Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
258,5 KB
Nội dung
t o Cô :Thu vỹ-Tel: 0932.546.381 2014 Họ và tên: ……………… LUYỆN TẬP CHƯƠNG HALOGEN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: (ĐH B 13) cho các phát biểu sau: (a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa (b) Dung dịch NaF loãng dùng làm thuốc chống sâu răng (c) Trong hợp chất, các halogen (F,Cl,Br,I) đều có số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7 (d) Tính khử của các halogen tăng dần theo thứ tự F - , Cl - , Br - , I - (e) Axit flohiđric là axit yếu Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng: A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 2: Cho 200 ml dung dịch HCl aM tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch AgNO 3 8,5%. Giá trị của a: A. 0,5M B. 0,125M C. 0,05M D. 0,25M Câu 3: Trong phản ứng hóa học sau: SO 2 + Br 2 + 2H 2 O H 2 SO 4 + 2HBr. Br 2 đóng vai trò: A. chất khử B. chất oxi hóa C. vừa oxi hóa vừa khử D. không oxi hóa khử Câu 4: Dung dịch A chứa 5,85g NaCl tác dụng với dung dịch B chứa 34g AgNO 3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m: A. 28,7g B. 2,87g C. 14,35g D. 14,25g Câu 5: Dãy axit nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần: A. HCl, HBr, HI, HF B. HF, HCl, HBr, HI C. HBr, HI, HF, HCl D. HI, HBr, HCl, HF Câu 6: Khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO 2 (biết rằng khí Cl 2 sinh ra đẩy được 12,7g I 2 từ dung dịch NaI) là: A. 7,3g B. 14,6g C. 3,65g D. 1,825g Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng: A. Flo có tính oxi hóa rất mạnh, oxi hóa mãnh liệt nước B. Clo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được nước C. Brom có tính oxi hóa mạnh, tuy yếu hơn flo và clo nhưng nó cũng oxi hóa được nước D. Iot có tính oxi hóa yếu hơn flo, clo, brom nhưng nó cũng oxi hóa được nước Câu 8: Đổ dung dịch chứa 8,1g HBr vào dung dịch chứa 2g NaOH. Nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được, quỳ tím chuyển sang màu: A. đỏ B. không màu C. xanh D. tím Câu 9: Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NaF và dung dịch NaCl: A. dung dịch BaCl 2 B. khí Cl 2 C. dung dịch AgNO 3 D. dung dịch Br 2 Câu 10: Cho m gam KMnO 4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc dư thu được 6,72 lít khí Cl 2 (đktc). Giá trị của m: A.47,4g B. 18,96g C. 118,5g D. 11,85g Câu 11: Sục khí Cl 2 vào dung dịch Na 2 CO 3 , hiện tượng: A. có khí thoát ra B. Không hiện tượng C. Có kết tủa trắng D. Dung dịch vẫn đục Câu 12: Cho 50g dung dịch HCl x% vào cốc đựng NaHCO 3 dư thu được 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của x: A. 73% B. 1,825% C. 18,25% D. 7,3% Câu 13: (CĐ12) Cho phản ứng hóa học: Cl 2 + KOH KCl + KClO 3 + H 2 O Tỉ lệ số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử tương ứng là: A. 3:1 B. 1: 3 C. 1: 5 D. 5: 1 Câu 14: (CĐ12) Cho 42,4g hỗn hợp gồm Cu và Fe 3 O 4 (tỉ lệ mol tương ứng 3:1) tác dụng với HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m: A. 6,4 B. 9,6 C. 19,2 D. 12,8 Câu 15:(ĐH A 08) Cho các phản ứng sau: 4HCl + MnO 2 → MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O 2HCl + Fe → FeCl 2 + H 2 14HCl + K 2 Cr 2 O 7 → 2KCl + 2CrCl 3 + 3Cl 2 + 7H 2 O 6HCl + 2Al → 2AlCl 3 + 3H 2 . 16HCl + 2KMnO 4 → 2KCl + 2MnCl 2 + 5Cl 2 + 8H 2 O. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là: A. 2. B. 1. C. 4. D. 3 Câu 16: (CĐ14) Đốt cháy 11,9g hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl 2 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,3g hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl 2 (đktc) đã phản ứng: A. 8,96 lít B. 6,72 lít C. 17,92 lít D. 11,2 lít Câu 17: Thành phần của nước clo gồm: A. HCl, HClO B. HCl, HClO, H 2 O C. HCl, HClO, Cl 2 D. HCl, HClO,H 2 O,Cl 2 LỚP 10 CB Cô :Thu vỹ-Tel: 0932.546.381 2014 Câu 18: (ĐH A 08) Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là A. 90 ml. B. 57 ml. C. 75 ml. D. 50 ml Câu 19: Khi đổ dung dịch AgNO 3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu vàng đậm nhất: A. HF B. HCl C. HBr D. HI Câu 20: (ĐH A 09)Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na 2 CO 3 1,5M và KHCO 3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12 Câu 21: Brom bị lẫn tạp chất là clo. Để thu được brom cần làm cách nào sau đây? A. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaBr B. Dẫn hỗn hợp đi qua nước C. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch H 2 SO 4 loãng D. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaI Câu 22: Để hoà tan 4 gam sắt oxit cần 52,14 ml dd HCl 10% (d = 1,05 g/ml). CTPT của oxit sắt đó là: A. Fe 2 O 3 B. Fe 3 O 4 C. FeO D. Không xác định Câu 23: Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự: F, O, N, Cl. Phân tử có liên kết phân cực nhất là phân tử: A. F 2 O B. ClF C. Cl 2 O D. NCl 3 Câu 24: (ĐH A 08) Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe 2 O 3 ), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 0,16. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,23 Câu 25: Lá đồng khi đốt nóng có thể cháy sáng trong khí A. A là: A. CO B. H 2 C. Cl 2 D. N 2 Câu 26: (ĐH B 09)Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl 2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO 3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 57,4. B. 28,7. C. 10,8. D. 68,2 Câu 27: (ĐH A 09) Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl 2 , KMnO 4 , K 2 Cr 2 O 7 , MnO 2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl 2 nhiều nhất là A. KMnO 4 . B. MnO 2 . C. CaOCl 2 . D. K 2 Cr 2 O 7 . Câu 28:(CĐ11) Để hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hoá trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là: A. Ba B. Ca C. Be D. Mg Câu 29: (CĐ09) Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl 2 và O 2 . Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M A. Be B. Cu C. Ca D. Mg B. TỰ LUẬN Câu 1: Viết phương trình hóa học thực hiện dãy biến hóa sau (mỗi mũi tên là một phản ứng,ghi rõ điều kiện nếu có) KMnO 4 → Cl 2 → NaCl → H 2 → HF → H 2 O → O 2 → Fe 3 O 4 → FeCl 2 ⇄FeCl 3 Câu 2: Từ muối ăn (NaCl), đá vôi (CaCO 3 ) và H 2 O viết các phương trình phản ứng điều chế nước Gia-ven và clorua vôi. Câu 3: Bằng phương pháp hóa học nào có thể: a, Xác định khí Cl 2 có lẫn trong khí HCl b, Thu khí Cl 2 từ hỗn hợp khí Cl 2 , HCl c, Thu khí HCl từ hỗn hợp khí Cl 2 , HCl Câu 4: Loại bỏ tạp chât: a, Iot bị lẫn tạp chất NaI. b, Muối ăn bị lẫn tạp chất Na 2 SO 4 và CaCl 2 c, Oxi có lẫn tạp chất là khí clo. Câu 5: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 0,448 lít khí (đktc). Mặt khác, đốt cháy m gam X trong khí clo dư thu được 7,3g hỗn hợp muối. Tính m Câu 6: Cho 8,3g hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl 1M (lấy dư 20% so với lượng cần dùng) thu được 5,6 lít khí (đktc). a, Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp và khối lượng muối thu được. b, Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng. Câu 7: Cho m gam đơn chất halogen tác dụng với Mg thu được 19g magie halogenua. Cũng m gam đơn chất halogen tác dụng với Al thu được 17,8g nhôm halogenua. Xác định tên gọi của đơn chất halogen. Câu 8: Cho 0,6 lít khí clo phản ứng với 0,4 lít khí hiđro (các khí đo ở cùng điều kiện t 0 và p). Tính thể tích khí HCl thu được và % về thể tích các khí có trong hỗn hợp sau phản ứng. Câu 9: Điện phân dung dịch muối ăn bão hòa thu được 560 lít khí clo (đktc). Tính khối lượng muối ăn chứa 98% NaCl đã dùng để điện phân. (Biết hiệu suất phản ứng H= 100%). LỚP 10 CB -1 0 +7 +2 Cô :Thu vỹ-Tel: 0932.546.381 2014 C. ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM 1B(a,b,d,e)-2A-3B-4C-5D-6A-7D (I 2 + H 2 O→không xảy ra)-8A-9C-10B-11A-12D-13D-14D- 15A-16A-17D-18C-19D-20D-21A-22A-23B-24C-25C-26D-27D-28D-29D D. HƯỚNG DẪN GIẢI: 1. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 2: m AgNO3 = 100 5,8.200 = 17g → n AgNO3 = 0,1 mol HCl + AgNO 3 → AgCl↓ + HNO 3 0,1 mol ← 0,1 mol V HCl = 200 ml = 0,2 lít → a= C M(HCl) = 2,0 1,0 = 0,5M Câu 4: n NaCl = 0,1 mol; n AgNO3 = 0,2 mol NaCl + AgNO 3 → AgCl↓ + NaNO 3 Ban đầu: 0,1 mol < 0,2 mol Phản ứng: 0,1 mol → 0,1 mol → m AgCl = 0,1. 143,5 = 14,35g Câu 6: n I2 = 0,05 mol Cl 2 + 2NaI → 2NaCl + I 2 0,05 mol ←0,05 mol MnO 2 + 4HCl → MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O 0,2 mol ←0,05 mol → m HCl = 0,2 . 36,5 = 7,3g → chọn A Câu 8: n HBr =0,1 mol ; n NaOH = 0,05 mol HBr + NaOH → NaBr + H 2 O 0,1 mol > 0,05 mol → HBr dư , môi trường axit nên quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Câu 10: Cách 1: theo phương pháp electron: số mol e nhường = số mol e nhận 2Cl → Cl 2 + 2e 0,3 mol→ 0,6 mol Mn + 5e → Mn 0,12 mol ←0,6 mol → n KMnO4 = 0,12 mol → m KMnO4 = 0,12. 158 = 18,96g Cách 2: theo phương pháp viết phương trình phản ứng 2KMnO 4 + 16 HCl → 2 MnCl 2 + 5Cl 2 + 2KCl + 8H 2 O 0,12 mol ←0,3 mol → m KMnO4 = 0,12. 158 = 18,96g Câu 11: Dung dịch Na 2 CO 3 , dung dịch là có H 2 O, khi sục khí Cl 2 vào dung dịch Na 2 CO 3 , Cl 2 phản ứng với H 2 O Cl 2 + H 2 O ⇄ HCl + HClO 2HCl + Na 2 CO 3 → 2NaCl + CO 2 ↑+ H 2 O; Khí thoát ra là khí CO 2 LỚP 10 CB t o o -1 o +5 o +5-1 Cô :Thu vỹ-Tel: 0932.546.381 2014 Câu 12: HCl + NaHCO 3 → NaCl + CO 2 + H 2 O 0,1 mol ← 0,1 mol n CO2 = 0,1 mol m HCl = 0,1.36,5 = 3,65g → x% = %HCl = ddHCl HCl m m %100. = 50 %100.65,3 = 7,3% Câu 13: Cl 2 + KOH KCl + KClO 3 + H 2 O Cl 2 : có 2 nguyên tử Cl, trong đó có 1Cl đóng vai trò là chất khử, 1Cl là đóng vai trò là chất oxi hóa Số oxi hóa giảm đóng vai trò là chất oxi hóa (chất oxi hóa thì bị khử, sự khử, quá trình khử) Số oxi hóa tăng đóng vai trò là chất khử (chất khử thì bị oxi hóa, sự oxi hóa, quá trình oxi hóa) Chất oxi hóa: Cl + 1e → Cl x 5 Chất khử : Cl → Cl + 5e x 1 → chọn D Câu 14: Nhận định bài toán: hỗn hợp (Cu, Fe 3 O 4 ) + HCl dư → m gam chất rắn sau phản ứng → chất rắn chỉ có thể là Cu dư. Có tỉ lệ số mol Cu: Fe 3 O 4 = 3:1 nên gọi n Fe3O4 = x thì n Cu = 3x m hh(Cu+Fe3O4) = 42,4g → 232x + 64. 3x = 42,4 → x = 0,1 mol → n Fe3O4 = 0,1 mol; n Cu = 0,3 mol Cách 1: theo phương pháp viết ptpứ (Fe 3 O 4 = FeO.Fe 2 O 3 ) Cu + HCl → không xảy ra Fe 3 O 4 + 8HCl dư → FeCl 2 + 2FeCl 3 + 4H 2 O 0,1 mol → 0,2 mol Cu + 2FeCl 3 → CuCl 2 + 2FeCl 2 Ban đầu: 0,3 mol > 0,2 mol Phản ứng: 0,1 mol ←0,2 mol Dư: 0,2 mol n Cudư = 0,3 – 0,1 = 0,2 mol → m Cu = 0,2 . 64 = 12,8g Cách 2: Fe 3 O 4 = FeO . Fe 2 O 3 0,1→ 0,1 0,1 Fe 2 O 3 → 2Fe 3+ 0,1→ 0,2 Cu chỉ tác dụng với Fe 3+ (không tác dụng với Fe 2+ ) Cu + 2Fe 3+ → Cu 2+ + 2Fe 2+ 0,1 ←0,2 → n Cudư = n Cubđ – n Cupứ = 0,3 – 0,1 = 0,2 mol → m Cu = 0,2 . 64 = 12,8g (Phù hợp với việc nhẩm trắc nghiệm) Câu 15: HCl đóng vai trò là chất oxi hóa thì chọn những phản ứng tạo H 2 Câu 16: cách 1: hỗn hợp (Zn, Al) + Cl 2 → hỗn hợp muối 11,9g 40,3g Áp dụng ĐLBT khối lượng: m Cl2 = m hhmuối – m hh(Zn+Al) = 40,3-11,9 = 28,4g → n Cl2 = 71 4,28 = 0,4 mol → V Cl2 = 0,4 . 22,4 = 8,96 lít LỚP 10 CB Cô :Thu vỹ-Tel: 0932.546.381 2014 Cách 2: gọi x, y lần lượt là số mol của Zn và Al phản ứng Zn + Cl 2 → ZnCl 2 x→ x x Al + 2 3 Cl 2 → AlCl 3 y→ 2 3 y y Theo đề có: =+ =+ 3,405,133136 9,112765 yx yx → = = 2,0 1,0 y x → n Cl2 = x + 2 3 y = 0,4 mol → V Cl2 = 0,4 . 22,4 = 8,96 lít Câu 18: 2,13g X (Mg, Cu, Al) + O 2 → 3,33g oxit Y + HCl 2M vừa đủ m oxit = m kloai/hhkloai + m o → m o = m Y - m x = 3,33 – 2,13 = 1,2g → n o = 16 2,1 = 0,075 mol (chỉ tính số mol của 1 nguyên tử oxi) Có : 2H + + O → H 2 O 0,15 mol ← 0,075mol → n HCl = n H+ = 0,15 mol C M(HCl) = 2M → V HCl = 2 15,0 = 0,075 lít = 75 ml Câu 20: Dạng toán cho từ từ HCl vào dung dịch Na 2 CO 3 hoặc hỗn hợp Na 2 CO 3 và NaHCO 3 Bản chất: H + + CO 3 2- → HCO 3 - H + dư + HCO 3 - → CO 2 + H 2 O Cách 1: n H+bđ = n HCl = 0,2 mol n −−2 3 CO =n Na2CO3 = 0,1.1,5= 0,15 mol; n HCO3- = n NaHCO3 = 0,1. 1 = 0,1 mol H pứ + + CO 3 2- → HCO 3 - (1) 0,15 mol ←0,15 mol→ 0,15 mol n HCO3- = n HCO3-bđ + n HCO3-(1) = 0,1 + 0,15 = 0,25 mol n H+dư = n H+bđ - n H+pứ = 0,2 – 0,15 = 0,05 mol H + dư + HCO 3 - → CO 2 + H 2 O Bđ 0,05mol < 0,25 mol Pứ 0,05mol→ 0,05 mol → V CO2 = 0,05. 22,4 = 1,12 lít Cách 2: làm trắc nghiệm HCl vào dung dịch Na 2 CO 3 hoặc hỗn hợp Na 2 CO 3 và NaHCO 3 thì chỉ cần tính n H+ và n −−2 3 CO n CO2 = n H+ - n −−2 3 CO = 0,2 – 0,15 = 0,05 mol → V CO2 = 0,05. 22,4 = 1,12 lít LỚP 10 CB Cô :Thu vỹ-Tel: 0932.546.381 2014 Câu 22: Để xác định công thức của 1 oxit sắt (Fe x O y ) thường ta đi tìm tỉ lệ y x = O Fe n n Nếu tỉ lệ: m HCl = 100 % CVd = 100 10.14,52.05,1 = 5,4747g → n HCl = 0,15 mol Cách 1: gọi CTPT của oxit sắt là Fe x O y Có: n H + = n HCl = 0,15 mol 2 H + + O 2- → H 2 O 0,15 0,075 → n O/oxit = 0,075 mol → m O/oxit = 0,075. 16 = 1,2g → m Fe = m FexOy - m O/oxit → m Fe = 4 - 1,2 = 2,8 (g) → n Fe = 0,05 mol → y x = O Fe n n = 075,0 05,0 = 3 2 → Fe x O y = Fe 2 O 3 Cách 2: Theo phương pháp viết phương trình phản ứng: n HCl = 0,15 mol; M FexOy = 56x + 16y; m FexOy = 4g→ n FexOy = yx 1656 4 + Fe x O y + 2yHCl → xFeCl x y2 + yH 2 O yx 1656 4 + mol 0,15 mol → yx 1656 4 + . 2y = 0,15. 1 → y x = 3 2 → Fe x O y = Fe 2 O 3 Câu 24: Fe 3 O 4 = FeO . Fe 2 O 3 a mol → a a 2,32g hỗn hợp ( Fe 3 O 4 , FeO, Fe 2 O 3 ) khi n FeO = n Fe2O3 thì xem hỗn hợp chỉ có Fe 3 O 4 → m Fe3O4 = 2,32g → n Fe3O4 = 0,01 mol Cách 1: Fe 3 O 4 → 4O 0,01→ 0,04 n o = 0,04 mol 2H + + O → H 2 O 0,08 ←0,04 LỚP 10 CB y x = 1 1 4 3 3 2 Fe x O y FeO Fe 3 O 4 Fe 2 O 3 +1 -1 +1 o +2 +7 +3 +6 +6 +3 +2+4 Cô :Thu vỹ-Tel: 0932.546.381 2014 n HCl = n H+ = 0,08 mol → V HCl = 1 08,0 = 0,08 lít Cách 2: Fe 3 O 4 + 8HCl → FeCl 2 + 2FeCl 3 + 4H 2 O 0,01 mol→ 0,08 mol V HCl = 1 08,0 = 0,08 lít Câu 26: FeCl 2 : NaCl = 1:2 → n FeCl2 = x (mol) thì n NaCl = 2x (mol) m FeCl2+ NaCl = 24,4g → 127x + 58,5. 2x = 24,4→ x = 0,1 mol →n FeCl2 = 0,1 mol ; n NaCl = mol Cách 1: FeCl 2 + 2AgNO 3 → Fe(NO 3 ) 2 + 2AgCl↓ 0,1→ 0,1 0,2 NaCl + AgNO 3 → NaNO 3 + AgCl↓ 0,2→ 0,2 n AgCl = 0,2 + 0,2 = 0,4 mol → m AgCl = 0,4 . 143,5 = 57,4g vì dùng AgNO 3 dư, mà trong dung dịch có Fe(NO 3 ) 2 nên xảy ra phản ứng: Fe(NO 3 ) 2 + AgNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + Ag 0,1→ 0,1 → m Ag = 0,1 . 108 = 10,8g → m chấtrắn = m AgCl + m Ag = 57,4 + 10,8 = 68,2g (Sai lầm của học sinh hay gặp là dừng lại ở 57,4g, không chú ý hoặc không biết có phản ứng tạo ra Ag) Cách 2: FeCl 2 có 2Cl, NaCl có 1Cl nên n Cl - = 0,1.2 + 0,2 = 0,4 mol Ag + + Cl - → AgCl 0,4→ 0,4 → m AgCl = 0,4 . 143,5 = 57,4g Fe 2+ + Ag + → Fe 3+ + Ag 0,1→ 0,1 → m Ag = 0,1 . 108 = 10,8g → m chấtrắn = m AgCl + m Ag = 57,4 + 10,8 = 68,2g Câu 27: Chất nào có số e nhận nhiều nhất thì tạo ra lượng Cl 2 nhiều nhất Cl CaOCl 2 : Ca 2Cl + 2e → Cl 2 O- Cl KMnO 4 trong môi trường axit chuyển xuống Mn nên số e nhận = 7-2 = 5e K 2 Cr 2 O 7 trong môi trường axit chuyển xuống Cr nên số e nhận = (6-3).2 = 6e (vì có 2Cr) Hay Cr 2 + 6e → 2Cr MnO 2 trong môi trường axit chuyển xuống Mn nên số e nhận = 4-2 = 2e Vậy trong 4 chất thì K 2 Cr 2 O 7 có số e nhận nhiều nhất nên tạo nhiều khí Cl 2 nhất Hoặc có thể viết phương trình phản ứng rồi so sánh số mol, số mol nào lớn nhất thì tạo ra lượng clo nhiều nhất. Câu 28: R + 2HCl →RCl 2 + H 2 RO + 2HCl →RCl 2 + H 2 O Theo phương trình phản ứng thì số mol axit gấp đôi số mol hỗn hợp R và RO nên n R+RO = 2 HCl n = 2 1.4,0 = 0,2 mol → M hh = 2,0 4,6 = 32 → M R < M hh < M RO LỚP 10 CB đpdd màng ngăn -252 o C Điện phân t o đpdd màng ngăn t o 30 o C Cô :Thu vỹ-Tel: 0932.546.381 2014 → M R < 32 < M RO → M R < 32 → R có thể là Be (M=9) hoặc Mg (M= 24) Nếu R là Be → RO là BeO có M BeO = 25 mà M RO >32 nên loại. Vậy R là Mg Câu 29: 7,2g M + hh(Cl 2 + O 2 ) → 23g chất rắn Áp dụng ĐLBT m có : m Cl2+ O2 = 23 – 7,2 = 15,8g Theo đề: n Cl2+ O2 = 4,22 6,5 = 0,25 mol Gọi số mol Cl 2 và O 2 lần lượt là x và y Có =+ =+ 8,153271 25,0 yx yx → = 05,0 2,0x M + Cl 2 → MCl 2 0,2 ←0,2 2M + O 2 →2MO 0,1 ←0,05 → n M = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol → M M = 3,0 2,7 = 24 → M là Mg Hoặc khi tìm ra số mol của Cl 2 và O 2 thì có thể nhẩm theo phương pháp e: (làm trắc nghiệm sẽ nhanh hơn) Cl 2 thì nhận 2e và O 2 nhận 4e nên số mol e nhận = 0,2.2 + 0,05.4 = 0,6 mol rồi áp dụng công thức: m Kloại . hóa trị kim loại 7,2 . 2 M kloại = = = 24 → M là Mg Số mol e nhận 0,6 ( Cl 2 + 2e → 2Cl - ; O 2 + 4e → 2O 2- ) 0,2→ 0,4 0,05→ 0,2 2. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: 2KMnO 4 + 16 HCl → 2 MnCl 2 + 5Cl 2 + 2KCl + 8H 2 O Cl 2 + 2Na → 2NaCl 2NaCl +2 H 2 O 2NaOH + H 2 + Cl 2 H 2 + F 2 2HF HF + NaOH → NaF + H 2 O (hoặc 4HF + SiO 2 →SiF 4 + 2H 2 O) 2H 2 O + 2F 2 → 4HF + O 2 (hoặc H 2 O H 2 + 1/2O 2 ) 3Fe + 2O 2 → Fe 3 O 4 Fe 3 O 4 + 8HCl → FeCl 2 +2FeCl 3 + 4H 2 O 2FeCl 2 + Cl 2 → 2FeCl 3 2FeCl 3 + Fe → 3FeCl 2 Câu 2: 2NaCl +2 H 2 O 2NaOH + H 2 + Cl 2 Cl 2 + NaOH → NaCl + NaClO + H 2 O CaCO 3 → CaO + CO 2 CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 Cl 2 + Ca(OH) 2 → CaOCl 2 + H 2 O LỚP 10 CB t o Cô :Thu vỹ-Tel: 0932.546.381 2014 Câu 3: a, cách 1: dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch HBr, dung dịch không màu chuyển sang màu vàng Cl 2 + HBr → HCl + Br 2 → chứng tỏ trong hỗn hợp có khí Cl 2 Cách 2: nhúng quỳ tím ẩm (quỳ tím ẩm thì có H 2 O) vào bình đựng hỗn hợp khí (Cl 2 + HCl), khí HCl tan trong nước tạo ra axit HCl làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, nhưng sau đó màu đỏ biến mất do Cl 2 + H 2 O ⇄ HCl + HClO, HClO là chất oxi hóa mạnh, làm mất màu đỏ. b, Để thu khí Cl 2 từ hỗn hợp khí (HCl và Cl 2 ) ta cho hỗn hợp khí tác dụng với dung dịch KMnO 4 , chỉ có khí HCl tác dụng tạo khí Cl 2 , ta sẽ thu được khí Cl 2 tinh khiết. 2KMnO 4 + 16 HCl → 2 MnCl 2 + 5Cl 2 ↑ + 2KCl + 8H 2 O c, Thu khí HCl từ hỗn hợp khí (HCl và Cl 2 ) ta cho hỗn hợp khí tác dụng với H 2 , đun nóng (hoặc chiếu sáng mạnh) Cl 2 sẽ tác dụng với H 2 , ta sẽ thu được duy nhất khí HCl H 2 + Cl 2 2HCl Câu 4: a, Để loại bỏ tạp chât NaI lẫn trong I 2 ta đun nóng hỗn hợp (NaI và I 2 ), iot có tính chất thăng hoa khi đun nóng (hiện tượng thăng hoa là từ trạng thái rắn chuyển sang hơi không qua trạng thái lỏng). Nên chỉ có iot thăng hoa, ngưng tụ hơi iot ta được iot rắn tinh khiết. b, Để loại bỏ Na 2 SO 4 và CaCl 2 ra khỏi muối ăn (NaCl) Ta hòa tan muối ăn vào nước thu được dung dịch chứa NaCl, Na 2 SO 4 , CaCl 2 Cho dung dịch BaCl 2 dư vào dung dịch Na 2 SO 4 + BaCl 2 → BaSO 4 ↓+ 2NaCl Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc (NaCl và CaCl 2 ) Cho dung dịch Na 2 CO 3 dư vào nước lọc CaCl 2 + Na 2 CO 3 → CaCO 3 ↓ + 2NaCl Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc (NaCl và Na 2 CO 3 dư) cho tác dụng với HCl dư, cô cạn dung dịch ta thu được NaCl tinh khiết. (khi cô cạn HCl bay hơi hết) Na 2 CO 3 +2 HCl → 2NaCl + CO 2 + H 2 O c, Để loại bỏ khí clo ra khỏi hỗn hợp khí (O 2 và Cl 2 ), ta dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch NaOH dư ,khí Cl 2 bị giữ lại, chỉ có khí O 2 thoát ra, ta thu được khí O 2 tinh khiết. Cl 2 + NaOH →NaCl + NaClO + H 2 O Câu 5: Số mol Cu, Fe phản ứng với HCl bằng với số mol Cu, Fe phản ứng với Cl 2 vì lấy cùng một khối lượng. Cu + HCl → không xảy ra Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 0,02 ←0,02 → m Fe = 0,02. 56 = 1,12g 2Fe + 3Cl 2 → 2FeCl 3 0,02→ 0,02 → m FeCl3 = 0,02 . 162,5= 3,25g Cu + Cl 2 → CuCl 2 0,03 ←0,03 → m CuCl2 = m hh muối - m FeCl3 = 7,3 – 3,25 = 4,05g → n CuCl2 = 135 05,4 = 0,03 (mol) → m Cu = 0,03 . 64 = 1,92g → m = m Fe + m Cu = 1,12 + 1,92 = 3,04g LỚP 10 CB Cô :Thu vỹ-Tel: 0932.546.381 2014 Câu 6: a, 2Al + 6HCl → 2AlCl 3 + 3H 2 x mol→ 3x x 2 3x Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 y mol→ 2y y y Theo đề: m hhkim loại = m Al + m Fe = 8,3 → 27x + 56y = 8.3 n H2 = 2 3x + y = 4,22 6,5 = 0,25 mol → =+ =+ 25,0 2 3 3,85627 y x yx → = = 1,0 1,0 y x m Al = 0,1. 27 = 2,7g → %Al = 3,8 %100.7,2 = 32,53% m Fe = 0,1.56 = 5,6 → %Fe = 3,8 %100.6,5 = 67,47% (hoặc %Fe = 100 – 32,53 = 67,47%) m muôí = m FeCl2 + m AlCl3 = 0,1 . 127 + 0,1 . 133,5 = 26,05gai ( hoặc n Cl - = n HCl = 0,5 mol → m muôí = m (Al+Fe) + m Cl - = 8,3 + 0,5 . 35,5 = 26,05g) b, n HClpứ = 3x + 2y = 0,3 + 2. 0,1 = 0,5 mol; C M HCl = 1M, V HClpứ = 1 5,0 = 0,5 lít vì HCl lấy dư 20% so với lượng phản ứng nên V HCldư = 100 20.5,0 = 0,1 lít → V HCl dùng = V HClpứ + V HCldư = 0,5 + 0,1 = 0,6 lít Câu 7: vì lấy cùng một khối lượng đơn chất halogen phản ứng với Mg và Al nên số mol của đơn chất halogen ở cả 2 phản ứng là như nhau. Mg + X 2 → MgX 2 x mol→ x mol 2Al + 3X 2 → 2AlX 3 x mol→ 3 2x mol m MgX2 = x . (24 + 2M X ) = 19 g m AlX3 =2 x/3 . (27 + 3.M X ) = 17.8 g → m MgX2 x . (24 + 2M X ) 19 = = m AlX3 2x/3 . (27 + 3.M X ) 17,8 → 17,8 (24 + 2M X ) = 3 2.19 (27 + 3.M X ) → M X = 35,5 → X là clo (Cl) Câu 8: Khi các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ về thể tích cũng như là tỉ lệ về số mol Cl 2 + H 2 → 2HCl Bđ: 0,6 lít > 0,4 lít Pứ: 0,4 lít ← 0,4 lit → 0,8 lít LỚP 10 CB . m gam đơn chất halogen tác dụng với Mg thu được 19g magie halogenua. Cũng m gam đơn chất halogen tác dụng với Al thu được 17,8g nhôm halogenua. Xác định tên gọi của đơn chất halogen. Câu 8:. t o Cô :Thu vỹ-Tel: 0932.546.381 2014 Họ và tên: ……………… LUYỆN TẬP CHƯƠNG HALOGEN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: (ĐH B 13) cho các phát biểu sau: (a) Trong các phản. loãng dùng làm thuốc chống sâu răng (c) Trong hợp chất, các halogen (F,Cl,Br,I) đều có số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7 (d) Tính khử của các halogen tăng dần theo thứ tự F - , Cl - , Br - , I - (e)