Đề cơng ôn tập học kì II môn ngữ văn 12 (chơng trình chuẩn) Năm học 2014- 2015 Cấu trúc đề thi và nội dung ôn tập ( đề thi gồm ba câu hỏi ) Câu 1 ( 2 điểm): - Cõu ny yờu cu HS vn dng k nng c hiu vn bn tr li.( tp trung vo mt s khớa cnh nh: a. Ni dung chớnh v cỏc thụng tin quan trng ca vn bn; hiu ý ngha ca vn bn, tờn vn bn: b. Kim tra kin thc Ting Vit: Nhng hiu bit v t ng, cỳ phỏp, chm cõu, cu trỳc, th loi vn bn Dng ny thng cho mt on vn cú sai sút v cho hc sinh nhn bit t ú tr li cỏc cõu hi. c. Mt s bin phỏp ngh thut trong vn bn v tỏc dng ca chỳng.) - HS cn ụn tp cỏc vn bn trong chng trỡnh Ng n 12 kỡ II. ( Chỳ ý cỏc bi sau: + Vợ chồng A Phủ (Tụ Hoi) + Vợ nhặt (Kim Lõn) + Rừng Xà Nu (Nguyn Trung Th nh) + Những đứa con trong gia đình. (Nguyn Thi) + Chiếc thuyền ngoài xa. ( Nguyn Minh Chõu) + Thuc ( L Tn) + S phn con ngi ( Sụ- lụ - khp) Cõu 2 ( 3 i m ) Cõu ny yờu cu hc sinh vn dng kin thc v i sng xó hi vit bi ngh lun v mt t tng o lớ hoc vit bi ngh lun v mt hin tng i sng. Câu 3 (5 điểm): Câu này yêu cầu học sinh vận dụng khả năng đọc- hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học Việt Nam đã học trong học kì II. Cần học kĩ hơn các bài sau: - Vợ chồng A Phủ (Tụ Hoi) - Vợ nhặt (Kim Lõn) - Rừng Xà Nu (Nguyn Trung Th nh) - Những đứa con trong gia đình. (Nguyn Thi) - Chiếc thuyền ngoài xa. ( Nguyn Minh Chõu) - Hồn Trơng Ba, da hàng thịt ( Lu Quang V) ……….HÕt………… MỘT SỐ ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN ÔN VĂN LỚP 12, HỌC KÌ II. ĐỀ I Câu 1 (2,0 điểm) Cho ngữ liệu sau: “Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành đường. Đó cũng lại là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ”. 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình Ngữ văn 12 mà em đã học? Của tác giả nào? 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Đặt nhan đề? 3. Nêu ý nghĩa chi tiết “con đường mòn”? 4. Phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Câu 2 ( 2,0 điểm): Viết đoạn văn mở bài (3 -> 7 câu) cho đề bài sau: Anh (chị) nghĩ như thế nào về tình bạn, tình yêu tuổi học đường? Câu 3 ( 6 điểm): Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu . ( Ngữ văn 12 – cơ bản, Tr 69- 78, Tập II, NXB Giáo dục ) ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Câu Ý ĐÁP ÁN Điểm 1. 1. “Thuốc” của Lỗ Tấn 0.25 đ 2. - Đoạn văn miêu tả hình ảnh nghĩa địa, nơi bà mẹ Thuyên và Hạ Dụ gặp nhau ở cuối tác phẩm. Nhà văn đặc biệt chú ý đến hình ảnh con đường mòn giữa nghĩa địa, chia cắt nghĩa địa thành hai, mộ những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. 0,5đ - Đặt nhan đề: Con đường mòn, hình ảnh nghĩa địa… 3. Ý nghĩa chi tiết con đường mòn: “Con đường mòn” là biểu tượng của tập quán xấu đã trở thành thói quen, suy nghĩ đương nhiên của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Ở đây, con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém là người phản nghịch, người CM với nghĩa địa người chết bệnh là nhân dân lao động nghèo khổ chính là biểu tượng cho mối quan hệ lỏng lẻo giữa nhân dân và CM. Người dân TQ lúc bấy giờ ngu muội, thiếu hiểu biết về chính trị và người làm CM thì lại xa rời quần chúng nhân dân. Hình ảnh “con đường mòn” còn là biểu tượng để nói lên căn bệnh mê tín, lạc hậu, ngu muội đã đưa người dân Trung Hoa đến những bi kịch: cái chết Hạ Du (người CM) và tiểu Thuyên (người chết bệnh). Do đó, cần một thứ thuốc để chữa bệnh thể xác lẫn tinh thần cho toàn xã hội. 0,75đ 4. Nghệ thuật: - Ẩn dụ: chi tiết con đường mòn (xem thêm câu 3) - So sánh: Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ → rất nhiều mộ, hệ quả tất yếu của tình trạng ngu muội, lạc hậu của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. 0,5 2. Viết đoạn văn mở bài (3 -> 7 câu) cho đề bài sau: Anh (chị) nghĩ như thế nào về tình bạn, tình yêu tuổi học đường? 2.0 đ Yêu cầu chung - Về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn mở bài ( trực tiếp hoặc gián tiếp) trong văn nghị luận xã hội: Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, nêu rõ được vấn đề cần nghị luận. - Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được các ý sau: 1. - Giới thiệu vấn đề cần bàn bạc 1,0đ - Nêu suy nghĩ chung về vấn đề đó Ví dụ: Nếu tuổi thơ là quãng thời gian êm đềm nhất, nếu tuổi già là quãng thời gian bình yên nhất thì tuổi học trò lại là quãng thời gian đẹp đẽ nhất, sôi nổi nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nó đã tồn tại trong tâm hồn con người với những tình cảm đẹp đẽ nhất, đáng trân trọng nhất, tình thầy trò, tình bạn…Nếu chỉ có vậy và mãi mãi như vậy thì tuổi học trò sẽ đẹp biết bao nhiêu, nhưng xã hội hiện đại đã mang cả một thứ tình cảm không nên có vào tuổi học trò: tình yêu. Và từ đó tuổi học trò có lẽ đã không còn nữa sự vô tư, trong sáng vốn có khi cùng một lúc tình bạn và tình yêu đều xuất hiện trong những tâm hồn còn quá ngây thơ, trong những khối óc còn quá non trẻ 1,0 đ 3. Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu . ( Ngữ văn 12 – cơ bản, Tr 69- 78, Tập II, NXB Giáo dục ) 6.0đ Yêu cầu chung - Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học theo kiểu đề phân tích, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả , dùng từ, đặt câu. - Về kiến thức: Dựa vào những hiểu biết về Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” , bài viết cần nêu được nhũng ý cơ bản sau: 1. - Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận. - Nhân vật người đàn bà hàng chài… 0,5đ 2. - Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà hàng chài lại là một người có ngoại hình xấu xí, mặt rỗ. Những nét thô kệch ấy, trong lam lũ, vất vả bởi lo toan và mưu sinh thường nhật, khi đã ngoài 40, lại càng hiện rõ hơn. 1,0đ - Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài làm nhiều người ngỡ ngàng. + Vừa ở dưới thuyền lên đến bên chiếc xe rà phá mìn, chị đã bị chồng rút chiếc thắt lưng quật tới tấp. Nhưng chị cam chịu, nhẫn nhục, 3,0đ không kêu rên, không chống trả và cũng không chạy trốn. Chị chấp nhận đòn roi như một phần cuộc đời mình. + Tuy nhiên , người đàn bà ấy cũng rất tự trọng. Chỉ sau khi biết hành động vũ phu của chồng đã bị thằng Phác và người khách lạ( nghệ sĩ Phùng) chứng kiến, chị mới thấy “đau đớn- vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Chắc chắn đây không chỉ là sự đau đớn về thể xác. Giọt nước mắt đau khổ của người đàn bà đã trào ra.Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót , kể cả thằng Phác, đứa con của chị, và nhất là một người lạ. + Khi ở tòa án huyện, chính người phụ nữ ấy đã đem đến cho Phùng, Đẩu và người đọc những cảm xúc mới. + Nguyễn Minh Châu đã dụng công nhấn vào sự thay đổi của ngôn ngữ và tâm thế của người đàn bà hàng chài. Với chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng, lúc đầu chị thưa gửi, xưng “con” và có lúc đã van xin “ con lạy quý tòa”. Khi đã lấy được tự tin, tâm thế đã thay đổi, người đàn bà đó chuyển đổi cách xưng hô “Chị cám ơn các chú! …- Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…”. Một sự hoán đổi ngoạn mục. + Người đàn bà ấy chấp nhận đau khổ , coi nỗi khổ là lẽ đương nhiên. Chị sống cho con chứ không phải cho mình. Nếu phụ nữ chấp nhận đàn ông uống rượu, thì chị cũng chấp nhận bị đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Đó cũng là một cách ứng xử rất nhân bản. + Ở đây, lẽ đời đã chiến thắng. Người lao động lam lũ, nghèo khó không có uy quyền nhưng cái tâm của một người thương con, thấu hiểu lẽ đời cũng là một thứ uy quyền có sức mạnh riêng. Nó đã làm chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều. - Có thể nói, người đàn bà hàng chài là biểu tượng của tình mẫu tử. chị quặn lòng vì thương con; chị đã cảm nhận và chấp nhận san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng. Với chị, gia đình 1,0đ hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù đây đó vẫn có những tính cách chưa hoàn thiện. 3. - Khái quát lại vấn đề. - Liên hệ, mở rộng. 0,5đ & ĐỀ II. Câu 1: (2 điểm) “ Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức … và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa… Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt… Facebook kết nối thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, thu mình lại. Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop…” (Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn>Tin tức) a) Đoạn văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? b) Đoạn văn bản đề cập đến những tác hại nào của mạng xã hội Facebook? c) Bên cạnh tác hại khó lường, Facebook cũng có những tác dụng hữu ích. Anh/chị hãy tưởng tượng mình là tác giả bài viết trên để viết tiếp một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) bàn về việc sử dụng mạng xã hội Facebook sao cho hiệu quả. Câu 2: (3 điểm) Các bạn học sinh lớp 12 khi được hỏi “sẽ chọn nghề gì để làm hồ sơ dự thi vào các trường đại học?”, có bạn trả lời: “Mình sẽ chọn nghề mà sau này có thể kiếm được thật nhiều tiền”, bạn khác lại cho rằng: “Sẽ chọn nghề mà mình yêu thích”. Anh/chị có suy nghĩ gì trước những ý kiến trên? Hãy trình bày quan điểm của mình bằng một bài văn ngắn. Câu 3: (5 điểm) Phân tích hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi. Từ nhân vật Việt, anh (chị) hãy bàn về tình yêu đất nước của thế hệ trẻ trong thời đại mới. —-—- Hết ——– ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Câu 1: (2 điểm) * Yêu cầu chung: - Thí sinh cần thể hiện năng lực đọc - hiểu một đoạn văn bản thuộc loại văn bản nhật dụng. - Đề chỉ yêu cầu đọc - hiểu một số khía cạnh của đoạn văn bản. Cảm nhận của học sinh có thể phong phú nhưng cần nắm bắt được yêu cầu của câu hỏi và vận dụng vào tình huống thực tế. * Yêu cầu cụ thể: a) Đoạn văn bản viết theo phương thức lập luận (còn gọi: nghị luận) là chính. 0.5đ (Lưu ý: Đoạn văn bản sử dụng kết hợp phương thức lập luận và biểu cảm nhưng lập luận là phương thức chính. Thí sinh nêu chính xác, GK mới cho điểm) b) Đoạn văn bản đề cập đến những tác hại của mạng xã hội Facebook: 0.5đ - Facebook chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật gây nguy hại đến nhiều mặt đời sống của quốc gia, tập thể hoặc cá nhân. - Gây ảnh hưởng xấu đến sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt. - Mở rộng giao tiếp ảo và khiến giao tiếp thực tế bị thu hẹp, làm ảnh hưởng đến đời sống tâm lí của con người. c) HS thể hiện kĩ năng viết đoạn văn: diễn đạt theo kiểu diễn dịch (hay quy nạp, tổng phân hợp …) và trình bày ngắn gọn suy nghĩ của mình theo hướng: 0.5đ - Tuổi trẻ cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của Facebook để luôn là người dùng thông minh, hiệu quả, hướng đến cái đẹp, lành mạnh, có ích. - Chỉ dùng Facebook một cách có mức độ cần thiết, không kết bạn dễ dãi, không đưa lên đó những nội dung xấu, tuyệt đối không làm ảnh hưởng xấu tới người khác. - Không để lộ mình quá nhiều. Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Câu 2: (3 điểm) * Yêu cầu chung: - Thí sinh cần thể hiện năng lực viết bài nghị luận xã hội; phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, ý kiến của mình để làm bài. - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ ý kiến của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. * Yêu cầu cụ thể: 1) Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận. Khẳng định tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh cuối cấp: Quyết định đến tương lai,hạnh phúc của bản thân, ảnh hưởng tới cả gia đình và xã hội. 0.5đ 2) Bàn luận về những quan điểm chọn nghề của học sinh lớp 12 - Thanh niên, học sinh ngày nay có rất nhiều quan niệm về việc lựa chọn nghề nghiệp, thậm chí có những quan niệm đối lập nhau. Việc đó tưởng chừng đơn giản, nhưng thực ra lại rất quan trọng bởi nó thể hiện quan điểm sống, lí tưởng sống của tuổi trẻ. 0.5đ - Bàn luận về tính hai mặt của những quan niệm chọn nghề nêu trên: a) Chọn nghề kiếm ra thật nhiều tiền: 0.5đ + Tiền rất quan trọng trong cuộc sống mỗi con người: Thỏa mãn nhu cầu cá nhân, tạo lập hạnh phúc, giải quyết công việc, giúp đỡ người thân, góp phần xây dựng đất nước… Mọi nghề nghiệp suy cho cùng cũng là kiếm tiền để phục vụ cuộc sống. + Tuy nhiên, tiền không phải là tất cả, có nhiều thứ không thể mua bằng tiền như: Danh dự, uy tín, hạnh phúc, lòng nhân ái …Do vậy, chọn nghề chỉ với mục đích kiếm tiền con người sẽ trở nên thực dụng, toan tính, cơ hội. Hơn nữa, nghề nghiệp đó mà bản thân không có khả năng, hoặc không yêu thích nó, thì sẽ khó thoát khỏi áp lực, trở thành gánh nặng suốt đời. b) Chọn nghề mình yêu thích: 0.5đ + Sẽ có nhiều hứng thú, niềm vui và sự say mê, sáng tạo trong công việc; hiệu quả công việc rõ rệt, thỏa mãn nhu cầu cá nhân. + Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu cá nhân ngày một nâng cao, nếu chỉ chú ý đến yêu thích mà không chú ý đến thu nhập và khả năng của bản thân thì sẽ khó duy trì được tình yêu đối với nghề nghiệp của mình. (Mỗi ý cần có dẫn chứng minh họa hòa lồng với lí lẽ) 3) Quan điểm chọn nghề của bản thân. 1.0đ - Quan tâm đến sở thích cá nhân và mức thu nhập sau khi được nhận việc. (kết hợp cả hai quan niệm trên) - Cần phải căn cứ vào năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu của xã hội đối với ngành nghề đó…khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. - Chọn nghề theo yêu cầu của quê hương, đất nước. Tâm huyết với những nghề nghiệp hữu ích với gia đình, quê hương…, ta sẽ tìm thấy niềm vui, sự hứng thú và lợi ích thiết thực; ta sẽ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Câu3: (5 điểm) I. Yêu cầu chung 1. Về kĩ năng Học sinh biết làm bài văn phân tích hình tượng nhân vật trong một tác phẩm tự sự, biết tích hợp kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. Bố cục chặt chẽ, mạch lạc; diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; trình bày sạch sẽ, cẩn thận; không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả. 2.Về kiến thức Học sinh cần có kiến thức về nhà văn Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, biết tích hợp những hiểu biết về xã hội để làm bài. II.Yêu cầu cụ thể và biểu điểm Xác định đúng yêu cầu của đề bài. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách, song cần đảm bảo những ý chính sau: Ý Nội dung Điểm 1 Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: nhân vật Việt; lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay. 0,50 2 Phân tích nhân vật Việt: - Xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, chịu nhiều mất mát đau thương, có mối thù sâu nặng với Mĩ – Nguỵ 0,50 - Là một chàng trai mới lớn; tính tình trẻ con, hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng. 0,50 - Giàu tình yêu thương gia đình 0,50 - Căm thù giặc sâu sắc; quyết tâm đi bộ đội; chiến đấu dũng cảm, kiên cường, lập được nhiều chiến công. 1,00 - Nghệ thuật: trần thuật linh hoạt, sáng tạo (chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật); nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật 0,50 sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam Bộ… - Đánh giá chung về hình tượng nhân vật Việt: Việt là đại diện cho thế hệ trẻ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc; tiêu biểu cho vẻ đẹp của người dân Nam Bộ: giàu tình yêu thương gia đình, có lòng yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương, với cách mạng. 0,50 3 Bàn về tình yêu đất nước của thế hệ trẻ trong thời đại mới: - Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha anh: luôn gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước; tự hào, tự tôn dân tộc; quyết tâm giữ vững độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. 1,00 - Y thức sâu sắc về vai trò của bản thân đối với sự nghiệp canh tân đất nước: không ngừng trau dồi học tập, rèn luyện; lao động hăng say; có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa; đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác … 1,00 - Phê phán một bộ phận thanh niên có nhận thức lệch lạc: chạy theo lối sống thực dụng; sống thiếu trách nhiệm với đất nước; làm những việc trái pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục; sống thiếu lí tưởng, thậm chí bị lợi dụng, kích động… 0,50 4 Đánh giá về vấn đề nghị luận: nhân vật Việt; vai trò của lòng yêu nước của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay. . Đề cơng ôn tập học kì II môn ngữ văn 12 (chơng trình chuẩn) Năm học 2014- 2015 Cấu trúc đề thi và nội dung ôn tập ( đề thi gồm ba câu hỏi ) Câu 1 ( 2 điểm): -. sng. Câu 3 (5 điểm): Câu này yêu cầu học sinh vận dụng khả năng đọc- hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học Việt Nam đã học trong học kì II. Cần học kĩ hơn các bài sau: - Vợ chồng. như vậy thì tuổi học trò sẽ đẹp biết bao nhiêu, nhưng xã hội hiện đại đã mang cả một thứ tình cảm không nên có vào tuổi học trò: tình yêu. Và từ đó tuổi học trò có lẽ đã không còn nữa sự vô