PHÒNG GDĐT THUẬN CHÂU TRƯỜNG THCS É TÒNG Tổ: Sinh Hóa CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ==========***========= É Tòng, ngày 20 tháng 04 năm 2011 ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KÌ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2010 – 2011 Môn: Sinh Học 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) MA TRẬN Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Sinh vật và môi trường 06 tiết - Nêu được khái niệm môi trường, các loại môi trường, lấy được ví dụ. 10% = 1 điểm 100% = 1 điểm 1 câu 0% = 0 điểm 0% =0điểm 0% = 0 điểm 1 câu= 1đ =10% 2. Hệ sinh thái 07 tiết - Nêu được định nghĩa quần thể. - Nêu được một số đặc trưng cơ bản của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. - Giải thích được sự khác nhau giữa quần thể người với quần thể sinh vật khác. - Biết lập sơ đồ một lưới thức ăn với các sinh vật cho trước. - Phân biệt được các sinh vật theo thành phần HST. 45%= 4,5 điểm 44,5% = 2điểm 1 câu (ý 1+2) 22,2% = 1 điểm 1câu(ý 3) 33,3%=1,5 điểm-1câu 0% = 0 điểm 2 câu =4,5đ =45% 3. Con người, dân số và môi trường 05 tiÕt -Liên hệ ở địa phương xem có những hoạt động nào của con người có thể làm suy giảm hay mất cân bằng sinh thái. Từ đó đề xuất biện pháp khắc phục 30%= 3 điểm 0% = 0 điểm 0% = 0 điểm 0% =0điểm 100% =3điểm 1 câu 3đ=30% 4. Bảo vệ môi trường 10 tiÕt - Trình bày được các biện pháp bảo vệ rừng, lấy ví dụ. 15%= 1 điểm 0% = 0 điểm 100% = 1,5điểm 1 câu 0% =0điểm 0% = 0 điểm 1 câu =1,5đ =15% TScâu:5 TSđiểm: 100 % =10điể m 1+1câu(ý1+2) 3 điểm 30% 1+1 câu(ý 3) 2,5điểm 25 % 1 câu 1,5 điểm 15% 1 câu 3 điểm 30% 5 câu 10 đ 100% ĐỀ BÀI Câu 1 (1 điểm): Môi trường là gì? Có mấy loại môi trường? Kể tên và lấy ví dụ về loài sinh vật sống trong từng môi trường đó? Câu 2 (3 điểm): Quần thể sinh vật là gì? Hãy kể tên những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật? Vì sao có sự khác biệt giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác? Câu 3 (1,5 điểm): Có một quần xã gồm các loài sau: Vi sinh vật phân giải, Cỏ, Thỏ, Dê, Gà, Cáo, Hổ, Mèo rừng a. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã. b. Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái. Câu 4 (3 điểm): Ở địa phương em (xã É Tòng) có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Đề xuất biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường tại địa phương. Câu 5 (1,5 điểm): Hãy trình bày các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ rừng? Mỗi biện pháp hãy lấy một ví dụ? ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Điểm Câu 1 (1 điểm) - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. - Có bốn loại môi trường chủ yếu, đó là: + Môi trường nước. VD: Cá, Tôm, Dong đuôi chó, + Môi trường trong đất. VD: Giun đất, VSV phân giải, + Môi trường trên mặt đất – không khí (Môi trường trên cạn). VD: Hổ, Dê, Ngô, Lúa, 0,5 điểm 0,5 điểm + Môi trường sinh vật. VD: Cơ thể động vật, thực vật, Câu 2 (3 điểm) Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật: + Quần thể đặc trưng bởi tỉ lệ giới tính. + Quần thể đặc trưng bởi thành phần nhóm tuổi. + Quần thể đặc trưng bởi mật độ cá thể. Quần thể người có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thể khác không có. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. 1 điểm 1 điểm 1 điểm Câu 3 (1,5 điểm) a. Lưới thức ăn: Thỏ VSV Mèo rừng phân Cỏ Gà Cáo giải Dê Hổ b. Sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái: + Sinh vật sản xuất: Cỏ. + Sinh vật tiêu thụ: Thỏ, Dê, Gà, Cáo, Hổ, Mèo rừng. + Sinh vật phân giải: vi sinh vật phân giải. 1 điểm 0,5 điểm Câu 4 (3 điểm) Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương: - Ô nhiễm do các chất khí thải từ hoạt động sinh hoạt. - Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật. - Ô nhiễm do các chất thải rắn. - Ô nhiễm do các sinh vật gây bệnh. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa phương: - Hạn chế sử dụng các nguồn nhiên liệu sinh ra khí thải độc hại và đốt rừng làm nương rãy. - Sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn. Hạn chế dùng hóa chất bảo vệ thực vật. - Hạn chế thải rác ra môi trường, chôn và đốt rác một cách khoa học. Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng. - Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống. 1 điểm 2 điểm Câu 5 (1,5điểm) Các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ rừng: - Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp. - Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia 1,5 điểm để bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn - Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. - Phòng và chống cháy rừng. Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh định cư. - Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng - Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và CNSH để bảo tồn nguồn gen quí hiếm - Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bảo vệ môi trường. Người ra đề Tổ chuyên môn Chuyên môn nhà trường (duyệt) (duyệt) T/M tổ Sinh Hóa Phó hiệu trưởng NGUYỄN LONG LÊ THỊ HUẾ LÊ DANH DỰ . II NĂM HỌC: 2010 – 2011 Môn: Sinh Học 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) MA TRẬN Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Sinh vật và môi trường 06. vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái: + Sinh vật sản xuất: Cỏ. + Sinh vật tiêu thụ: Thỏ, Dê, Gà, Cáo, Hổ, Mèo rừng. + Sinh vật phân giải: vi sinh vật phân giải. 1 điểm 0,5 điểm Câu. TÒNG Tổ: Sinh Hóa CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ==========***========= É Tòng, ngày 20 tháng 04 năm 2011 ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KÌ THI HỌC KÌ II NĂM