Gợi ý lời giải bài tập 1
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1 Niên khoá 2006-2007 Châu Văn Thành 1 9/18/2006 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Học kỳ Thu, 2006 KINH TẾ VĨ MÔ Gợi ý lời giải bài tập 1 Câu 1: (40đ) Phát biểu đúng/sai và giải thích: a. GDP và GNDI là một xét về ý nghĩa kinh tế. Sai. GDP và GNDI khác nhau ở hai khoản NFP và NTR theo công thức tính: GDP = C + I + G + X – M GNDI = C + I + G + X – M + NFP + NTR b. Đầu tư I là biến điểm (stock) còn trữ lượng vốn K là biến kỳ (flow, lưu lượng). Sai. Đầu tư I là biến kỳ còn trữ lượng vốn K là biến điểm. I là một thành phần thuộc GDP hằng năm, K là toàn bộ trữ lượng vốn tích lũy theo thời gian và được tính gộp lại vào một thời điểm nào đó. c. GDP danh nghĩa được đo lường bởi sản lượng hiện hành và giá hiện hành, trong khi GDP thực được đo bởi giá của một năm cho trước nào đó. Đúng. Đó là định nghĩa của GDP danh nghĩa và GDP thực. d. Theo phương pháp thu nhập, GDP bao gồm tiền lương, khoản thu nhập cho thuê, các khoản lãi, và lợi nhuận cộng với thuế gián thu và khấu hao. Đúng. Đây là các thành phần trong GDP theo phương pháp thu nhập. Khấu hao là một thành phần trong GDP. Chúng ta cũng biết rằng sản phẩm quốc nội ròng NDP là hiệu số của GDP và khấu hao. Một cách chính xác hơn ta có thể nói không chỉ thuế gián thu mà là các khoản điều chỉnh về thuế để có được kết quả thống nhất của 3 phương pháp tính và có kết quả thống nhất theo định nghĩa của GDP. e. Ch ỉ số khử lạm phát (GDP deflator) là một dạng chỉ số Paasche và CPI là dạng chỉ số Laspeyres. Đúng. Các nhà kinh tế gọi chỉ số giá sử dụng giỏ hàng hoá cố định là chỉ số Laspeyres (phù hợp với cách tính CPI) và chỉ số giá sử dụng giỏ hàng hoá thay đổi là chỉ số Paasche (phù hợp với cách tính GDP deflator). f. Định luật Okun thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa GDP danh nghĩa và tình trạng thấ t nghiệp. Sai. Định luật Okun thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa GDP thực và tỷ lệ thất nghiệp (hay tình trạng thất nghiệp). Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1 Niên khoá 2006-2007 Châu Văn Thành 2 9/18/2006 g. Giảm lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát là số âm. Sai. Giảm lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát giảm dần (hay nói khác hơn ∆%P>0 và nhỏ dần). h. Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế là 4% khi mà mức giá tăng từ 100 lên 104 lên 108 lên 112. Sai. Một cách chính xác hơn, khi chỉ số giá thay đổi từ 100 thành 104 thì tỷ lệ lạm phát là 4%. Nhưng từ 104 thành 108 rồi 112, tỷ lệ lạm phát trở nên nhỏ hơn 4% (3,8% và 3,7%). i. Kết quả giao dịch hàng hoá và dịch vụ được thể hiện trong tài khoản vãng lai (CA), kết quả giao dịch vốn thể hiện trong tài khoản vốn (KA hay CF) của cán cân thanh toán (BOP). Đúng. Cán cân thanh toán của một quốc gia thể hiện hai loại giao dịch chủ yếu giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới: (1) giao dịch hàng hoá và dịch vụ , ví dụ như xuất khẩu và nhập khẩu. Các giao dịch này được ghi chép trong một loại tài khoản tên là tài khoản vãng lai; (2) giao dịch vốn, như FDI, FPI, vay cho vay, trả nợ . được ghi trong loại tài khoản vốn. j. Cân bằng cán cân thanh toán yêu cầu tình trạng cân bằng đồng thời của cả tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Sai. Cán cân thanh toán cân bằng về nguyên tắc là sự kết hợp kết quả của hai tài khoản CA và CF (chưa kể thay đổi NFA) và bằng không. Không nhất thiết từng tài khoản phải cân bằng. Câu 2 (5đ): Từ ví dụ về mô hình về thị trường bánh mì ở trang 15, chương 1, sách Kinh tế vĩ mô, Mankiw-2V, ta có các phương trình: Q d = D(P b , Y) Q s = S(P b , P f ) Q d = Q s Xác định biến nội sinh và biến ngoại sinh của mô hình này và giải thích vì sao? Trả lời: Biến số ngoại sinh là những biến số cho trước, bên ngoài, và giải thích mô hình. Biến số nội sinh là những biến số được xác định dựa vào mô hình. Mô hình bên trên về thị trường bánh mì có 2 biến ngoại sinh (thu nhập Y và giá bột P f ) và 2 biến nội sinh là giá bánh mì (P b ) và lượng bánh mì được trao đổi (Q d = Q s = Q) Câu 3(4đ): Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1 Niên khoá 2006-2007 Châu Văn Thành 3 9/18/2006 Hai sinh viên A và B tranh luận: • Sinh viên A: Khi định nghĩa về dầu tư nội địa (I), do có chữ nội địa nên cần phải hiều đầu tư này được tài trợ chủ yếu từ 2 nguồn trong nước, tiết kiệm của khu vực tư nhân và tiết kiệm của khu vực chính phủ. • Sinh viên B: Đầu tư nội địa (I) theo ý nghĩa kinh tế cần được hiểu đầu tư này được tài trợ từ 3 nguồn, tiết kiệm của khu vực tư nhân và tiết kiệm của khu vực chính phủ, và tiết kiệm của khu vực nước ngoài. A hay B có câu trả lời đúng? Giải thích? Trả lời: Sinh viên B đúng. Theo biến đổi sau, ta có: GDP = Y = C + I + G + X – M Và Y = C + S + T Suy ra, (S – I) + (T – G) = (X – M) Hay I = S + (T – G) + (M – X) = S’ (đầu tư nội địa bằng với tiết kiệm, trong đó tiết kiệm bao gồm 3 phần như trong lập luận của B). Câu 4(20đ): Các giao dịch của nền kinh tế Economy trong năm 2006 được viết lại theo ký hiệu: Thu nhập ròng của lao động từ nước ngoài = 500 (thuộc NFP) Thu nhập ròng từ đầu tư với nước ngoài = -1000 (thuộc NFP) Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước = 5000 (X) Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài = 6000 (M) Các khoản chuyển nhượng ròng từ nước ngoài = 200 (NTR) Tổng chi tiêu tiêu dùng của khu vực tư nhân và chính phủ = 8000 (C + G) Tổng đầu tư trong nước = 4000 (I) Hãy tính: a. Tổng sản phẩm quốc nội GDP và tổng thu nhập khả dụng quốc dân GNDI b. Cán cân vãng lai CA và cán cân thương mại TB (hay NX) c. Tổng tiết kiệm quốc nội và tổng tiết kiệm quốc dân d. Chênh lệch tiết kiệm (quốc nội) và đầu tư (quốc nội) e. Nếu dòng vốn đi ra là 2000 và dự trữ của ngân hàng nhà nước không đổi, thì dòng vốn vào là bao nhiêu? Tính toán: GDP = C + I + G + NX = 8000 + 4000 + (5000 – 6000) = 11000 GNDI = GDP + NFP + NTR = 11000 + (500 – 1000) + 200 = 10700 CA = NX + NFP + NTR = (5000 – 6000) + (500 – 1000) + 200 = -1300 TB = NX = X – M = (5000 – 6000) = -1000 S quốc nội = GDP = Y = C + I + G + X – M Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1 Niên khoá 2006-2007 Châu Văn Thành 4 9/18/2006 Và Y = C + S + T Suy ra, (S – I) + (T – G) = (X – M) Hay I = S + (T – G) + (M – X) = S’ Vậy S quốc nội = S + (T – G) = I – (M – X) = 4000 – (6000 - 5000) = 3000 S quốc dân = GNI = C + I + G + X – M + NFP Và GNI = C + S + T Suy ra, (S – I) + (T – G) = (X – M) + NFP Hay I = S + (T – G) + (M – X) - NFP Vậy S quốc dân = S + (T – G) = I – (M – X) + NFP = 4000 – (6000 - 5000) + (500 – 1000) = 2500 (một lần nữa chúng ta thấy rằng sự khác nhau giữa khái niệm quốc dân và quôc nội ở khoản thu nhập yếu tố ròng NFP) Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư = 3000 – 4000 = -1000 (đúng bằng NX!) BOP = CA + CF = 0 Với CA = -1300 Do thay đổi NFA = 0 Nên hiệu giữa dòng vào và dòng ra trong CF phải bằng +1300: Dòng vào = 1300 + dòng ra = 1300 + 2000 = 3300 Câu 5 (10đ): Trong mô hình cổ điển (giả sử nền kinh tế đóng) vì sao: a. Y = Y Hàm sảm xuất Y = F(K, L), với K= K và L = L nên Y = Y , mức sản lượng toàn dụng. b. Và cách viết S = I(r) tương đương Y = C( Y - T ) + I(r) + G (kinh tế đóng) Điều kiện cần bằng đầy đủ được viết lại như sau: Y = C(Y -T ) + I(r) + G Cách tiếp cận tương đương thông qua các quỹ vốn vay: r được xác định thông qua quan hệ cung cầu quỹ vốn vay I = Y – C – G; vế bên phải là tiết kiệm quốc gia, S: S = [(Y-T) – C] + [T-G] ⇒ S = I(r) với S = Y - C( Y -T ) - G Câu 6 (10đ): Trong mô hình cổ điển, giả sử chính phủ tăng thuế (T) và chi mua (G) những mức bằng nhau. Điều gì xảy ra với lãi suất (r) và đầu tư (I) trước sự thay đổi của ngân sách cân Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1 Niên khoá 2006-2007 Châu Văn Thành 5 9/18/2006 bằng này? Câu trả lời của bạn có phụ thuộc vào khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC) không? Trả lời: Chúng ta vẫn còn xem xét trong một nền kinh tế đóng. Để trả lời tác động của một chính sách tăng thuế và chi mua chính phủ những mức bằng nhau đến đầu tư và lãi suất, trước hết hãy nhớ lại đồng nhất thức sau: Tổng tiết kiệm = tiết kiệm tư nhân + tiết kiệm chính phủ = Tổng đầu tư = [Y – T – C(Y – T)] + [T – G] Y cố định tại mức Y (do định nghĩa trong mô hình cổ điển). Thay đổi tiêu dùng C bằng khuynh hướng tiêu dùng biên MPC nhân cho thay đổi thu nhập khả dụng (nhớ lại MPC = ∆C/∆(Y-T)). Hay: Thay đổi tổng tiết kiệm = [- ∆T – (MPC × ( - ∆T))] + [∆T - ∆G] = [- ∆T + (MPC × ∆T)] + 0 = (MPC – 1) ∆T = Thay đổi tổng đầu tư Như vậy, câu trả lời là khi thuế và chi tiêu chính phủ tăng những khoản bằng nhau sẽ có tác động đến đầu tư và phụ thu ộc vào độ biến thiên của MPC (ta biết 0<MPC<1) và do vậy làm giảm tiết kiệm (giảm đầu tư) và r tăng. Câu 7 (5đ): Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng: Y = F(K, L) = A.K α .L 1 – α . Kết quả phân tích của một sinh viên C như sau: Sản phẩm biên của lao động, MPL = αA.K α .L 1 - α = α.Y/L Sản phẩm biên của vốn, MPK = (1 – α).A.K α .L 1 - α = (1 – α).Y/K Kết quả này đúng hay sai? Giải thích? Trả lời: I(r) S 2 S 1 r I, S r 1 r 2 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1 Niên khoá 2006-2007 Châu Văn Thành 6 9/18/2006 Sai. Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng: Y = F(K, L) = A.K α .L 1 – α Thì: MPL = (1-α)AK α L -α = (1-α)(Y/L) MPK = αAK α-1 L 1-α = α(Y/K) (Để câu trả lời đầy đủ bạn cần giải thích cách làm để có được kết quả như vậy) Câu 8 (5đ): Phân biệt giữa ngắn hạn, dài hạn (một số tài liệu gọi là trung hạn), và rất dài hạn (một số tài liệu gọi là dài hạn) trong kinh tế học vĩ mô bằng cách sắp xếp một cách có hệ thống các cụm từ sau đây: • Là một giai đoạn thời gian thoả các điều kiện • Giá kết dính • Toàn dụng nguồn lực • Vốn, lao động và công nghệ cho trước • Giá linh hoạt • Gia tăng vốn, gia tăng lao động và tiến bộ công nghệ • Các nguồn lực chưa được sử dụng hết • Trong kinh tế học vĩ mô • Ngắn hạn • Dài hạn • Rất dài hạn Trả lời: Trong kinh tế học vĩ mô Ngắn hạn là một giai đoạn thời gian thoả các điều kiện vốn, lao động và công nghệ cho trước, giá kết dính, các nguồn lực chưa được sử dụng hết. Dài hạn là một giai đoạn thời gian thoả các điều kiện vốn, lao động và công nghệ cho trước, giá linh hoạt, toàn dụng nguồn lực. Rất dài hạn là một giai đoạn th ời gian thoả các điều kiện gia tăng vốn, gia tăng lao động và tiến bộ công nghệ, giá linh hoạt, toàn dụng nguồn lực. Câu 9: (Câu hỏi này chỉ yêu cầu suy nghĩ trước) a. Sử dụng mô hình 4 khu vực cơ bản chỉ ra các tác động có thể có đối với nền kinh tế Việt Nam khi giá xăng dầu đột biến gia tăng? b. Sử dụng khung phân tích tương tự cho từng trường hợp chính phủ Việt Nam áp dụng chính sách gia tăng chi tiêu (G) với nguồn tài trợ chủ yếu từ: (1) vay ưu đãi, (2) phát hành trái phiếu, và (3) phát hành thêm tiền Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1 Niên khoá 2006-2007 Châu Văn Thành 7 9/18/2006 Gợi ý: Trước tiên hãy viết ra các đồng nhất thức đại diện cho từng khu vực: 1. (S – I) + (T – G) = CA = X – M + NFP + NTR 2. T – G = DEF = ∆NDCg + BRWg + NTRg + Dg 3. BM = NFA + NDCg + DCp + OIN = NFA + NDA + OIN 4. BOP = X – M + NFP + NTR + FDI + Dg + Dp + CFO + EO + ∆NFA = 0 Thông thường để xử lý một bài tập mang tính tình huống thế này chúng ta cần ràng buộc thêm một số các giả định như là: • Cơ chế tỷ giá hối đoái (cố định hay thả nổi hay có quản lý) • Dòng vốn di chuyển (kiểm soát vốn hay vốn di chuyển tự do) • Các biến kỳ vọng như thế nào (kỳ vọng tỷ giá, kỳ vọng vế lạm phát .) • Tác động mà bạn xét là trong ngắn hạn hay dài hạn • . Sau khi hoàn thành xong chương trình môn học này chúng ta sẽ có dịp trở lại giải quyết các câu hỏi này một cách có hệ thống và chặt chẽ hơn về cả mô hình và ý nghĩa kinh tế của chúng. . chưa được sử dụng hết • Trong kinh tế học vĩ mô • Ngắn hạn • Dài hạn • Rất dài hạn Trả lời: Trong kinh tế học vĩ mô Ngắn hạn là một giai đoạn. Châu Văn Thành 1 9/18/2006 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Học kỳ Thu, 2006 KINH TẾ VĨ MÔ Gợi ý lời giải bài tập 1 Câu 1: (40đ) Phát