luận văn quản trị nhân lực Giải quyết vấn đề trùng lắp” trong quá trình điều phối, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các cơ quan quản lý nhà nước

21 402 0
luận văn quản trị nhân lực Giải quyết vấn đề trùng lắp” trong quá trình điều phối, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các cơ quan quản lý nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NỘI VỤ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG Đề tài: Giải quyết vấn đề “trựng lắp” trong quá trình điều phối, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các cơ quan quản lý nhà nước HỌC VIÊN: VŨ THỊ LAN PHƯƠNG ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: VỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM LỚP: BỒI DƯỠNG QLNN NGẠCH CHUYÊN VIÊN HÀ NỘI, 06/2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 PHẦN I 5 MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 5 1. Hoàn cảnh ra đời 5 2. Diễn biến tình huống 5 PHẦN II 7 PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 7 1. Phân tích tình huống 7 2. Xử lý tình huống 10 PHẦN III 18 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 18 KẾT LUẬN 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 2 MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, ODA là một nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy mà việc thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này là vô cùng quan trọng. Kể từ năm 1993 cho đến nay, nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) luôn là một kênh huy động vốn quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Trong chặng đường 17 năm có mặt tại Việt Nam, lượng ODA mà chúng ta huy động được không ngừng tăng lên qua từng năm, so với các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới, thành tích huy động ODA của chúng ta thật đáng tự hào. Tuy nhiên, bên cạnh công tác thu hút vốn rất tốt đó là nỗi lo về công tác quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ nhiều ưu đãi này. Trong giai đoạn 1993-2009, số vốn ODA ký kết mà chúng ta có được là 42010,25 triệu USD trong khi giải ngân thời kỳ này chỉ đạt 26184 triệu USD (khoảng 62%), đó là chưa kể có những giai đoạn mà giải ngân ODA của chúng ta chỉ đạt khoảng 30% tổng số vốn ký kết ( giai đoạn 1993-1994) Việt Nam là một nước đang phát triển với quy mô nhỏ, đại bộ phận dân cư cũn nghốo, cơ sở hạ tầng còn khó khăn, nên cần phải tận dụng nguồn vốn ưu đãi này sao cho có hiệu quả để củng cố tiềm lực kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống nhân dân. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình, nên số vốn ODA được tài trợ sẽ giảm dần cộng với lãi suất sẽ tăng lên, nếu không sử dụng hợp lý thì sẽ tạo ra gánh nặng nợ nần cho thế hệ mai sau. Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy vấn đề quản lý và sử dụng ODA hiện nay là một vấn đề quan trọng, cần nghiên cứu tìm ra nguyên nhân dẫn đến nhữngạư chồng chéo trong chính sách quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức nhằm đưa ra giải pháp khắc phục. 3 Chính vì vậy tụi đó chọn Đề tài “Giải quyết vấn đề trùng lắp trong quá trình điều phối, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các cơ quan quản lý Nhà nước” để khắc phục những mặt hạn chế nhằm nâng cao hoạt động quản lý và sử dụng ODA của Việt Nam có hiệu quả. Nội dung Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Mô tả tình huống Phần II: Phân tích và xử lý tình huống Phần III: Nhận xét và kiến nghị Với thời gian bồi dưỡng kiến thức chưa được nhiều và trình độ nghiên cứu của tôi còn hạn chế. Vì vậy, tôi mong muốn nhận được sự giúp đỡ, đống góp ý kiến của các Thầy cỏc Cụ để Tiểu luận của tôi được hoàn thiện hơn, đồng thời qua đó tôi có thể trao đổi, học tập được kinh nghiệm, phục vụ cho công việc chuyên môn của mỡnh tốt hơn. 4 PHẦN I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 1. Hoàn cảnh ra đời Tình huống xảy ra trong khi cán bộ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đến làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước (là hai đối tác về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) với ADB), đã nhận được các câu trả lời khác nhau về cơ quan đầu mối điều phối các dự án hợp tác khu vực do ADB tài trợ, làm cho một số cán bộ của ADB không biết phải phối hợp với cơ quan nào. Văn phòng đại diện của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Hà Nội và một số cán bộ của Ngân hàng này đề nghị Chính phủ Việt Nam cho biết cơ quan nào là cơ quan đối tác chính đối với các dự án Hợp tác Hỗ trợ kỹ thuật vùng do ADB tài trợ. Vì không rõ về đối tác chính của mỡnh nờn đó xảy ra một số vấn đề vướng mắc trong công tác quản lý các dự án Hỗ trợ kỹ thuật khu vực do ADB tài trợ. 2. Diễn biến tình huống Trong năm X, đó cú lần Ngân hàng Phát triển Châu Á gửi thư cùng một thời điểm tới hai cơ quan đối tác của Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đề nghị cử một cán bộ tham gia Hội thảo của khu vực tổ chức tại Manila, Philipin. Nhận được thư mời của ADB, cả hai cơ quan cùng gửi công văn đi các Bộ/cơ quan liên quan đề nghị cử cán bộ tham dự Hội thảo, dẫn đến sự trùng lắp trong việc cử cán bộ tham dự hội thảo nói trên. Cán bộ Chương trình của ADB khi tới công tác tại Việt Nam có đưa vào biên bản ghi nhớ một đoạn ý nói rằng: Các công văn, thư từ liên quan tới các dự án Hợp tác khu vực do ADB tài trợ sẽ được chuyển đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xử lý. Tại cuộc họp tổng kết của Đoàn công tác, đại diện của Bộ Kế 5 hoạch và Đầu tư đã thống nhất với quan điểm của ADB, nhưng đại diện của Ngân hàng Nhà nước lại không đồng ý và đề nghị được bảo lưu ý kiến. Do vây, một lần nữa, các cán bộ của ADB tham dự cuộc họp nói trên và ADB nói chung không rõ đối tác chính đối với các dự án Hỗ trợ kỹ thuật vùng do ADB tài trợ. Cho đến nay, vẫn còn những điểm trùng lắp, chưa rõ ràng trong việc phối hợp công tác chưa được giải quyết dứt điểm. Các cán bộ đối tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng nhà nước vẫn giữ quan điểm của chính mình làm cho quá trình hợp tác với ADB đối với các dự án hợp tác khu vực còn gặp khó khăn, hạn chế. Đứng trước tình hình đó, ADB tiếp tục đề nghị Chính phủ Việt Nam làm rõ cơ quan nào của Việt Nam là đối tác chính đối với các dự án Hỗ trợ kỹ thuật khu vực do ADB tài trợ để tạo điều kiên cho quá trình hợp tác, điều phối và quản lý các dự án này tốt hơn. 6 PHẦN II PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Phân tích tình huống Tình hình chồng chéo về chức năng được giao để xử lý các vấn đề nêu trên vẫn diễn ra. Nếu không làm rõ cơ quan nào là đầu mối xử lý các dự án hỗ trợ kỹ thuật khu vực do ADB tài trợ thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự tham gia các hoạt động của dự án hợp tác khu vực. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến mất cơ hội tham gia dự án có lợi cho Việt Nam. Ngoài ra nếu không giải quyết được vấn đề nêu trên thì khó có thể đưa các dự án hỗ trợ kỹ thuật khu vực vào chương trình hợp tác Quốc gia và sẽ không thể quản lý được các dự án hợp tác khu vực một cách thống nhất trong một tổng thể thống nhất. Do vậy có thể làm giảm uy tín của các cơ quan quản lý ODA của Nhà nước Việt Nam. Muốn tìm nguyên nhân gây ra sự chồng chéo trong chức năng điều phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn của các dự án hợp tác khu vực nói riêng và nguồn vốn ODA nói chung nhằm đưa ra các kiến nghị xử lý vấn đề này, cần lưu ý tới các yếu tố lịch sử và chức năng nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của Ngân hàng Nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật và các Nghị định của Chính phủ liên quan tới công tác điều phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Mặt khác, cần phải xem xét về các yếu tố xuất xứ của nguồn vốn ODA, các thủ tục cấp vốn ODA tức là xem xét về đối tác nước ngoài cấp vốn ODA để tìm nguyên nhân tháo gỡ những vướng mắc nêu trên. 7 Có thể nói nguồn vốn ODA mới bắt đầu vào Việt Nam kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới (1986). Từ đó đến nay, ta đã tăng cường hợp tác và cũng nhận được sự hỗ trợ của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Hiện nay đã có nhiều nhà tài trợ lớn nhỏ từ các châu lục khác nhau cung cấp hỗ trọ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau và cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế xó hụi Việt Nam. Về thực chất, nguồn hỗ trọ phát triển chính thức là sự hợp tác phát triển giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế thông qua các hình thức chủ yếu sau đây: Hỗ trợ cán cân thanh toán; Hỗ trợ theo chương tình; Hỗ trọ kỹ thuật; Hỗ trợ theo dự án. a. Cỏc bên nước ngoài cung cấp ODA bao gồm: - Chính phủ nước ngoài - Các tổ chức phát triển của Liên Hiệp Quốc (LHQ), bao gồm: Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP); Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEP); Chương trình Lương thực Thế giới (WFP); Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ (UNFPA); Quỹ Trang thiết bị của LHQ (UNCDF); Tổ chức Phát triển Công nghiệp của LHQ (UNDO); Cao uỷ LHQ về người tị nạn (UNHCR); Tở chức Y tế Thế giới (WHO); Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của LHQ (UNESCO), v.v… - Các tổ chức Liên Chính phủ, bao gồm: Liên minh Châu Âu (EU); Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD); Hiệp hội các nước ASEAN… - Các tổ chức Tài chính quốc tế, bao gồm: Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); Quỹ các nước Phát triển dầu mỏ (OPEC); Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB) và Quỹ Phát triển Bắc Âu (NID); Quỹ Kuwait; Quỹ Quốc tế và phát triển nông nghiệp (IFAD), v.v…trừ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). 8 - Các tập đoàn, công ty nước ngoài tài trợ cho Chính phủ, Quỹ ODA của Chính phủ nước ngoài viện trợ cho các chương trình, dự án thông qua các tổ chức phi Chính phủ (NGO). b. Các hình thức cung cấp ODA bao gồm: - Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA được cung cấp dưới dạng tiền mặt hoặc hàng hoá để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ. - Hỗ trợ theo chương trình: Gồm các khoản ODA được cung cấp để thực hiện một chương trình nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu với một tập hợp các dự án thực hiện trong một thời gian xác định tại các địa điểm cụ thể (Chương trình tín dụng ngành của Nhật Bản tài trợ khôi phục và phát triển giao thông nông thôn, phát triển lưới điện nông thôn, phát triển hệ thống nước sinh hoạt ở các thị trấn, thị tứ…) - Hỗ trợ kỹ thuật: Nhằm giúp phát triển thể chế, tăng cương năng lực của các cơ quan Việt Nam, chuyển giao công nghệ, thông qua cung cấp chuyên gia, người tình nguyện, cung cấp một số trang thiết bị, nhận đào tạo cán bộ Việt Nam tại chỗ hoặc ở nước ngoài tại cỏc khoỏ học ngắn hạn dưới 1 năm, hỗ trợ nghiên cứu, điều tra cơ bản (lập quy hoạch, báo cáo nghiên cứu khả thi…). Một hỗ trợ kỹ thuật có thể bao gồm một số hoặc tất cả các nội dung nói trên. - Hỗ trợ theo dự án: ODA được cung cấp để thực hiện dự án xây dựng cơ bản bao gồm xây lắp, trang thiết bị hoặc chỉ thuần tuý cung cấp trang thiết bị. Trong nội dung dự án xây dựng cơ bản có thể bao gồm dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ Việt Nam tại chỗ hoặc gửi ra nước ngoài c. Các loại ODA: - ODA không hoàn lại: Bên nước ngoài cung cấp viện trợ không hoàn lại để thực hiện chương trình, dự án ODA (mức độ tài trợ theo sự thoả thuận với Bên nước ngoài). 9 - ODA cho vay bao gồm: + ODA cho vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là các khoản ODA cho vay có yếu tố không hoàn lại đạt ớy nhất 25% trị giá khoản vay. Bên nước ngoài thường quy định cụ thể các điều kiện cho vay ưu đãi. + ODA cho vay hỗ hợp: là khoản ODA bao gồm kết hợp một phần ODA không hoàn lại (hoặc ODA cho vay ưu đãi) và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD). Tóm lại, nguồn vốn ODA là một phần của ngân sách nhà nước, mặt khác, nguồn vốn ODA được cung cấp từ nhiều nước, nhiều tổ chức Quốc tế với các hình thức và thủ tục cấp vốn ODA đa dạng và phức tạp. Do vậy, công tác điều phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA có liên quan tới chức năng của nhiều cơ quan quản lý của Nhà nước. 2. Xử lý tình huống Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định liên quan tới công tác điều phối, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA), tuy vậy tình hình điều phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn này vẫn còn nhiều phức tạp và chồng chéo. Các cơ quan thực hiện chức năng điều phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA vẫn còn có một số cách hiểu khác nhau dẫn tới nhiều hoạt động trùng lắp. Vì cách hiểu còn khác nhau nên dẫn tới cách giải thích về các Nghị định, Quy chế cho các đối tác nước ngoài còn khác nhau làm cho một số đối tác nước ngoài nhầm lẫn, không rõ đối tác chính của mình là ai và cần phải phối hợp với ai để giải quyết các công việc cần thiết. Do vậy, tình hình hợp tác giữa các đối tác Việt Nam và nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, dẫn tới chậm trễ trong quá trình chuẩn bị, thực hiện và giải ngõn cỏc dự án ODA. Trong quá trình đổi mới, công tác quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước đã chuyển dần sang dựa trên nền tảng pháp luật. Việc quản lý nguồn vốn ODA không là ngoại lệ và chính vì vậy, ngay sau khi Việt Nam 10 [...]... các địa phương - Các chủ dự án, Ban quản lý dự án Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về ODA Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về ODA quy định rã ràng trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP - Bộ Kế hoạch và đầu tư (Điều 39) - Bộ Tài Chính (Điều 40) - Bộ Tư pháp (Điều 41) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Điều 42) - Bộ Ngoại giao (Điều 43) - Văn phòng Chính phủ (Điều 44) - Các Bộ, ngành và UBND các. .. nguồn vốn ODA có nhiều thay đổi trong thời gian sắp tới Trong số các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực điều phối và quản lý nguồn vốn ODA, Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành ngày 09/01/2006 là một văn bản quản lý Nhà nước đã quy định cụ thể nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA tương đối rõ ràng, do vậy tránh được sự trùng lặp trong quá trình hợp tác Tuy nhiên, trong các hoạt động điều. .. của các ngành, các cấp, song mặt khác cũng đặt ra thách thức về năng lực quản lý và tổ chức thực hiện đối với các bộ, ngành và địa phương Thứ ba, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng ODA thông qua việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ công bố rộng rãi thông tin về nguồn ODA, các chính sách và điều kiện tài trợ để các đơn vị đề xuất có điều kiện để chuẩn bị và đề xuất các chương trình, ... khâu, từng hoạt động trong quá trình điều phối, quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức Căn cứ vào những quy định nêu trên thì Bộ kế hoạch và Đầu tư là đầu mối chính của các nhà tài trợ trong cỏc khõu ban đầu của chu trình dự án (khâu điều phối, chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, v.v ) Do vậy, mọi liên lạc ban đầu, các thông tin liên quan tới các dự án ODA nói chung (kể cả các dự án hợp tác... Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước) đều cho rằng họ đã thực hiện đúng nhiệm vụ của mình được quy định trong các văn bản quản lý Nhà nước Họ biết là có sự trùng lắp, nhưng bên nào cũng cho mình có lý Do vậy, để giải quyết được sự trùng lắp trong chức năng điều phối, quản lý các dự án hợp tác khu vực do ADB tài trợ, cần có sự phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan để... tiếp Nhà tài trợ Phối hợp làm việc Phối hợp quản lý Hình 1: Sơ đồ khái quát hoá bộ máy quản lý nhà nước về ODA 15 Hiện nay Việt Nam có 4 cấp tham gia vào quá trình quản lý thu hút và sử dụng vốn ODA, bao gồm : - Thủ tướng Chính phủ - Các bộ tổng hợp, gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ; trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối - Các. .. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước lúc đó (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và các cơ quan hữu quan Việt Nam bắt tay nghiên cứu và xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA và ngày 15 tháng 3 năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định đầu tiên về quản lý và sử dụng ODA (Nghị định 20/CP) Tiếp theo Nghị định 20/CP, căn cứ vào tình hình thực tế và thực tiễn của viện trợ phát triển, Chính phủ đã ban... Thủ tướng Chính phủ  Quy trình quản lý và sử dụng ODA - Các giai đoạn trong quy trình quản lý và sử dụng nguồn v ốn ODA Quy trình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA gồm 4 giai đoạn + Giai đoạn 1: Xây dựng danh mục chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ đối với từng nhà tài trợ + Giai đoạn 2: Chuẩn bị chương trình, dự án, bao gồm cả ký kết chương trình, dự án + Giai đoạn 3: Thực hiện chương trình, dự... hướng thu hút và sử dụng ODA 6 Các chương trình đầu tư cụng; cỏc chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu của các ngành, các địa phương 16 7 Chiến lược, chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ - Phối hợp vận động ODA Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ về việc chuẩn bị Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (Hội nghị CG) và các diễn đàn... lý và điều phối các dự án hợp tác khu vực do ADB tài trợ, cần phải đề cập tới chức năng quản lý và sử dụng vốn ODA của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước đã được quy định tại quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành ngày 09/01/2006 như sau: - Các dự án hợp tác khu vực do ADB tài trợ cũng phải tuân thủ theo các điều . CHỨC TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG Đề tài: Giải quyết vấn đề “trựng lắp” trong quá trình điều phối, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các cơ quan quản lý nhà nước HỌC. vì vậy tụi đó chọn Đề tài Giải quyết vấn đề trùng lắp trong quá trình điều phối, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các cơ quan quản lý Nhà nước để khắc phục. nhiều cơ quan quản lý của Nhà nước. 2. Xử lý tình huống Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định liên quan tới công tác điều phối, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA),

Ngày đăng: 23/06/2015, 19:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • PHẦN I

  • MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

    • 1. Hoàn cảnh ra đời

    • 2. Diễn biến tình huống

    • PHẦN II

    • PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

      • 1. Phân tích tình huống

      • 2. Xử lý tình huống

      • PHẦN III

      • MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

      • KẾT LUẬN

      • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan