DỰ THẢO TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

13 432 0
DỰ THẢO TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Truyền thống trường THCS Hoài Châu LỜI NÓI ĐẦU Bác Hồ- Người lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam , Người cha già kính yêu của dân tộc. Trong di chúc để lại, trước lúc đi xa, Người đã căn dặn: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết”. Thực hiện lời dạy của Bác, chúng ta ngược dòng lịch sử để tìm hiểu và giáo dục truyền thống cho mọi người, nhất là tuổi trẻ, từ lâu đã trở thành chiến lược tư tưởng của Đảng từ trong chương trình dạy học ở nhà trường đến những nhận thức của học sinh ngoài xã hội. Chính vì mục đích đó, chúng tôi, những người đang công tác ngay trên mảnh đất Hoài Châu thành đồng, xin được tìm hiểu và ghi chép lại những hoạt động xuyên xuốt của nhà trường trong hơn 40 năm qua. Địa phương Hoài Châu chúng ta là một bộ phận cấu thành của quê hương Hoài Nhơn anh dũng, kiên cường; là tế bào của quê hương đất võ, quê hương của anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung- Nguyễn Huệ; là những con người Việt nam anh hùng bất khuất, thuỷ chung …Vì vậy, những trang sử xanh của đất nước sao có thể thiếu được hình dáng của quê hương, của những người con Đồng Chu cát trắng đã từng tạo dựng nên mảnh đất thành đồng. Công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, lao động dựng xây quê hương không thể tách rời với phong trào giáo dục. Bởi nó đã góp phần tạo nên nhân cách con người, xây dựng nên bao thế hệ trên mảnh đất thành đồng này. Bên cạnh là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo đã tạo nên những dòng lịch sử truyền thống của phong trào giáo dục Hoài Châu. Chính vì lẽ đó mà trong những năm khói lửa chiến tranh, nhiều lớp học được hình thành, duy trì và phát triển. Nơi mảnh đất khô cằn cát trắng này đã làm nên bao kì tích anh dũng, đặc biệt là sự xuất hiện ngôi trường cấp II đầu tiên của huyện Hoài Nhơn, là viên gạch hồng đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà nói chung, cho trường THCS Hoài Châu nói riêng. Chúng tôi, qua sưu tầm tài liệu, thông tin của những người đã một thời gắn liền với phong trào giáo dục xã nhà, xin được dự thảo truyền thống của nhà trường từ năm 1965 đến 2006. Mong được sự góp ý của quí vị, của các thế hệ thầy cô, học sinh đã từng học tập và công tác tại trường để ngày một bổ sung vào dự thảo được hoàn chỉnh hơn, tạo điều kiện để giáo dục con em xã nhà tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Người sưu tầm VÕ VĂN THỜI 1 Truyền thống trường THCS Hoài Châu I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT: Hoài Châu, là cửa ngõ phía Bắc của huyện Hoài nhơn, phía Bắc giáp đèo Bình Đê, là ranh giới giữa 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, phía Tây là Xã Hoài Sơn và dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía Nam tiếp giáp với Hoài Phú, phía đông giáp với Tam Quan. Với vị trí địa hình này, đã tạo ra một cảnh đẹp, vững vàng, chính nhạc sĩ Vũ Trung cũng đã từng ca ngợi : “ Lưng tựa núi Trường Sơn, Bến Đá nhìn ra biển”. Với diện tích tự nhiên 4 200 ha, đa dạng với các loại địa hình: núi, đồi, rừng, đèo, cấm, suối, đồng bằng. Dân số 19 700 người chủ yếu sống bằng nghề nông. Năm 1997, đã tách ra thành hai đơn vị hành chính đó là Hoài Châu và Hoài Châu Bắc. Hiện tại Hoài Châu có diện tích 2.300 ha. Dân số hơn 9.998 người Trong những năm tháng của chiến tranh, Hoài Châu là một trong những địa phương ác liệt nhất, bao nhà cửa tan hoang đổ nát trước sự tàn ác của kẻ thù, bao người dân vô tội đã ngã xuống trước họng súng của quân xâm lược. Có biết bao anh hùng liệt sĩ không tiếc máu xương của mình để bảo vệ mảnh đất thân yêu. Hình ảnh của các anh các chị mãi mãi sáng ngời và được các thế hệ sau luôn ghi nhớ, ca tụng để tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Hoài Châu, mảnh đất thành đồng ấy, còn có những con người cần cù sáng tạo, một nắng, hai sương trên những cánh đồng, thửa ruộng. Với đặc điểm một xã thuần nông, chuyên canh về lúa nước, người Hoài Châu vẫn vững chắc tay cày làm ra miếng cơm tấm áo từ chính sức lực của đôi bàn tay mình kể cả máu xương và nước mắt. Tuy nghèo khó nhưng với truyền thống của quê hương là đoàn kết nhất trí một lòng, quyết tâm vượt lên chính mình để giành lấy những thành tựu vẻ vang nhất mà ngày nay chúng ta có được. Sau ngày giải phóng, chiến tranh đã cướp mất hết màu xanh của mía, của dừa chỉ còn lại chơ vơ nơi đống khô cát trắng hoang tàn, nhân dân Hoài Châu phải đương đầu với những thách thức mới để hàn gắn lại vết thương chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, nhân dân Hoài Châu với nỗi đau mất mát cộng với lòng quyết tâm của chất anh hùng, thành đồng sẵn có đã biến thành những hành động thiết thực, san lấp hố bom để nhà nối nhà san sát mọc lên, biến cát trắng, ruộng khô thành những cánh đồng xanh của dừa, của lúa. Kể sao hết được những gì mà con người Hoài Châu đã tạo dựng, đem lại cho chính mình để sánh vai với các địa phương khác trong giai đoạn phát triển của đất nước. Với truyền thống hiếu học, con người Hoài Châu cũng đã làm nên bao kì tích về văn hoá. Lịch sử của nền giáo dục xã nhà cũng gắn liền với lịch sử chung của của mãnh đất thành đồng đã đi vào sử sách. Sự nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục cũng như vai trò của việc học đã giúp cho con người Hoài Châu có những hành động và việc làm thiết thực. Trước đây, cha ông ta có người đã vào tận Bồng Sơn để học sơ học sau đó trở về mở trường làng để dạy lại cho những người chưa biết chữ. Thế đấy, việc học của ngày xưa là như thế đấy đáng để cho chúng ta biết ơn, noi gương và tự hào. Dưới quan điểm mới về giáo dục của Đảng ta, tinh thần hiếu học, thích hiểu biết, tôn sư trong đạo của con người Hoài Châu được phát huy rõ rệt, đột phá bằng phong trào bình dân học vụ. Tất cả mọi người Hoài Châu được học hành, được tìm hiểu thế giới của kiến thức. Trong những năm tháng chiến tranh, họ là những người nông dân vừa học vừa lao động sản xuất, là những người chiến sĩ vừa học vừa chiến đấu, chính vì thế mà có những học sinh đã vĩnh biệt cuộc đời khi tuổi còn ngây thơ ngay trước sân trường, những thầy giáo hy sinh ngay trên bục giảng lúc tay còn cầm viên phấn. Từ trong khói lửa chiến tranh đã viết lên những trang sử vàng chói lọi của phong trào giáo dục xã nhà bởi sự duy trì và phát triển của những con người thành đồng bất khuất. Tất cả, tất cả .góp phần đặt nền móng cho một ngôi trường mà ngày nay chúng ta đang tự hào, đang tìm hiểu để từ đó có những suy nghĩ và hành động cho xứng đáng với những gì mà bao thế hệ cha anh đã đi trước và để lại. II-TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG THCS HOÀI CHÂU TỪ 1965 – 2006 Cuối năm 1964, cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân Bình Định nói chung, của nhân dân Hoài Nhơn nói riêng đã nỗi lên mạnh mẽ, chống lại sự bắn phá, đàn áp dã man của Đế quốc Mĩ. 2 Truyền thống trường THCS Hoài Châu Đêm ngày 6 rạng ngày 7 tháng 2 năm 1965 ( tức đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tết Ất Tỵ) cứ điểm Gia Hựu, Đồi 10 được giải phóng, nhân dân Hoài Châu phấn khởi vui mừng xây dựng lại nhà cửa, cải tạo lại ruộng vườn, cùng lúc đó phong trào giáo dục cũng bắt đầu rầm rộ trở lại. Có thể xem đây là cái mốc của nền giáo dục Hoài Châu, nền móng của trường THCS Hoài Châu hiện tại 1- Giáo dục Hoài Châu trong thời chiến ( 1965-1975) Tháng 10 năm 1964, đồng chí Phan Huy Liệu ở Sở Giáo dục tỉnh về xã Hoài Châu để tuyển người đi học sư phạm, thế là với truyền thống hiếu học sẵn có, một số người con Hoài Châu đã lên đường đi tìm cái chữ để về truyền thụ lại cho quê hương. Những hạt nhân giáo dục được hình thành, đến năm 1965, chúng ta bắt đầu mở lớp dạy học, nhưng khó khăn nhất là trường lớp chưa được xây dựng, vì vậy nhân dân đã cho mượn nhà, thế là tiếng cười nói, tiếng đọc bài đã vang vang trên khắp đường thôn ngõ xóm. Thực sự, dân đã tin vào Đảng, đã nhận thức được giáo dục là con đường duy nhất để mở mang kiến thức, phát triển xã hội, thế là nhà ông Huấn, ông xã Thám đã biến thành trường học không chỉ cho con em Hoài Châu mà cho cả học sinh cánh Bắc huyện. Tuy vậy, khó khăn chồng chất khó khăn, đội ngũ giảng dạy thiếu, kiến thức chưa thể trang bị đầy đủ, cơ sở vật chất quá thiếu thốn, tạm bợ, bên cạnh vẫn còn những nhận thức chưa đúng đắn về công việc học tập. Với sự tin tưởng vào Đảng và lòng quyết tâm cao độ, 2 năm liền với bất kì hình thức dạy học như thế nào chúng ta vẫn duy trì được phong trào giáo dục của xã nhà. Motä số thầy giáo trong giai đoạn này là Thầy Trần Nhu (Trần Hoài Thu)(hiện đang là giám đốc Sở tư pháp tỉnh ),Thầy Mai Ái Trực ( nay là bộ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường), thế hệ học sinh năm 1965 của trường như Trần Tẩu ( hiện là hiệu trưởng trường THCS Hoài Châu Bắc) , Đào Duy Trực (hiện là hiệu trưởng trường THCS Đào Duy Từ ), Nguyễn Hữu Tam ( Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định). Đặc biệt là học sinh xuất sắc Huỳnh Đình Sách ( đã hi sinh được công nhận là liệt sĩ) Năm 1968, một luồn sinh khí mới được thổi vào truyền thống hiếu học của người Hoài Châu, mở ra một sự nghiệp mới. Đó là, chúng ta tiếp nhận một số thầy cô giáo có đủ năng lực và trình độ, kiến thức chuyên môn ngoài Bắc vào. Thế là, giáo dục xã nhà đã được trang bị, phong trào học tập được mở rộng, con đường giáo dục của xã nhà đang rộng mở phía trước để tiếp đón chúng ta đi vào một thế giới kiến thức. Nhưng khó khăn nhất vẫn là sự ác liệt của chiến tranh đã làm cho một số thầy cô giáo hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ như thầy Bùi Độ, Võ Doãn Đình, Đặng Đình Thành, Hồ Hào, Trần Trọng Hiến. . . Một số thầy giáo khác thì bị bắt phải chịu cảnh đánh đập, tra tấn, tù đày cũng chỉ vì cái tội dạy chữ, làm cách mạng, trong đó có thầy : Trần Hoài Thu. Do đánh phá ác liệt của Mĩ nguỵ từ 1968 đến 1972, phong trào giáo dục tạm lắng xuống chỉ còn lại một vài lớp duy trì. Với khẩu hiệu: “ Toàn xã là chiến trường, mỗi người dân là một chiến sĩ”. Lúc bây giờ, 100 học sinh của 2 lớp học đầu tiên đã trở thành những chiến sĩ du kích, những thiếu nhi quân tham gia kháng chiến. Đặc biệt là đội thiếu niên hoạt động rất dũng cảm, tuổi nhỏ nhưng chí lớn, các em đã mưu trí dũng cảm vào tận sào huyệt địch để bỏ cát vào súng chúng, cướp súng, lựu đạn để diệt trừ lại chúng. Hình ảnh ấy của thế hệ trước luôn luôn là niềm kiêu hãnh, tự hào là tấm gương sáng ngời cho bao lớp người sau này. Học sinh tiêu biểu trong giai đoạn này là Dương Minh Châu( nay la øP. Giám đốc Sở văn hóa TT Bình Định ). Năm 1969, phong trào giáo dục xã nhà được đón nhận huy chương giải phóng do đoàn chủ tịch uỷ ban trung ương mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng ( theo đ/ c Nguyễn Phương Khanh thì giai đoạn này ta được tặng 4 huân, huy chương cho phong trào giáo dục huyện). Thế đấy, trong khói lửa của chiến tranh, dưới gót sắt của quân thù, sức sống của con người Hoài Châu, của giáo dục Hoài Châu vẫn mạnh mẽ, mãnh liệt cho dù nó tồn tại dưới bất kì hình thức nào. Giáo dục Hoài Châu cũng chính là ngọn lửa giáo dục của huyện nhà được nhen nhóm. Đây là một vấn đề sống còn của Đảng bộ, nhân dân xã nhà, thể hiện quan điểm lãnh đạo đúng đắn của Đảng về vấn đề giáo dục, là viên gạch hồng làm cơ sở cho trường THCS Hoài Châu hiện tại. Sau chiến dịch tiến công tổng hợp Xuân- Hè- 1972 của Đảng bộ nhân dân Bình Định giành thắng lợi. Huyện uỷ Hoài Nhơn chỉ đạo Ban Giáo dục huyện ( nay là Phòng Giáo dục Hoài Nhơn) mở trường cấp II ở 2 mảng: Đông Đường và Tây Đường( Trường THCS Hoài Châu hiện tại 3 Truyền thống trường THCS Hoài Châu ), thầy giáo với học sinh tạm gác cây súng, viên đạn để trở lại với viên phấn, cái bút bước vào năm học 1972- 1973. Đây là giai đoạn có nhiều khó khăn và phức tạp nhất nhưng cũng có nhiều sinh động nhất, thể hiện được truyền thống hiếu học của nhân dân xã nhà. Trước hết, phải nói đến trường lớp, nơi mà thầy trò che nắng, che mưa, che mắt kẻ địch, được nhân dân nhanh chóng từ những vật liệu sẵn có, từ những thân cây dừa gãy do bom đạn của kẻ thù cộng vào đó là sức lực lao động của thầy giáo và học sinh đã dựng nên ngôi trường vách nứa, mái lá bằng chính tâm huyết của mình. Tuy nó không được khang trang như ngày nay nhưng cũng đảm bảo được cho việc giảng dạy và học tập của thầy và trò và giờ đây chúng ta đã có một ngôi trường thật sự. Bàn ghế được ghép từ tre nứa, những thân dừa. Thế nhưng tiếng học bài, cười nói ngày đêm vẫn vang lên giữa làng quê Tuy An. Từ đây, đã hình thành hai lớp học cấp II thu hút không những con em Hoài Châu mà còn thu hút con em ở các xã lân cận như Hoài Sơn, Hoài Hảo và một số xã Đông đường theo học. Đội ngũ thầy cô giáo bây giờ chỉ có 3 người vừa quản lý vừa giảng dạy và đã hình thành nên một Hội đồng Sư phạm do thầy Nguyễn Đình Phong đứng đầu. Bước đầu mới khai sinh, không sao tránh khỏi những hạn chế về chương trình cũng như mọi cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của thầy trò nhưng với lòng đam mê với nghề nghiệp, yêu mến học sinh, các thầy đã tạo nên những kiến thức cơ bản, những cơ sở bước đầu để tạo những điều kiện thuận lợi nhất để trang bị những kiến thức trung học cho con em xã nhà. Lúc bây giờ chúng ta đã có trên 100 học sinh cấp II. Thế la,ø tiếng đọc bài của trò, tiếng giảng bài của thầy giáo đã vang lên lấn át đi tiếng gầm rú của máy may, tiếng pháo kích của quân thù. Trường lớp bỗng nhiên biến vùng quê xứ Hoài như đang sống trong cảnh thanh bình. Để đề phòng bom đạn địch, trước sân trường thay vì sân chơi bãi tập là hầm tránh pháo