1. Trang chủ
  2. » Đề thi

đề thi thử hoá học lần 3 năm 2014 của GSTT

6 391 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 625,12 KB

Nội dung

Trang /6 – Mã đề thi 312 1 GSTT GROUP ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III NĂM 2014 Môn thi: HÓA HỌC Ngày thi: 06/04/2014 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề; Họ, tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ THI GỒM 50 CÂU TRẮC NGHIỆM (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50). Câu 1: Đáp án nào là phát biểu sai? A. Phenol tác dụng với NaOH, lấy muối vừa tạo ra tác dụng với dd HCl lại thu được phenol. B. Dd natri phenolat phản ứng được với CO 2 , lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dd NaOH lại thu được natri phenolat. C. Anilin tác dụng với ddHCl, lấy muối tạo ra cho tác dụng với dd NaOH lại thu được anilin. D. Glyxin tác dụng được với ddNaOH, lấy muối tạo ra cho tác dụng với dd HCl lại thu được Glyxin. Câu 2: Từ các aminoaxit có công thức C 3 H 7 O 2 N có thể tạo được bao nhiêu loại đipeptit? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không chính xác? (1) Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học mà trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. (2) Sự khử là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hóa của chất đó. (3) Chất oxi hóa là chất có số oxi hóa giảm sau phản ứng. (4) Chất oxi hóa và chất khử luôn có mặt ở cả hai vế của phản ứng oxi hóa khử. (5) Chất bị lấy mất electron trong phản ứng được gọi là chất khử. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định sau? (1) Tốc độ phản ứng là độ thay đổi nồng độ của một trong các chất tham gia hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. (2) Diện tích tiếp xúc càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn. (3) Nếu cho hai chất rắn phản ứng với nhau, có thể làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách tăng áp suất và tăng nhiệt độ. (4) Chất xúc tác có vai trò làm tăng tốc độ và trực tiếp tham gia vào phản ứng. (5) Phản ứng giữa các hợp chất cộng hóa trị thường xảy ra nhanh hơn. A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 5: Cho luồng hơi nước chạy qua than nóng đỏ ta thu được hỗn hợp khí than A bao gồm CO 2 , CO, H 2, hơi nước dư. Cho 1,48 lít hỗn hợp khí A (ở 100 độ C và 1,2399 atm) qua bình đựng CuO nung nóng dư. Phản ứng oxi hóa khử xảy ra hoàn toàn, ta thu được hỗn hợp khí B. Thu lấy toàn bộ hỗn hợp khí B sau đó cho vào bình đựng Ca(OH) 2 dư thì thấy xuất hiện 2 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 0,4gam. Biết rằng trong A, số mol khí cacbonic bằng số mol hơi nước dư. Số mol CuO đã phản ứng là bao nhiêu? A. 0,01 B. 0,06 C. 0,04 D. 0,05 Câu 6: Đốt cháy m gam phốt pho trong bình clo kín. Sau đó cho thêm nước dư vào bình và lắc nhẹ. Để trung hòa toàn bộ lượng axit có trong dung dịch ta cần 500ml dung dịch NaOH xM. Biết rằng lượng muối NaCl chiếm 62,62% về khối lượng hỗn hợp muối thu được. Tìm mối quan hệ giữa x và m?                      Câu 7: Hiđro hoá hoàn toàn anđehit acrylic bằng lượng dư H 2 (xúc tác Ni, t o ) thì tạo thành ancol X. Hoà tan hết lượng chất X này vào 13,5 gam nước thu được dung dịch Y. Cho Kali kim loại (dư) vào dung dịch Y thu được 11,2 lít khí H 2 (đktc). Nồng độ phần trăm của chất X trong dung dịch Y là (trong các số cho sau đây) A. 81,63%. B. 81,12%. C. 51,79%. D. 52,63% Câu 8: Cho sơ đồ sau: 2 (dd)Br NaOH CuO X Y Z T      . Với T là Anđêhit 2 chức. X có thể là: A. But-2-en B. Isopren C. Xiclobutan D. Metyl xiclopropan Mã đề thi: 312 Trang /6 – Mã đề thi 312 2 Câu 9: Các chất trong dãy nào sau đây khi tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư đều tạo ra sản phẩm là kết tủa: A. Fructozơ, anđehit axetic, mantozơ, xenlulozơ. B. Glucozơ, metyl fomat, saccarozơ, anđehit axetic. C. Đivinyl, glucozơ, metyl fomat, tinh bột. D. Vinylaxetilen, glucozơ, metyl fomiat, axit fomic Câu 10: Có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Tất cả các kim loại đểu có 1,2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng. (2) Bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại (ở phía dưới, bên trái bảng tuần hoàn) nhìn chung lớn hơn bán kính nguyên tử các nguyên tố phi kim (ở phía trên, bên phải bảng tuần hoàn) (3) Liên kết hóa học hình thành giữa ion dương kim loại nằm ở các nút mạng tinh thể và các electron tự do di chuyển trong toàn bộ mạng lưới tinh thể kim loại là liên kết kim loại. (4) Kim loại có tính ánh kim là do các electron tự do di chuyển có khả năng phát sáng. (5) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, cao nhất là W. A. 1 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 11: Oxit kim loại nào có ứng dụng trong việc hàn đường ray? A. CuO B. ZnO C. Fe 3 O 4 D. Al 2 O 3 Câu 12: Cho 1,74 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (nhóm IIA) và Al tác dụng hết với dung dịch HNO 3 đặc nóng, dư thu được 0,1 mol NO 2 . Mặt khác, cho 2,1 gam M phản ứng hết với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí H 2 thu được vượt quá 1,12 lít (đktc). Kim loại M là A. Mg. B. Ba. C. Ca. D. Be. Câu 13: Có 500 ml dung dịch X chứa các ion: K + , HCO 3  , Cl  và Ba 2+ . Lấy 100 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư, kết thúc các phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 29,55 gam kết tủa. Cho 200 ml dung dịch X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 , kết thúc phản ứng thu được 28,7 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn 50 ml dung dịch X thì khối lượng chất rắn khan thu được là A. 23,700 gam. B. 14,175 gam. C. 11,850 gam. D. 10,062 gam. Câu 14: Cho m gam một oxit sắt Fe x O y tan hết trong 160ml dung dịch HCl 2M ta thu được dung dịch A. Sau đó cho thêm H 2 SO 4 dư vào dung dịch A thu được dung dịch B. Dung dịch này tác dụng tối đa với 475 ml dung dịch thuốc tím nồng độ 0,1M. Biết rằng nếu thêm bột đồng và H 2 SO 4 dư vào A thì dung dịch thu được sau phản ứng có thể phản ứng tối đa với 625 ml dung dịch thuốc tím cùng nồng độ ở trên. Công thức oxit sắt là? A. FeO B. Fe 2 O 3 C. Fe 3 O 4 D.Chưa đủ dữ kiện để tính. Câu 15: Cho Ba(OH) 2 dư vào dung dịch chứa CuSO 4 , AlCl 3 thì thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn X. Trong chất rắn X có chứa: A. CuO , Al 2 O 3 B. CuO , Al 2 O 3 , BaSO 4 C. CuO D. CuO , BaSO 4 Câu 16: Thủy phân m gam gạo có chứa 80% tinh bột , sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất rượu etylic. Toàn bộ   sinh ra cho qua dung dịch   dư thu được 750g kết tủa trắng. Nếu hiện suất quá trình là 80% thì giá trị của m là: A. 949,2 B. 945,0 C. 950,5 D. 1000 Câu 17: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp? A. Tơ olon B. Tơ tằm C. Tơ axetat D. Tơ enang Câu 18: Phản ứng giữa: 3Cl 2 + 6NaOH  NaClO 3 + 5NaCl + 3H 2 O thuộc loại phản ứng hóa học nào sau đây? A. Phản ứng oxi hóa-khử liên phân tử B. Phản ứng axit-bazơ C. Phản ứng oxi hóa–khử nội phân tử D. Phản ứng tự oxi hóa–khử Câu 19: Đện phân dung dịch A gồm hõn hợp 0,35 mol CuCl 2 , x mol Fe(NO 3 ) 3, y mol Ca(NO 3 ) 2 . Sau một thời gian t s thì thu được dung dịch B. Nhúng thanh sắt vào B đến khi phản ứng hoàn toàn đem rửa sạch thì thấy khối lượng không đổi. Dung dịch C thu được sau đó tiếp tục đem điện phân thêm một thời gian 2t s nữa thì ngừng, thấy được tổng số mol khí thoát ra từ lúc bắt đầu điện phân ở anot bằng 1,5 lần số mol khí thoát ra ở catot. Để trung hòa dung dịch sau cùng cần 200ml dung dịch NaOH 1M. Hỏi dung dịch sau cùng (sau khi trung hòa) nếu tác dụng với KOH dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 54 gam B. 52,3 gam C. 49,5 gam D. 31,5 gam Trang /6 – Mã đề thi 312 3 Câu 20. Cho hỗn hợp X chứa Fe và Al (trong đó số mol Fe bằng lần số mol Al), dung dịch Y chứa HNO 3 . Cho hỗn hợp X vào Y, gạn lọc thu được g gam một kim loại không tan, khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Nếu đem cô cạn dung dịch A rồi nung tới khối lượng không đổi thu được s gam chất rắn. Nếu thêm vào A dung dịch Na 2 CO 3 dư, thu được t mol hai kết tủa, cùng t mol khí thoát ra. Tỉ số   là:                                  Câu 21: X là hidrocacbon ở thể khí, trộn X với oxi vừa đủ được hỗn hợp A, đốt cháy hoàn toàn X được hỗn hợp khí B bao gồm cả hơi nước. Biết rằng d A/B =8/7. Có bao nhiêu đồng phân của hidrocacbon X có thể tác dụng được với nước brom? A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 22: Có hai thí nghiệm sau: +) m 1 gam phenol phản ứng hoàn toàn với x mol NaOH, sau phản ứng làm bay hơi hết nước trong bình thu được m gam chất rắn. +) m 2 gam phenol phản ứng vừa đủ với x mol NaOH, sau đó sục CO 2 tới dư vào dung dịch rồi cô cạn đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tỉ số m 1 /m 2 bằng bao nhiêu? A. 125/94 B. 78/47 C. 107/76 D. Không có đáp án đúng. Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng sau:                            Hỏi trong sơ đồ trên, tổng phân tử khối của X 1 , X 2, X 3 là bao nhiêu? A. 138,5 B. 125,5 C. 183,5 D. 152,5 Câu 24: : Số nhận xét Sai là: - HCHO có thể được coi là andehit đa chức. - Andehit và ankin phản ứng với AgNO 3 /NH 3 đều tạo kết tủa. - Có thể phân biệt được Etin và Etanal bằng nước Br 2 . - Andehit và xeton cùng số C khi Hidrohoa tạo các ancol là đồng phân của nhau. - Điều chế được axit hữu cơ bằng cách cho Andehit phản ứng với AgNO 3 /NH 3 . A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 25: Hoà tan m gam hỗn hợp A gồm Mg và kim loại M (có hoá trị không đổi) trong dung dịch HCl. Sau khi 2 kim loại đã tan hết, thu được 8,96 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 39,6 gam muối khan. Giá trị của m là: A. 11,2 gam B. 1,11 gam C. 11,0 gam D. 0,11 gam Câu 26: Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Sục khí CO 2 vào dung dịch NaClO. (II) Sục khí H 2 S vào dung dịch chứa KMnO 4 và H 2 SO 4 loãng (III) Sục khí SO 2 vào dung dịch Br 2 trong H 2 O. (IV) Cho Zn vào dung dịch CrCl 3 . (V) Cho FeS vào dung dịch HCl. (VI) Sục khí CO 2 vào dung dịch NaAlO 2 (hay Na[Al(OH) 4 ]). (VII) Nung KBr rắn với H 2 SO 4 đặc Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 27: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có phân tử khối là 56 đvC. Biết khi đốt cháy X bằng oxi thu được sản phẩm chỉ gồm CO 2 và H 2 O, X làm mất màu brom trong dung môi CCl 4 . Số công thức cấu tạo thỏa mãn X là: A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 28: Nhận định nào sau đây là chính xác? A. Amino axit có tính lưỡng tính nên dung dịch của nó luôn có pH = 7 B. pH của dung dịch các -amino axit bé hơn pH của cácdung dịch axit cacbylic no tương ứng cùng nồng độ C. Dung dịch axit amino axetic tác dụng được với dung dịch HCl D. Trùng ngưng các amino axit thu được hợp chất có chứa liên kết peptit. Trang /6 – Mã đề thi 312 4 Câu 29: Anion X n- và cation Y m+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 2 3p 6 . Biết rằng X tồn tại ở dạng đơn chất dưới thể khí, hợp chất của X, Y và Oxi được ứng dụng trong tinh chế dầu mỏ, tẩy uế. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II). B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II). C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II). D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II). Câu 30: Hợp chất X có khối lượng phân tử là 76 và tạo bởi 2 nguyên tố A và B. A, B có số oxi hoá cao nhất là +a, +b và có số oxi hoá âm là -x, -y; thoả mãn điều kiện: a=x, b=3y. Biết rằng trong X thì A có số oxi hóa là +a. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của B và công thức phân tử của X tương ứng là: A. 2s 2 2p 4 và NiO. B. CS 2 và 3s 2 3p 4 . C. 3s 2 3p 4 và SO 3 . D. 3s 2 3p 4 và CS 2 . Câu 31: Đốt cháy toàn bộ m gam một tetrapeptit được cấu tạo từ một loại aminoaxit X duy nhất (X là đồng đằng của Alanin) thu được m 1 gam hỗn hợp gồm CO 2, H 2 O, N 2 . Nếu cũng cho toàn bộ m gam đó lần lượt đem thủy phân hoàn toàn trong môi trường NaOH và H 2 SO 4 thì trong mỗi trường hợp ta thu được m 2 và m 3 gam muối. Biết rằng m 3 – m 2 = 10,8 gam; m + 28,8 = m 1 . Xác định khối lượng m? A. 30,2 g B. 24,6g C. 35,6 g D. 30 g Câu 32: Độ điện li của CH 3 COOH sẽ thay đổi như thế nào nếu ta nhỏ thêm vài giọt dung dịch natri axetat vào dung dịch axit axetic? A. Giảm. B. Tăng. C. Không đổi. D. Không rõ. Câu 33: Cho các sơ đồ phản ứng sau: a ) X 1 + H 2 O X 2 + X 3 + H 2 b ) X 2 + X 4 BaCO 3 + K 2 CO 3 + H 2 O c ) X 2 + X 3 X 1 + KClO 3 + H 2 O d ) X 4 + X 5 BaSO 4 + CO 2 + H 2 O X 1 , X 2 , X 3 , X 4 , X 5 lần lượt là: A. KOH, KCl, Cl 2 , Ba(HCO 3 ) 2 , H 2 SO 4 B. KCl, KOH, Cl 2 , Ba(HCO 3 ) 2 , H 2 SO 4 C. KCl, KOH, Cl 2 , H 2 SO 4 , Ba(HCO 3 ) 2 D. KCl, Cl 2 , Ba(HCO 3 ) 2 , H 2 SO 4 , KOH Câu 34: Đường thốt nốt vẫn sử dụng để nấu chè, làm bánh ở một số địa phương có thành phần chính là gì? A. Fructozo B. Glucozo C. Saccarozo D. Mantozo Câu 35: Xà phòng hóa toàn bộ hỗn hợp gồm có RCOOR, RCOOR’, R’COOR (R<R’) với 250ml dung dịch NaOH 1M thu được 0,2 mol hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp, có tỉ khối so với hidro bằng 17,75 và dung dịch chứa p gam chất tan. Biết rằng số mol của RCOONa bằng 3 lần số mol của R’COONa. Giá trị của p là: A. 19,1 g B. 17,1 g C. 18,5 g D. 20,5 g Câu 36: Ý nào sau đây là sai? A. Este có thể được tạo ra bởi phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol. B. Este có mùi thơm đặc trưng và ít tan trong nước do tạo được liên kết hidro với nước. C. Có những este không được tạo ra bởi phản ứng giữa axit và ancol. D. Xà phòng hóa một số este có thể không thu được ancol. Câu 37: Trật tự tăng dần tính bazơ của dãy nào sau đây là không đúng? A. C 6 H 5 NH 2 < NH 3 B. NH 3 < CH 3 NH 2 < C 2 H 5 NH 2 C. CH 3 CH 2 NH 2 < (CH 3 ) 2 NH D. p – CH 3 C 6 H 5 NH 2 < p – O 2 NC 6 H 5 NH 2 Câu 38: Từ khí thiên nhiên và các chất vô cơ cần thiết khác, cần tối thiểu bao nhiêu giai đoạn để điều chế được axit axetic? A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 điện phân có màng ngăn Trang /6 – Mã đề thi 312 5 Câu 39: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phản ứng có kim loại tham gia là phản ứng oxi hoá - khử. B. Một chất hoặc chỉ có tính oxi hoá hoặc chỉ có tính khử. C. Phi kim là chất oxi hoá trong phản ứng với kim loại và hiđro. D. Một chất có tính oxi hoá gặp một chất có tính khử, có thể xảy ra phản ứng oxi hoá - khử. Câu 40: Một hợp chất hữu cơ có CTPT: C 4 H 8 O. Có bao nhiêu đồng phân mạch hở + H 2 ra rượu và bao nhiêu đồng phân mạch hở phản ứng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 .? A. 3 đồng phân + H 2 ; 1 đồng phân + AgNO 3 B. 6 đồng phân + H 2 ; 2 đồng phân + AgNO 3 C. 5 đồng phân + H 2 ; 2 đồng phân + AgNO 3 D. 4 đồng phân + H 2 ; 1 đồng phân + AgNO 3 Câu 41: Cumen là nguyên liệu chính để sản xuất ra axeton trong công nghiệp. Từ 1,2 tấn cumen ban đầu người ta đem đi oxi hóa trong môi trường có axit H 2 SO 4 đặc. Sản phẩm thu được sau đó nếu cho tác dụng với HNO 3 dư thì có thể thu được 1,832 tấn axitpicric. Tìm hiệu suất của quá trình điều chế axeton từ cumen (biết sản phẩm còn lại có số mol bằng số mol axeton). A. 80% C. 75% B. 90% D. 85% Câu 42: Chọn phát biếu sai. A. Sự ăn mòn là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường. B. Có hai dạng ăn mòn đó là ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học. C. Trong quá trình ăn mòn điện hóa, tại cực âm xảy ra quá trình khử, cực dương xảy ra quá trình oxi hóa. D. Trong quá trình ăn mòn hóa học, elcetron chuyển trực tiếp vào các chất trong môi trường. Câu 43: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biêt sau? (1) Crom được điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm. (2) Crom là kim loại cứng thứ hai sau Vonfram. (3) Crom được dùng làm vật liệu chứa axi H 2 SO 4 đặc trong công nghiệp. (4) Oxit CrO 3 là oxit bazo, có tính oxi hóa rất mạnh. (5) Khi cho thêm axit vào dung dịch muối đicromat thì nó chuyển sang màu cam. A. 1 B. 5 C.3 D. 2 Câu 44: Cho 2 cốc A và B, cốc A đựng 0,69 mol Na 2 CO 3 , cốc B đựng 1,47 mol HNO 3 . Thêm nước vào hai cốc đến khi khối lượng hai cốc bằng nhau. Cho  mol Al vào cốc B. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, Al tan hết và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất), lấy ½ cốc A đổ vào cốc B. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đổ ½ cốc B ngược trở lại cốc A. Cứ làm như vậy một số vô hạn lần, người ta thấy khối lượng hai cốc lại bằng nhau. Giả thiết rằng trong quá trình đổ, các kết tủa nằm ở đáy cốc và không bị di chuyển. Giá trị của  là: A. 0,96. B. 1,06. C.0,63. D. 0,36. Câu 45: Do tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gây thối rữa nên dung dịch của hợp chất X được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế… X là: A. Ancol metylic. B. Ancol etylic. C. Anđehit fomic. D. Anđehit axetic. Câu 46: Fructozơ và saccarozơ đều có: A. phản ứng tráng bạc. B. 5 nhóm hiđroxyl trong phân tử. C. phản ứng khử brom trong dung dịch nước. D. phản ứng hòa tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường Câu 47: Cho các kim loại sau ở dạng tinh khiết: Na, K, Be, Ca, Ba. Có thể nhận biết được bao nhiêu kim loại nếu dùng dd Na 2 SO 4 và ngọn lửa đèn cồn? A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 48: Đem nung một lượng FeCO 3 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X và khí a mol khí Y. Toàn bộ khí Y sục vào Vml dung dịch NaOH xM thấy không còn kiềm dư, ta thu được dung dịch A. Lượng chất rắn X đem cho phản ứng vừa đủ với Vml dung dịch HCl yM. Nếu đem V/4 ml dung dịch HCl ở trên đổ từ từ vào A thì số mol khí ta thu được là a/4. Mối quan hệ giữa x và y? A. y=3x B. y=2x C. 4y=7x D. 2y=x Câu 49: Cho 32,62 gam hỗn hợp gồm có Na, K, Ba và Al 2 O 3 (trong đó oxi chiếm 30,901% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 6,272 lít khí hidro (dktc). Cho 3,1 lít dung dịch HCl 0,35M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 5,46 B. 24,57 C. 19,11 D. 0 Trang /6 – Mã đề thi 312 6 Câu 50: Hỗn hợp gồm stiren, vinylaxetilen phản ứng vừa đủ với 0,4 mol Br 2 trong dung dịch. Nếu sử dụng toàn bộ hỗn hợp trên làm nguyên liệu để sản xuất cao su buna-S thì thu được một lượng cao su trong đó % khối lượng mắt xích stiren bằng 65,82%. Hỏi hỗn hợp trên có thể tác dụng với tối đa bao nhiêu mol khí hidro trong môi trường nhiệt độ cao, có xúc tác Pd/PbCO 3 ? A. 0,35 B. 0,2 C. 0,1 D. 0,15 -HẾT- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. . /6 – Mã đề thi 31 2 1 GSTT GROUP ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III NĂM 2014 Môn thi: HÓA HỌC Ngày thi: 06/04 /2014 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề; Họ,. Xiclobutan D. Metyl xiclopropan Mã đề thi: 31 2 Trang /6 – Mã đề thi 31 2 2 Câu 9: Các chất trong dãy nào sau đây khi tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư đều tạo ra sản phẩm là kết tủa:. ngoài cùng của B và công thức phân tử của X tương ứng là: A. 2s 2 2p 4 và NiO. B. CS 2 và 3s 2 3p 4 . C. 3s 2 3p 4 và SO 3 . D. 3s 2 3p 4 và CS 2 . Câu 31 : Đốt cháy toàn bộ m gam một tetrapeptit

Ngày đăng: 15/06/2015, 12:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w