - Viết được hệ thức của định luật Húc đối với biến dạng của vật rắn. - Biết tính lực căng bề mặt của chấtlỏng theo công thức: f = σ .l 2. Xác định hình thức kiểm tra: kiểm tra 1 tiết, trắc nghiệm khách quan, 30 câu. a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Số tiết thực Trọng số LT VD LT VD Chương IV. Các định luật bảo toàn 10 7 4,9 5,1 15 16 Chương V. Chất khí 6 4 2,8 3,2 9 10 Chương VI. Cơ sở của nhiệt động lực học 4 3 2,1 1,9 7 6 Chương VII. Chất rắn , chất lỏng. Sự chuyển thể 12 7 4,9 7,1 15 22 Tổng 32 21 14,7 17,3 46 54 b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ TRƯỜNG THPT – DTNT TƯƠNG DƯƠNG1 TỔ LÝ - HOÁ Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số Cấp độ 1,2 Chương IV. Các định luật bảo toàn 15 4 1,4 Chương V. Chất khí 9 3 1 Chương VI. Cơ sở của nhiệt động lực học 7 2 0,7 Chương VII: Chất rắn , chất lỏng. Sự chuyển thể 15 4 1,4 Cấp độ 3, 4 Chương IV. Các định luật bảo toàn 16 5 1,6 Chương V. Chất khí 10 3 1 Chương VI. Cơ sở của nhiệt động lực học 6 2 0,6 Chương VII: Chất rắn , chất lỏng. Sự chuyển thể 22 7 2,3 Tổng 100 30 10 3. Thiết lập khung ma trận KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp (cấp độ 3) Cấp độ cao (cấp độ 4) Chương4: Các định luật bảo nhớ được các khái - Phát biểu được định - Vận dụng được các -Vận dụng định luật bảo toàn TRƯỜNG THPT – DTNT TƯƠNG DƯƠNG1 TỔ LÝ - HOÁ toàn niệm động lượng -Chỉ ra công thức tính công suất, nghĩa và viết được công thức tính công. - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng. công thức A Fscos= α và P = A t . - Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật. - Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này. động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm. -Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật. Số câu: 9 Tỉ lệ 30% Số câu: 2 6,67% Số câu :2 6,67% Số câu: 3 10% Số câu:2 6,67% Số câu 9 30 % Chương 5: chất khí - Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí. - Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. - Phát biểu được định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt - Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng pV T = hằng số. - Hiểu rõ được định luật Sác-lơ - Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Số câu : 6 Tỉ lệ20 % Số câu:2 6,67% Số câu:1 3,33% Số câu:2 6,67% Số câu:1 3,33% Số câu:6 20% TRƯỜNG THPT – DTNT TƯƠNG DƯƠNG1 TỔ LÝ - HOÁ Chương 6:Cơ sở của nhiệt động lực học Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học. Viết được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học ∆U = A + Q. Viết được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học ∆U = A + Q. Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này. Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan. .Số câu :4 Tỉ lệ13,3 % Số câu:1 3,33% Số câu:1 3,33% Số câu:1 3,33% Số câu:1 3,33% Số câu:4 .13,3% Chương7: Chất rắn chất lỏng sự chuyển thể Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng. - Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn Q = λm. - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt. - Giải thích được quá trình bay hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển động nhiệt của phân tử. Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Húc đối với biến dạng của vật rắn. - Vận dụng được công thức nở dài của vật rắn để giải các bài tập đơn giản. - Biết tính độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối khi biết độ ẩm cực đại của không khí. - Viết được hệ thức của định luật Húc đối với biến dạng của vật rắn. - Biết tính lực căng bề mặt của chất lỏng theo công thức: f = σ .l TRƯỜNG THPT – DTNT TƯƠNG DƯƠNG1 TỔ LÝ - HOÁ Số câu:11 Tỉ lệ 36,7% Số câu:2 6,67% Số câu:2 6,67% Số câu:2 6,67% Số câu:5 16,66 Số câu:11 36,7.% Tổng số câu : 30 Tỉ lệ 100 % Số câu: 7 23,3% Số câu:6 20,0% Số câu:8 Số câu:9 30,0% 26,7% Số câu:30 100% Sở GD&ĐT Nghệ An Trường THPT DTNT Tương Dương 1 THI HỌC KỲ II Môn : VẬT LÝ MÃ ĐÈ: 0631207 Họ và tên:…………………………………………….Lớp: 10…….Điểm:…………… Câu 1 : Đợn vị nào không phải là đơn vị của công suất A. W B. HP( sức ngựa ) C. J.s D. N.m/s. Câu 2 : Tập hợp các thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí A. khối lượng , nhiệt độ và thể tích B. áp suất , khối lượng và thể tích C. áp suất , nhiệt độ và khối lượng D. áp suất , nhiệt độ và thể tích Câu 3 : Nhiệt lượng mà khí nhận được chỉ dùng làm tăng nội năng của nó trong A. Một chu trình B. Quá trình đẳng tích C. Quá trình đẳng nhiệt D. Quá trình đẳng áp Câu 4 : Động năng của một vật tăng khi A. gia tốc của vật a > 0 B. vận tốc của vật v > 0 C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương D. gia tốc của vật tăng Câu 5 : Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về sự bay hơi của chất lỏng A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra trên bề mặt chất lỏng B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể thể lỏng sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi. C. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kỳ D. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng Câu 6 : Một thanh thép tròn đường kính 20 mm có suất đàn hồi là E = 2.10 11 Pa.Giữ chặt một đầu thanh và nén đầu còn lại bằng một lực F = 10 5 N để thanh này biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng tỉ đối của thanh là: A. 0,15.10 -3 B. 0,3.10 -3 C. 0,3.10 -2 D. 0,16.10 -2 Câu 7 : Một lượng khí ở 0 0 C có áp suất p 0 , cần đun nóng đẳng tích lượng khí lên bao nhiêu độ để áp suất của nó tăng lên 3 lần: A. 546 0 C B. 273 0 C C. 819 0 C D. 819 K TRƯỜNG THPT – DTNT TƯƠNG DƯƠNG1 TỔ LÝ - HOÁ Câu 8 : Một học sinh có khối lượng 50 kg chạy đều trên quãng đường 200 m hết 40 s. Động năng của người đó là: A. 60,5 J B. 605 J C. 62,5 J D. 625 J Câu 9 : Một thước thép ở 20 0 C có độ dài 1000 mm. Khi nhiệt độ tăng đến 80 0 C, thước thép này dài bao nhiêu (Hệ số nở dài của thép là: α = 11.10 -6 K -1 ). A. 0,66 mm B. 0, 22 mm C. 1000,66 mm D. 1000,22 mm Câu 10 : Một thanh thép dài 5,0 m có tiết diện 1,5 cm 2 được giữ chặt một đầu. Biết suất đàn hồi của thép là E = 2.10 11 Pa. Để thanh dài thêm 2,5 mm thì lực kéo tác dụng lên đầu kia của thanh thép là: A. 6,0.10 10 N; B. 3.10 4 N C. 15.10 7 N; D. 1,5.10 4 N; Câu 11 : Từ điểm M có độ cao so với mặt đất 0,8 m. Một vật được ném lên với vận tốc ban đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s 2 . Cơ năng của vật tại vị trí cao nhất bằng: A. 4 J B. 1 J C. 8 J D. 5 J. Câu 12 : Một xe chở cát khối lượng 38 kg đang chạy trên đường nằm ngang không ma sát với vận tốc 1 m/s. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg bay ngang với vận tốc 7 m/s ngược chiều xe chạy đến chui vào cát và nằm yên trong đó . Tốc độ mới của xe là : A. 0,6 m/s, B. 8 m/s, C. 6 m/s, D. 0,8 m/s, Câu 13 : Người ta thực hiện công 150 J để nén khí trong một xi lanh. Biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J. Biến thiên nội năng của khí là: A. 150 J; B. – 170 J. C. 130 J; D. 170 J; Câu 14 : Một trượt không ma sát không vận tốc ban đầu trên mặt phẳng nghiêng dài 10 m cao 5 m .Khối lượng của vật là 1 kg. Động năng của vật tại chân mặt phẳng nghiêng là: A. 10 J B. 100 J C. 50 J D. 500 J. Câu 15 : Chất rắn nào sau đây thuộc loại chất rắn kết tinh? A. Thuỷ tinh; B. Nhựa đường. C. Cao su; D. Kim loại; Câu 16 : Người ta cung cấp khí trong một xilanh nằm ngang nhiệt lượng 2,5 J. Khí nở ra đẩy píttông đi một đoạn 7cm với một lực có độ lớn là 22 N. Độ biến thiên nội năng của khí là: A. - 9,0 J B. 4,04 J; C. - 4,04 J D. 0,96 J; Câu 17 : Một sợi dây thép đường kính 1,5 mm có độ dài ban đầu là 5,2 m. Suất đàn hồi của thép là E= 2. 10 11 Pa, thì hệ số đàn hồi của của sợi dây thép là? A. 34.10 3 N/m, B . 68.10 3 N/m, C. 33.10 3 N/m, D. 6,8.10 3 N/m, Câu 18 : . Chọn câu sai . Động năng của vật không đổi khi vật A. chuyển động với gia tốc không đổi B. chuyển động cong đều C. chuyển động thẳng đều D. chuyển động tròn đều Câu 19 : Một thanh thép tròn đường kính 20 mm có suất đàn hồi E = 2.10 11 Pa. Giữ chặt ở một đầu thanh và nén đầu còn lại bằng một lực F = 1,57.10 5 N để thanh này biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng tỉ đối của thanh khi đó là? A. 25.10 -2 , B. 20.10 -2 , C. 0,25.10 -2 , D. 25.10 -3 , Câu 20 : Đơn vị của động lượng có thể được tính bằng A. N.s B. N.m/s C. N/s D. N.m. Câu 21 : Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng? A. Giọt nước đọng trên lá sen. TRƯỜNG THPT – DTNT TƯƠNG DƯƠNG1 TỔ LÝ - HOÁ B. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài C. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nước D. Bong bóng xà phòng lơ lửng có dang gần hình cầu Câu 22 : Câu nào sau đây nói về đặc tính của chất rắn kết tinh là không đúng? A. Có nhiệt độ nóng chảy xác định. B. Có cấu trúc tinh thể; C. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định; D. Có thể có tính dị hướng hoặc có tính đẳng hướng; Câu 23 : Một viên đạn bằng bạc có khối lượng 2 g đang bay với vận tốc 200 m/s thì va chạm vào một một bức tường gỗ .Nếu coi viên dận không trao đổi nhiệt với bên ngoài thì nhiệt độ của viên đạn sẽ tăng thêm bao nhiêu độ ? Biết nhiệt dung riêng của của bạc là 243 J/(kg.K) A. 850,5 0 C, B. 105,5 0 C, C . 95,5 0 C, D. 85,5 0 C, Câu 24 : Tính chất nào sau đây là của các phân tử ở thể lỏng A. chuyển động xung quanh vị trí cân bằng, vị trí này có thể thay đổi. B. chuyển động hỗn độn không ngừng C. chuyển động hỗn độn D. chuyển động không ngừng Câu 25 : Trong các đường biểu diễn sự biến đổi trạng thái của một khối khí sau đây đường nào là đẳng nhiệt (trong toạ độ pV) A. đường thẳng B. đường hypepol C. đường tròn D. đường parapol. Câu 26 : Một lực F không đổi liên tục kéo vật chuyển động với vận tốc v theo hướng của lực .Công suất của lực là: A. Ft B. Fvt C. F.v D. Fv 2 . Câu 27 : Theo nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học. Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng? A. ∆ U = Q với Q < 0. B. ∆ U = A + Q với A > 0. C. ∆ U = A + Q với A < 0. D. ∆ U = Q với Q > 0. Câu 28 : Cho một lượng khí lý tưởng có thể tích 80 lít ở ap suất 750 mmHg và nhiệt độ 27 0 C. Thể tích của nó ở điều kiện tiêu chuẩn là: A. 72 dm 3 B. 72 cm 3 C. 360 cm 3 D. 72 m 3 . Câu 29 : Buổi sáng ,nhiệt độ không khí là 23 0 C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa ,nhiệt độ không khí là 30 0 C và độ ẩm tỉ đối là 60% .So sánh độ ẩm tuyệt đối của buổi sáng và trưa? A. a s > a t, B.a s < a t C. a s = a t, D. một kết quả khác, Câu 30 : Một vòng nhôm mỏng có đường kính là 50 mm và có trọng lượng P = 68.10 -3 N được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước .Lực F ur để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước bằng bao nhiêu ,nếu biết hệ số căng bề mặt của nước là 72.10 -3 N/m? A. F = 1,13.10 -2 N ; B. F = 2,26.10 -2 N; C. F = 22,6.10 -2 N; D. F = 9,06.10 -2 N; HẾT . căng bề mặt của chấtlỏng theo công thức: f = σ .l 2. Xác định hình thức kiểm tra: kiểm tra 1 tiết, trắc nghiệm khách quan, 30 câu. a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương. THPT – DTNT TƯƠNG DƯƠNG1 TỔ LÝ - HOÁ ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ LỚP 10 (Thời gian làm bài: 45 phút) 1. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức,. Chất rắn , chất lỏng. Sự chuyển thể 22 7 2,3 Tổng 100 30 10 3. Thiết lập khung ma trận KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp (cấp độ 3) Cấp

Ngày đăng: 25/06/2015, 07:00

Xem thêm: bài kiểm tra hoc kì theo MA TRẬN

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w