Nghị quyết chuyên môn áp dụng từ 2010 - 2011

14 227 0
Nghị quyết chuyên môn áp dụng từ 2010 - 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN THẠNH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 509/PGDĐT-THCS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do- Hạnh phúc Thạnh Hóa, ngày 05 tháng 10 năm 2010 Kính gửi: - Hiệu trưởng các trường THCS; - Hiệu trưởng TH&THCS. Trong những năm qua, việc thực hiện quy chế chuyên môn của các trường tương đối ổn định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số vấn đề cần được quan tâm, nhằm thực hiện tốt việc quản lí chuyên môn của các cơ sở giáo dục, SGD&ĐT Long An có công văn hướng dẫn số 1418/SGD ĐT-GDTrH ngày 06/09/2010 “ về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp trung học”. Nay Phòng giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy chế chuyên môn cấp trung học cơ sở như sau: I. Thực hiện chương trình 1.1. Hướng dẫn dạy các bộ môn văn hóa Sở Giáo dục và Đào tạo đã hoàn tất việc biên soạn và phát hành tài liệu phân phối chương trình chi tiết các môn văn hóa theo khung phân phối chương trình năm học 2009-2010 của Bộ GD&ĐT kèm văn bản số 3069/SGDĐT-GDTrH ngày 28/12/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kể từ năm học 2009-2010 các trường THCS trên địa bàn tỉnh sử dụng thống nhất theo tài liệu phân phối chương trình đã phát hành. Gồm 37 tuần thực học, trong đó học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần. Các môn Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 9, tùy theo tình hình thực tế của địa phương, phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường trên địa bàn thực hiện như sau: - Năm học 2010-2011 trường dạy học kì 1 môn Âm nhạc, học kì 2 môn mỹ thuật. - Kể từ năm học 2011-2012 nhà trường dạy cả 2 môn ở học kì I, để học kỳ II các thời gian phụ đạo học sinh yếu kém ( chuẩn bị xét tốt nghiệp THCS). 1.2. Hướng dẫn dạy học tự chọn 1.2.1. Môn học tự chọn và Dạy học tự chọn a/ Môn học tự chọn là môn học được dạy và đánh giá như 1 môn học trong kế hoạch giáo dục. Ở chương trình trung học cơ sở, môn tự chọn là: Tin học; Ngọai ngữ 2, nghề phổ thông (dạy học ở Trung tâm GDTX và KTTH-HN); b/ Dạy học tự chọn theo chủ đề (gọi tắt là chủ đề tự chọn) là nội dung dạy học sao cho phù hợp với yêu cầu của đối tượng. Chủ đề tự chọn có 2 lọai: chủ đề nâng cao và chủ đề bám sát. Ở chương trình trung học cơ sở dạy học tự chọn chỉ dạy chủ đề bám sát; 1.2.2. Tổ chức dạy môn tự chọn, chủ đề tự chọn 1 V/v hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp trung học cơ sở từ năm học 2010-2011. a) Thời lượng dạy môn tự chọn, chủ đề tự chọn : - Ở cấp trung học cơ sở, mỗi cấp lớp có 2 tiết/tuần dành cho dạy học tự chọn. Dạy học tự chọn có 2 hình thức: dạy theo hình thức môn tự chọn và dạy theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn tự chọn thì không học chủ đề tự chọn hoặc ngược lại. - Môn tự chọn dạy học theo chương trình, sách giáo khoa của Bộ. Chủ đề tự chọn dạy học theo chương trình của Bộ và tài liệu của Bộ hoặc của tỉnh biên soạn hoặc do giáo viên biên soạn (Hiệu trưởng duyệt). b) Nội dung dạy chủ đề tự chọn Dạy chủ đề tự chọn theo 2 hình thức: - Dạy học chủ đề bám sát là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, cho học sinh ở một môn học trong phạm vi chương trình của một chương, một học kì, một lớp hoặc nhiều lớp, không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Đốí tượng theo học chủ đề bám sát là những học sinh còn hạn chế kiến thức. Khi thực hiện chủ đề bám sát tuyệt đối không được dạy trước chương trình ở từng thời điểm dạy học. c) Chương trình, tài liệu dạy chủ đề tự chọn THCS, Bộ chưa ban hành chương trình chủ đề tự chọn, do đó các trường có thể tự biên soạn nội dung để dạy theo chủ đề bám sát; tài liệu biên soạn này phải được Hiệu trưởng (hoặc PHT) duyệt và báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo (ở lớp 8 có thể dùng tài liệu chủ đề tự chọn do Sở tổ chức biên soạn ở năm học 2005- 2006). Khi có chương trình, tài liệu dạy học của Bộ, các trường thực hiện theo chương trình, tài liệu đó, hoặc giáo viên biên soạn cho phù hợp, Hiệu trưởng duyệt, đồng thời gửi báo cáo về Phòng GD&ĐT. Khi có tài liệu dạy học tự chọn của Bộ (THCS), để phù hợp với tình hình thực tế, có 2 phương án thực hiện như sau: - Phương án 1: Giáo viên giảng dạy theo đúng như phân phối chương trình và tài liệu của Bộ. - Phương án 2: Căn cứ theo phân phối chương trình, giáo viên có thể tham khảo tài liệu dạy học tự chọn do Bộ ban hành để sọan lại và tài liệu này cũng phải thông qua Hiệu trưởng và Hiệu trưởng phải báo cáo với Phòng Giáo dục và Đào tạo. 1.3. Hướng dẫn dạy môn Tin học a) Ở trung học cơ sở, Tin học là môn học tự chọn chỉ được tổ chức dạy ở những trường có điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên (không thực hiện chế độ giáo viên thỉnh giảng). Những nơi không đủ điều kiện dạy môn tự chọn Tin học thì tổ chức dạy chủ đề tự chọn ở các môn học khác. Do điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên nên ở một cấp lớp, môn Tin học không nhất thiết phải dạy đủ ở tất cả các lớp, nhưng khi tổ chức dạy ở một số lớp nào thì phải bảo đảm dạy liên tục cho học sinh ở các lớp đó đến lớp 9. Thực hiện dạy môn tự chọn Tin học từ năm học 2009-2010 trở đi, học Tin học lớp 6, 7, 8, 9 đều theo chương trình, sách giáo khoa của Bộ. 2 Khi thực hiện dạy môn tự chọn Tin học thì môn học này được đánh giá như các môn học khác theo đúng qui chế đánh giá xếp loại học sinh THCS. 1.4. Hướng dẫn thực hiện hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp Thực hiện đầy đủ các chủ đề qui định cho mỗi tháng, với thời lượng 2 tiết/tháng. Đưa nội dung giáo dục về Công ước Quyền trẻ em của Liên Hợp quốc vào Hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp ở lớp 9 và các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động. 1.5. Hướng dẫn thực hiện hoạt động Giáo dục Hướng nghiệp Thực hiện họat động chương trình giáo dục hướng nghiệp và tăng cường tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS và THPT a) Giáo dục hướng nghiệp: Nghiêm túc triển khai thực hiện đầy đủ hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS, TH&THCS theo chương trình đã được ban hành. + Đối với cấp THCS: Căn cứ kế hoạch giáo dục của trường THCS chỉ có ở khối 9 thực hiện chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp với thời gian là 9 tiết/năm do trường THCS đảm nhiệm, nội dung sinh họat hướng nghiệp biên soạn và thực hiện theo sách giáo khoa Giáo dục hướng nghiệp lớp 9. b) Tư vấn hướng nghiệp: Các trường THCS, TH&THCS tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 9. - Đối với khối lớp 9: Nội dung tư vấn là chuẩn bị cho học sinh lớp 9 lựa chọn ban ở các trường THPT hợp lý, lựa chọn trường tham gia tuyển sinh 10 theo đúng năng lực của học sinh; kế hoạch tổ chức tham quan các trường trung cấp chuyên nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp. 1.5. Hướng dẫn thực hiện dạy nghề phổ thông a) Cấp THCS: Quán triệt mục tiêu giáo dục toàn diện, phòng GD&ĐT huyện (thành phố) chỉ đạo trường THCS chủ động phối hợp với các Trung tâm GDTX&KTTH tổ chức cho học sinh tự nguyện đăng ký học nghề phổ thông từ lớp 8 theo 1 trong 2 hình thức sau: - Hình thức 1: môn học tự chọn. - Hình thức 2: học nghề phổ thông. * Đối với hình thức 1 (môn học tự chọn): - Các trường THCS chỉ được dạy nghề phổ thông theo hình thức môn học tự chọn khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên đào tạo đúng chuyên môn của nghề phổ thông mà trường tổ chức. - Sở GD&ĐT ủy quyền cho các Trung tâm GDTX&KTTH chủ động kết hợp với phòng GD&ĐT kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên ở các trường THCS tổ chức nghề phổ thông theo hình thức môn học tự chọn. 3 - Thời gian học là 2 tiết/tuần, chương trình, nội dung thực hiện theo chương trình 70 tiết nghề phổ thông hiện hành như: điện dân dụng, tin học văn phòng, nấu ăn, nhiếp ảnh, làm vườn, thêu, cắt may, … * Đối với hình thức 2 (học nghề phổ thông): Các trường THCS chủ động phối hợp với các trung tâm GDTX&KTTH, KTTH-HN tổ chức cho học sinh đăng ký học nghề từ đầu năm lớp 8 hoặc từ đầu năm lớp 9. Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên nghề của trường và trung tâm mà tổ chức học sinh học nghề tại trường hoặc tại trung tâm. Thực hiện chương trình nghề phổ thông 70 tiết. Học phí và lệ phí tiêu hao vật tư thực hành thực hiện theo quy định hiện hành. Học sinh có đủ điều kiện được tham gia thi lấy chứng chỉ nghề. 1.6. Hướng dẫn thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục địa phương Sở GD&ĐT đã xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu học tập phục vụ giảng dạy nội dung giáo dục địa phương các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý cấp THCS đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa theo qui định của Bộ GD&ĐT kể từ năm học 2010-2011, được thực hiện như sau: 1.6.1. Tài liệu: Sử dụng tài liệu giáo dục địa phương các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý cấp THCS do Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn. 1.6.2. Tổ chức thực hiện Thực hiện giảng dạy các tiết Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý cấp THCS đúng theo phân phối chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo phát hành áp dụng từ năm học 2009-2010. II. Thực hiện điểm số, cách làm tròn điểm số 2.1. Thực hiện điểm số 2.1.1.Số cột điểm kiểm tra tối thiểu ở cấp THCS: Thực hiện theo phụ lục đính kèm. Lưu ý: trong cột điểm kiểm tra tối thiểu ở cấp THCS: - Không có phần điểm kiểm tra các loại chủ đề tự chọn, Hiệu trưởng các trường có trách nhiệm bổ sung phù hợp với trường mình phụ trách, đảm bảo đúng tinh thần của Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. - Trong số cột điểm KTtx theo qui định cột điểm tối thiểu, phải có thêm cột điểm của chủ đề dạy học tự chọn. Điểm số của chủ đề tự chọn ở môn học nào thì được tham gia tính điểm trung bình học kì, cả năm của môn học đó. 2.1.2. Đối với những môn có tiết thực hành như: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Tin học, việc tính điểm theo hệ số 1 hay hệ số 2 đã có hướng dẫn cụ thể trong tài liệu phân phối chương trình ở mục những vấn đề cụ thể của môn học, cụ thể như sau: + Môn Vật lý: 4 - Đối với THCS: Các bài thực hành trong chương trình, học sinh đều phải thực hiện và viết báo cáo. Trong mỗi học kỳ, chỉ đánh giá tối đa 1 bài thực hành tính điểm hệ số 2 (việc chọn các bài thực hành để đánh giá tính điểm hệ số 2 là do tổ chuyên môn quy định), các bài thực hành khác cho điểm hệ số 1 (nếu có nhiều bài thực hành thì giáo viên tính điểm bình quân và lấy tối thiểu một cột điểm). + Môn Hóa học: Đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm hai phần: Phần đánh giá kỹ năng thực hành, kết quả thực hành; phần đánh giá báo cáo thực hành (tường trình thí nghiệm). Điểm của bài thực hành bằng trung bình cộng điểm của hai phần trên và điểm này tính hệ số 1 (nếu có nhiều bài thực hành thì giáo viên tính điểm bình quân và lấy tối thiểu một cột điểm). + Môn Sinh học: Đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm hai phần: Phần đánh giá kỹ năng thực hành, kết quả thực hành; phần đánh giá báo cáo thực hành. Điểm của bài thực hành bằng trung bình cộng của hai phần trên, điểm này được tính hệ số 1 (nếu có nhiều bài thực hành thì giáo viên tính điểm bình quân và lấy tối thiểu một cột điểm). + Môn Địa lý: Sau mỗi bài thực hành của học sinh, giáo viên cần có đánh giá và cho điểm. Phải dùng điểm này làm cột điểm (hệ số 1), nếu có nhiều bài thực hành thì giáo viên tính điểm bình quân và lấy tối thiểu 1 cột điểm. + Môn Tin học: - Lớp 9 thời lượng để kiểm tra, đánh giá là 03 tiết/học kỳ. Trong đó, 2 tiết cho bài kiểm tra cuối học kì, 1 tiết còn lại dành cho các bài kiểm tra định kì trong học kì. - Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì, kiểm tra thường xuyên đúng theo quy định. 2.1.3. Cách ghi điểm số - Khi ghi điểm số các loại bài kiểm tra của môn học vào Sổ gọi tên và ghi điểm, lần lượt ghi từ trái sang phải từng cột điểm của loại bài kiểm tra vào vị trí qui định dành cho loại bài kiểm tra đó theo đúng trình tự thời điểm kiểm tra. Cách ghi điểm đối với các khối lớp áp dụng Quyết định 40 trong việc đánh giá xếp loại học sinh: - Điểm kiểm tra miệng: Ghi một số nguyên. Ví dụ: 00; 01; 2; 3;… - Các điểm kiểm tra còn lại phải ghi đủ một chữ số thập phân. Ví dụ: 1,0; 7,0; 8,1; 5,0;…, 10,0 = > Không nên ghi 7.0; 8.1;…. Giáo viên bộ môn tự ghi điểm trung bình hoặc kết quả xếp loại mỗi học kỳ, cả năm, kết quả kiểm tra lại (nếu có) của môn học do mình phụ trách vào các mục tương ứng đã qui định trong học bạ và ký xác nhận ĐTB hoặc xếp loại môn học và sửa chữa (nếu có), ký và ghi rõ họ tên. 2.1.4. Cách làm tròn điểm số 5 - Việc làm tròn điểm kiểm tra thường xuyên (KTtx) hoặc điểm kiểm tra định kỳ (KTđk) theo hình thức đề trắc nghiệm hoặc đề có phần trắc nghiệm kết hợp với tự luận được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn, tại khoản 4 Điều 8 Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT (Quyết định 40) thực hiện cụ thể như sau: + Xét chữ số thập phân thứ hai của điểm số. + Nếu chữ số này nhỏ hơn 5 thì bỏ đi chữ số thập phân thứ hai này. + Nếu chữ số này lớn hơn hoặc bằng 5 thì bỏ đi chữ số thập phân thứ hai này và tăng chữ số thập phân thứ nhất một đơn vị. Ví dụ: 7,25 làm tròn 7,3 8,78 làm tròn 8,8 7,22 làm tròn 7,2 8,04 làm tròn 8,0 - Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận cho điểm số nguyên Ví dụ: 00; 1,0; 2,0 …. - Điểm KTđk theo hình thức tự luận cho điểm lẻ đến 0,5 Ví dụ: 00; 0,5; 1,0; 1,5; … 2.1.5. Xác định hệ số tính điểm trung bình HK và cả năm - 2 môn Toán và Ngữ văn: Tính hệ số 2, còn các môn khác tính hệ số 1. 2.1.6. Cột điểm chủ đề dạy học tự chọn - Đối với cấp THCS có 2 phương án ghi cột điểm chủ đề tự chọn + Phương án 1: Ghi vào cột chủ đề tự chọn trang 19 ở học kỳ 1 và trang 27 ở học kỳ 2, kết thúc học kỳ sử dụng phần trống còn lại trong cột kiểm tra miệng để ghi cột điểm này tại môn học tương ứng. + Phương án 2: Sử dụng phần trống còn lại trong cột kiểm tra miệng để ghi cột điểm này tại môn học tương ứng. - Nếu các trường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý điểm số thì cột điểm tự chọn của môn nào sẽ ghi ở vị trí cuối bên phải của cột điểm kiểm tra miệng, bên trên ghi tự chọn (TC). 2.1.7. Thực hiện số tiết/tuần và số cột điểm tối thiểu cấp THCS Hiệu trưởng các trường trực thuộc PGD&ĐT thực hiện theo bảng quy định số tiết/tuần và số cột điểm tối thiểu của Sở Giáo dục và Đào tạo (đính kèm) từ năm học 2009-2010. 2.1.8. Hướng dẫn cách sửa chữa điểm số và các nội dung khác trong Sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ Việc sửa chữa điểm số và các nội dung khác trong Sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ thực hiện theo phần hướng dẫn in trên các hồ sơ đó. Cần lưu ý thực hiện cách sửa chữa như sau: Trong Sổ gọi tên và ghi điểm và trong học bạ, khi muốn thay một điểm số bằng một điểm số khác, hay thay một xếp loại bằng một xếp loại khác, dùng mực đỏ gạch ngang điểm hoặc xếp loại cũ, dùng mực đỏ ghi điểm mới hoặc xếp loại mới vào phía bên trên, bên phải vị trí điểm cũ. Tuyệt đối không đóng bất cứ loại dấu nào (kể cả dấu “điều chỉnh”) lên trên chỗ có sửa chữa. a) Đối với Sổ gọi tên và ghi điểm 6 - Giáo viên bộ môn chỉ điền tổng số điểm có sửa chữa trong phần dành ghi điểm của môn mình vào mục “Trong trang này có … điểm được sửa chữa, trong đó môn …… điểm” ở bên dưới trang dành ghi điểm của môn và ký tên, ghi họ tên khi đã hoàn thành việc ghi điểm vào tất cả các mục ở trang đó. Việc này được thực hiện vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm học. - Giáo viên chủ nhiệm chỉ ký tên và ghi họ tên vào vị trí xác nhận bên dưới mỗi trang phần ghi điểm trong Sổ gọi tên và ghi điểm khi các giáo viên dạy các môn có điểm số ghi đầy đủ vào trang đó đã ký xác nhận tổng số điểm có sửa chữa. b) Đối với học bạ - Giáo viên bộ môn nếu có sửa chữa điểm phải thực hiện theo qui định như đối với Sổ gọi tên và ghi điểm (khi muốn thay một điểm số bằng một điểm số khác, hay thay một xếp loại bằng một xếp loại khác, dùng mực đỏ gạch ngang điểm hoặc xếp loại cũ, dùng mực đỏ ghi điểm mới hoặc xếp loại mới vào phía bên trên, bên phải vị trí điểm cũ) và ký xác nhận về sự sửa chữa bên cạnh điểm đã sửa. - Ở cuối trang ghi kết quả các môn học của mỗi cấp lớp (trang bên trái), khi tất cả giáo viên dạy môn đã hoàn thành việc ghi điểm trung bình vào tất cả các mục ở trang đó, giáo viên chủ nhiệm điền nội dung “Trong bảng này có sửa chữa ở … chỗ, thuộc các môn …… ” rồi ký tên và ghi họ tên xác nhận. Sau đó Hiệu trưởng ký tên và ghi họ tên xác nhận. - Ở trang ghi kết quả xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm của mỗi cấp lớp (trang bên phải), khi nội dung của tất cả các mục đã được ghi hoàn thành, nếu có trường hợp được sửa chữa, giáo viên chủ nhiệm ghi chú nội dung đã được sửa chữa vào mục “Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm” rồi ký tên và ghi họ tên xác nhận. III. Thực hiện ra đề, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 3.1. Thực hiện ra đề kiểm tra - Nội dung đề kiểm tra đánh giá phải hướng vào mục tiêu toàn diện và vận dụng, thực hành lí thuyết, tuyệt đối không ra đề mang tính lí thuyết buộc học sinh phải viết lại những điều đã học thuộc lòng; yêu cầu của đề kiểm tra bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông với các cấp độ: Biết, Thông hiểu, Vận dụng sáng tạo. - Hình thức ra đề kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì: loại đề tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc loại đề kết hợp hình thức đề tự luận và trắc nghiệm khách quan. - Riêng đối với đề kiểm tra học kì, cuối năm hình thức là tự luận đảm bảo dành tối thiểu 50% làm bài các nội dung thông hiểu, vận dụng và sáng tạo. - Nội dung kiến thức giảng dạy chương trình giáo dục địa phương được tham gia kiểm tra, đánh giá trong kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kể cả trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tuyển sinh 10. - Hiệu trưởng phải kiểm duyệt tất cả các loại đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, cuối học kì, trước khi giáo viên tổ chức kiểm tra. 3.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh: 7 Thực hiện theo đúng tinh thần Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ GD&ĐT V/v ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT; Quyết định số 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15/9/2008 của Bộ GD&ĐT V/v Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT ban hành kèm theo QĐ số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006. 3.2.1. Hướng dẫn cách đánh giá, xếp loại học sinh theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15/9/2008 của Bộ GD&ĐT. Tại điều 13. “Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm” trong Quyết định số 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vấn đề nêu tại khoản 6 (điểm a, b, c, d) được hiểu cụ thể như sau: a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại Giỏi (G) nhưng do ĐTB hoặc nhận xét của 1 môn học phải xuống loại Trung bình (Tb) thì được điều chỉnh xếp loại Khá (K); b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại Giỏi (G) nhưng do ĐTB hoặc nhận xét của 1 môn học phải xuống loại Yếu (Y) hoặc kém thì được