1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phương pháp dạy học Hóa Học I

11 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 84,89 KB

Nội dung

Chương I PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC – MỘT BỘ PHẬN CỦA KHOA HỌC GIÁO DỤC Mục tiêu: 1. Nội dung: Sinh viên ( SV) nắm vững hệ thống kiến thức c ơ bản, hiện đại về đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của môn học Ph ương pháp dạy học Hóa học (PPDHHH), về phương pháp học tập bộ môn và phương pháp nghiên cứu khoa học về bộ môn. 2. Nội dung: SV được rèn luyện về phương pháp học tập ở bậc Cao đẳng, bước đầu hình thành thói quen vận dụng kiến thức các bộ môn có liên quan (các môn Hóa học, Tâm lí học, Giáo dục học…) để giải đáp những vấn đề đang đặt ra ở bậc học THCS. §1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆN VỤ CỦA MÔN HỌC PH ƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC L À MỘT KHOA HỌC Vấn đề phương pháp dạy học là một khoa học được thể hiện ở chỗ nó giúp l àm sáng tỏ các qui luật của quá trình dạy học Hóa học. Các thành tố cơ bản của quá trình này là: mục đích của việc dạy học Hóa học, nội dung, các phương pháp, các phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức, hoạt động của th ày và của trò. Chức năng của PPDHHH là đi tìm những con đường tối ưu giúp cho học sinh PT nắm vững đ ược các sự kiện, khái niệm, định luật, học thuyết c ơ bản về Hóa học và ngôn ngữ Hóa học, giúp cho học sinh được giáo dục và phát triển, nhằm góp phần tốt nhất v ào việc thực hiện mục tiêu đào tạo chung của nhà trường phổ thông. II. ĐỐI TƯỢNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC PPDHHH nghiên cứu quá trình dạy học môn Hóa học trong trường phổ thông nhằm góp phần thực hiện mục ti êu đào tạo. Dựa vào những kết luận, nguyên tắc, quy luật của Lí luận dạy học đại c ương – một bộ phận quan trọng của khoa học giáo dục – PPDHHH nghiên cứu giải quyết những nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học bộ môn ở tr ường PT: đó là các nhiệm vụ trí dục (giáo dưỡng), phát triển và giáo dục. Khác với Lí luận dạy học đại c ương, PPDHHH có những quy luật đặc thù được xác định bởi nội dung và cấu trúc của khoa học Hóa học và môn Hóa học, cũng như bởi những đặc điểm của quá tr ình nhận thức và dạy học Hóa học. Chẳng hạn như Hóa học vừa là một khoa học thực nghiệm vừa l à khoa học lí thuyết; xu hướng chuyển dịch những kiến thức lí thuyết quan trọng nhất của ch ương trình Hóa học PT lên sớm hơn. III.NHIỆM VỤ CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC PPDHHH giải đáp ba câu hỏi lớn: - Dạy và học Hóa học để làm gì (mục đích và nhiệm vụ của môn Hóa học )? - Dạy và học cái gì (nội dung môn học)? - Dạy và học như thế nào (phương pháp, phương ti ện, tổ chức việc dạy v à của việc học)? Ba câu hỏi trên đây liên quan đến ba nhiệm vụ cơ bản của môn học PPDHHH. 1. Dạy và học Hóa học để làm gì? Nhiệm vụ thứ nhất đòi hỏi phải làm sáng tỏ, trước hết là cho các giáo viên Hóa học và qua họ làm cho học sinh hiểu được – mục đích của việc dạy và học môn Hóa học trong nhà trường PT: không chỉ chú ý nhiệm vụ cung cấp v à tiếp thu nền học vấn Hóa học phổ thông mà còn phải chú ý tới nhiệm vụ giáo dục thế giới quan, đạo đức cách mạng và nhiệm vụ phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh. 2. Dạy và học cái gì? Nhiệm vụ thứ hai đòi hỏi phải xây dựng nội dung môn Hóa học trong nhà trường PT Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. Mu ốn thực hiện được nhiệm vụ đó, phải chú ý đến logic phát triển của khoa học Hóa học và lịch sử Hóa học, những điều kiện tâm lí – giáo dục học, mối tương quan của các tài liệu lí thuyết và sự kiện. Chẳng hạn nh ư phải coi trọng hơn nữa vai trò chủ đạo của các học thuyết Hóa học cơ bản (như các thuyết về cấu tạo chất, định luật tuần ho àn các nguyên tố Hóa học …), tăng cường mức độ hiện đại của các quan điểm lí thuyết về Hóa học, tăng cường thực nghiệm, r èn luyện kĩ năng thực hành và kĩ năng vận dụng tổng hợp kiến thức, tăng cường tính thực tiễn, đặc biệt là tính thực tiễn Việt Nam trong nội dung chương trình, tăng cường mối liên hệ liên môn hoặc cao hơn là tích hợp các môn học, đặc biệt với Vật lí v à Sinh học. 3. Dạy và học như thế nào? Nhiệm vụ thứ ba đòi hỏi phải nghiên cứu chỉ ra được những phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức việc dạy và việc học tối ưu. Trước hết chú ý nghiên cứu việc dạy (giảng dạy) của giáo vi ên và đi liền với nó là việc học của học sinh. Việc dạy – đó là toàn bộ hoạt động của giáo viên Hóa học trong quá trình dạy học nhằm làm cho học sinh nắm vững kiến thức, h ình thành thế giới quan và đạo đức cách mạng. PPDHHH phải nghi ên cứu những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bảo đảm ở mức độ cao nhất tính tự giác, tích cực v à tự lực của học sinh, phát triển ở họ hứng thú học tập, năng lực sáng tạo, góp phần cải tiến ph ương pháp, thiết bị giảng dạy phù hợp với nội dung mới v à phương pháp dạy học mới. Coi trọng, tận dụng sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện đại, đồng thời chú ý ho àn cảnh thực tế Việt Nam. Việc học – đó là hoạt động của trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực nhận thức, h ình thành thế giới quan và rèn luyện đạo đức cách mạng. PPDHHH phải nghi ên cứu chất lượng nắm vững kiến thức và kĩ năng về Hóa học của học sinh khi nghi ên cứu một nội dung cụ thể hay khi áp dụng một phương pháp hay hình thức tổ chức học tập nhất định. Nó phải khảo sát qui luật h ình thành và phát triển các khái niệm, định luật, học thuyết Hóa học ở học sinh thuộc các lớp khác nhau. PPDHHH c òn phải nghiên cứu việc phát triển các tiềm lực trí tuệ, các kĩ năng hoạt động trí tuệ, những đặc điểm về học tập của học sinh nói chung v à của những đối tượng cá biệt (như học sinh giỏi, học sinh yếu, học sinh ở các v ùng, miền khó khăn…). Cách học có hiệu quả là phải đảm bảo thực hiện tốt bốn khâu li ên hoàn là học – hỏi – hiểu – hành. Có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau: (1) Việc dạy và việc học là hai mặt của một quá trình thống nhất – sự dạy học. Việc dạy của thầy phải có tác dụng điều khiển (tổ chức, chỉ đạo, đánh giá) sự học của tr ò. Dạy tốt là làm cho trò biết học, biết hỏi do đó sẽ hiểu v à biết hành, biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Sự học của trò một mặt phải biết dựa vào sự dạy, mặt khác nó phải là quá trình tự giác, tích cực và tự lực của trò. Phát hiện ra những mối li ên hệ bản chất, tất yếu và có tính qui luật giữa việc dạy, việc học và nội dung bộ môn là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của PPDHHH . Càng hiểu sâu sắc việc học tập bộ môn của học sinh th ì càng giúp cho việc cải tiến nội dung môn học được tốt đẹp và ngược lại. Như vậy, PPDHHH có nhiệm vụ nghi ên cứu môn học, việc dạy và việc học trong sự thống nhất hữu c ơ và trong mối liên hệ qua lại chặt chẽ. Nhưng xét cho đến cùng, PPDHHH có nhi ệm vụ tìm ra những điều kiện tối ưu để việc học tập của học sinh đạt chất l ượng cao nhất một cách to àn diện. IV. MỐI LIÊN HỆ CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC. PPDHHH có liên hệ chặt chẽ với Triết học Mác – Lênin, Tâm lí học, Giáo dục và khoa học Hóa học. Cơ sở phương pháp luận của phương pháp dạy học Hóa học là triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Việc nghiên cứu PPDHHH chỉ có thể đạt kết quả tốt nếu biết áp dụng phép biện chứng du y vật và nhận thức luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Việc học tập nắm vững những kiến thức, kĩ năng l à hoạt động nhận thức của học sinh do giáo viên điều khiển. Nhiệm vụ trung tâm của việc dạy học Hóa học là (1)Vũ Văn Tảo. Dạy cách học. Trong tập tài liệu “Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo giáo viên Trung học cơ sở”. Dự án Đào tạo giáo viên, Bộ giáo dục và Đào tạo. Hà Nội. 8/2003. HỌC HỎI HIỂU HÀNH làm cho học sinh nhận thức được các chất và biến hóa của chúng. Từ chỗ học sinh không hiểu biết về các chất Hóa học, nhờ sự chỉ đạo của giáo vi ên, học sinh đi tới hiểu biết; từ chỗ hiểu biết không đầy đủ, thiếu chính xác, phiến diện đến chỗ hiểu biết đầy đủ, chính xác, toàn diện….đó là con đường nhận thức chung cũng nh ư sự nhận thức môn Hóa học. Bản thân quá trình đó là mâu thuẫn, là biện chứng. Như vậy khi tìm hiểu phép biện chứng của các sự kiện v à hiện tượng Hóa học, học sinh cũng hình thành cho mình cả phép biện chứng của t ư tưởng, tức là phương pháp tư tưởng biện chứng duy vật. Những quy luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng là những quy luật chỉ đạo việc xây dựng lí luận về PPDHHH, PPDHHH phải xuất phát từ thực tiễn đất n ước và từ đường lối, chính sách của Đảng, Nh à nước trong khi giải quyết những vấn đề của mình. PPDHHH gắn bó chặt chẽ với Tâm lí học v à Giáo dục học, đặc biệt là Tâm lí học sư phạm và Lí luận dạy học đại cương. Tâm lí học sư phạm nghiên cứu tâm lí của học sinh trong quá tr ình học tập, chủ yếu quan tâm đến việc nghi ên cứu sự hình thành và phát tri ển tâm lí học sinh do ảnh hưởng của dạy học và giáo dục. Lí luận dạy học đại cương nghiên cứu quá trình dạy học nói chung: mục đích, nhiệm vụ của giáo dục x ã hội chủ nghĩa, nguyên tắc, phương pháp, hình thức dạy học. Lí luận dạy học đại cương giải quyết những vấn đề n ày dựa trên lí thuyết giáo dục nói chung và căn cứ vào những thành tựu của phương pháp dạy học các bộ môn. Ng ược lại, PPDHHH vận dụng những quan điểm lí luận dạy học đại c ương vào việc nghiên cứu Hóa học, tìm ra những đặc điểm riêng biệt của việc dạy học và giáo dục học sinh khi học tập Hóa học. PPDHHH có mối liên hệ chặt chẽ nhất với khoa học Hóa học. Nội dung và phương pháp luận của khoa học Hóa học sẽ xác định nội dung, phương pháp dạy và học giáo trình Hóa học, do đó xác định những đặc trưng của PPDHHH. PPDHHH với tư cách là một khoa học độc lập trong hệ thống các kh oa học giáo dục, chỉ có thể phát triển vững chắc trong mối li ên hệ qua lại chặt chẽ với các khoa học khác. §2. SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PH ƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC VÀ SỰ NGHIÊN CỨU MÔN HÓA HỌC. I. SỰ XUẤT HIỆN V À PHÁT TRIỂN CỦA PHƯNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC. Bộ môn PPDHHH ra đời chậm h ơn so với khoa học Hóa học. Trong xã hội phong kiến, PPDHHH chủ yếu t ìm cách nhồi nhét cho học sinh một khối l ượng sự kiện về các chất Hóa học. Khoa học phương pháp dạy học Hóa học dần dần được hình thành và phát tri ển ở Nga và một số nước châu Âu từ thế kỉ XVIII , lúc đầu là nghiên cứu xây dựng chương trình, sách giáo khoa Hóa học. Những quan điểm cơ bản của khoa học này đã được các nhà Hóa học Nga khởi thảo (1)(2)(3) , đứng đầu là Lômônôxôp (1711 – 1765), A.M.Butlêrôp (1828 – 1886), D.I.Menđêlêep (1834 – 1907), V.N.Vekhopski (1873 – 1947), C.G.Sapovalenko, I.N.Bôrixôp, D.M.Kiriuskin. Ở Việt Nam, trước năm 1954 chỉ mới có một số sách giáo khoa Hóa học bằng tiếng Việt. từ năm 1956 đã có các sách giáo khoa Hóa học trường phổ thông cấp II, cấp III (4) và đã có một số bài viết lẻ tẻ về giảng dạy Hóa học (5) . Giáo trình đầu tiên về môn học độc lập – PPDHHH – ra đời năm 1962 (6) . Sau gần 15 năm, tập giáo trình thứ hai về môn học này mới được xuất bản (7) . Tập giáo trình về thực hành của bộ môn được hình thành bước đầu năm 1965 (8) và được hoàn chỉnh vào năm 1980 (9) . II. NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC. Trong quá trình nghiên c ứu môn học này, người sinh viên trường sư phạm sẽ thu được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghi ệp vụ cần thiết cho công tác dạy học v à giáo dục trong môn Hóa học ở nhà trường PT. Sự đào tạo về mặt nghiệp vụ cho các giáo viên Hóa học tương lai ở trờng THCS được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo cụ thể của trường CĐSP, trong đó phải bảo đảm cho ng ười giáo viên tương lai nắm vững được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo c ơ bản sau đây: 1. Hiểu rõ những nhiệm vụ do Đảng v à Nhà nước đề ra trong lĩnh vực phát triển ngành Hóa học và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 2. Hiểu biết toàn diện và sâu sắc những nhiệm vụ của việc dạy học Hóa học ở trường THCS, biết thực hiện nhiệm vụ dạy chữ, dạy ng ười và phát triển tiềm lực trí tuệ học sinh thông qua dạy học bộ môn Hóa học. (1) C.G.Sapôvalenkô. Phương pháp d ạy học Hóa học. NXB Sư phạm. Matxcơva.1963 (tiếng Nga), tr.31-127. (2) I.N. Bôrixôp. Phương pháp d ạy học Hóa học. NXB Sư phạm. Matxcơva.1956 (3) Đ.M. Kiriuskin, V.X. Poloxin. Phương pháp dạy học Hóa học. NXB Giáo dục. Matxcơva. 1970. (4) Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Văn Đạm. Hóa học lớp 7, Hóa học lớp 8, Hóa học lớp 9, Hóa học lớp 10. NXB Giáo dục. H à Nội. 1956-1957. (5) Nguyễn Ngọc Quang. Vấn đề danh pháp Hóa học. Chuyên san Giáo dục phổ thông cấp II,III. Bộ giáo dục và Đào tạo. Hà Nội. Số 6, 7, 8/1957. (6) Hoàng Hạnh, Nguyễn Cương, Nguyễn Đức Chuy. Giáo trình Giáo học pháp Hóa học. NXB Giáo dục. Hà Nội. 1962. (7) Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn C ương, Dương Xuân Trinh. Lí lu ận dạy học Hóa học. Tập 1. NXB Giáo dục. Hà Nội.1975, tái bản 1982. (8) Dương Xuân Trinh, Nguyễn Cương, Nguyễn Đức Chuy.thí nghiệm Hóa học ở trường phổ thông. Tập I. NXB Giáo dục. H à Nội. 1965. Tập II. 1966. (9) Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh, Tr ần Trọng Dương. Thí nghiệm thực hành lí luận dạy học Hóa học. NXB Giáo dục. Hà Nội. 1980. 3 Vận dụng các kiến thức Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luậ n Mác – Lênin, các môn Hóa học thuộc chương trình CĐSP để dạy tốt môn Hóa học ở trường THCS. 4. Có kiến thức và kĩ năng xác định, lựa chọn nội dung dạy học Hóa học ở trường THCS, biết phân tích chương trình, sách giáo khoa và tài li ệu tham khảo về Hóa học lớp 8, 9, biết phân tích sự phát triển của một số kiến thức c ơ bản nhất trong chương trình Hóa học trường THCS có liên hệ với chương trình THPT. 5. Biết sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với mục đích, nội dung dạy học và với mỗi loại bài lên lớp để điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. 6. Có kiến thức và kĩ năng sử dụng thí nghiệm, các ph ương tiện trực quan, các phương tiện kĩ thuật dạy học trong dạy học Hóa học. 7. Có kiến thức và kĩ năng soạn bài, chuẩn bị cho bài lên lớp và thực hiện các giáo án. 8. Hiểu biết các nhiệm vụ, nội dung, ph ương pháp, tổ chức công tác ngoại khóa về Hóa học và tiến hành công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. III. NỘI DUNG, CẤU TRÚC CỦA GIÁO TR ÌNH. Khi nghiên cứu giáo trình PPDHHH cần chú ý cả phần lí thuyết v à phần thực hành. Phần lí thuyết bao gồm các bài giảng về những vấn đề đại c ương của PPDHHH, phương pháp dạy học những vấn đề cụ thể của sách giáo khoa Hóa học trường THCS. Phần thực hành bao gồm các bài thí nghiệm thực hành (về kĩ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm Hóa học), các buổi xemine về bài tập Hóa học,về phân tích chương trình và sách giáo khoa Hóa học trường THCS, tập soạn b ài và tập giảng. IV. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN. 1. Cần thực hiện đầy đủ ph ương pháp học tập ở Đại học và áp dụng kiên trì vào việc học tập bộ môn, trong đó y êu cầuquan trọng là: coi trọng các bài ghi thầy giảng trên lớp, nhưng nhất thiết phải sử dụng giáo tr ình; có ý thức rèn luyện và kiên trì hoàn thiện phương pháp đọc sách và tự học; tích cực chủ động tham gia các xemine; mạnh dạn tham gia tập d ượt nghiên cứu khoa học, thực hiện ph ương pháp dự án (phương pháp project). 2. Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng dạy học v à giáo dục thông qua bộ môn. Coi trọng việc liên hệ lí thuyết với thực tiễn dạy học Hóa học ở các trường THCS, dự kiến vận dụng những lí luận đ ã học vào thực tế công tác dạy học ở trường PT. 3. Có ý thức và bền bỉ sưu tầm, tích lũy dần các t ư liệu nghiệp vụ sư phạm, ghi chép đều “sổ tay nghiệp vụ s ư phạm”. §3.PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN C ỨU KHOA HỌC ÁP DỤNG TRONG PH ƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC. I. CÔNG TÁC NGHIÊN C ỨU KHOA HỌC CÓ TẦM QUAN TRỌNG TO LỚN Trong quá trình đào tạo ở trường Sư phạm và trong công tác sau này ở trường phổ thông của giáo viên Hóa học, công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) có vai tr ò rất quan trọng. Công tác này giúp hình thành và phát tri ển có hiệu quả năng lực, phẩm chất độc lập sáng tạo trong học tập, công tác v à bồi dưỡng tiềm lực cho ng ười giáo viên tương lai để họ tiếp tục tự học v à cải tiến công tác, nâng cao hiệu quả nhiệm vụ dạy học, giáo dục sau này. Trong hoạt động thực tiễn của m ình, người giáo viên Hóa học sẽ phải tiến hành công tác NCKH khi đi t ìm những con đường mới, những phương tiện mới để giải quyết có hiệu quả h ơn những nhiệm vụ dạy học và giáo dục, khi người giáo viên không chỉ tiếp thu những điều mới mẻ m à còn tự kiểm tra lại nhiều điều; đồng thời thương xuyên phân tích công tác c ủa bản thân. Lao động sáng tạo của người giáo viên có hiệu quả hơn và sẽ sớm có kết quả nếu như ngay khi còn học ở trường Sư phạm, người giáo viên tương lai đã có được kĩ năng về công tác NCKH. Việc h ình thành những kĩ năng đó chỉ có thể đ ược thực hiện trong quá trình NCKH của bản thân người giáo viên tương lai; hơn nữa công tác này cần được tổ chức thường xuyên và mang tính ch ất quần chúng rộng r ãi, phục vụ cho việc giải quyết những vấn đề nảy sinh của tr ường PT. Việc hoàn thành các bài tập nghiên cứu, các khóa luận về đề t ài Hóa học sẽ giúp nâng cao kiến thức, kĩ năng và tiềm lực về chuyên môn (Hóa học) của người giáo viên tương lai; việc tăng thêm các đề tài nghiệp vụ sư phạm nói chung và về PPDHHH nói riêng sẽ giúp sinh viên nhanh chóng làm quen v ới thực tiễn dạy học v à giáo dục của người giáo viên ở trường PT, do đó được chuẩn bị tốt hơn và nhanh hơn cho công tác sau này ở trường PT. II. QUI TRÌNH NGHIÊN C ỨU MỘT ĐỀ TÀI KHOA HỌC GIÁO DỤC Quy trình nghiên cứu một đề tài về PPDHHH nói riêng, về khoa học giáo dục nói chung, thường gồm các giai đoạn chủ yếu sau đây: - Xác định đề tài nghiên cứu và lập đề cương nghiên cứu. Đó là giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu. - Giai đoạn thiết kế quy trình nghiên cứu, trong đó quan trọng là xây dựng hệ thống giải thuyết khoa học, xây dựng mô h ình lí tưởng về đối tượng (1) , thu thập xử lí thông tin lí luận, thu thập xử lí t ài liệu thực tiễn (2) ; - Giai đoạn triển khai việc nghi ên cứu (hay thi công sơ đồ logic của quy trình nghiên cứu đề tài), trong đó quan trọng là sử dụng phối hợp các ph ương pháp nghiên cứu thích hợp, đặc biệt l à thực nghiệm sư phạm, đánh giá kết quả của thực nghiệm sư phạm và của cả công trình và trình bày công trình thành một văn bản khoa học (3) . Nội dung cụ thể của từng giai đoạn: (1)(3) Nguyễn Ngọc Quang. Lí luận dạy học Hóa học. Tập I. NXB giáo dục. H à Nội. 1994. (2) Phạm Viết Vượng. Phương pháp nghiên c ứu khoa học giáo dục (Tài liệu dùng cho các trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm). Hà Nội . 1996. 1. Xác định đề tài nghiên cứu và lập đề cương nghiên cứu. a. Xác định đề tài nghiên cứu. Việc lựa chọn đúng đắn đề t ìa nghiên cứu có tác dụng rất quan trọng đến th ành công của một công trình NCKH. Đề tài nghiên cứu cần đạt các yêu cầu sau đây: - Đề tài xuất phát từ nhu cầu bức thiết của thực tiễn giáo dục hay nội bộ khoa học giáo dục. nhu cầu đó thường nảy sinh do mâu thuẩntong hoạt động thực tiễn hay lí luận dạy học, giáo dục. Phải biết tập trung v ào những vấn đề cấp bách trong những vấn đề cần giải đáp và chưa được giải đáp. - Đề tài có chứa đựng những điều c òn chưa biết, còn hoài nghi. Mỗi đề tài đều bao gồm một câu hỏi hay một hệ thống câu hỏi ch ưa được giải đáp hoặc được giải đáp chưa đầy đủ. Chúng phản ánh những ho ài nghi, thắc mắc, những điều ch ưa rõ cần giải quyết. Nêu tên một lĩnh vực hoạt động giáo dục (ví dụ: thí nghiệm Hóa học ở trờng phổ thông) chưa phải là đã tìm được một đề tài nghiên cứu. chỉ khi nào nêu được câu hỏi, vạch rõ sự nghi vấn mới coi l à xác định được đề tài. Tuy nhiên khi viết công trình không nhất thiết phải viết dưỡi hình thức câu hỏi. - Đề tài hứa hẹn phát hiện những cái mới có tính qui luật. Điều n ày nằm trong bản chất của việc nghiên cứu khoa học. Đề tài khoa học về dạy học Hóa học phải hướng việc nghiên cứu vào sự phát hiện những cái mới, những mối li ên hệ có tính qui luật trong hiện thực dạy học, trong quá trình dạy học và giáo dục. Cái mới ở đây có những mức độ khác nhau: có thể l à hoàn toàn mới, hoặc là một sự tổng hợp nhiều cái cũ, hay xen kẽ mới với những cái cũ. Cái mới có thể l à một lí thuyết mới, cũng có thể l à một sự cụ thể hóa, một sự vận dụng những kiến thức đ ã có vào một hoàn cảnh mới. Chẳng hạn việc vận dụng một cách sáng tạo những thành tựu khoa học kĩ thuật sẵn có tr ên thế giới vào điều kiện cụ thể của nước ta là một hướng cần được khuyến khích. - Để có thể nghiên cứu đi vào chiều sâu, có thể thu hẹp đề t ài. Thu hẹp đề tài là tạo điều kiện đi sâu, sãng tạo cái mới. Chẳng hạn, vấn đề “Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm Hóa học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường PT” có thể được thu hẹp thành đề tài “Hoàn thiện phương pháp sử dụng hệ thống thí nghiệm Hóa học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS”. Sự thu hẹp đề tài có thể do những nguyên nhân khách quan (do việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa Hóa học được bắt đầu thực hiện ở trường THCS trước khi thực hiện ở THPT…), nhưng cũng có thể do những nguy ên nhân chủ quan (Chẳng hạn: sở tr ường, hứng thú, điều kiện công tác v à năng lực của người nghiên cứu). Tuy vậy, yêu cầu đi sâu không mâu thuẫn với quan điểm nghi ên cứu toàn diện. Để giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa bề sâu v à bề rộng, người ta thường phối hợp giữa cá nhân v à tập thể. Tập thể đảm nhiệm một đề t ài hay một tuyến đề tài bao quát toàn di ện một vấn đề thực tiễn, trong đó mỗi cá nhân nghi ên cứu một đề tài đi sâu vào một khía cạnh của vấn đề đó. b. Lập đề cương nghiên cứu. Việc lập đề cương nghiên cứu cần được thực hiện ngay khi bắt đầu việc nghi ên cứu, sau đó được hoàn chỉnh thêm trong quá trình nghiên c ứu. Đề cương sẽ giúp người nghiên cứu hình dung được toàn bộ những nét cơ bản của nôi dung và quá trình nghiên cứu: đề cương nghiên cứu chính là chương trình hành động khái quát của người nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu của một công trình khoa học thường gồm 8 nội dung chủ yếu sau: - Lập luận xác định tính cấp thiết của đề t ài. - Mục đích, nhiệm vụ nghi ên cứu. - Khách thể và đối tượng nghiên cứu. - Giải thuyết khoa học. - Phương pháp nghiên c ứu. - Dự kiến phần đóng góp mới của đề tài. - Dàn ý công trình nghiên c ứu. - Dự kiến kế hoạch nghi ên cứu, trong đó có kế hoạch thời gian. 2. Thiết kế quy trình nghiên cứu a. Xây dựng hệ thống giải thuyết khoa học. Giải thuyết khoa học là lời tiên đoán khoa học, dự báo lời giải đáp cho mâu thuẫn được nêu ra trong đề tài; đó là sự phác thảo trên những nét cơ bản quy trình và hệ thống những kết luận giải định cho vấn đề nghi ên cứu. Đó cũng chính là giả định về bản chát của đối tượng nghiên cứu và là luận điểm chỉ dẫn con đường đi để khám phá đối tượng. Giải thuyết khoa học, với chức năng ti ên đoán, có giá trị là cơ sở phương pháp luận, là công cụ lí thuyết giúp người nghiên cứu tác động vào đối tượng nghiên cứu, tìm ra cấu trúc – chức năng của nó, vạch ra bức tranh to àn vẹn về bản chất của đối tượng. b. Vận dụng giả thuyết, tác động v ào đối tượng nghiên cứu, xây dựng mô h ình lí tưởng về đối tượng. Người nghiên cứu sử dụng giả thuyếtkhoa học nh ư một công cụ phương pháp, tác động vào đối tượng, tìm ra quy luật về cơ chế vận hành của nó. Từ đó thiết lập được mô hình lí tưởng của đối tượng về cấu trúc, về sự t ương tác giữa các thành tố của nó, về quy luật của logic chuyển vận của đối t ượng. Đó là bức tranh về bản chất của đối tượng. Đây là bước “thực nghiệm khoa học trong t ư duy” của người nghiên cứu” (1) . Trong quá trình này, ng ười nghiên cứu phải căn cứ vào tính đặc thù của đối tượng nghiên cứu mà lựa chọn nội dung, ph ương pháp nghiên cứu, cách thức tổ chức quy trình nghiên cứu, các phương tiện và công cụ nghiên cứu. 3. Giai đoạn triển khai việc nghiên cứu. a. Triển khai việc nghiên cứu tức là vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thích hợp để đạt được những mục đích v à nhiệm vụ đề ra cho đề tài. Trong giai đoạn chọn đề tài và lập đề cương, người nghiên cứu cũng đã sử dụng đến một số phương pháp NCKH như phương pháp nghiên c ứu lí luận, phương pháp (1) Nguyễn Ngọc Quang, sách đ ã dẫn, trang 35. quan sát….Nhưng ở giai đoạn triển khai nghi ên cứu thì phải sử dụng phối hợp tất cả các phương pháp nghiên c ứu khoa học thích hợp. Chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp trước hết là thích hợp với mục đích nghiên cứu, với tính chất của đề t ài; đồng thời cũng cần thích hợp với điều kiện sử dụng phương pháp đó. Phải phối hợp và vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu vì mỗi phương pháp đều có chỗ mạnh, chỗ yếu, do đó cần vận dụng phối hợp những ph ương pháp khác nhau, lấy chỗ mạnh của phương pháp này khắc phục chỗ yếu của ph ương pháp kia. Các phương pháp NCKH thư ờng được dùng trong các công trình nghiên c ứu về dạy học Hóa học là: phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, ph ương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và xưởng trường, phương pháp chuyên gia. Với đề tài thuộc loại điều tra cơ bản, thường hay dùng phương pháp phỏng vấn, quan sát; với đề tài về cải tiến nội dung hay ph ương pháp dạy học thì phương pháp thực nghiệm sư phạm là quan trọng. Phương pháp thực nghiệm sư phạm có nhiều ưu điểm nhưng nói chung đòi hỏi công phu, vì vậy không thể thực nghiệm tràn lan mà phải chọn vấn đề then chốt để thực nghiệm, các vấn đề c òn lại có thể được giải quyết bằng những phương pháp khác. b. Viết công trình nghiên cứu. Theo dàn ý của công trình nghiên cứu trong đề cương nghiên cứu, sau khi đã được bổ sung và hoàn chỉnh trong quá trình triển khai, người nghiên cứu viết công trình nghiên cứu. Nội dung công trình thường gồm các phần sau đây: - Mở đầu Nêu rõ lập luận xác định tính cấp thiết của đề t ài, mục đích, nhiệm vụ, giả thuyết khoa học, phương pháp nghiên cứu. - Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Tổng quan những cơ sở lí luận của đề tài và tình hình nghiên c ứu về đề tài ở trong nước và trên thế giới. Khi trình bày những tài liệu lí luận, chỉ nên viét về những gì cần thiết cho nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài dùng làm cơ sở cho thực nghiệm, l àm tài liệu để khai quát, làm đề tài bàn bạc, phê phán….Khi xử lí các tài liệu lí luận, ta cần phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát để t ìm ra ý mới. Cái mới có thể là sự tổng hợp nhiều cái cũ, có thể là một sự cụ thể hóa, một sự vận dụng kết quả của tác giả khác v ào hoàn cảnh không hoàn toàn giống với hoàn cảnh của tác giả đó. - Nội dung và kết quả nghiên cứu. Những đề xuất mới về lí luận hoặc thực tiễn. Khi trình bày những tài liệu thực nghiệm, cần t ìm cách trình bày một cách rõ ràng, sáng sủa, khái quát như dùng bảng, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị….Cần giải thích kết quả thực nghiệm bằng lí luận, giải thích nguy ên nhân. [...]... CHƯƠNG I 1 Phương pháp dạy học Hóa học( PPDHHH) nghiên cứu quá trình dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông nhằm góp phần thực hiện mục ti êu đào tạo 2 Nhiệm vụ của PPDHHH là nghiên cứu về mục đích và nhiệm vụ của môn Hóa học; n i dung môn Hóa học; phương pháp, phương tiện và tổ chức việc dạy học Ba nhiệm vụ trên đây liên quan chặt chẽ v i nhau và liên quan chặt chẽ v i ba nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học. .. dạy học Hóa học 3 Công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) có tầm quan trọng to lớn đ i v i m i giáo viên Hóa học Việc nghiên cứu một đề t i khoa học về dạy học bộ môn thường gồm các giai đoạn chủ yếu: xác định đề t i và lập đề cương; thiết kế quy trình nghiên cứu; triển khai việc nghiên cứu CÂU H I, B I TẬP CHƯƠNG I 1 Đ i tượng của PPDHHH là gì? Đ i chiếu đ i tượng của môn Hóa học và Giáo dục học để tìm... 2 Nhiệm vụ của PPDHHH là gì? Các nhiệm vụ đó quan hệ v i nhau nh ư thế nào? 3 Công tác nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng nh ư thế nào đ i v i ngư i giáo viên Hóa học? Các giai đoạn chủ yếu của việc nghiên cứu một đề t i khoa học về PPDHHH? 4 Hãy i n vào những chỗ chấm các từ thích hợp: “Nhiệm vụ của phương pháp dạy học Hóa học là nghiên cứu a)………………………… ; b)…………………………………; c)………………………… Ba nhiệm... nhiệm vụ đó………………… ………………………… 5 Hãy xác định thứ tự các giai đoạn chủ yếu của việc nghi ên cứu một đề t i khoa học về dạy học bộ môn Hóa học bằng cách ghi số 1, 2, hoặc 3,….v ào các ô ứng v i các câu sau đây: - Thiết kế quy trình nghiên cứu - Xác định đề t i nghiên cứu và lập đề cương nghiên cứu - Triển khai việc nghiên cứu - Xây dựng giả thuyết khoa học ... Trên cơ sở phân tích t i liệu rút a những kết luận, nêu lên những đề nghị thực tiễn, đề xuất những suy nghĩ m i và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo Chỉ nên coi là kết luận những gì đạt được bằng lập luận chặt chẽ tr ên cơ sở đầy đủ bằng chứng từ những t i liệu đã được thẩm tra Chỉ nên kết luận khi có thể bác bỏ được m i lí lẽ dẫn đến đều tr i v i kết luận đưa ra - T i liệu tham khảo - Mục lục . những đặc i m riêng biệt của việc dạy học và giáo dục học sinh khi học tập Hóa học. PPDHHH có m i liên hệ chặt chẽ nhất v i khoa học Hóa học. N i dung và phương pháp luận của khoa học Hóa học sẽ. ƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC L À MỘT KHOA HỌC Vấn đề phương pháp dạy học là một khoa học được thể hiện ở chỗ nó giúp l àm sáng tỏ các qui luật của quá trình dạy học Hóa. đ i h i ph i nghiên cứu chỉ ra được những phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức việc dạy và việc học t i ưu. Trước hết chú ý nghiên cứu việc dạy (giảng dạy) của giáo vi ên và đi

Ngày đăng: 15/06/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w