1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KINH TẾ VĨ MÔ

5 346 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 282 KB

Nội dung

Bài tập 2

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế Bài thi giữa kỳ Châu Văn Thành 1 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Học kỳ Thu, 2006 KINH TẾ Bài thi giữa kỳ Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian đọc đề bài) Bạn có 10 phút để đọc đề bài, và có thể tham chiếu sổ tay ghi chép tóm tắt được phát bởi phòng đào tạo. Có tất cả 9 câu hỏi trong phần chính thức phải hoàn thành . Hãy phân bổ và tận dụng thời gian một cách hợp lý và hiệu quả. Trong đề bài có thêm phần điểm thưởng , bạn có thể tham gia hay không tham gia vào nội dung này. Chúc may mắn! Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế Bài thi giữa kỳ Châu Văn Thành 2 Câu 1 : Yêu cầu chọn Đúng/Sai và giải thích ngắn gọn (20 điểm) a. Sự khác biệt giữa các khái niệm ngắn hạn, dài hạn, và rất dài hạn trong kinh tế chủ yếu là do sự khác biệt về độ dài thời gian. b. Cán cân thanh toán (BOP) cũng chính là cán cân vãng lai (CA) đều chứa thành phần xuất khẩu và nhập khẩu. c. Nếu hiện tại chỉ số giá của Việt Nam là 104 và của Thái Lan là 108, có nghĩa là tỷ l ệ lạm phát ở Thái Lan cao hơn tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam. d. GDP và GNI sẽ chính xác bằng nhau khi NFP bằng không. e. Chỉ số khử lạm phát (GDP deflator) là một loại chỉ số giá (P) và được tính bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho GDP thực. f. Định luật OKUN thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa GDP thực và tình trạng thất nghiệp. g. Theo phương pháp chi tiêu, GDP bao gồm chi tiêu tiêu dùng của khu vực tư nhân, chi tiêu đầ u tư gộp, chi mua của chính phủ, xuất khẩu ròng và khấu hao. h. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá được chào hằng ngày trên báo chí và các quầy thu đổi ngoại tệ, trong khi tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá trao đổi trên thị trường chợ đen. i. Phương trình số lượng (M.V=P.Y) cũng chính là thuyết số lượng tiền. j. Hiệu ứng Fisher giải thích mối quan hệ theo tỷ lệ 1:1 giữa tăng tr ưởng cung tiền và sự thay đổi của mức giá. Câu 2: (5 điểm) Hãy nêu 3 điểm khác nhau giữa chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát GDP (hay chỉ số khử lạm phát GDP hay GDP deflator). Câu 3: (5 điểm) “BOP có liên quan chặt chẽ với cung và cầu ngoại tệ. Việt Nam chẳng có gì để lo lắng về sự biến động và tình trạng thiếu hụt ngoại tệ hằng năm chúng ta đang có được các khoản tiền gởi của Việt Kiều khá lớn về nước và FDI cũng có xu hướng gia tăng mạnh”. Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Giải thích. Câu 4: (5 điểm) Bạn được yêu cầu tính toán kết quả và nhận định về tình trạng cán cân thương mại so với GDP (TB/GDP hay NX/GDP) của Việt Nam từ bảng số liệu sau (ADB, 2005): % của GDP Tiết kiệm và đầu tư 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng đầu tư nội địa 23,9 25,9 31,3 33,7 35,5 Tổng tiết kiệm quốc gia (có thể xem là tổng tiết kiệm nội địa) 25,5 27,4 29,2 31,9 32,0 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế Bài thi giữa kỳ Châu Văn Thành 3 Câu 5: (5 điểm) Từ một đánh giá sau đây của ADB về kinh tế Việt Nam, bạn hãy viết ra các ký hiệu tương ứng đã nghiên cứu trong môn học một cách nhiều nhất có thể khi đọc trích dẫn này: (Ví dụ: khi bắt gặp cụm từ cán cân vãng lai, bạn sẽ viết là CA) “Với những nền tảng kinh tế vững mạnh và chế độ chính trị ổn định, n ăm 2004, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nhờ có sự tăng trưởng mạnh trong tiêu dùng và đầu tư, tăng trưởng luôn được duy trì ở mức cao, đạt 7,5%. Là một nước xuất khẩu dầu ròng, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ giá dầu thô tăng cao. Hai ngành công nghiệp và dịch vụ, tổng cộng chiếm khoảng gần 80% GDP là nguồn tăng trưởng chính, đạ t tốc độ tăng trưởng tương ứng là 10,2% và 7,4%, nông nghiệp là ngành tăng trưởng thấp nhất 2,8%. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,5% vào tháng 12 và lạm phát trung bình năm ước tính là 7,7%, tăng so với mức 3,2% năm 2003. Năm 2004, cung tiền tăng 28%. Tăng trưởng tín dụng cũng gia tăng (42%), khiến cho dư luận lo lắng về chất lượng tín dụng. Kể từ đó đến nay, chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biệ n pháp, bao gồm tăng tỷ lệ dự trữ và lãi suất chiết khấu đối với việc tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại, giảm tốc độ tăng tín dụng xuống khoảng 25- 30% năm 2005. Thâm hụt tài khoá, ước tính khoảng 3,8%GDP, còn thấp hơn chỉ tiêu của chính phủ là 5,0%. Tốc độ tăng GDP được dự báo đạt khoảng 7,6% năm 2005, 7,6% năm 2006, và 7,5% năm 2007, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ c ủa cầu nội địa và xuất khẩu. Chính sách tài khoá sẽ còn tiếp tục mở rộng nhưng trong khả năng kiểm soát, đảm bảo trang trải chi phí cho các cuộc cải cách và cải thiện cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ lạm phát (tính trung bình trong thời kỳ này) sẽ được kiềm chế, xuống khoảng 6% năm 2005 và 5,2% năm 2006 và 2007”. Câu 6: (15 điểm) Từ hình cổ điển trong dài hạn, và xét một nền kinh tế đóng, ta có: Điều kiện cần bằng: Y = C( Y - T ) + I(r) + G hay S = I(r) với S = Y - C( Y - T ) - G r là biến nội sinh, chính thế r sẽ điều chỉnh nhằm tái lập cân bằng. Các kết luận sau đây là đúng hay sai? Giải thích thật ngắn gọn câu trả lời của bạn. a. Tăng G sẽ kéo theo giảm S. Kết quả là r tăng và cuối cùng I giảm. b. Tăng T sẽ kéo theo tăng S. Kết quả là r tăng và cuối cùng I giảm. c. Với câu a, trong dài hạn có hiện tượng sự lấn át (crowding out) hoàn toàn x ảy ra. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế Bài thi giữa kỳ Châu Văn Thành 4 Câu 7: (20 điểm) Trong hình tăng trưởng tân cổ điển của Robert Solow, bằng lập luận và hình vẽ phù hợp nhất, hãy chứng minh kết luận sau đây:“ Tích lũy vốn không thể tạo ra sự tăng lên liên tục của mức sống (đo lường bởi y*), trong khi tiến bộ công nghệ có thể lý giải sự tăng lên liên tục này“. Và theo bạn, tiến bộ công nghệ có nghĩa là gì ? Câu 8: (15 điểm) Cân bằng trên thị trường tiền tệ được thể hiện qua công thức: () YiL P M ,= ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ Và từ hiệu ứng Fisher, ta có i = r + π e . Giải thích sao thuyết số lượng tiền có thể đúng hoặc không đúng hoàn toàn trong các trường hợp sau đây: a. Tăng cung tiền M không ảnh hưởng đến lạm phát kỳ vọng π e . b. Tăng cung tiền M kéo theo tăng lạm phát kỳ vọng π e . c. Kỳ vọng về tăng cung tiền M trong tương lai kéo theo tăng lạm phát kỳ vọng π e . Câu 9: (10 điểm) Hãy suy nghĩ về nền kinh tế Việt Nam như một nền kinh tế mở và nhỏ. Điều gì xảy ra trong dài hạn đối với tổng tiết kiệm S (bao gồm tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm chính phủ), lãi suất thực r, đầu tư I, xuất khẩu ròng NX, và tỷ giá hối đoái thực ε khi sự kiện sau đây xảy ra:“Chính phủ xoá các rào cản thuế và hạn ngạch do yêu cầ u hội nhập khu vực và WTO“. Câu hỏi thưởng: Bạn không yêu cầu phải làm các câu hỏi này. Nhưng nếu tham gia trả lời đúng và suy luận hợp lý sẽ nhận được điểm thưởng. Câu 1: ( 10 điểm ) Trở lại với câu 8 ở phần chính thức (bắt buộc) bên trên, bạn hãy liên hệ và bình luận về câu chuyện lạm phát của Việt Nam với các trường hợp: a. phát hành tiền mới và, b. chính sách tăng lương vào đầu tháng 10/2006. Câu 2: ( 10 điểm ) Bạn chắc còn nhớ bài tập về ứng dụng chính sách vào đầu lớp học có nội dung như sau: Bạn là một nhà kinh tế XYZ từng tốt nghiệp Chương trình Sau đại học về Kinh tế học Ứng dụng và Chính sách công tại trường Fulbright. Một ngày nọ, bạn nhận được một lá thư từ ông chủ tịch uỷ ban ngân sách văn phòng quốc hội: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế Bài thi giữa kỳ Châu Văn Thành 5 Kính gửi nhà kinh tế XYZ, Quốc hội đang xem xét đề nghị của chính phủ về việc cắt giảm thuế đồng loạt 15%. Đây là một quyết định quan trọng vậy chúng tôi muốn nhận được lời tư vấn và phân tích của ngài. Trong bối cảnh của yêu cầu phát triển và duy trì tăng trưởng như hiện nay, khả năng cắt giảm chi tiêu chính phủ là không khả thi và không đáng kể. Do vậ y thâm hụt ngân sách là không tránh khỏi. Theo ngài, chính sách cắt giảm thuế và thâm hụt ngân sách sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế và phúc lợi kinh tế của đất nước chúng ta? Kính thư và rất mong sự hồi đáp sớm nhất của ngài. Chủ tịch uỷ ban ngân sách Thư phúc đáp của bạn, nhà kinh tế XYZ có nội dung như sau: Kính thưa ngài Chủ tịch uỷ ban ngân sách, Một chính sách cắt giảm thuế được tài trợ bằng vay nợ của chính phủ sẽ tạo ra một số tác động đối với nền kinh tế. Tác động rõ nhất và trực tiếp của cắt giảm thuế là làm tăng chi tiêu tiêu dùng của dân chúng. Chi tiêu tiêu dùng tăng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, chi tiêu tiêu dùng cao hơ n làm tăng cầu hàng hoá và dịch vụ, qua đó tăng sản lượng và việc làm. Song lãi suất cũng tăng do tiết kiệm thấp hơn, đầu tư giảm và khuyến khích dòng vốn nước ngoài đổ vào. Nội tệ lên giá, hàng hoá trong nước giảm khả năng cạnh tranh (tác động này sẽ khác nhau giữa cơ chế tỷ giá thả nổi và cơ chế cố định). Trong dài hạn, tiết kiệm quốc dân thấp hơn, mức đầu tư thấp hơn và nợ nước ngoài tăng thêm, sản lượng thấp hơn và người nước ngoài hưởng thêm phần lợi từ nước mình. Ảnh hưởng của chính sách cắt giảm thuế đối với phúc lợi kinh tế rất khó dự báo. Thế hệ hiện tại tiêu dùng nhiều hơn và có nhiều việc làm hơn, mặc dù l ạm phát có thể cũng cao hơn. Các thế hệ tương lai phải gánh chịu gánh nặng của thâm hụt ngân sách hiện nay họ sẽ sống trong một quốc gia có khối lượng tư bản nhỏ hơn và nợ nước ngoài lớn hơn. Trân trọng, Kinh tế gia XYZ Yêu cầu: Hãy sử dụng kiến thức của hình trong dài hạn và rất dài hạn để giải thích cơ chế của lập luận trong th ư trả lời bên trên. (không yêu cầu giải thích các tác động trong ngắn hạn). . kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế vĩ mô Bài thi giữa kỳ Châu Văn Thành 1 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Học kỳ Thu, 2006 KINH TẾ VĨ. dạy kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế vĩ mô Bài thi giữa kỳ Châu Văn Thành 3 Câu 5: (5 điểm) Từ một đánh giá sau đây của ADB về kinh tế

Ngày đăng: 10/04/2013, 15:22

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w