điều chỉnh xếp loại Trung bình (Tb); c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại Khá (K) nhưng do ĐTB hoặc nhận xét của 1 môn học phải xuống loại Yếu (Y) thì được điều chỉnh xếp loại Trung bình (Tb); d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại Khá (K) nhưng do ĐTB hoặc nhận xét của 1 môn học phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Yếu (Y); Ví dụ: Xếp loại học sinh THPT (Ban cơ bản) HS T L H Sinh Tin Văn S Đ TA CD CN TD QP ĐTB A 4.5 6.8 6.4 7.7 7.1 6.3 7.3 7.9 2.8 9.1 7.3 G 7.0 6.5 B 7.5 7.0 8.0 7.7 7.8 4.9 7.6 8.0 1.8 8.5 7.2 G 7.0 6.8 * Đối với học sinh A: - Áp dụng quy định tại các khoản 2, 3, 4 của Quy chế, học sinh A: + Không thể xếp loại K, vì có môn học ĐTB dưới 5.0 và các môn Toán, Ngữ văn đều có ĐTB dưới 6.5 trong khi Quy chế qui định: 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6.5 trở lên và không có môn nào dưới 5.0 điểm; + Không thể xếp loại Tb, vì có môn ĐTB dưới 3.5; + Phải xếp loại Yếu vì chưa đến mức xếp loại kém; - Áp dụng qui định tại điểm c khoản 6 (Điều 13, QĐ 51): “ Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB hoặc nhận xét của 1 môn học phải xuống loại Yếu thì được điều chỉnh xếp loại Tb”. Như vậy: học sinh A được xếp loại Tb * Đối với học sinh B: Tương tự như trên, học sinh B được xếp loại Y. 3.2.2. Đánh giá dạy chủ đề tự chọn Trong 1 học kì, chủ đề tự chọn chỉ được đánh giá bằng hình thức kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng hoặc kiểm tra 15 phút), cụ thể như sau: - Chọn môn nào dạy chủ đề tự chọn thì phải có cột điểm KTtx của phần chủ đề tự chọn của môn học đó bên trên ghi (TC), sau khi cộng số tiết môn học chính và số tiết thêm vào của chủ đề tự chọn thì số cột điểm của môn học này phải đảm bảo đủ số cột điểm tối thiểu theo Quyết định số 40/2006/QĐ- 8 BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ GD&ĐT V/v ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT. - Cột kiểm tra này thuộc môn học nào thì ghi vào môn học đó. Như vậy, trong 1 môn học ở cột điểm kiểm tra thường xuyên có điểm kiểm tra của môn học chính và điểm kiểm tra của phần chủ đề tự chọn. 3.2.3.Thực hiện đánh giá ở các môn học Thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc cấp THCS Trưởng phòng GD&ĐT; Hiệu trưởng các trường trực thuộc chỉ đạo giáo viên các trường thực hiện đánh giá ở các môn học: Thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc cấp THCS từ năm học 2009-2010 theo hình thức bằng điểm số và tham gia xếp loại theo đúng tinh thần Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ GD&ĐT V/v ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT; Quyết định số 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15/9/2008 của Bộ GD&ĐT V/v Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT ban hành kèm theo QĐ số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006. IV. Danh hiệu thi đua: 4.1. Giáo viên giỏi các cấp: Thực hiện theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên. 4.2. Hướng dẫn tổ chức và đánh giá 2 tiết thao giảng của giáo viên đăng ký chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh được xét hàng năm cho tất cả công chức, viên chức thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo. Kể từ năm học 2010-2011 các giáo viên đăng ký chiến sĩ thi đua cấp tỉnh với đối tượng là giáo viên cấp THCS, THPT và giáo viên dạy nghề phổ thông ở các TTGDTX và TTKTTH-HN trực thuộc như sau: * Đối với giáo viên THCS thực hiện như sau Trong 2 tiết thao giảng phải có 1 tiết được dạy trong các đợt sinh hoạt chuyên môn của cụm trường do phòng GD&ĐT tổ chức nhận xét. Đánh giá tiết dạy do Ban giám khảo quyết định – Ban giám khảo do Phòng GD&ĐT chọn và ra quyết định; 1 tiết còn lại giao cho trường tổ chức nhận xét, góp ý và Hội đồng của trường sẽ đánh giá 1 tiết dạy này. 4.3. Hướng dẫn tổ chức và đánh giá 3 tiết chiến sĩ thi đua cơ sở. Trong 3 tiết PGD&ĐT giao trường khảo sát 2 tiết, còn 1 tiết do PGD&ĐT thành lập hội đồng khảo sát ( có kế hoạch cụ thể sau). Không thực hiện khảo sát trong sinh hoạt cụm. V. Hướng dẫn thực hiện quản lý hồ sơ 5.1. Việc thực hiện giáo án 5.1.1. Hình thức, bố cục giáo án “ Giáo án dạy học phải soạn theo hình thức đổi mới với trình tự: - Mục tiêu cần đạt 9 - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Tổ chức hoạt động dạy và học - Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Trong tổ chức hoạt động dạy và học thể hiện cho được hoạt động của thầy và hoạt động của trò và kết quả đạt được; giáo án có thể soạn theo hình thức chia cột hoặc không chia cột, nhưng sao cho thể hiện được đổi mới phương pháp dạy học. Hiệu trưởng phải tổ chức kiểm tra việc soạn giáo án của giáo viên và có nhận xét đánh giá.” 5.1.2. Soạn giáo án - Giáo viên có thâm niên giảng dạy từ 3 năm trở lên được lựa chọn 1 trong 2 cách sử dụng giáo án : Cách 1: Sử dụng giáo án cũ kèm theo giáo án điều chỉnh bổ sung. Giáo án điều chỉnh bổ sung được lập thành tập, ghi rõ nội dung điều chỉnh, bổ sung cụ thể ở tiết, bài… và giáo án điều chỉnh bổ sung này cũng phải được Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng kí duyệt. Thực hiện giáo án theo cách này không quá 3 năm học, sau đó phải soạn lại giáo án. Cách 2: Mỗi năm soạn lại giáo án mới. (Giáo án mới là giáo án được soạn lại trên cơ sở giáo án cũ, có điều chỉnh bổ sung, chứ không phải chép, in lại giáo án cũ.) - Giáo viên mới ra trường và có thâm niên dạy dưới 3 năm, hàng năm phải soạn giáo án mới hoàn toàn. - Giáo viên được mời giảng (do trường thiếu giáo viên), nếu lớp dạy trùng với lớp đang dạy ở nơi công tác thì phải soạn thêm giáo án điều chỉnh, bổ sung để nội dung bài dạy phù hợp với đối tượng; nếu lớp dạy không trùng với lớp đang dạy nơi công tác thì phải soạn giáo án. - Giáo viên được tham khảo các giáo án có sẵn (loại đang lưu hành trên thị trường) nhưng phải có điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của trường, tuyệt đối tránh trường hợp các giáo viên cùng môn sử dụng một giáo án giống nhau, giáo án dùng chung. - Bản in ra từ powerpoint (thiết kế bài giảng điện tử, hiệu ứng các phần mềm) không được xem là giáo án. - Tùy theo điều kiện, yêu cầu địa phương, Phòng GD&ĐT có thể qui định soạn giáo án mới theo từng năm học. 5.2. Hồ sơ kiểm tra lại trong hè Hiệu trưởng nhà trường lưu lại Bộ hồ sơ kiểm tra lại của học sinh cấp THCS ít nhất là 4 năm. Hồ sơ gồm: - Kế hoạch kiểm tra lại. - Danh sách học sinh kiểm tra lại (ghi rõ môn thi, kết quả thi). - Quyết định thành lập Ban ra đề kiểm tra, coi kiểm tra, chấm kiểm tra. - Biên bản xét lên lớp cụ thể cho từng trường hợp. - Danh sách công bố học sinh lên lớp, học sinh ở lại lớp sau khi kiểm tra lại. - Đề kiểm tra lại, hướng dẫn chấm và bài kiểm tra của học sinh. 10 [...]... GD&ĐT; - Văn bản 1232/SGDĐT-GDTrH ngày 31/7/2009 của Sở GD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông năm học 200 92010 - Văn bản 1167/SGDĐT-GDTrH ngày 28/7 /2010 của Sở GD&ĐT V/v thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục địa phương tỉnh Long An các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí ở cấp THCS và THPT kể từ năm học 201 0- 2011 KT TRƯỞNG PHÒNG Nơi nhận: - Như kính gửi; - SGD&ĐT; - TP-PTP;... các môn học Thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc ở cấp THCS và THPT từ năm học 2009 -2 010; - Văn bản 1922/SGDĐT-GDTrH ngày 17/11/2009 của Sở GD&ĐT V/v cách đánh giá 3 tiết thao giảng của giáo viên đăng ký chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và một số quy định chuyên môn giáo dục trung học; - Văn bản 648/SGDĐT-GDTrH ngày 28/4/2009 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn cách đánh giá, xếp loại học sinh theo Quyết định 51/2008/QĐ-BGDĐT... TP-PTP; - BP.CM-THCS; - Lưu: (VT) PHÓ TRƯỞNG PHÒNG (đã ký) Tạ Văn Dũng CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH - Thông tư số 21 /2010/ TT-BGDĐT ngày 20/7 /2010 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên.; - Văn bản số 8607/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạy học tự chọn cấp THCS và cấp THPT năm học 200 7-2 008; - Văn bản... bản số 5977/BGD&ĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương cấp THCS và THPT năm học 200 8-2 009; - Văn bản số 1559/SGDĐT-GDTrH ngày 06/10/2008 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện quyết định 51 sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 40/2006/QĐ-BGDĐT - Văn bản số 3422/BGDĐT-GDTrH ngày 24/4/2009 của Bộ GD&ĐT về việc áp dụng Quy chế đánh... học sinh THCS và học sinh THPT; - Văn bản số 7608/BGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc khung phân phối chương trình THCS, THPT năm học 2009 -2 010; 13 - Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông; - Quyết định số 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15/9/2008 của Bộ GD&ĐT... hướng dẫn thực hiện điểm số theo Quyết định 40; - Văn bản 733/SGDĐT-GDTrH ngày 11/5/2009 của Sở GD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện quy định cách ghi và sửa chữa nội dung trong Sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ; 12 - Văn bản 1559/SGDĐT-GDTrH ngày 06/10/2008 v/v hướng dẫn thực hiện Quyết định 51 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 40/2006/QĐBGDĐT; - Văn bản 1652/SGDĐT-GDTrH ngày 12/10/2009 của Sở GD&ĐT...5.3 Hướng dẫn sử dụng Sổ ghi đầu bài, Sổ gọi tên và ghi điểm, Học bạ 5.3.1 Việc thực hiện Sổ ghi đầu bài - Kể từ năm học 201 0- 2011 trên toàn tỉnh sử dụng thống nhất Sổ ghi đầu bài theo mẫu thiết kế của Sở GD&ĐT, không chấp nhận loại Sổ ghi đầu bài do nhà trường tự thiết kế mẫu - Giáo viên phải thể hiện đầy đủ các tiết dạy theo đúng phân phối chương... dưới theo đúng qui định, cụ thể: - Kết thúc học kỳ 1 nhà trường in Sổ gọi tên ghi điểm; giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng phải kiểm tra, kí xác nhận bên dưới theo đúng qui định - Kết thúc học kỳ 2 và cuối năm nhà trường in Sổ gọi tên và ghi điểm giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng phải kiểm tra, xác nhận bên dưới theo đúng qui định - Cả năm học Sổ điểm được lưu dưới... chất lượng đảm bảo, nhãn mác tin cậy, tuyệt đối không được sử dụng các loại bút bi không nhãn mác, chất lượng còn nghi ngờ Qui định màu mực được sử dụng là đen hoặc xanh dương đậm Ở những mục dành để ghi tên giáo viên dạy môn hoặc giáo viên chủ nhiệm, được dùng con dấu có khắc sẵn họ tên mực màu xanh để in lên học bạ Qui định cho phép sử dụng con dấu họ và tên của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng... khu vực dễ phát sinh mối mọt Nên sử dụng bột chống ẩm, chống mốc khi để các hồ sơ này trong ngăn tủ kín PGD&ĐT đề nghị Hiệu trưởng các đơn vị trường học chú trọng công tác ghi điểm, ghi nội dung vào Sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ: quản lý chặt chẽ việc bảo quản, lưu giữ các hồ sơ vô cùng quan trọng này *Lưu ý: Văn bản này thay thế các văn bản: - Văn bản 1494/SGD&ĐT-GDTrH ngày 13/11/2006 của Sở GD&ĐT . Long An các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí ở cấp THCS và THPT kể từ năm học 201 0- 2011. Nơi nhận: KT. TRƯỞNG PHÒNG - Như kính gửi; PHÓ TRƯỞNG PHÒNG - SGD&ĐT; (đã ký) - TP-PTP; - BP.CM-THCS; Tạ. 1.2.2. Tổ chức dạy môn tự chọn, chủ đề tự chọn 1 V/v hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp trung học cơ sở từ năm học 201 0- 2011. a) Thời lượng dạy môn tự chọn, chủ đề tự chọn : - Ở cấp trung. GD&ĐT; - Văn bản 1232/SGDĐT-GDTrH ngày 31/7/2009 của Sở GD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông năm học 200 9- 2010. - Văn bản 1167/SGDĐT-GDTrH ngày 28/7/2010

Ngày đăng: 25/06/2015, 01:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan