1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu giáo trình tư vấn hợp đồng

66 577 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 456,5 KB

Nội dung

HỌC VIỆN TƯ PHÁP GIÁO TRÌNH TƯ VẤN HỢP ĐỒNG MỤC LỤC Bài 1: Tư vấn pháp luật Bài 2: Tư vấn doanh nghiệp (thành lập & ĐKKD) Bài 3: Tư vấn quản lý nội bộ doanh nghiệp Bài 4: Tư vấn sử dụng lao động trong DN & một số vấn đề của Luật Lao động. Bài 5: Tư vấn đàm phán & ký kết hợp đồng Bài 6: Tư vấn về soạn thảo Hợp đồng. Bài 7: Tư vấn về giải quyết tranh chấp Hợp đồng Bài 8: Tư vấn về Luật Đầu tư. oOOo BÀI 1: TƯ VẤN PHÁP LUẬT Trang 1 A. Vế lý thuyết: I. Khái quát chung về tư vấn pháp luật: 1) Khái niệm về tư vấn pháp luật: “Phát biểu những ý kiến về những vấn đề do khách hàng đặt ra trên cơ sở các văn bản pháp luật mà không có quyền quyết định”, giúp khách hàng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. 2) Phân biệt tư vấn pháp luật với một số hoạt động khác: Tư vấn pháp luật ≠ − Cung cấp thông tin pháp luật − Tuyên truyền pháp luật − Giảng dạy pháp luật 3) Các yêu cầu của hoạt động tư vấn pháp luật: a) Tuân thủ pháp luật. b) Quy tắc ứng xử nghề nghiệp trong tư vấn pháp luật (bí mật, trung thực, khách quan tránh xung đột). II. Các bước tư vấn pháp luật: 1) Tìm hiểu yêu cầu của khách hàng. 2) Thỏa thuận Hợp đồng dịch vụ pháp lý. 3) Xác định vấn đề, sự kiện pháp lý. 4) Tìm văn bản pháp luật, pháp qui có liên quan tình huống đặt ra. 5) Đề xuất giải pháp (trả lời khách hàng). B. Về tình huống tư vấn pháp luật: I. Tiếp khách hàng, nhận yêu cầu tư vấn và chuẩn bị phương án tư vấn (tình huống) 1) Tìm hiểu yêu cầu của khách hàng: − Nắm những thông tin, tài liệu cần thiết. − Đối chiếu yêu cầu của khách hàng với các thông tin, tài liệu nắm được. − Yêu cầu bổ sung các thông tin, tài liệu. 2) Phân tích sự việc theo yêu cầu của khách hàng: − Xác định vấn đề pháp lý. − Xác định luật điều chỉnh liên quan đến sự việc của khách hàng (Dân sự, kinh tế, lao động, hình sự, hành chính) Trang 2 3) Đề xuất giải pháp để trả lời khách hàng (sau khi chính thức tiếp nhận dịch vụ tư vấn, ký kết HĐ dịch vụ tư vấn pháp luật) II. Soạn thảo một số văn bản trong hoạt động tư vấn pháp luật: 1) Các hình thức văn bản thường dùng trong hoạt động tư vấn pháp luật: − Thư trao đổi với khách hàng. − Cho ý kiến về các vấn đề do khách hàng yêu cầu. − Thư đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu. − Các ý kiến trao đổi về pháp lý liên quan. − Thư trả lời khách hàng. 2) Các văn bản thường dùng trong quan hệ với người thứ ba: − Công văn hỏi ý kiến các cơ quan. − Thư trao đổi với người thứ ba theo yêu cầu của khách hàng. 3) Các yêu cầu đối với văn bản sử dụng trong hoạt động tư vấn pháp luật: − Cấu trúc văn bản logic. − Ngôn ngữ sử dụng phù hợp với trình độ và dễ hiểu đối với khách hàng. − Nội dung phải cô đọng, cụ thể, rõ ràng. − Thể hiện trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. 4) Cấu trúc thư tư vấn gửi cho khách hàng: a) Cấu trúc thư tư vấn thông thường: (gồm 3 phần) − Mở đầu. − Nội dung chính. − Kết luận, ý kiến đề xuất với khách hàng. b) Cấu trúc thư tư vấn chuyên nghiệp: − Có mô tả dẫn giải sự việc. − Giới thiệu các văn bản pháp luật, pháp qui điều chỉnh liên quan đến yêu cầu của khách hàng. − Đưa ra giải pháp hoặc lời khuyên đ/v khách hàng. III.Nội dung Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật: 1) Nêu các nội dung dịch vụ cụ thể. 2) Nghĩa vụ và quyền lợi 2 bên (khách hàng và luật sư). 3) Xác định người ký HĐ dịch vụ pháp lý (có thể thân nhân đại diện cho khách hàng). Trang 3 4) Các vấn đề có thể phát sinh (chi phí xác minh bổ sung hồ sơ cho khách hàng, tiền thưởng nếu thắng lợi). 5) Hình thức hợp đồng dịch vụ pháp lý (là loại HĐ dân sự đối với cá nhân hoặc HĐ kinh tế đối với pháp nhân)./. TƯ VẤN DOANH NGHIỆP A. Những vấn đề chung về tư vấn DN: I. Vai trò của hoạt động tư vấn DN: 1) Đối với DN, tránh rủi ro pháp lý. 2) Đối với luật sư: góp phần đưa DN vào hành lang luật pháp; giúp hội nhập quốc tế; thực hiện kỹ năng nghề nghiệp về tư vấn II. Các hình thức tư vấn DN: 1) Tư vấn thường xuyên (mất thì giờ nhiều, chịu trách nhiệm trọn gói, gắn bó với DN, thù lao theo thỏa thuận). 2) Tư vấn theo vụ việc: (theo yêu cầu cụ thể từng lúc của DN). III.Các yêu cầu đối với luật sư khi tư vấn DN: 1) Sự am hiểu pháp luật DN và các pháp luật liên quan. 2) Kiến thức về kinh tế (cả các kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động kinh tế càng tốt). B. Những kỹ năng thực hiện các hoạt động tư vấn cho DN: I. Nhận yêu cầu tư vấn: 1) Phải xác định rõ và cụ thể yêu cầu tư vấn của khách hàng. 2) Biết đặt các câu hỏi bổ sung để làm rõ các yêu cầu cụ thể của khách hàng. 3) Xác định nội dung tư vấn cụ thể của luật sư và giới hạn trách nhiệm luật sư trong phạm vi tư vấn. II. Xác định loại hình DN yêu cầu tư vấn: 1) Ý nghĩa của việc xác định loại hình DN yêu cầu tư vấn (để tư vấn đúng, cụ thể, chứ không tư vấn chung chung). 2) Liên hệ các loại hình DN cụ thể trong bối cảnh nền kinh tế thị trường tại VN. 3) Vấn đề ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đối với từng loại hình DN trong hoạt động kinh tế. III.Xác định luật điều chỉnh và nguyên tắc áp dụng luật: 1) Xác định các nguồn luật điều chỉnh: Trang 4 − Luật DN. − Các luật chuyên ngành. − Việc vận dụng luật quốc tế, các điều ước quốc tế mà VN có tham gia ký kết. 2) Nguyên tắc áp dụng luật: − Quan hệ luật chung và luật chuyên ngành. − Quan hệ luật chung, luật chuyên ngành và luật quốc tế, điều ước quốc tế. C. Xử lý thông tin, lên phương án tư vấn và trả lời khách hàng: I. Tập hợp và xử lý các thông tin có ý nghĩa cho nội dung tư vấn. II. Lên các phương án tư vấn: có tính chất vừa xây dựng phương án, đánh giá phương án và chọn lựa phương án. III.Trả lời khách hàng và nêu quan điểm cá nhân về các phương án để giúp khách hàng có cơ sở chọn lựa phương án tốt nhất, phù hợp nhất. D. Một số hoạt động tư vấn DN: I. Tư vấn thành lập, tổ chức lại, giải thể DN: 1) Tư vấn chọn lựa loại hình DN, thành lập và ĐKKD doanh nghiệp. 2) Tư vấn về tổ chức lại DN. 3) Tư vấn về giải thể DN (hoặc tuyên bố phá sản DN). II. Tư vấn quản lý nội bộ DN: 1) Tư vấn về cách thức tổ chức bộ máy quản lý phù hợp. 2) Tư vấn về cách thức phân bổ quyền lực trong DN (cơ cấu tổ chức, phân công công việc). 3) Tư vấn về điều hành hoạt động của bộ máy quản lý DN. 4) Tư vấn về quyền hạn, trách nhiệm các chức danh quản lý DN. III.Tư vấn về sử dụng lao động trong DN: 1) Tư vấn về tuyển dụng lao động: − Điều kiện tuyển dụng. − Phương thức tuyển dụng. − Hình thức tuyển dụng. − Qui trình tuyển dụng. 2) Quản lý và sử dụng lao động trong DN: − Xây dựng nội qui lao động. − Xử lý vi phạm kỷ luật lao động. − Trách nhiệm DN trong trả lương, thù lao cho người lao động. Trang 5 IV. Tư vấn về thuế và tài chính DN: − Việc trích lập và sử dụng các loại quỹ trong DN. − Vấn đề huy động và sử dụng vốn SXKD của DN. − Cách lập và ghi chép sổ sách kế toán, bảng cân đối tài sản. − Các loại thuế áp dụng đối với DN, phương pháp tính thuế. V. Tư vấn về quyền sở hữu công nghiệp của DN và nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu. (việc đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa). VI. Tư vấn về tranh chấp lao động của DN. 1) Tranh chấp cá nhân người lao động với DN. 2) Tranh chấp tập thể người lao động với DN. 3) Cách giải quyết tranh chấp theo trình tự qui định của Luật Lao động: hòa giải (tự hòa giải thông qua vai trò Công đoàn cơ sở), Hòa giải viên, Hội đồng trọng tài, Tòa án nhân dân. BÀI 2: TƯ VẤN DOANH NGHIỆP VIỆC THÀNH LẬP & ĐKKD CỦA DN A. Quyền thành lập DN & ĐKKD: I. Các qui định có tính nguyên tắc về quyền thành lập và quản lý DN (Đ 13 LDN):  Các hạn chế: cơ quan nhà nước; đơn vị lực lượng vũ trang (sử dụng vốn nhà nước thu lợi riêng cho đơn vị); cán bộ, công chức; các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp của quân đội và công an; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang chấp hành hình phạt tù hay đang bị cấm hành nghề; các trường hợp bị hạn chế bởi Tòa án theo Luật phá sản. II. Quyền góp vốn và qui định đối tượng góp vốn: chú ý các đối tượng không được góp vốn (cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang; cán bộ công chức (theo Luật công chức). B. Trình tự thành lập DN & thủ tục ĐKKD: I. Việc ký kết Hợp đồng phục vụ cho việc thành lập DN (Đ 14 LDN): − Để đảm bảo phòng ngừa tranh chấp một khi không thành lập DN được. − Có cơ sở pháp lý để giải quyết trách nhiệm phát sinh trong quá trình chuẩn bịthành lập DN (trước ĐKKD). Trang 6 − Các chi phí hợp lý được đưa vào hạch toán sau khi DN được thành lập & ĐKKD. II. Trình tự thành lập DN & ĐKKD. III.Hồ sơ ĐKKD của CTHD (Đ 17 LDN). Chú ý: chứng chỉ hành nghề (CCHN) của TVHD hoặc cá nhân khác bắt buộc theo ngành, nghề ĐKKD. IV. Hồ sơ ĐKKD của DNTN: Chú ý: trường hợp đòi hỏi vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề (CCHN) + vốn đầu tư ban đầu. V. Hồ sơ ĐKKD của Cty TNHH (Đ 18 LDN): 1) Giấy đề nghị ĐKKD theo mẫu thống nhất. 2) Dự thảo điều lệ công ty. 3) Danh sách thành viên + giấy tờ liên quan kèm theo. a) Đối với TV là cá nhân: bản sao CMND, hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác. b) Đối với TV là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, giấy CN/ĐKKD hoặc tài liệu tương đương khác; văn bản ủy quyền, giấy CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo ủy quyền. c) Đối với TV là tổ chức nước ngoài: bản sao giấy CN/ĐKKD có chứng thực tại nước đó và đã đăng ký không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ ĐKKD. 4) Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức thẩm quyền (nếu ngành, nghề có yêu cầu). 5) Chứng chỉ hành nghề của giám đốc, TGĐ và cá nhân khác (đối với ngành, nghề có qui định bắt buộc). VI. Hồ sơ ĐKKD của CTCP (Đ 19 LDN): cũng tương tự với Cty TNHH (chỉ thay đổi TV bằng cổ đông sáng lập). VII.Hố sơ ĐKKD đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào VN (Đ 20 LDN): 1) Được thực hiện theo LDN và pháp luật về đầu tư. 2) Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy CN/ĐKKD. VIII. Việc thực hiện hồ sơ ĐKKD:  Các yêu cầu của bộ hồ sơ ĐKKD: a) Giấy đề nghị ĐKKD. b) Nội dung điều lệ công ty. c) Danh sách TV hoặc danh sách cổ đông sáng lập. IX. Việc cấp giấy CN/ĐKKD: Trang 7 1) Điều kiện để cấp giấy CN/ĐKKD (Đ 24 LDN). 2) Nội dung giấy CN/ĐKKD và việc thay đổi nội dung ĐKKD. X. Qui trình cung cấp thông tin về nội dung ĐKKD và công bố nội dung ĐKKD: 1) Qui định cung cấp thông tin về nội dung ĐKKD (Đ 27 LDN): a) Cơ quan ĐKKD phải thông báo nội dung giấy CN/ĐKKD cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan thẩm quyền nhà nước khác cùng cấp, UBND quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và UBND xã, phường, thị trấn nơi DN đặt trụ sở chính trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp CN/ĐKKD hoặc chứng nhận thay đổi ĐKKD. b) Tổ chức cá nhân được quyền yêu cầu cơ quan ĐKKD cung cấp thông tin về ĐKKD, cấp bản sao giấy CN/ĐKKD, chứng nhận thay đổi ĐKKD v.v… 2) Công bố nội dung ĐKKD (Đ 28 LDN): a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp CN/ĐKKD, DN phải đăng trên mạng thông tin DN của cơ quan ĐKKD hoặc trên 1 trong các loại báo viết hoặc báo điện tử trong 3 số liên tiếp về các nội dung chủ yếu của CN/ĐKKD. b) Trường hợp thay đổi nội dung ĐKKD, cũng phải công bố nội dung thay đổi đó như trên. XI. Quyền góp vốn bằng tài sản và định giá tài sản góp vốn: 1) Chuyển quyền sở hữu tài sản (Đ 29 LDN): a) TV (đ/v cty TNHH, CTHD) và cổ đông (CTCP) phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho Cty theo qui định sau:  Đ/v tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất: Người góp vốn phải làm thủ tục, chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho Cty tại cơ quan thẩm quyền (không phải chịu lệ phí trước bạ).  Đ/v tài sản không đăng ký quyền sở hữu: phải thực hiện việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng văn bản b) Tài sản được sử dụng vào hoạt động SXKD của DNTN không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho DN (vì tính chất trách nhiệm vô hạn). 2) Việc định giá tài sản góp vốn (Đ 30 LDN): a) Tài sản góp vốn (ngoài tiền VN, ngoại tệ, vàng) phải được các TV, CĐ sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. b) Các TV, CĐ sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí. c) Các TV, CĐ sáng lập phải chịu trách nhiệm về việc định giá sai, cao hơn so với trị giá thực tế tại thời điểm góp vốn. d) Tài sản góp vốn trong quá trình SXKD cũng do DN và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp. Trang 8 XII.Vấn đề đặt tên DN, trụ sở chính, chi nhánh, VP đại diện (từ Đ 31 – Đ 37 LDN): 1) Tên của DN: a) Phải viết bằng tiếng Việt, có kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất 2 thành tố sau: Loại hình DN (Cty TNHH, CTHD, CTCP v.v…) + tên riêng. b) Tên DN phải gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, VPĐD của DN (in trên giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu, ấn phẩm v.v… c) Cơ quan ĐKKD có quyền từ chối không chấp nhận tên dự kiến ĐK của DN (nếu có vi phạm các qui định của LDN). d) Những điều cấm trong đặt tên DN:  Đặt tên trùng hoặc tên gây hiễu nhầm lẫn với tên DN đã ĐKKD trước.  Sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp v.v… để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của DN (trừ trường hợp có sự chấp thuận trước của đơn vị đó).  Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. e) Tên DN bằng tiếng nước ngoài hoặc viết tắt:  Tên DN bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang (khi dịch tên riêng của DN có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng ra tiếng nước ngoài).  Tên bằng tiếng nước ngoài của DN được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn hoặc bằng tên tiếng Việt của DN tại cơ sở hoặc trên các giấy tờ, tài liệu.  Tên viết tắt của DN: được viết tắt bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài. f) Tên trùng và tên gây nhầm lẫn:  Tên trùng: là tên của DN yêu cầu ĐKKD được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của DN đã ĐKKD trước.  Tên của DN yêu cầu ĐKKD chỉ khác tên DN đã ĐKKD trước bởi dấu & (và).  Trùng nhau tên viết tắt.  Tên bằng tiếng nước ngoài của DN yêu cầu ĐKKD trùng với tên tiếng nước ngoài của DN đã ĐKKD.  Tên riêng của DN yêu cầu ĐKKD chỉ khác tên riêng của DN đã ĐKKD bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của DN đó (trừ trường hợp DN yêu cầu ĐKKD là công ty con của DN đã ĐKKD). Trang 9  Tên riêng của DN yêu cầu ĐKKD chỉ khác tên riêng của DN đã ĐKKD bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” ngay sau tên riêng của DN đã ĐKKD.  Tên riêng của DN yêu cầu ĐKKD chỉ khác tên riêng của DN đã ĐKKD bằng các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự (trừ trường hợp DN yêu cầu ĐKKD là công ty con của DN đã ĐKKD). 2) Về trụ sở của DN: a) Trụ sở chính của DN: Là địa điểm liên lạc, giao dịch của DN, phải ở trên lãnh thổ VN, có địa chỉ, số điện thoại, fax v.v… b) DN phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính của DN với cơ quan ĐKKD trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp CN/ĐKKD. 3) Con dấu của DN: a) DN có con dấu riêng, phải lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của DN. b) Con dấu là tài sản của DN. Người đại diện theo pháp luật của DN phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo qui định pháp luật. c) DN có thể có con dấu thứ hai khi cần thiết nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan cấp con dấu. 4) VPĐD, chi nhánh và địa điểm SXKD của DN: a) VPĐD: là đơn vị phụ thuộc của DN, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của DN và bảo vệ lợi ích đó của DN (nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, không trực tiếp SXKD). b) Chi nhánh: Là đơn vị phụ thuộc của DN, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của DN, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành nghề SXKD của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề SXKD của DN. c) Địa điểm SXKD: Là nơi hoạt động SXKD cụ thể của DN được thực hiện. Địa điểm SXKD có thể ở ngoài địa điểm ĐK trụ sở chính của DN. d) CN, VPĐ và địa điểm SXKD phải mang tên của DN. e) DN có quyền lập CN, VPĐD ở trong nước và ở nước ngoài (số lượng tùy theo nhu cầu). BÀI 3: TƯ VẤN QUẢN LÝ NỘI BỘ DOANH NGHIỆP I. Cơ sở pháp luật và khoa học quản lý nội bộ DN: Trang 10 [...]... kết hợp đồng mới phát sinh các quyền và nghĩa vụ) - “Đàm phán hợp đồng thường xảy ra trước “ký kết Hợp đồng , nhưng cũng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Hợp đồng (trong các trường hợp đàm phán để sửa đổi, bổ sung Hợp đồng do tình hình khách quan mới phát sinh hoặc do ý chí của các bên bằng các “phụ kiện hợp đồng , thường có dự liệu trong Hợp đồng chính) II Xác định nguồn luật điều chỉnh quá trình. .. C- HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (chương IV từ Đ 26 đến Đ 43 LLĐ): I.Khái niệm về Hợp đồng lao động và các loại Hợp đồng lao động: Trang 24 1) Khái niệm về Hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Đ26 LLĐ) 2) Các loại Hợp đồng lao động: (Đ 27 LLĐ) a) Hợp đồng. .. vi 6) Tư vấn về nghệ thuật lãnh đạo (dựa trên loại hình DN, mô hình quản trị và các nguyên tắc theo Luật DN, Luật Lao động, Luật công đoàn, Điều lệ công ty) 7) Tư vấn về phòng ngừa tranh chấp về pháp lý, về hợp đồng, về lao động 8) Tư vấn về quản lý qui trình chất lượng quốc tế (theo các loại hình ISO của các tổ chức quốc tế) 9) Tư vấn về quản lý nội bộ và các nguyên tắc quản lý hệ thống kế toán tài. .. kiện: Phải nhầm lẫn về một nội dung chủ yếu của hợp đồng và nếu không vì nhầm lẫn thì đã không giao kết hợp đồng Bên bị nhầm lẫn là bên duy nhất có quyền: a) Yêu cầu bên kia điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp với ý muốn đích thực của mình b) Trong trường hợp bên kia từ chối, yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong thời hạn 1 năm kể từ ngày ký Hợp đồng - Trong Luật Việt Nam, lỗi của một bên “trong... bên lừa dối là hành vi cố ý, bên bị lừa dối có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu Người bị lừa dối không bị bắt buộc phải nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của giao dịch mới có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu  Hợp đồng kinh tế bị hủy bỏ nếu người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo” 7) Hợp đồng hoá giai đoạn đàm phán: Các bên đàm phán có thể ký kết với nhau một... học nghề phải có Hợp đồng học nghề bằng văn bản hoặc bằng miệng giữa người học nghề với người dạy nghề hoặc đại diện cơ sở dạy nghề a) Nếu ký kết hợp đồng học nghề bằng văn bản, thì phải làm thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản b) Nội dung chủ yếu của hợp đồng học nghề phải bao gồm mục tiêu đào tạo, địa điểm học, mức học phí, thời hạn học, mức bồi thường khi vi phạm hợp đồng c) Trong trường hợp DN nhận người... đồng trọng tài lao động là số lẻ và không quá 7 người Chủ tịch và thư ký Hội đồng là đại diện của cơ quan lao động cấp tỉnh Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài LĐ là 3 năm…Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải các tranh chấp LĐ tập thể; quyết định phương án hòa giải theo nguyên tắc đa số bằng cách bỏ phiếu UBND tỉnh đảm bảo hoạt động của HĐ trọng tài LĐ 11) Chương XIV, mục II : Thẩm quyền và trình. .. HĐLĐ được tạm hoãn thực hiện trong các trường hợp sau: a) NLĐ đi làm NVQS hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật qui định b) NLĐ bị tạm giữ, tạm giam c) Các trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận 2) Chấm dứt HĐLĐ (Đ36 LLĐ): HĐLĐ chấm dứt trong các trường hợp sau: a) Hết hạn hợp đồng b) Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng c) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng d) NLĐ bị kết án tù giam hoặc bị cấm... DNTN v.v…) 2) Tư vấn về quản lý kinh doanh (phân công điều hành theo Điều lệ DN, thẩm quyền từng chức danh, cách thức đưa ra các quyết định trong kinh doanh v.v…) 3) Tư vấn về xây dựng nội quy hoạt động của DN (dựa trên Điều lệ, chức năng và ngành nghề hoạt động của DN) 4) Tư vấn về Họp Đại hội và các hội họp nội bộ khác có tính định kỳ, đột xuất để giải quyết các vấn đề kinh doanh, các vấn đề có tính... ký kết hợp đồng: 1) Bộ Luật Dân sự năm 2005 2) Và các văn bản luật liên quan theo từng lĩnh vực (Bộ Luật Dân Sự, Luật Xây Dựng, Luật Lao Động, Luật đấu thầu v.v…) III NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÀM PHÁN, GIAO KẾT HỢP ĐỒNG: 1) Đảm bảo nguyên tắc tự do trong đàm phán: - Xuất phát từ nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận và tự do giao kết hợp Trang 32 đồng Có tự do đàm phán mới có tự do giao kết hợp đồng, . một số vấn đề của Luật Lao động. Bài 5: Tư vấn đàm phán & ký kết hợp đồng Bài 6: Tư vấn về soạn thảo Hợp đồng. Bài 7: Tư vấn về giải quyết tranh chấp Hợp đồng Bài 8: Tư vấn về Luật Đầu tư. . HỌC VIỆN TƯ PHÁP GIÁO TRÌNH TƯ VẤN HỢP ĐỒNG MỤC LỤC Bài 1: Tư vấn pháp luật Bài 2: Tư vấn doanh nghiệp (thành lập & ĐKKD) Bài 3: Tư vấn quản lý nội bộ doanh nghiệp Bài 4: Tư vấn sử dụng. phù hợp nhất. D. Một số hoạt động tư vấn DN: I. Tư vấn thành lập, tổ chức lại, giải thể DN: 1) Tư vấn chọn lựa loại hình DN, thành lập và ĐKKD doanh nghiệp. 2) Tư vấn về tổ chức lại DN. 3) Tư vấn

Ngày đăng: 24/06/2015, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w