Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
384,2 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH THỊ NHUNG PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: TS. LÊ DÂN Phản biện 2: TS. TRẦN HỮU LÂN Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 01 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn được xem là "lá phổi" của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh. Bởi vậy, bảo vệ và phát triển rừng luôn trở thành một một yêu cầu, nhiệm vụ không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Huyện Hoà Vang có nguồn tài nguyên rừng phong phú, diện tích đất rừng hiện có là 51.297,6 ha. Đây là tiềm năng, lợi thế to lớn cần được phát huy, khai thác có hiệu quả góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, tăng thu nhập cho người dân và tăng trưởng kinh tế của huyện. Tuy nhiên thực trạng phát triển rừng trong thời gian qua vẫn bộc lộ nhiều hạn chế; quá trình phát triển còn theo chiều rộng, chưa thật sự chú ý đến phát triển chiều sâu, rừng vẫn tiếp tục bị khai thác trái phép và diễn biến phức tạp, chất lượng rừng ngày càng suy giảm; công tác giao, khoán rừng, đất rừng còn nhiều bất cập; cơ sở hạ tầng kỹ thuật của lâm nghiệp vẫn còn thấp kém, hiệu quả sản xuất lâm nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có, việc sắp xếp tổ chức sản xuất và quản lý bảo vệ rừng còn chưa hợp lý Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tìm các giải pháp để phát triển rừng góp phần phát triển kinh tế xã hội, phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Phát triển rừng tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” mang tính cấp bách và thiết thực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển rừng. - Phân tích thực trạng phát triển rừng huyện Hòa Vang thời gian qua. 2 - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển rừng huyện Hòa Vang đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới việc phát triển rừng tại huyện Hòa Vang. b. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung về phát triển rừng. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu nội dung trên ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. - Về thời gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên đề tài sử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp phân tích thực chứng, - Phương pháp phân tích chuẩn tắc, - Phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh… 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo … đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển rừng Chương 2: Thực trạng phát triển rừng tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp phát triển rừng tại huyện Hòa Vang đến năm 2020 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG 1.1.1. Một số khái niệm a. Rừng Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. b. Phát triển rừng Phát triển rừng là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kinh tế để đẩy mạnh sản xuất sản phẩm rừng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã hội, yêu cầu thị trường trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và đạt hiệu quả kinh tế cao. 1.1.2 Phân loại rừng a. Phân loại rừng theo chức năng sử dụng - Rừng đặc dụng - Rừng phòng hộ - Rừng sản xuất b. Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành - Rừng tự nhiên - Rừng trồng 1.1.3. Vai trò của rừng trong phát triển kinh tế xã hội - Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua việc giảm lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống trái đất. 4 - Rừng bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng cho đất. - Rừng bảo vệ nguồn nước, chống lũ lụt, giảm ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. - Rừng cung cấp sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ và cung cấp nguồn dược liệu quý giá. - Rừng đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, giúp ổn định chính trị. 1.2. NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG 1.2.1. Mở rộng quy mô rừng - Mở rộng quy mô rừng là tăng diện tích tạo rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, nâng cao độ che phủ rừng, tăng trữ lượng gỗ cây đứng, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu lâm sản và dịch vụ cho xã hội, thể hiện vị trí vai trò của rừng đối với việc giải quyết những mục tiêu quan trọng của nền kinh tế. Nó gắn liền với việc tăng trưởng, tạo việc làm nhằm sử dụng các nguồn lực để xây dựng rừng hiệu quả. - Mở rộng quy mô rừng được phản ánh qua ba chỉ tiêu là gia tăng diện tích rừng, nâng độ che phủ rừng; quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có và nâng cao chất lượng rừng trên một đơn vị diện tích. - Quy mô đưa lại hiệu quả khi quy mô được xác định một cách hợp lý, không phải quy mô càng lớn càng hiệu quả. Phát triển rừng về mặt quy mô gồm hai phương thức là mở rộng quy mô theo chiều rộng và mở rộng quy mô theo chiều sâu. - Tiêu chí đánh giá sự mở rộng quy mô rừng: + Diện tích rừng, độ che phủ rừng qua các năm; + Diện tích trồng mới qua các năm; + Tốc độ tăng diện tích rừng, độ che phủ rừng qua các năm. 1.2.2. Xây dựng cơ cấu rừng hợp lý 5 - Cơ cấu rừng là thành phần tỷ trọng và mối quan hệ giữa các loại rừng trong nội bộ ngành lâm nghiệp. - Cơ cấu rừng hợp lý là cơ cấu giữa các loại rừng trong ngành lâm nghiệp mà các thành phần của nó có tác dụng phát huy tốt các tiềm năng của sản xuất và đáp ứng yêu cầu thị trường, xã hội. - Tiêu chí đánh giá cơ cấu các loại rừng: Cơ cấu các loại rừng qua các năm. 1.2.3. Gia tăng các nguồn lực cho phát triển rừng - Các nguồn lực chủ yếu trong lâm nghiệp gồm tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động, khoa học công nghệ Qui mô và chất lượng các nguồn lực quy định qui mô và hiệu quả ngành lâm nghiệp. - Gia tăng các nguồn lực cho phát triển rừng là việc huy động thêm các nguồn lực như vốn, lao động trên một đơn vị diện tích; tăng diện tích đất trồng rừng; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và nâng cấp cơ sở hạ tầng để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất rừng. - Tiêu chí đánh giá sự gia tăng của các nguồn lực cho phát triển rừng: + Mức tăng và tốc độ tăng nguồn nhân lực qua các năm; +Mức tăng và tốc độ tăng của nguồn vốn qua các năm; + Mức tăng và tốc độ tăng diện tích đất rừng qua các năm. 1.2.4. Phát triển hình thức tổ chức sản xuất rừng và liên kết kinh tế - Tổ chức sản xuất rừng là việc phối hợp các nguồn lực, điều kiện của sản xuất rừng thông qua việc thiết lập các hình thức kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của sản xuất rừng. - Các hình thức tổ chức sản xuất phổ biến trong sản xuất rừng là hình thức tổ chức sản xuất của hộ sản xuất lâm nghiệp và trang trại. Ngoài ra còn có các hình thức hợp tác xã và các doanh nghiệp sản xuất rừng. 6 - Dù được tổ chức dưới các hình thức sản xuất nào thì các đơn vị sản xuất trong lâm nghiệp cũng không thể đạt hiệu quả kinh tế nếu không hợp tác và liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế là một phương thức đã xuất hiện từ lâu trong hoạt động kinh tế, nó là sự hợp tác của hai hay nhiều bên trong quá trình hoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Liên kết kinh tế trong lâm nghiệp là sự hợp tác của các đối tác trên chuỗi ngành hàng lâm sản để đưa lâm sản từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm tìm kiếm những cơ hội đem lại lợi nhuận từ sự liên kết này. - Một liên kết kinh tế trong lâm nghiệp được xem là tiến bộ khi nó đạt được các tiêu chí: 1) Liên kết đó đảm bảo tôn trọng tính độc lập của các đơn vị sản xuất lâm nghiệp đối với tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất ra; 2) Liên kết đó phải tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất ra; 3) Liên kết đó phải bền vững và đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp giữa các đối tác; 4) Liên kết đó phải đảm bảo lâm sản đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. - Tiêu chí đánh giá hình thức, mối liên kết của các đơn vị sản xuất lâm nghiệp: Tỷ trọng của mỗi loại hình sản xuất lâm nghiệp đóng góp vào sản lượng và giá trị sản xuất trong lâm nghiệp. 1.2.5. Gia tăng kết quả từ rừng Rừng mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, rừng còn mang lại nhiều tác động tích cực đối với môi trường sinh thái thể hiện chủ yếu thông qua các mặt sau: - Kết quả sản xuất kinh doanh rừng là những gì rừng đạt được sau một chu kỳ phát triển nhất định của rừng được thể hiện bằng số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất của rừng. Khi nói đến kết quả đạt được từ rừng là nói đến loại sản phẩm, số lượng sản phẩm, sản phẩm hàng hóa, giá trị sản lượng, giá trị sản phẩm hàng 7 hóa mang lại từ rừng. - Gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh từ rừng là số lượng sản phẩm và giá trị sản phẩm, cũng như sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa của rừng qua các năm và yêu cầu năm sau phải tăng cao hơn năm trước. - Tiêu chí đánh giá sự gia tăng kết quả SXKD rừng: + Số lượng và giá trị sản lượng của từng năm; + Mức tăng và tốc độ tăng của sản lượng qua các năm; + Mức tăng và tốc độ tăng giá trị sản xuất rừng qua các năm. - Rừng cũng đóng vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. - Tiêu chí đánh giá kết quả từ rừng: + Số lượng và giá trị sản lượng của từng năm. + Mức tăng và tốc độ tăng của sản lượng qua các năm. + Sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa qua các năm. + Mức tăng và tốc độ tăng của sản phẩm hàng hóa, giá trị sản phẩm hàng hóa qua các năm. + Đóng góp cho ngân sách Nhà nước. + Thu nhập của người lao động qua các năm và mức tăng, tốc độ tăng thu nhập của người lao động. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Điều kiện xã hội 1.3.3. Điều kiện kinh tế 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên - Thuận lợi: Vị trí địa lý thuận lợi giao thông, tài nguyên đất đa dạng, tài nguyên rừng phong phú; khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển quanh năm của hệ động thực vật. - Khó khăn: Địa hình đa dạng, có nhiều đồi núi cao, độ dốc lớn. Thời tiết diễn biến kém thuận lợi, mùa hè thường xảy ra các đợt nắng nóng cao điểm tạo điều kiện các đợt cháy rừng bùng phát; mùa thu thường xuyên xuất hiện các cơn bão với cường độ mạnh đổ bộ vào đất liền tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 1.198,24 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2009 - 2013 đạt 10,8%. Đóng góp lớn vào tăng trưởng giai đoạn 2009-2013 là sự tăng lên của ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ. Trong đó: ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng bình quân 12,76%, ngành nông nghiệp tăng 3,83%, ngành thương mại-dịch vụ tăng 17,13% . b. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại – dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Việc chuyển dịch cơ cấu tỷ trọng giá trị các ngành kinh tế như vậy [...]... rừng được tiến hành tại khu BTTN Bà Nà-Núi Chúa với 11 khoảng 200 ha/năm và khu rừng phòng hộ song Cu Đê với khoảng 100 ha/năm - Xử lý sinh vật xâm hại rừng: Theo thống kê của phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang, bình quân mỗi năm trên địa bàn xử lý khoảng 50 ha rừng bị sinh vật ngoại lai xâm hại, chúng đã và đang có nguy cơ tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, gây ảnh hưởng bất lợi về lâm nghiệp, sinh . CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên -. và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Phát triển rừng tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” mang tính cấp bách và thiết thực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. số nội dung về phát triển rừng. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu nội dung trên ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. - Về thời gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa đến năm