- Họ và tên:………………… - Lớp:…………… Kiểm tra môn Văn 8 (1tiết) ĐỀ I I . Trắc nghiệm (4đ): Khoanh tròn vào phương án em cho là đúng Câu 1: Giữa hai thể văn hịch và chiếu có điểm gì chung? A. Đều là những loại văn bản nghị luận từ triều đình (vua, chúa, tướng lĩnh) ban truyền xuống thần dân. B. Đều dùng để cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi, nhằm khích lệ tinh thần, tình cảm của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài. C. Đều dùng để ban bố những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ mà vua và triều đình nêu ra. D. Toàn bộ lời văn trong văn bản đều là văn biền ngẫu. Câu 2: Bài “Hịch tướng sĩ” được viết vào khoảng thời gian nào? A. Quân Nguyên chuẩn bị sang xâm lược nước ta lần thứ hai B. Quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ hai C. Quân Nguyên chuẩn bị sang xâm lược nước ta lần thứ nhất D. Quân Nguyên chuẩn bị sang xâm lược nước ta lần thứ ba Câu 3: “ “Hịch tướng sĩ” là… bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta”. Cụm từ nào điền vào chỗ trống trong câu văn trên cho phù hợp: A. Áng thiên cổ hùng văn B. Tiếng kèn xuất quân C. Lời hịch vang dậy núi sông D. Bài văn chính luận xuất sắc Câu 4: Mục đích của Trần Quốc Tuấn khi viết bài “Hịch tướng sĩ” là gì? A. Kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên chống giặc ngoại xâm B. Khích lệ tinh thần yêu nước của binh sĩ C. Bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm. D. Đánh bại tư tưởng bàng quan, cầu an hưởng lạc, thờ ơ với vận mệnh đất nước trong hàng ngũ tướng sĩ. Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất dụng ý của tác giả qua câu “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”? A. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ B. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ C. Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ D. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ Câu 6: Trong “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn đã kết hợp linh hoạt nhiều giọng điệu khác nhau. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 7: Tác giả đã sử dụng biện pháp gì khi nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ ở phần mở đầu? A. So sánh B. Liệt kê C. Cường điệu D. Nhân hóa Câu 8: Để tác động vào nhận thức của các tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã nêu 2 viễn cảnh: đầu hàng thất bại thì mất tất cả; nếu chiến đấu thắng lợi thì được cả chung và riêng. Đó là thủ pháp nghệ thuật gì? A. So sánh B. Tương phản C. Tăng tiến D. So sánh tương phản II. Tự luận (6đ) Câu 1 (2đ): Chép nguyên văn từ câu “Huống gì thành Đại La……………….cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” Câu 2(4đ): Vì sao nói quyết định dời đô và chọn Đại La làm nơi đóng đô của Lý Công Uẩn là một quyết định thể hiện tầm nhìn chiến lược hoàn toàn đúng đắn của ông? Hãy viết một đoạn văn (8-10 câu) trình bày những hiểu biết của em về vấn đề này. - Họ và tên:………………… - Lớp:…………… Kiểm tra môn Văn 8 (1tiết) ĐỀ II I.Trắc nghiệm (4đ): Khoanh tròn vào phương án em cho là đúng Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của “Chiếu dời đô” là gì? A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Tự sự D. Thuyết minh Câu 2: Đặc điểm của “Chiếu dời đô” là sự kết hợp giữa lý và tình. Điều đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3:Bài chiếu được viết theo thể văn nào? A. Văn xuôi B. Văn vần C. Văn xuôi có xen các câu văn biền ngẫu D. Văn biền ngẫu Câu 4: Hãy sắp xếp các ý kiến dưới đây theo trình tự lời lẽ mà Lý Công Uẩn đưa ra để khẳng định việc dời đô là cần thiết A. Thuyết phục người nghe bằng cách chỉ rõ những điều kiện thuận lợi của thành Đại La B. Tác giả đưa ra những dẫn chứng lịch sử chứng tỏ việc dời đô xưa nay không phải là tùy tiện, trái lại luôn đáp ứng yêu cầu của các vương triều phong kiến, phù hợp với “ý dân” và “mệnh trời”. C. Kết luận: “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. D. Kinh đô Hoa Lư không còn thích hợp nữa bởi nó không đáp ứng được những yêu cầu trên. Câu 5: Câu văn nào dưới đây bày tỏ nỗi lòng của Lý Công Uẩn? A. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời? B. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. C. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi D. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” A. Phủ định sự cần thiết của việc dời đổi kinh đô B. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô D. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất đặc điểm nghệ thuật nổi bật của áng văn chính luận “Chiếu dời đô”? A. Lập luận giàu sức thuyết phục B. Kết cấu chặt chẽ C. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu D. Gồm ý A và B II.Tự luận (6đ) Câu 1(2đ): Chép nguyên văn từ câu “Huống chi ta cùng các ngươi……… ta cũng cam lòng” Câu 2 (4đ): Viết một đoạn văn (8-10 câu) phân tích lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn bộc bạch qua đoạn trích trên . đúng đắn của ông? Hãy viết một đoạn văn ( 8- 10 câu) trình bày những hiểu biết của em về vấn đề này. - Họ và tên:………………… - Lớp:…………… Kiểm tra môn Văn 8 (1tiết) ĐỀ II I.Trắc nghiệm (4đ): Khoanh tròn. - Họ và tên:………………… - Lớp:…………… Kiểm tra môn Văn 8 (1tiết) ĐỀ I I . Trắc nghiệm (4đ): Khoanh tròn vào phương án em cho là đúng Câu 1: Giữa hai thể văn hịch và chiếu có điểm gì chung? A. Đều. đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3:Bài chiếu được viết theo thể văn nào? A. Văn xuôi B. Văn vần C. Văn xuôi có xen các câu văn biền ngẫu D. Văn biền ngẫu Câu 4: Hãy sắp xếp các ý kiến dưới đây theo