thảo luận quản trị tài chính VCU đề tài THỰC tế về QUẢN TRỊ tài sản tại CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

33 507 0
thảo luận quản trị tài chính VCU đề tài THỰC tế về QUẢN TRỊ tài sản tại CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản trị tài chính MỤC LỤC MỤC LỤC 1 1.2. Đặc điểm tài sản cố định 2 1.3. Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp 2 1.4. Vai trò của tài sản cố định 5 KẾT LUẬN 33 1 Quản trị tài chính CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN 1. Tài sản cố định 1.1. Khái niệm tài sản cố định ( TSCĐ) TSCĐ là bộ phận chủ yếu trong cơ sở vật chất – kỹ thuật của một doanh nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh khác nhau. TSCĐ được chia thành hai loại: loại có hình thái vật chất cụ thể được gọi là TSCĐ hữu hình; loại chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được gọi là TSCĐ vô hình. Để được xem là TSCĐ thì bản thân tài sản phải thực hiện được một hoặc một số chức năng nhất định đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp; có giá trị lớn đạt đến mức qui định; nếu tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể thì hình thái này sẽ giữ nguyên trong suốt quá trình sử dụng; có thời gian sử dụng dài nên phương thức luân chuyển là chuyển dần giá trị của mình vào chi phí của các đối tượng sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất. Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau: − Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. − Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. − Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm. − Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. Hiện nay theo quy định là từ 30 triệu đồng trở lên 1.2. Đặc điểm tài sản cố định TSCĐ có các đặc điểm chính sau: - Tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh mà không thay đổi hình dạng vật chất ban đầu. - Trong quá trình sản xuất kinh doanh giá trị sử dụng của TSCĐ bị hao mòn và dịch chuyển dần dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Đối với TSCĐ vô hình, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn do tiến bộ khoa học kỹ thuật. 1.3. Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp 2 Quản trị tài chính a. Phân loại tài sản theo hình thái biểu hiện  TSCĐ hữu hình Là những tư liệu có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn, giá trị, thời gian sử dụng do doanh nghiệp nắm giũ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình gồm : − Nhà cửa, vật kiến trúc : Phản ánh giá trị TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp là các loại nhà xưởng, kho tàng văn phòng và các công trình kiến trúc trong doanh nghiệp. − Máy móc thiết bị : Phản ánh giá trị TSCĐ hữu hình là các thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. − Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn : Phản ánh giá trị TSCĐ hữu hình là các phương tiện vận tải đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các phương tiện truyền dẫn như đường điện, đường nước, đường dẫn thông tin . − Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị TSCĐ là các loại thiết bị và dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính ( máy tính điện tử, quạt trần, quạt bàn, bàn ghế, thiết bị dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt ) − Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phản ánh giá trị TSCĐ là các loại cây lây năm ( cà phê, chè, cao su, vườn cây ăn quả ) súc vật làm việc ( voi, bò, ngựa cày kéo) và súc vật nuôi để lấy sản phẩm như bò sữa, súc vật sinh sản. − TSCĐ hữu hình khác : Là toàn bộ TSCĐ chưa phản ánh ở trên .  TSCĐ vô hình Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. TSCĐ vô hình gồm: − Quyền sử dụng đất : Là bao gồm các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng bao gồm : tiền chi ra để có quyền sử dụng đất ( cả tiền thuế đất hay tiền sử dụng đất trả một lần nếu có, lệ phí trước bạ) nhưng không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất. 3 Quản trị tài chính − Chi phí nghiên cứu phát triển : Là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để thực hiện các công tác nghiên cứu, thăm dò, xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn nhằm đem lại lợi ích đầu tư lâu dài cho doanh nghiệp. − Bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra cho các công trình nghiên cứu (bao gồm chi phí thử nghiệm, chi phí cho công tác kiểm nghiệm, nghiệm thu của nhà nước) được nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, bản quyền nhãn hiệu, mà các chi phí này có tác dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. − Quyền khai thác: Là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua đặc quyền thực hiện khai thác các nghiệp vụ quan trọng hoặc độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo các hợp đồng đã ký với nhà nước hoặc một đơn vị cùng với các chi phí liên quan đến việc tiếp nhận đặc quyền. − Nhãn hiệu: Bao gồm các chi phí mà doanh nghiệp phải trả để có được nhãn hiệu nào đó. TSCĐ vô hình của doanh nghiệp, tuy không có hình thái cụ thể nhưng có thể chứng minh sự tồ tại của chúng nhờ những vật hữu hình như: giấy chứng nhận, giao kèo, hay các văn bản có liên quan. b. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng  TSCĐ đang sử dụng Đây là những tài sản đang trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình SXKD tạo ra sản phẩm. Trong doanh nghiệp, tỷ trọng TSCĐ đã đưa vào sử dụng so với toàn bộ TSCĐ hiện có càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao.  TSCĐ chưa sử dụng Đây là những tài sản do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan chưa thể đưa vào sử dụng như : tài sản dự trữ, tài sản mua sắm, xây dựng thiết kế chưa đồng bộ, tài sản trong giai đoạn lắp ráp chạy thử .  TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý Đây là những tài sản hư hỏng không sử dụng được hay còn sử dụng được nhưng lạc hậu về mặt kĩ thuật đang chờ đợi để giải quyết. Như vậy có thể thấy rằng cách phân loại này giúp người quản lý tổng quát tình hình về khả năng sử dụng tài sản, thực trạng tài sản trong doanh nghiệp. 4 Quản trị tài chính c. Phân loại tài cố định sản theo tính chất công dụng kinh tế Tài sản cố định dùng trong sản xuất : Là những tài sản cố định do doanh nghiệp sử dụng nhằm phục trực tiếp cho hoạt động sản xuất của mình. Loại này bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, truyền dẫn, máy móc sản xuất. Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất : Là các tài sản sản dùng cho hoạt động phù trợ của doanh nghiệp và những tài sản không mang tính chất sản xuất. Bao gồm: Nhà cửa và các thiết bị tiếp khách, các công trình phúc lợi và tài sản cố định cho thuê. Bên cạnh các cách phân loại trên, người ta còn phân loại theo kết cấu tài sản cố định. Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng về nguyên giá của một loại tài sản cố định nào đó trong tông nguyên giá tài sản cố định. d. Phân loại tài sản cố định theo nguồn − Tài sản cố định tự có: TSCĐ hữu hình mua sắm, TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế − Tài sản cố định thuê tài chính. 1.4. Vai trò của tài sản cố định TSCĐ là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền cơ chế thị trường khi khoa học kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, doanh nghiệp nào sử dụng TSCĐ có trình độ khoa học kĩ thuật cao, công nghệ càng hiện đại thì càng có điều kiện thành công trong hoạt sản xuất kinh doanh. Trong nhiều doanh nghiệp, nhất là trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, TSCĐ có một vị trí vô cùng quan trọng: − Là phương tiện chính giúp doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình. − Là một yếu tố quyết định tới việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 2. Tài sản lưu động 2.1. Khái niệm tài sản lưu động Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố là: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất 5 Quản trị tài chính kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ. Trong các doanh nghiệp, TSLĐ gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. - TSLĐ sản xuất: gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. - TSLĐ lưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị các loại TSLĐ của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý sử dụng hợp lý các loại TSLĐ có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. 2.2. Đặc điểm tài sản lưu động Tài sản lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ - sản xuất - lưu thông quá trình này gọi là quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tài sản lưu động. Tài sản lưu động theo một vũng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động của tài sản lưu động của doanh nghiệp. 2.2.1. Phân loại tài sản lưu động. Có thể phân loại TSLĐ theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế của từng nhóm: - Tiền (Cash): Tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển. Trong lĩnh vực tài chính – kế toán, tài sản bằng tiền “Cash” của một công ty hay doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt(Cash on hand); Tiền gửi ngân hàng(Bank accounts); Tiền dưới dạng séc các loại (Cheques); Tiền trong 6 Quản trị tài chính thanh toán(Floating money, Advanced payment); Tiền trong thẻ tín dụng và các loại tài khoản thẻ ATM. - Vàng, bạc, đá quý và kim khí quý: Đây là nhóm tài sản đặc biệt, chủ yếu dùng vào mục đích dự trữ. Tuy vậy, trong một số ngành như ngân hàng ,tài chính ,bảo hiểm, trị giá kim cương, đá qúy, vàng bạc, kim khí quý v.v…có thể rất lớn. - Các tài sản tương đương với tiền (cash equivalents): Nhóm này gồm các tài sản tài chính có khả năng chuyển đổi cao, tức là dễ bán, dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết. - Chi phí trả trước (Prepaid expenses): Chi phí trả trước bao gồm các khoản tiền mà công ty đã trả trước cho người bán, nhà cung cấp hoặc các đối tượng khác. - Các khoản phải thu (Accounts receivable): Hoạt động mua bán chịu giữa các bên, phát sinh các khoản tín dụng thương mại. - Tiền đặt cọc: Phần lớn các điều khoản về tiền đặt cọc quy định theo 2 cách: Số tiền đặt cọc tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng hoặc giá trị tài sản được mua bán; Số tiền đặt cọc được ấn định bằng một số tiên cụ thể,hoặc một giá trị tối thiểu cho hợp. - Hàng hoá vật tư (Inventory): Hàng hoá vật tư được theo dõi trong một tài khoản gọi là hàng tồn kho. “Hàng tồn kho” trong khái niệm này không có nghĩa là hàng hoá bị ứ đọng, không bán được, mà thực chất bao hàm toàn bộ các hàng hoá vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong xưởng. - Các chi phí chờ phân bổ: Những khoản này sẽ được đưa vào giá thành trong khoảng thời gian thích hợp. 7 Quản trị tài chính 2.3. Quản trị tiền 2.3.1. Động cơ của việc giữ tiền Tiền là một bộ phận tài sản lưu động (TSLĐ) không sinh lời hoặc tỷ lệ sinh lời rất thấp. Do sức mua của tiền tệ luôn có xu hướng giảmđi do ảnh hưởng của lạm phát nên có thể nói tỷ lệ sinh lời thực của tiền là một sốâm. Bởi vậy, việc duy trì mức tiền hợp lý nhằm thoả mãn các nhu cầu chi tiêu tiền là một vấn đề quan trọng liên quan đến hiệu quả kinh doanh chung củadoanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần giữ một lượng tiền nhất định bởi các lý do sau đây: - Một là, để thực hiện giao dịch; - Hai là, để đápứng nhu cầu chi trả và thanh toán; - Ba là, để dự phòng vàđầu cơ.  Ưu điểm của việc nắm giữ tiền: - Thanh toán nhanh các nghĩa vụ đối với chủ nợ; - Có nhiều cơ hội kinh doanh; - Có cơ hội nhập được chiết khấu; - Đáp ứngđược nhu cầu vốn lưu động thay đổi theo mùa. 2.3.2. Nội dung của quản trị tiền 2.3.2.1.Tăng tốc độ thu hồi tiền Nguyên tắc này giúp công ty ổn định tình hình tài chính, tình hình thanh toán và tăng khả năng sinh lời trên khối lượng tiền thu hồi sớm và do đó có thể tăng vốn cho đầu tư. Có nhiều biện pháp để tăng tốc độ thu hồi tiền: - Áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán sớm bằng cách đưa lại cho khách hàng các mối lợi như áp dụng chính sách chiết khấu đối với các khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn. - Áp dụng các phương thức thanh toán phù hợp với từng đối tượng khách hàng. - Lựa chọn các phương tiện chuyển tiền và địa điểm thanh toán thích hợp. - Tổ chức công tác theo dõi và đôn đốc thu hồi công nợ. 2.3.2.2.Giảm tốc độ chi tiêu 8 Quản trị tài chính Có một số chiến thuật mà doanh nghiệp có thể sử dụng để chậm thanh toán các hoá đơn mua hàng như: - Tận dụng tối đa thời gian chậm thanh toán trong giới hạn cho phép. - Lựa chọn phương thức, phương tiện và địa điểm thanh toán thích hợp. - Thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hoá đơn mua hàng người quản lý tài chính có thể trì hoãn việc thanh toán trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự suy giảm vị thế tín dụng của doanh nghiệp thấp hơn những lợi ích từ việc thanh toán chậm mang lại. 2.3.2.3.Lập ngân sách thu chi tiền tệ Việc tăng tốc độ thu hồi tiền và giảm tốc độ chi tiêu trong phạm vi những giới hạn và vị thế tín dụng của doanh nghiệp là những nội dung quan trọng của quản lý tiền. Để lập được kế hoạch thu chi tiền doanh nghiệp cần phải dự báo được tổng thu và nhu cầu chi tiền trong kỳ.  Tổng lượng tiền thu được trong kỳ thường bao gồm: - Bán hàng kỳ trước thu tiền trong kỳ này (tiền hàng bán chịu kỳ trước). - Bán hàng kỳ này thu tiền trong kỳ này (tiền hàng bán trả ngay). - Bán hàng kỳ sau thu tiền trong kỳ này (tiền hàng người mua trả trước). - Các khoản thu khác.  Tổng lượng tiền chi trong kỳ thường bao gồm: - Mua hàng kỳ trước trả tiền trong kỳ này (tiền hàng mua chịu kỳ trước). - Mua hàng kỳ này trả tiền trong kỳ này (tiền mua hàng trả ngay). - Mua hàng kỳ sau trả tiền trong kỳ này (tiền mua hàng trả trước người bán). - Trả lương cán bộ công nhân trong kỳ. - Tiền thuế phải nộp trong kỳ. - Lãi vay trả trong kỳ. - Các khoản phải chi khác. Kết quả dự báo tình hình thu chi tiền là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị tài chính có thể đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo ổn định tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. 2.3.3. Mô hình về mức tồn trữ tiền tối ưu 9 Quản trị tài chính Hình 2.2. Sự biến động của mức dự trữ tiền và mức dự trữ bình quân Hình 2.2 cho thấy sự biến động của mức dự trữ tiền và mức dữ trữ bình quân của doanh nghiệp. Mô hình này dựa vào một số giả định sau: - Số tiền vượt quá một mức tiêu chuẩn nhất định sẽ được đầu tư vào các chứng khoán. - Lượng tiền dự trữ trong kỳ là xác định. - Thời gian chuyển hoán chứng khoán thành tiền là không đáng kể. - Chi phí chuyển chứng khoán thành tiền có tính cố định không phụ thuộc và dộ lớn của kim ngạch chuyển hoán. - Người chịu trách nhiệm quản lý tiền của doanh nghiệp luôn hướng tới mục tiêu tối thiểu há chi phí dự trữ tiền. Với những giả định này, tổng chi phí liên quan đến việc dữ trữ bình quân tiền bao gồm: - Chi phí có tính cốđịnh phát sinh khi chuyển hoán chứng khoán thành tiền. - Chi phí của việc duy trì mức dự trữ tiền. Nếu:  T: tổng kim ngạch (nhu cầu) chi tiền trong một thời kỳ nhấtđịnh.  B: chi phí mỗi lần chuyển các chứng khoánđang lưu giữ thành tiền. 10 [...]... cho sản phẩm giày thể thao, 3 huy chương vàng cho 3 sản phẩm giầy thể thao Hà Nội vàng hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội Thương hiệu giầy Thượng Đình được công nhận là một trong những thương hiệu mạnh năm 2004, 2005, 2006 do phong Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức 2 Thực tế quản trị và hiệu quả sử dụng tài sản ở công ty giày Thượng Đình 2.1 Tình hình tài sản cố định tại công ty giày Thượng. .. nhất, đề nghị cơ quan quản lý thị trường tăng cường chống hàng da giầy nhập lậu có hiệu quả Hai là, đề nghị cơ quan quan lý tăng cường các biện pháp chống sản xuất da giầy như mẫu mã, hàng giả Ba là, đề nghị nhà nước có những ưu đãi về vốn cho công ty 32 Quản trị tài chính KẾT LUẬN Tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là vấn đề được đề cập đến rất nhiều Song do ý nghĩa của vấn đề này... 182.93 38.44 Bảng: tình hình phân bổ và cơ cấu TSLĐ của công ty giầy Thượng Đình 2.2.2 Thực tế quản trị tài sản lưu động chính ở công ty giày Thượng Đình a Quản trị tiền mặt Vốn tiền mặt có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp như: tạm ứng cho cán bộ công nhân viên, mua sắm hàng hoá, thanh toán các khoản... báo về biến động nhu cầu với phân phối xác suất tương ứng Xác định mức dự trữ an toàn (mức đệm) tối đa cần xem xét Phân tích tác động của các trạng thái của mức dự trữ an toàn tới tổng CF tồn kho Lựa chọn mức dự trữ an toàn tối ưu (mức đệm hứa hẹn tổng CF tồn kho là tối thiểu) CHƯƠNG 2: THỰC TẾ VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN TẠI CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 1 Khái quát về công ty giày Thượng Đình 1.1 Giới thiệu công. .. doanh chính: Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu giầy dép các loại  Chi nhánh và các đại lý Tổng đại lý miền Bắc: 107 Tôn Đức Thắng – Đóng Đa – HN Chi nhánh tại TPHCM: 53 Trần Quang Diệu – Phường 14 – Quận 3 Nhà phần phối miền Trung: 426 Hùng Vương – tp Đà Nẵng 1.2 Quá trình hình thành và phát triển 17 Quản trị tài chính Công ty giầy Thượng Đình là một DN Nhà nước Tiền thân công ty giầy Thượng Đình. .. chất lượng sản phẩm không thay đổi 31 Quản trị tài chính Để phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm công ty cấn quan tâm hơn nũa đến khâu quản lý sản xuất và tác nghiệp Công ty cũng nên có những biện pháp quản lý và khuyến khích người lao động trực tiếp một cách hợp lý tạo điều kiện cho họ đạt năng suất cao nhất  Công ty nên thực hiện đa dạng hóa loại hình họat động sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm tiêu... tài sản Khai thác tối đa công suất và công dụng của các tài sản để phục vụ cho quá trình sản xuất vào mùa đông khi nhu cầu giày dép tăng cao; về mùa nóng nhu cầu giày dép giảm nên các công cụ phục vụ sản xuất không được dung đến được bảo quản, bảo dưỡng chặt chẽ Công ty thực hiện đúng quy chế về quản lí Các dự án đàu tư hình thành TSCĐ đều được lập, thẩm định tổ chức theo quy định của Nhà Nước 21 Quản. .. Nhật Bản 1995 1997 19 Quản trị tài chính 5 6 Dàn máy ép thủy lực Hệ thống máy vi tính 3 Hàn Quốc 1999 2000 35 Đông Nam Á 1997 1998 Tính đến 31/12/2010 TSCĐ của công ty giày Thượng Đình đều là TSCĐ hữu hình đang sử dụng (bảng 1.2) Trong tổng TSCĐ sản xuất của công ty thì máy móc thiết bị chiếm một tỉ trọng lớn 64,41%, một số thiết bị lắp ráp sản phẩm và máy móc dùng cho công tác quản lí, Nhà cửa kiến... Tình hình tài sản cố định của công ty giầy Thượng Đình hiện nay được chia thành một số loại sau: - Nhà cửa vật kiến trúc: Thời gian khấu hao từ 15-30 năm - Thiết bị động lực: Thời gian khấu hao từ 10-12 năm - Máy móc thiết bị: Thời gian khấu hao từ 10-20 năm - Phương tiện vận tải - Thiết bị quản lý Để sử dụng tài sản cố định được đúng mục đích công ty đã giao cho từng bộ phận sử dụng quản lý tài sản, bên... hóa sản phẩm tiêu thụ: Để tận dụng triệt để công suất máy móc, thiết bị như hiện nay, công ty có thể đa dạng hóa hình thức sở hữu Bên cạnh đó, công ty có thể thực hiện đa dạng hóa sản xuất sản phẩm bằng cách bên cạnh các sản phẩm truyền thống của công ty thì công ty có thể sản xuất thêm các loại dép da với nhiều chủng loại kích cỡ Đa dạng hóa các hình thức quảng cáo thu hút sự chú ý của đông đảo quần . thiểu). CHƯƠNG 2: THỰC TẾ VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN TẠI CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 1. Khái quát về công ty giày Thượng Đình 1.1. Giới thiệu công ty Tên đầy đủ: Công ty TNHH NN MTV Giầy Thượng Đình Tên giao. Quản trị tài chính MỤC LỤC MỤC LỤC 1 1.2. Đặc điểm tài sản cố định 2 1.3. Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp 2 1.4. Vai trò của tài sản cố định 5 KẾT LUẬN 33 1 Quản trị tài chính CHƯƠNG. cấu tài sản cố định. Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng về nguyên giá của một loại tài sản cố định nào đó trong tông nguyên giá tài sản cố định. d. Phân loại tài sản cố định theo nguồn − Tài sản

Ngày đăng: 21/06/2015, 19:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

    • 1.2. Đặc điểm tài sản cố định

    • 1.3. Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp

    • 1.4. Vai trò của tài sản cố định

    • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan