Sáng kiến kinh nghiệm(Dũng)

27 126 0
Sáng kiến kinh nghiệm(Dũng)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÈN CHỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc - học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo. Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng. Ở trong trường tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, học sinh viết chữ xấu là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút bi của mình hơn là những loại bút chấm mực như ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của khá nhiều giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước” và làm theo mẫu, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó; đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh lớp 1. Trẻ đọc thông, viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình”. Thật vậy, nhìn trang vở của học sinh với những dòng chữ đều tăm tắp, sạch sẽ thì cả cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui, hãnh diện và thiện cảm. Chúng ta như đặt niềm tin vào tương lai con trẻ. Việc rèn chữ viết cho học sinh còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Viết sạch sẽ, rõ ràng là yêu cầu không quá cao, nhưng muốn viết đẹp thì yêu cầu trẻ phải kiên nhẫn, gắng công khổ luyện nhiều hơn. Trong trường tiểu học, việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần, chính tả, tập làm văn, việc ghi bài vào vở các môn học và nhiều trường còn yêu cầu có vở luyện viết chữ đẹp cho học sinh. Dạy tập viết không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết mà còn rèn kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt được các tri thức cơ bản về cấu tạo các chữ cái tiếng Việt được thể hiện trên bảng cài, bảng lớp, bảng con, trong vở tập viết và vở ghi bài các môn học khác… Đồng thời, học sinh được giáo viên hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết từng nét chữ để hình thành nên một chữ cái rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu. Ở giai đoạn đầu, trọng tâm của việc dạy tập viết là dạy viết chữ cái và kết nối các chữ cái lại để ghi tiếng. Ở giai đoạn cuối, song song với việc rèn viết chữ hoa, học sinh còn được rèn viết văn bản, có thể là: nhìn một đoạn văn, đoạn thơ chép lại cho đúng (tập chép) hoặc nghe giáo viên đọc mẫu, học sinh viết bài vào vở (nghe viết) hoặc nhớ để viết lại (nhớ viết). Cụ thể: * Về tri thức: giáo viên cần dạy cho học sinh những khái niệm về dòng kẻ (đường kẻ) tương ứng với bao nhiêu ô li? Đặt bút ở đường kẻ nào? Dừng bút ở đường kẻ nào? Chữ cái đó có mấy nét? Tên gọi của các nét? Vị trí của dấu phụ, dấu thanh đặt ở đâu? Cách nối nét như thế nào?… Từ đó hình thành cho học sinh những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết. Ví dụ: Học sinh viết chữ O có hình dáng như hạt gạo, giáo viên cho học sinh xem chữ O mẫu rồi hỏi: Chữ O giống hình gì? - học sinh trả lời: Chữ O giống quả trứng gà, giống số 0… Từ đó, giáo viên cho học sinh so sánh và hướng dẫn học sinh viết đúng. * Về kỹ năng: Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên cần hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. a/ Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 - 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái dễ dàng. b/ Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái thân bút; đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay khi viết. Tiếp theo, giáo viên dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách lia bút và cách nối nét. Đồng thời giúp học sinh xác định được khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới là viết đẹp, viết nhanh. * Giáo viên viết mẫu: Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, phân tích cho học sinh. Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ. Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh. * Hướng dẫn học sinh luyện tập viết: a. Luyện viết trên không - Việc học sinh luyện viết trên không là bước giúp học sinh rèn luyện đôi tay và rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết. Giáo viên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần kỹ năng viết các nét cho đều đặn. Bước này có thể lặp lại từ 2 - 3 lần. b. Luyện viết trên bảng con, bảng lớp - Giáo viên cho vài em luyện viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ cái và cụm từ mà giáo viên yêu cầu hoặc giáo viên có thể chọn cho học sinh viết những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai. - Khi nhận xét chữ viết của học sinh, giáo viên cần cho học sinh quan sát lại chữ mẫu; giáo viên gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và của bạn, biết tự tham gia chữa lại những chỗ đã viết sai. - Giáo viên chữa lỗi sai chung bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viết của học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh. c. Luyện viết bài vào vở - Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ gì? Từ gì? Câu gì? Cỡ chữ nào? Viết mấy dòng? - Trước khi cho học sinh viết bài; giáo viên nên hướng dẫn lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, nhắc nhở học sinh trước khi viết: đặt bút ngay điểm bắt đầu viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét, các chữ, khoảng cách giữa các chữ, các cụm từ. - Học sinh thực hành viết bài vào vở. Giáo viên theo đõi, uốn nắn cho một số em có chữ viết còn xấu. Có thể, giáo viên cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết 1 đến 2 chữ đầu tiên. d. Chấm, chữa bài: - Giáo viên chấm điểm từ 5 - 7 bài tại lớp. Giáo viên kết hợp chấm điểm những học sinh có chữ viết xấu và những học sinh rèn viết chữ đẹp. Số bài viết của các học sinh còn lại, giáo viên thu về nhà chấm để kịp thời chữa cách viết của học sinh ở tiết sau. - Giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa. - Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ. Tuyên dương những học sinh có bài viết đẹp. - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, cho học sinh thi đua giữa các nhóm, nhóm nào có nhiều bài viết đẹp, nhóm đó nhận được cờ thi đua. - Hàng tháng, giáo viên chấm điểm vở sạch, chữ đẹp cho từng học sinh sơ kết thi đua. e. Củng cố bài: Giáo viên có thể củng cố bằng nhiều hình thức sau: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết lại những chữ cái đã viết trên bảng lớp. - Cho học sinh thi viết chữ cái giữa các nhóm. - Hoặc có thể dùng các nét rời rồi cho học sinh thi ghép các nét chữ với nhau để tạo thành chữ cái đã học. - Phối hợp viết chữ với các môn học khác. Trên đây là một số bước cơ bản cần thực hiện trong một tiết tập viết ở tiểu học. Giáo viên nên căn cứ vào tình hình của từng lớp để tổ chức giờ dạy theo một trình tự hợp lý. Điều quan trọng, mỗi bản thân thầy, cô giáo phải ra sức rèn luyện chữ viết của mình để làm tấm gương cho học sinh noi theo qua việc rèn chữ viết ở vở luyện viết chữ đẹp, qua những trang giáo án… tham gia thi viết chữ đẹp ở các cấp cơ sở. Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy [...]... tình thương 1) Giúp trẻ em nắm bài ngay tại lớp : - Đối tượng học sinh trung bình yếu thường là những học sinh tiếp thu kiến thức chậm, lại mau quên, hoặc do về nhà các em dành ít thời gian cho việc học, ôn luyện lại kiến thức đã học trên lớp Do đó, giáo viên có thể cho học sinh nắm vững kiến thức ngay trên lớp là tốt nhất Để được như thế, giáo viên cần chú ý: a) Giảng kó, phân tích rõ ràng ngọn ngành... tích rõ ràng ngọn ngành vấn đề, sử dụng tối đa đồ dùng trực quan Các em dễ tiếp thu qua tri giác và những đối tượng trực tiếp được trẻ quan sát Trực quan phải đẹp, sặc sỡ, hấp dẫn Đối tượng này tiếp thu kiến thức theo kiểu “mưa dầm , thấm lâu“, chính vì thế giáo viên phải kiên nhẫn, nhắc lại thường xuyên hơn Ví dụ : Đối với những bài toán giải bằng 2 phép tính đơn giản, học sinh khá giỏi có thể tự phân... đến học kỳ II, học sinh được học rất nhiều dạng toán có lời văn, đặc biệt là dạng toán liên quan đến rút về đơn vò Để giúp học sinh thực hiện tốt dạng toán này điều tất nhiên là giáo viên cần cung cấp kiến thức đầy đủ, chính xác những tiết đầu, giúp học sinh làm vững từng bước rồi mới xáo trộn các dạng với nhau * Bước 1: Đọc kó đề toán, gạch dưới những điều đã cho và hỏi * Bước 2: Tóm tắt bằng lời,... được tham gia d) Đối tượng học sinh trung bình, yếu cũng sẽ gặp vấn đề về chữ viết Vì vậy, việc giáo dục những học sinh này rèn chữ, giữ vở cũng vô cùng cần thiết Đôi khi giáo viên chúng ta cứ nghó lo kiến thức cho các em đã mệt rồi (các em tiếp thu khó khăn quá mà) còn để ý chi đến việc rèn chư Nếu thế giáo viên chúng ta đã quên mất những lời phàn nàn của mình “chữ viết gì mà không tài nào đọc được!“;... đó, học sinh dễ nhìn và làm bài được tốt hơn Vì thế, học sinh trung bình yếu càng cần đến việc rèn chữ, giữ vở hơn những đối tượng học sinh khác e) Ngoài ra, sau khi giảng dạy một bài hay một hệ thống kiến thức giáo viên nên đặt câu hỏi cho học sinh cả lớp, chú ý nhiều đến lượng học sinh trung bình, yếu: Các em có điều gì thắc mắc không? Con có muốn hỏi điều gì không? Con thấy bài học hôm nay thế nào?... thể do học sinh đóng góp Giáo viên sắp xếp theo chủ đề, học sinh được mượn luân phiên, học sinh có thể đọc giờ chơi, mượn về nhà Đây cũng chính là hình thức giúp học sinh trung bình, yếu có dòp mở mang kiến thức, tăng cường sự hiểu biết về tự nhiên xã hội, toán học cũng như rèn luyện kỹ năng đọc, viết - Tổ chức tốt giờ sinh hoạt tập thể : Trong giờ sinh hoạt tập thể, giáo viên động viên khuyến khích... nguệch ngoạc, xấu, khơng đọc được thì bài văn, bài tốn đó khơng còn giá trị vì có ai đọc được nó đâu Xuất phát từ đây tơi quyết định dạy học sinh cách rèn chữ sao cho đẹp, giữ vở sao cho sạch Và sau đây là kinh nghiệm dạy học sinh cách rèn chữ giữ vở của tơi Giai đoạn chuẩn bị: Trước tiên giáo viên giới thiệu cho các em xem một vài quyển vở mẫu của các anh chị học năm trước có ý thức tốt trong việc “Rèn . tiếp thu kiến thức chậm, lại mau quên, hoặc do về nhà các em dành ít thời gian cho việc học, ôn luyện lại kiến thức đã học trên lớp. Do đó, giáo viên có thể cho học sinh nắm vững kiến thức. Sau khi khai thác kiến thức cần đạt thì giáo viên sử dụng đến phơng pháp hỏi đáp, giảng giải 2. 2. Kĩ năng lựa chọn đối t ợng quan sát. Giáo viên cần xác định đợc lợng kiến thức cần đạt. Từ. tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh+ Đồ dùng quan sát đảm bảo khoa học, s phạm, kích thớc vừa phải.Đồ dùng đa ra đúng lúc, đúng chỗ. Nếu nh đã khai thác đợc kiến thức thì nên cất đồ

Ngày đăng: 17/06/2015, 12:00

Mục lục

  • - Đối tượng học sinh trung bình yếu thường là những học sinh tiếp thu kiến thức chậm, lại mau quên, hoặc do về nhà các em dành ít thời gian cho việc học, ôn luyện lại kiến thức đã học trên lớp. Do đó, giáo viên có thể cho học sinh nắm vững kiến thức ngay trên lớp là tốt nhất. Để được như thế, giáo viên cần chú ý:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan