SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SÓC TRĂNG Năm học 2010-2011 Đề chính thức Môn: Lịch sử - Lớp 9 (Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề) ________________ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3,0 điểm) - Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương vì: + Lãnh đạo khởi nghĩa phần lớn là văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh; + Thời gian tồn tại: 10 năm; + Quy mô rộng lớn; + Tính chất: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến bù nhìn; + Lập nhiều chiến công, gây cho Pháp nhiều tổn thất; + Lãnh tụ khởi nghĩa là Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người tài giỏi, cương trực, thanh liêm được nhân dân thương mến, kính trọng. Câu 2: (5 điểm) - Hoàn cảnh Hội nghị (2 đ) + Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh, trong đó giai cấp công nhân thực sự trở thành giai cấp tiên phong; + Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời 1929, nhưng lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn; + Trước yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước để lãnh đạo phong trào cách mạng; + Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất Đảng ở Cửu Long (Hương Cảng-Trung Quốc) từ ngày 06/01/1930 đến ngày 07/02/1930. - Nội dung Hội nghị (2 đ) + Tại Hội nghị Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ; + Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam; + Trong Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng). + Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản VN do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, vận - 1 - dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào VN- một nước thuộc địa của thực dân Pháp, mang tính dân tộc và tính giai cấp sâu sắc. -Ý nghĩa Hội nghị (1 đ) + Hội nghị tháng 02/1930 của đại biểu các tổ chức cộng sản để hợp thống nhất Đảng có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Đến Đại hội Đảng III (1960), quyết định lấy ngày 3/2 hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng. Câu 3: (5 điểm) a. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” vì: (2 đ) + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc vào và kéo theo các tổ chức phản động Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) nhằm cướp chính quyền của ta; Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn một vạn quân đội Anh vào chiếm đóng, ra sức mở đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai; thời gian này ở nước ta còn khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp; Trong khi đó chính quyền cách mạng mới ra đời, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu; + Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tiếp đó nạn lụt lội, hạn hán kéo dài làm cho đồng ruộng không cày cấy được. Hậu quả nạn đói cuối 1944 đầu 1945 vẫn chưa được khắc phục. Nhiều xí nghiệp vẫn nằm trong tay tư bản Pháp, các cơ sở công nghiệp của ta chưa phục hồi được sản xuất. Hàng hoá khan hiếm, giá cả tăng vọt… + Ngân sách nhà nước trống rỗng, kho bạc chỉ còn hơn 1,2 triệu đồng. Chính quyền cách mạng chưa nắm được ngân hàng Đông Dương. Quân Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trường các loại tiền của Trung Quốc đã mất giá, làm cho tài chính nước ta càng thêm rối loạn; + Các tàn dư văn hoá lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ. Tất cả những khó khăn trên đã đặt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào tình thế hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”. b. Giải quyết nạn đói: (1 đ) + Để giải quyết nạn đói, Chính phủ đã đề ra những biện pháp cấp thời như tổ chức quyên góp, điều hoà thóc gạo giữa các địa phương, không dùng gạo ngô để nấu rượu…Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân “Nhường cơm sẻ áo”, lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”… + Biện pháp lâu dài, đẩy mạnh “Tăng gia sản xuất! Tăng giẩn xuất ngay! Tăng gia sản xuát nữa”, khai khẩn đất hoang, thâm canh tăng vụ… + Đồng thời ta thực hiện bồi dưỡng sức dân, ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác của của chế độ cũ, tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân nghèo, chia lại đất công… + Nhờ những biện pháp trên, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói được đẩy lùi. - 2 - c. Giải quyết nạn dốt: (1 đ) + Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ và kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xoá nạn mù chữ. Đồng thời, trường học các cấp phổ thông và đại học, sớm được khai giảng. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc và dân chủ; + Kết quả đã xoá mù chữ được hơn 2,5 triệu người. d. Giải quyết khó khăn về tài chính: (1 đ) + Trước mắt Chính phủ kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp về tài chính, xây dựng “Quỹ độc lập”, phát động “Tuần lễ vàng”, đồng bào hăng hái đóng góp tiền của và vàng bạc. Kết quả chỉ trong một thời gian ngắn nhân dân đóng góp được 370 kg vàng và 20 triệu đồng vào quỹ độc lập; + Ngày 31/01/1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam và đến ngày 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. Câu 4: (4 điểm) a. Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: “Chính phủ lâm thời” của giai cấp tư sản và “Các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính”. Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản b. Trước tình hình này Lênin và Đảng Bôn- sê- vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch làm cuộc cách mạng tiếp theo, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và giành thắng lợi, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô viết, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đây là cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trên thế giới. Câu 5: (3,0 điểm) - Cơ hội: + Chiến tranh bị đẩy lùi, tạo điều kiện ổn định và hợp tác phát triển giữa các nước; + Giúp các nước, điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác và tham gia liên minh kinh tế khu vực và thế giới; + Quan trọng hơn là giúp cho các nước “đi tắt đón đầu”, rút ngắn thời gian phát triển đất nước thông qua khai thác vốn đầu tư, tiếp thu khoa học- công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các quốc gia tiên tiến - Thách thức: + Những rủi ro, bất lợi và cả những sai lầm nguy hiểm luôn đe dọa; + Sự cạnh tranh quyết liệt trong quan hệ quốc tế không bình đẳng; + Điểm xuất phát thấp, nguồn nhân lực chất lượng kém, trình độ dân trí hạn chế, vấn đề sử dụng hiệu quả vốn vay, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ chế độ chính trị và nguy cơ về ô nhiễm môi trường. HẾT - 3 - . trang còn non yếu; + Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tiếp đó nạn lụt lội, hạn hán kéo dài làm cho đồng ruộng không cày cấy được. Hậu quả nạn đói cuối 194 4 đầu 194 5. nghĩa là Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người tài giỏi, cương trực, thanh liêm được nhân dân thương mến, kính trọng. Câu 2: (5 điểm) - Hoàn cảnh Hội nghị (2 đ) + Cuối năm 192 9, phong trào. Cửu Long (Hương Cảng-Trung Quốc) từ ngày 06/01/ 193 0 đến ngày 07/02/ 193 0. - Nội dung Hội nghị (2 đ) + Tại Hội nghị Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng