đe thi học ki có đap an

3 247 0
đe thi học ki có đap an

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT DUY XUYÊN ĐỀ THAM KHẢO HKI TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG MÔN NGŨ VĂN LỚP 8 – THỜI GIAN : 90 PHÚT Năm học 2009-2010 I/ Trắc nghiệm: (3 đ) Chọn ý đúng nhất trong các phương án đề ra để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1/ Tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố là: A, Việc làng B, Lều chõng C, Tắt đèn D, Tập án cái đình Câu 2/ Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” hiện lên là một con người như thế nào? A, Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý. B, Là một người nông dân có số phận đáng thương. C, Là một người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng. D, Là một người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Câu 3/ Nhận xét nào nói đầy đủ nhất tính cách của Đôn-ki-hô-tê (đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”) A, Là người có những ước vọng tốt đẹp. B, Là người có những hành động điên rồ. C, Là người điên rồ trong ước muốn lẫn hành động. D, Ý a và b đúng. Câu 4/ Nét đặc nhất về nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ry là: A, Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc. B, Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt. C, Đảo ngược tình huống truyện. D, Sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Câu 5/ Văn bản Hai cây phong được trích từ tác phẩm nào của Ai-ma-tốp? A, Cây phong non trùm khăn đỏ B, Người thầy đầu tiên C, Con tàu trắng D, Một ngày dài hơn thế kỉ Câu 6/ Tác phẩm Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-tet thuộc thể loại gì? A, Truyện ngắn B, Hồi kí C, Bút kí D, Tiểu thuyết Câu 7/ Nhà văn Đan Mạch (1805-1875) nổi tiếng với loại truyện kể viết cho trẻ em. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, ham thích văn thơ từ nhỏ. Ông là ai? A, Xéc-van-tét B, An-đéc-xen C, O. Hen-ry D, Ai-ma-tốp Câu 8/ Nghĩa của từ “trường học” rộng hơn nghĩa của từ nào dưới đây? A. Nhà xưởng B. Xí nghiệp C. Lớp học D. Nhà hàng Câu 9/ Dòng nào dưới đây không chứa hoàn toàn các từ tượng hình? A. Chênh vênh, khúc khuỷu, chót vót B. Chon von, vắt vẻo, nghiêng ngả C. Đung đưa, ngoằn ngoèo, đầy đủ D. Rón rén, run rẩy, thướt tha Câu 10/ Dòng nào dưới đây có xuất hiện từ tương thanh? A. Chẫu chàng, đu đủ, che chắn B. Ngoan ngoãn, lanh lợi, thành thật C. Che chắn, ngu ngơ, leng keng D. Lung linh, thiêm thiếp, chong chóng Câu 11/ Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì? A. Tình huống giao tiếp B. Tiếng địa phương của người nói C. Địa vị của người nói trong xã hội D. Nghề nghiệp của người nói Câu 12/ Câu nào dưới đây vừa có trợ từ vừa có thán từ? A. Đích thị là nó chứ không thể là ai khác, làm gì có ai to gan như vậy! B. Vâng, cháu chào bác, mời bác vào nhà, bố cháu đang chờ bác ạ! C. Này, đích đến của chúng ta là giải đấu cấp quốc gia tháng này nhé! D. Ừ, đúng là Mai đấy, ngay chị cũng không ngờ cô ấy đạt giải. II/ Tự luận: (7 đ) Câu 1/ Từ nhân vật lão Hạc, em có suy nghĩ gì về số phận và phẩm chất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám? (2 đ) Câu 2/ Thuyết minh về một thứ đồ dùng thân thiết của em. (5 đ) Đáp án: I/ Trắc nghiệm: (3 đ) - Mỗi câu đúng ghi 0,25 đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C A D C B D B C C C A D II/ Tự luận: (7 đ) Câu 1/ (2 đ) Người nông dân có: - Số phận cơ cực, đau thương, nghèo đói, bế tắc (1 đ) - Phẩm chất cao đep: Nhân hậu, giàu tình yêu thương con, giàu lòng tự trọng, nhân cách trong sạch (1 đ) Câu 2, (5 đ) Yêu cầu chung: - Phương pháp: Kiểu bài thuyết minh, biết dùng các phương pháp thuyết minh phù hợp. - Nội dung: thuyết minh về một thứ đồ dùng thân thiết. Tri thức phải khách quan, chính xác - Hình thức: Trình bày rõ ràng, sach sẽ, bố cục ba phần đảm bảo, văn mạch lạc, trong sáng. Yêu cầu cụ thể: - Giới thiệu về thứ đồ dùng thân thiết của mình (chiếc cặp sách, bút, chiếc xe đạp, đôi dép, cái mũ….) - Giới thiệu về hình dáng vật dụng: hình dáng từng phần, màu sắc, hình ảnh trang trí… - Vật liệu làm nên vật dụng: vật liệu từng phần, tại sao mỗi phần lại cần những vật liệu khác nhau? - Công dụng của đồ dùng ấy - Tình cảm cá nhân đối với vật dụng của mình. Biểu điểm: - Điểm 5: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. - Điểm 4: Đảm bảo yêu cầu trên, văn có thể sai phạm 2-3 lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 3: Tương đối đảm bảo các yêu cầu trên nhưng trình bày có chỗ thiếu mạch lạc, sai phạm 4-5 lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 2: Tương đối đảm bảo yêu cầu. Tri thức về đối tượng còn hạn chế, văn còn vụng. - Điểm 1: văn viết sơ sài, lan man, lủng củng. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. GV ra đề Tổ trưởng chuyên môn Chuyên môn nhà trường Đoàn Thị Quý Vũ Thị Hà Lê Văn Minh MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009 - 2010 I/ MỤC TIÊU: Qua kiểm tra nhằm giúp HS: - Nắm kiến thức văn học Việt Nam và văn học nước ngoài bao gồm kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật, kiến thức về Tập làm văn, Tiếng Việt. - Hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn, năng lực thực hành ứng dụng. - Giáo dục HS có tình yêu văn học, yêu con người, quý trọng những vật dụng phục vụ cho cuộc sống của chúng ta. II/ MA TRẬN: Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Văn học 4 câu (1,5,6,7) 3 câu (2,3,4) 1 câu (1) 7 1 Tiếng Việt 2 câu (8,11) 3 câu (9,10,12) 5 Tập làm văn 1 câu (2) 1 Cộng: số câu Tổng số điểm 6 1,5 đ 6 1,5 đ 1 2 đ 1 5 đ 12 3,0 đ 2 7,0 đ . 10/ Dòng nào dưới đây có xuất hiện từ tương thanh? A. Chẫu chàng, đu đủ, che chắn B. Ngoan ngoãn, lanh lợi, thành thật C. Che chắn, ngu ngơ, leng keng D. Lung linh, thi m thi p, chong chóng Câu. 2009 - 2010 I/ MỤC TIÊU: Qua ki m tra nhằm giúp HS: - Nắm ki n thức văn học Việt Nam và văn học nước ngoài bao gồm ki n thức về tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật, ki n thức về Tập làm văn,. Câu nào dưới đây vừa có trợ từ vừa có thán từ? A. Đích thị là nó chứ không thể là ai khác, làm gì có ai to gan như vậy! B. Vâng, cháu chào bác, mời bác vào nhà, bố cháu đang chờ bác ạ! C. Này,

Ngày đăng: 24/06/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan