I.Trình bày hoàn cảnh lịch sử, ss nội dung của cương lĩnh đầu tiên của ĐCSVN w nd của LCCT 10/1930 của ĐCSĐD. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đ 1. Hoàn cảnh lịch sử: * HCRĐ của ĐCSVN: Cuối 1929, tại VN đặt ra sự cần thiết và cấp bách phải thành lập 1 ĐCS thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ. Được sự phân công của QTCS, NAQ từ Xiêm đến Trung Quốc, người chủ trì Hội nghị hợp nhất Đ, Tại Hương Láng, TQ. Trong báo cáo gửi Quốc Tế CS (18/2/1930) NAQ viết: " Chúng tôi họp vào ngày 6/1 Các đại biểu trở về An Nam 8/2" Nghị quyết ĐHĐB toàn quốc lần III ĐLĐVN (10/9/1960) quyết định lấy 3/2 dl hàng năm làm ngày kĩ niệm thành lập Đ. * HCRĐ của CLCT đầu tiên: Các văn kiện được thông qua tại hội nghị thành lập ĐCSVN: Chánh Cương vắn tắt của Đ, sách lượt vắn tắt của Đ, Chương trình tóm tắt của ĐCSVN do NAQ soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN. * HCRĐ của luận cương chính trị tháng 10/1930 4- 1930, Trần Phú về nước hoạt động, tháng 7 đc bổ sung vào BCHTW lâm thời cùng ban thường vụ chuẩn bị cho hội nghị BCHTW. Từ 14 đến 31/10/1930, BCHTW họp hội nghị lần I tại Hương Cảng, do Trần Phú chủ trì, hội nghị thống nhất: + Đổi tên ĐCSVN thành ĐCSĐD + Thủ tiêu các văn kiện tại hội nghị thành lập Đ 6/1/1930 + Thông qua LCCT của ĐCSĐD cử Trần Phú làm tổng bí thư. 2. So sánh: * Giống nhau: + Về phương hướng chiến lược của cách mạng: cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách. + Về nhiệm vụ cách mạng: đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc. + Về lực lượng cách mạng: chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta + Về phương pháp cách mạng: sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông. + Về vị trí quốc tế: cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình. + Lãnh đạo cách mạng: là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam”. => Sự giống nhau trên là do cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917. * Khác nhau: Nội dung ss Cương lĩnh đầu tiên ( 2/1930) Luận cương (10/1930) Chiến lược sách lược cách mạng Tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa . Nhiệm vụ Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng Đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít Mục tiêu Làm cho Việt Nam độc lập, thành lập chính phủ công- nông. Tịch thu sản nghiệp của đế quốc và tư sản phản cách mạng chia cho dân nghèo. Làm cho Đông Dương độc lập chính phủ công-nông, tiến hành cách mạng ruộng đất triệt để. Lực lượng Công + nông + tiểu tư sản + trí thức, còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập Giai cấp công nhân và nông dân Lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vs giữ vai trò lãnh đạo. Giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản. Quan hệ với cách mạng Thế giới Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khắng khít của cách mạng thế giới, liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Quan hệ với cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới. 3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là “một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta . Nó chứng tỏ rằng giai cấp công nhân ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”. ĐCSVN ra đời là sự kết hợp Chủ nghĩa Mác- Leenin với pt công nhân và pt yêu nước VN. ĐCSVN vừa ra đời đã có đường lối đúng đắn, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về tổ chức lãnh đạo và đường lối cm, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới của đất nước VN. II- TẠI SAO ĐCSĐD THỰC HIỆN SỰ CHUYỂN HƯỚNG CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC 1939 – 1945. TRỌNG TÂM CỐT LÕI CỦA NỘI DUNG CHUYỂN HƯỚNG CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC LÀ GIF? TẠI SAO ĐÓ LÀ TRỌNG TÂM CỐT LÕI 1.Tại sao Đ thực hiện sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: Đảng Cộng sản Đông Dương thực hiện sự chuyển hướng chỉ đạo Chiến lược 1939 - 1945 là do hoàn cảnh lịch sử thay đổi. - Chiến tranh TG II bùng nổ. + 01.09.1939, Phát xít Đức tấn công Ba Lan ngày 03.09. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh TG II bùng nổ. + Pháp tăng cường vơ vét thuộc địa đẩy mọi tầng lớp nhân dân VN vào cùng quẫn. + Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân Pháp tan vỡ. ĐCS Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. + 06.1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng. + 22.06.1941, quân Phát xít Đức tấn công Liên Xô. - Trong nước. + 28.09.1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thiết quân luật: đặt ĐCSĐD ra ngoài vòng pháp luật đóng cửa các nhà báo và nhà sản xuất, cấm hội họp. + Ban bố lệnh tổng động viên; tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục chiến tranh, hơn 7 vạn thanh niên bị bắt lính. + Vấn đề sống còn của dân tộc được đặt lên trên hết. + 22.09.1940, phát xít Nhật tiến vào Lạng Sơn. + 23.09.1940, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật. + Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp- Nhật trở nên gay gắt. 2. Trọng tâm cốt lõi của nội dung chuyển hướng chỉ đạo Chiến lược: - Đưa nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu: quyết định tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng khẩu hiệu "tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân nghèo, ". - Thành lập Mặt trận Việt Minh thay cho Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương; đổi tên các Hội phản đế thành Hội cức quốc. - Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng. - Xây dựng phương châm và hình thâi khởi nghĩa ở nước ta: "đó là, khởi nghĩa từng phần, tiến công tổng khởi nghĩa". - Hội nghị TW 8 còn dự kiến chính xác thời cơ: Khi Đức thật bại, Nhật thua to, Đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương; quyết định quốc kì VN là cờ đỏ sao vàng 5 cánh. => Đây được coi là nhiệm vụ chiến lược của ĐCSVN vì thế được xem là trọng tâm cốt lõi của nội dung chuyển hướng chỉ đạo Chiến lược. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo Chiến lược 1939 - 1945: với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, Đảng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo Chiến lược đề ra nhiều chủ trương đúng đắn phù hợp chỉ đạo thực tiễn, soi đường cho Cách mạng tháng Tám thắng lợi. III- TẠI SAO ĐẾ QUỐC MỸ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ Ở VIỆT NAM. TRÌNH BÀY CƠ SỞ CỦA QUYẾT TÂM CHIẾN LƯỢC ĐÁNH THẮNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI THỂ HIỆN TRONG NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG LÂN 11 (3 -1965) VÀ NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 12 (12-1965). Ý NGHĨA CỦA CÁC NGHỊ QUYẾT ĐÓ. 1. Tại sao đế quốc Mỹ thực hiện CL CT cục bộ ở VN. Năm 1965, trước tình hình Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ đang dần bị phá sản. Bên cạnh đó, với ưu thế hỏa lực, công nghệ và quân số của lính viễn chinh Mỹ để đè bẹp quân Giải phóng miền Nam, đồng thời dùng không quân đánh phá miền Bắc nhằm bảo vệ chế độ Việt Nam cộng hòa, thiết lập ảnh hưởng lâu dài của Mỹ lên miền Nam Việt Nam nên đế quốc Mỹ đã quyết định thực hiện Chiến lược "Chiến tranh cục bộ". 2. Cơ sở của quyết tâm chiến lược đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai - Trước hành động Mỹ gây "Ctranh cục bộ" ở MN, tiến hành ctranh phá hoại ra miền bắc, hội nghị TW lần 11(3/1965) và lần 12 ( 12/1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xl. - HNTW 12 đã phân tích thế và lực giữa ta và Mỹ trên cơ sở KH: + Ta mạnh tuyệt đối về chính trị, bởi vì cuộc chiến đấu của dân tộc ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa, ta càng đánh nhân dân thế giới sẽ càng ngày càng hiểu và ủng hộ. + Mỹ yếu tuyệt đối về chính trị: cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ là cuộc chiến tranh phi nghĩa sé không được nhân dân tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ ủng hộ. + Lính Mỹ chiến đấu không có mục tiêu cụ thể đó là Đi chiến đấu cho ai? Vì cái gì? Nên lính Mỹ không có động cơ , không có tinh thần chiến đấu. + Bộ đội ta chiến đấu có mục tiêu rỏ ràng vì độc lập, tự do của Tổ Quốc, đánh kẻ thù xâm lược. + Mỹ mạnh tuyệt đối về vũ khí và phương tiện chiến tranh. + Ta hạn chế hơn Mỹ về vũ khí và phương tiện chiến tranh. + Mỹ bị hạn chế tuyệt đối về hậu cần, kĩ thuật do ở xa trong khi điều kiện đòi hỏi về hậu cần của lính Mỹ rất cao. + Ta có hậu cần tại chổ, hậu cần nhân dân, bộ đội ta chịu đựng đc khó khăn, gian khổ, thiếu thốn. + Vũ khí hiện đại Mỹ bị hạn chế ở chiến trường ở từng địa bàn của VN. + Ta có chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc. + Quyết tâm chiến lược: " kiên quyết đánh bại cuộc ctranh xl của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào" + Phương châm chỉ đạo chiến lược đánh thắng chiến tranh phá hoại ở MB, thực hiện kháng chiến lâu dài, tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trên chiến trường MN. + Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh: giữ vững, kiên quyết và liên tục tiến công. Triệt để vận dụng 3 mũi giáp công, đánh giặc trên cả 3 vùng chiến lược, đánh địch bằng 3 thứ quân. + XĐ MN là tiền tuyến lớn, MB là hậu phương lớn. Khẩu hiệu chung là :"Tất cả để đánh thàng giặc Myc xl". Quân dân MN đã bền bỉ và anh dũng chiến đấu, đánh bại các cl chiến tranh xâm lược của đé quốc Mỹ. 3.Ý nghĩa: Nghị quyết hội nghị 11 và 12 thể hiện được tinh thần độc lập, chủ động, sáng tạo của Đ trong việc vận dụng những nguyên lý của CN Mác – Lê nin và kinh nghiệm chống ngoại xâm của dân tộc vào hoàn cảnh đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược, nghị quyết đã đáp ứng yêu cầu cấp bách của cách mạng cả nước, tạo đk đánh bại chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ. IV- TRÌNH BÀY HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ SO SÁNH ĐƯỜNG LỐI CNH ( TRƯỚC ĐỔI MỚI ) VỚI ĐL CNH, HĐH, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. TẠI SAO NÓI CNH LÀ 1 YẾU TỐ KHÁCH QUAN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VN. 1. Hoàn cảnh lịch sử: a. CNH thời kỳ trước đổi mới - Đất nước thực hiện 2 chiến lược hướng tới giải phóng dân tộc 1960 – 1975 - Đất nước sau gp 1976 – 1986, cả hệ thống XHCN đều thực hiện bao cấp: đóng cửa, viện trợ cho là chủ yếu. - Sau gp VN vẫn đi theo mô hình này. Đây là mô hình lạc hậu, yếu kém và trì trệ b. CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức - ĐHĐBTQ lần V( 3- 1982) giải quyết những vấn đề cấp bách thiết yếu trước mắt. Chuẩn bị cho bước tiếp theo của CNH. - ĐHĐBTQ lần VI: tiếp tục thực hiện mục tiêu của ĐHV - ĐHVII thông qua cương lĩnh, nhắc đến CNH theo hướng hiện đại. - NQTW7, ( khóa 7 tháng 7 -1994) bắt đầu nhận thức lại về CNH, HĐH thay cho tư duy CNH trước đây. - ĐHĐB Toàn quốc lần VIII (7/1996) + Đất nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoàng + XĐ mục tiêu CNH, HĐH - ĐH IX (4/2001) Đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN, -> 2020, nước ta cơ bản trở thành 1 nước CN theo hướng HĐ. - ĐHX (4 – 2006) và ĐHXI ( 1/2011) đẩy mạnh CNH – HĐH gắn với nền kinh tế tri thức. 2. So sánh: - Giống nhau: + Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Cùng hướng tới mục tiêu đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển lên hiện đại. - Khác nhau: CNH trước đối mới CNH, HĐH thời kỳ đổi mới - Giai đoạn: từ năm 1960 - 1986. - Mục tiêu: CNH nhằm đưa nước ta từ 1 nước nông nghiệp lạ hậu thành 1 nước có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững chắc. - Giai đoạn: từ năm 1986 đến nay. - Mục tiêu: + Đưa nước ta thành 1 nước công nghiệp có xơ sở vật chất, khoa học hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý. Đến năm 2020, nước ta trở thành 1 nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đến giữa thế kỉ 21, nước ta trở thành 1 nước công nghiệp hiện đại. + Có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. + Có mức sống vật chất, tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc. - CNH gắn với HĐH và CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. - CNH theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển côn nghiệo nặng. - Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước XHCN - Lực lượng thực hiện CNH là Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước. - Việc phân bổ nguồn lực để CNH chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, trong 1 nền kinh tế phi sản xuất hàng hóa. - Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham nhanh, ham lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội. - CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. - Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. - Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH, HĐH. - Phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đối với phát triển văn hóa, thự hiện tiến bộ và công bằng xã hội. 3/ CNH là 1 tất yếu khách quan của sự phát triển của Việt Nam là vì: - Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH - Do yêu cầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới - Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CNXH. Câu V: Thế nào là cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp?Cơ chế này thực hiện ở nước ta trong giai đoạn lịch sử nào và có những ưu thế nào?Trình bày mục tiêu, quan điểm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa ở Việt Nam thể hiện trong văn kiện Đại hội XI ĐCSVN? 1/ Cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp: được hiểu là cơ chế trong đó nền kinh tế vận động dưới sự kiểm soát của Nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế, không coi trọng các quy luật thị trường. 2/Cơ chế này thực hiện ở nước ta trong giai đoạn lịch sử nào và có những ưu thế nào - Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi, Hiệp định Giơ-ne- vơ về Đông Dương được kí kết. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng và tiến bước lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, từ năm 1960 miền Bắc bắt đầu áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Ngày 30/4/1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, đất nước ta hoàn toàn thống nhất. Cả nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Định hướng của Đảng và Nhà nước: xây dựng nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung và kéo dài đến năm 1990. - Ưu điểm của chế độ này là: + Cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu. + Đáp ứng được yêu cầu của thời chiến vì đất nước bị xâm lược + Khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số lợi thế khác. + Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn toàn giúp người lính yên tâm chiến đấu. 3/ mục tiêu, quan điểm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa ở Việt Nam thể hiện trong văn kiện Đại hội XI ĐCSVN? - Mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa ở Việt Nam thể hiện trong văn kiện Đại hội XI ĐCSVN (01.2011). + Từng bước xây dựng động bộ hệ thống pháp luật, bảo đảm cho nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi. + Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công. + Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, tuừng bước liên thông với thị trường khi vực và thế giới. + Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. + Nâng cao hiệu lực, hiểu quả quản lý của Nhà nước và phá huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lí, phát triển kinh tế - xã hội. - Quan điểm. + Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường. + Đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của chủ thể kinh tế, giữa các yếu tố thị trường, + Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển KTTT của nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn. + Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn. + Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lí của Nhà nước. Câu 6: Hệ thống chính trị là gì? Hệ thống chính trị nước ta bao gồm những bộ phận nào? Trình bày vai trò của từng bộ phận trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay? Điểm mấu chốt để xây dựng hệ thống chính trị xã hội trật tự trong sạch vững mạnh hiện nay? 1/ Hệ thống chính trị là một chỉnh thể cá tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các Đảng phái chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm cũng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp khác dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. 2/ Vai trò của từng bộ phận: - ĐCSVN. + Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. + Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại diện trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. + Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành những thắng lợi vĩ đại, tạo ra bước phát triển mới của lịch sử dân tộc. - NN CHXHCN VN: Trong hệ thống chính trị nước ta, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lýtoàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò là người phụ trách Đội và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội. - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước. Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới. - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: là trường học đấu tranh giai cấp, Công đoàn vận động, tổ chức công nhân, lao động đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, bảo vệ quyền, lợi của công nhân, lao động. Cuộc đấu tranh của Công đoàn ngày càng phát triển, từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị với mục đích lật đổ giai cấp thống trị xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân. - Hội Nông dân Việt Nam: vận động giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước; chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích của nông dân Việt Nam. - Hội Cựu chiến binh Việt Nam: là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu. 3/Điểm mấu chốt để xây dựng hệ thống chính trị xã hội trật tự trong sạch vững mạnh hiện nay Với tư cách người khởi xướng và trực tiếp lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã xác định một cách rõ ràng và dứt khoát rằng, trong suốt tiến trình công cuộc đổi mới này, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đảng ta cần: - Thật sự trong sạch, vững mạnh. - Giữ vững vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội. - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. - Đảng lãnh đạo HTCT nhưng là thành viên của tổ chứ ấy. Tổ chức Đảng, Đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. - Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân, chịu sự giám sát trước nhân dân. → Đây là mấu chốt để xây dựng HTCT xã hội thật sự trong sạch vững mạnh hiện nay. . tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. - CNH theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển côn nghiệo nặng. - Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai. các mục tiêu chủ yếu. + Đáp ứng được yêu cầu của thời chiến vì đất nước bị xâm lược + Khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số lợi thế khác. + Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn toàn giúp. lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội. - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền,