1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kiểm tra 1 tiết TV 6 HKII(08-09)

3 410 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 100 KB

Nội dung

Họ, tên:…………………. …………………………… Lớp : …………………. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 6 (Học kỳ II – Năm học : 2009-2010) Đề A Điểm: I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: 1/ Câu “Thế là mùa xuân mong ước đã đến” phó từ đã bổ sung ý nghĩa chỉ: A. Chỉ sự tiếp diễn tương tự. B. Chỉ mức độ. C. Chỉ quan hệ thời gian. D. Chỉ sự cầu khiến. 2/ So sánh liên tưởng nào sau đây phù hợp để tả mặt trăng đêm rằm ? A. Mặt trăng to, tròn như chiếc mâm con. B. Trăng như lưỡi liềm ai móc lên trời. C. Trăng như chiếc thuyền trôi giữa trời. D. Trăng lờ mờ như ánh sáng ngọn đèn dầu. 3/ Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật nhân hóa? A. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác trên mối quan hệ tương đồng. B. Đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác trên mối quan hệ gần gũi D. Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối, … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người 4/ Câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa? Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, không ai tị ai cả. A. Năm danh từ B. Sáu danh từ C. Bảy danh từ D. Tám danh từ 5/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa? A. Cây dừa sải tay bơi. B. Cỏ gà rung tai. C. Kiến hành quân đầy đường. D. Cóc nhảy chồm chồm 6/ Câu thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào? A. Ẩn dụ hình thức. B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. C. Ẩn dụ phẩm chất. D. Ẩn dụ cách thức 7/ Câu “ Mặt trời nhú lên dần, rồi lên cho kì hết” là câu trần thuật đơn. A. Đúng. B. Sai. 8/ Câu văn trên (ở câu 7) có mấy vị ngữ? A. Một vị ngữ. B. Hai vị ngữ. C. Ba vị ngữ. D. Bốn vị ngữ. 9/ Chủ ngữ trong câu văn trên trả lời cho câu hỏi: A. Ai ? B. Là gì ? C. Con gì ? D. Cái gì ? 10/ Trong các câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn? A. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. B. Mùa xuân, từng đàn chim én bay về. C. Xe hỏng nên tôi đến lớp muộn. D. Những dòng sông đỏ nặng phù sa. 11/ Thể thơ bốn chữ thường ngắt nhịp: A. Nhịp 1/3. B. Nhịp 2/2. C. Nhịp 3/1. D. Nhịp 1/2/1. 12/ Bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa miêu tả sự vật chủ yếu bằng bút pháp nghệ thuật nào? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. II/ TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) Câu 1: (3 điểm) Xác định và nêu kiểu ẩn dụ trong các trường hợp sau: a/ Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. ( Tô Hoài ) b/ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. ( Viễn Phương ) c/ Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. ( Trần Đăng Khoa ) Câu 2: ( 2 điểm ) Câu trần thuật đơn là gì? Phân tích cấu tạo câu trần thuật đơn sau và cho biết thuộc kiểu câu gì? Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. ( Vũ Tú Nam ) Câu 3: ( 2 điểm ) Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 đến 7 câu ) nội dung tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất một phép hoán dụ.( Gạch chân phép hoán dụ đó ) Bài làm Họ, tên:…………………. …………………………… Lớp : …………………. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 6 (Học kỳ I – NH : 2008-2009) Đề B Điểm: I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: 1/ So sánh nào không phù hợp khi tả cảnh một đêm trăng sáng? A. Trăng sáng dịu mát như ánh sáng ngọn đèn đường. B. Trăng như một cái đĩa vàng ai ném lên trời. C. Ánh trăng lờ mờ như ngọn đèn dầu hiu hắt. D. Trăng như dát bạc trên con đường làng. 2/ Bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa miêu tả sự vật chủ yếu bằng bút pháp nghệ thuật nào? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. 3/ Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật hoán dụ? A. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác trên mối quan hệ tương đồng. B. Đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng C. Gọi tên sự vật, hiện tượng, … bằng tên sự vật, hiện tượng, … khác có quan hệ gần gũi với nó D. Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người 4/ Câu “ Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau ” là câu trần thuật đơn. A. Đúng. B. Sai. 5/ Câu văn trên (ở câu 4) có mấy chủ ngữ? A. Một chủ ngữ. B. Hai chủ ngữ. C. Ba chủ ngữ. D. Bốn chủ ngữ. 6/ Chủ ngữ trong câu văn trên trả lời cho câu hỏi: A. Ai ? B. Là gì ? C. Con gì ? D. Cái gì ? 7/ Thể thơ bốn chữ thường ngắt nhịp: A. Nhịp 1/3. B. Nhịp 2/2. C. Nhịp 3/1. D. Nhịp 1/2/1. 8/ Trong các câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn? A. Hoa phượng đỏ thắm cả mùa hè. B. Mùa xuân, từng đàn chim én bay về. C. Những dòng sông đỏ nặng phù sa. D. Trời mưa nên đường lầy lội. 9/ Câu thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào? A. Ẩn dụ hình thức. B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. C. Ẩn dụ phẩm chất. D. Ẩn dụ cách thức 10/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa? A. Muôn nghìn cây mía múa gươm. B. Bụi bay cuồn cuộn. C. Kiến hành quân đầy đường. D. Sấm ghé xuống sân. 11/ Câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa? Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, không ai tị ai cả. A. Năm danh từ B. Sáu danh từ C. Bảy danh từ D. Tám danh từ 12/ Câu “Thế là mùa xuân mong ước đã đến” phó từ đã bổ sung ý nghĩa chỉ: A.Chỉ sự tiếp diễn tương tự. B. Chỉ mức độ. C. Chỉ quan hệ thời gian. D. Chỉ sự cầu khiến. II/ TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) Câu 1: (3 điểm) Xác định và nêu kiểu ẩn dụ trong các trường hợp sau: a/ Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. ( Tô Hoài ) b/ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. ( Viễn Phương ) c/ Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. ( Trần Đăng Khoa ) Câu 2: ( 2 điểm ) Câu trần thuật đơn là gì? Phân tích cấu tạo câu trần thuật đơn sau và cho biết thuộc kiểu câu gì? Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. ( Vũ Tú Nam ) Câu 3: ( 2 điểm ) Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 đến 7 câu ) về mái trường em đang học, trong đó có sử dụng ít nhất một phép hoán dụ. Bài làm Tuần 31 Tiết 115 KIỂM TRA 1 TIẾT ( Phần tiếng Việt) Soạn: 06 / 04 / 2009 Giảng: 08 / 04 / 2009 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Củng cố lại kiến thức đã học về phó từ, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, thơ bốn chữ, câu trần thuật đơn. - Giúp GV kiểm tra lại khả năng tiếp thu của HS về nội dung các bài đã học. - Rèn kỹ năng nhận biết, đặt câu, viết đoạn, sử dụng biện pháp tu từ. B. Xây dựng ma trận đề: * Đề A: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Phó từ C1 So sánh C2 Nhân hóa C3,12 C4 C5 Ẩn dụ C6 C1 Hoán dụ C3 Thơ bốn chữ C11 Câu trần thuật đơn C2 C7,9 C8,10 C2 Số câu: Tổng số: 10 điểm 4 câu (1 đ ) 1 câu (1 đ) 3 câu (0,75 đ) 5 câu (1,25 đ) 2 câu ( 4 đ) 1 câu (2 đ) * Đề B: Nội dung và mức độ giống với đề A nhưng thay đổi ví trí các câu. C/ Ra đề: (Đính kèm.) D/Đáp án và biểu điểm: I. Trắc nghiệm: (3đ) Mỗi câu đúng ghi 0.25đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đề A C A D A D B A B D C B B Đề B C B C A C C B D B B A C II. Tự luận: (7đ) Đề A Câu 1: (3 đ) a- mùi hồi chín chảy qua mặt ( Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ) (1 đ) b- mặt trời trong lăng (câu 2) ( Ẩn dụ phẩm chất ) (1 đ) c- tiếng rơi rất mỏng ( Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ) (1 đ) Câu 2: (2 đ) - Nêu đúng định nghĩa . (1 đ) - Phân tích: Hàng ngàn bông hoa // là hàng ngàn ngọn lửa hồng. (0,5 đ) CN VN - Thuộc kiểu câu miêu tả. (0,5 đ) Câu 3: (2 đ) - HS viết đoạn văn đúng yêu cầu về nội dung, liên kết chặt chẽ, đảm bảo số câu. (1 đ) - Có sử dụng phép hoán dụ và gạch chân phép hoán dụ. (1 đ) Đề B: Giống với đề A. ****************** . từ C1 So sánh C2 Nhân hóa C3 ,12 C4 C5 Ẩn dụ C6 C1 Hoán dụ C3 Thơ bốn chữ C 11 Câu trần thuật đơn C2 C7,9 C8 ,10 C2 Số câu: Tổng số: 10 điểm 4 câu (1 đ ) 1 câu (1 đ) 3 câu (0,75 đ) 5 câu (1, 25. đang học, trong đó có sử dụng ít nhất một phép hoán dụ. Bài làm Tuần 31 Tiết 11 5 KIỂM TRA 1 TIẾT ( Phần tiếng Việt) Soạn: 06 / 04 / 2009 Giảng: 08 / 04 / 2009 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Củng. tên:…………………. …………………………… Lớp : …………………. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 6 (Học kỳ II – Năm học : 2009-2 010 ) Đề A Điểm: I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: 1/ Câu “Thế là mùa xuân

Ngày đăng: 25/06/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w