phòng khi có bom đạn địch, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Như thế đấy, cứ sau mỗi đợt pháo dội bom rơi thì trong ngay ngôi trường tranh tre vách nứa vẫn vang lên tiếng giảng bài của thầy, tiếng học bài của trò như bất chấp tất cả, thách thức với kẻ thù hung bạo. Ngôi trường giờ đây trở thành niềm vui, niềm tin tưởng, niềm tự hào và niềm kiêu hãnh của Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện nhà nói chung, xã Hoài Châu nói riêng. Số học sinh trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của chiến tranh nên nhiều em lớn tuổi so với cấp học của mình, vì vậy tất cả đều có ý thức, tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng học tập, nâng cao hiểu biết để khi giải phóng sẽ phục vụ tốt nước nhà. Thầy giáo và học sinh khi vào lớp là tình thầy trò, ngoài ra còn những thứ tình cảm khác gắn bó máu thịt, đó là tình anh em, tình đồng đội, đồng chí trong cùng chiến hào chống Mỹ. Mỗi khi viên phấn, cây viết rời khỏi tay cũng là lúc cây súng, bàn chông,cái cày, cây cuốc được thay thế. Học sinh vừa học cái chữ vừa tham gia phong trào du kích ở địa phương để chặn lối xe tăng địch, vận chuyển, lương thực vũ khí cho bộ đội chủ lực đóng chốt ở địa phương. Thời gian còn lại các em tham gia lao động sản xuất, vẫn tay cày, tay cuốc để tạo nguồn lương thực cùng với cha mẹ bà con, vì vậy mà ruộng đồng khô cằn sỏi đá, đã trở thành những cánh đồng lúa xanh tốt quanh năm , trở thành những thảm vàng của lúa chín. Nơi đây, chiến tranh dù có tàn phá nặng nề nhưng không thể ngăn được sức sống mãnh liệt của con người Hoài Châu thành đồng, bất khuất đang ngày đêm chống chọi và thách thức với kẻ thù. Vấn đề tu bổ trường lớp là việc làm thường xuyên, bởi học sinh mỗi năm thu hút một đông, nếu như năm học 1972- 1973 chỉ có 2 lớp thì đến năm học 1973- 1974 có 3 lớp, đến đầu năm học 1974- 1975 ta đã có được 4 lớp. Để đảm bảo cho việc che mưa che nắng và bàn ghế ngồi tất cả thầy giáo và học sinh cùng nhau lao động, lên rừng lấy cây, tranh, ra động nhặt lấy rơm rạ về để xây dựng. Một khó khăn nhất lúc bấy giờ là sách giáo khoa, chương trình để giảng dạy, vì vậy, thầy cô giáo phải từ tìm kiếm biên soạn để bổ sung nâng cao kiến thức học sinh . . . Thế đấy, gian nan của lớp người đi trước là vậy, họ đã đặt nền móng cho mai sau bằng những việc làm thiết thực, bằng đôi bàn tay và sức lực của chính mình. Cùng một lúc, một thế hệ đã phải làm bao nhiệm vụ cho đất nước cho nhân dân, cho mình, cho mọi người hiện tại và muôn đời sau. Thật cảm kích trước những việc làm của Đảng bộ, nhân dân, thầy giáo và học sinh thế hệ đi trước, những người đã xông pha vào lửa đạn để đặt nền móng cho đầu tiên cho nhà trường! Ngày nay, trong số đó có người đã về cõi vĩnh hằng, người còn lại mái đầu đã điểm bạc nhưng những kỉ niệm vui buồn vẫn 4 Truyền thống trường THCS Hoài Châu còn theo mãi họ. Ngày xưa là những cô cậu học trò hồn nhiên vô tư, đến nay có người vẫn còn phục vụ cho ngành giáo dục, một số đã trở thành nhà quản lý trong các cơ quan đoàn thể các cấp, một số người khác đã hy sinh anh dũng như học sinh Nguyễn Thị Thời hiện đang được nhà nước công nhận là liệt sĩ. 2- Giáo dục Hoài Châu trong thời bình : a- Giai đoạn : 1975- 1977 Năm 1975, Nước nhà thống nhất, nhân dân Hoài Châu bắt tay vào xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh. Điểm thuận lợi nhất của giai đoạn này là được kết thừa và phát huy của giai đoạn trước đó. Bên cạnh đó là sự quan tâm , đầu tư đúng mức của Đảng bộ và chính quyền địa phương, đồng thời cũng là giai đoạn thoát khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt của Đế quốc Mĩ. Tuy vậy, chúng ta vẫn còn không ít khó khăn trước mắt , đó là hậu quả của chiến tranh để lại. Một lần nữa thầy cô giáo và học sinh phải đương đầu với những khó khăn và thử thách mới, trường lớp sập hỏng nặng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nhất là trong việc dồn công sức để xây dựng lại nhà cửa, đường sá. Đội ngũ thầy cô giáo thiếu nhiều. Trong lúc, Đảng bộ và nhân dân còn loay hoay với những khó khăn thì một số thầy cô giáo được điều động về trường, đứng đầu là thầy Trương Ngọc- Trưởng ban phụ trách( Tức là hiệu trưởng ngày nay), cùng với một số thầy cô giáo khác như thầy Trần Đức Minh ( nay là phó giám đốc sở GD-ĐT Bình Định), Thầy Trần Bình Sanh, Thầy Lê Văn Bản, Thầy Trần Văn Tấn, Cô Phan Thị Kim Châu, Phan Thị Ngọc Lan ( tất cả đều ở Qui Nhơn). Các thầy cô giáo đã không ngại những khó khăn vất vả đã rời xa nơi đô thị để trở về với làng quê hẻo lánh xa xôi để làm nhiệm vụ trồng người, đem đến cái chữ bài toán như con ong cần mẫn tạo ra mật ngọt dâng hiến cho đời. Các thầy cô giáo lúc này rất thông cảm với những vất vả khó khăn của con em nông thôn vùng mới vừa giải phóng, ngược lại nhân dân cũng rất tin yêu và quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất và tinh thần của thầy cô giáo lúc xa nhà . Và thế là một năm học mới lại đến Năm học 1975- 1976, trường đã có 6 lớp( 4lớp 6, 2 lớp 7) cũng được tập trung từ 3 xã Hoài Châu, Hoài Sơn và Hoài Hảo, số học sinh cũng được tăng lên gần 300 em, bởi nhân dân lúc này đều có ý thức về việc học, dẫu nghèo nhưng cho con em mình cái chữ sau này phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, phục vụ cho chính bản thân, gia đình mình. Từ đó phong trào học tập phát triển rầm rộ, mạnh mẽ , học sinh ham học hơn, thầy giáo giảng dạy tốt hơn, vì vậy trong giai đoạn này ta bắt đầu có học sinh giỏi cấp huyện như em Lê Văn Thanh, Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Huân, Lê Văn Khiêm. . .Bên cạnh, việc học tập các em tham gia lao động công ích cho trường, cho địa phương như chặt củi, vác cây, trồng cây xanh quanh vườn trường và trên địa bàn toàn xã. Ngoài thời gian học tập, lao động tại trường, các em còn tham gia các phong trào ở địa phương, đặt biệt là phong trào xoá mù chữ trong nhân dân. Ngày là một học sinh trên lớp, đêm đến các em trở thành những thầy giáo, cô giáo trong nhân dân từng li, từng tí đem cái chữ con số đến cho những người thất học bởi chiến tranh. Ngoài ra, các phong trào bề nổi cũng phát triển như hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng đá và các hoạt động thể dục thể thao khác. Từ đo,ù hình thành nên những nề nếp và giáo dục về thể chất cho học sinh. Có thể phải kể đến công lao của thầy giáo Lâm Ngọc Vinh đã đem đến cho các em một phong trào thể thao lành mạnh, có ích, thu nhiều kết quả trong các lần thi đấu cấp huyện. Trong giai đoạn này, từ tháng 4/ 1975 đến tháng 8/1975, học sinh của trường phải chuyển xuống Tam quan để học vì trường lớp không đảm bảo. Trước tình hình này, Đảng uỷ, uỷ ban xã đã phát động trong toàn thể nhân dân đóng góp của cải vật chất và sức người để xây dựng lại trường lớp. Với lòng nhiệt tình vì con em mình, nhân dân đã xây dựng lại trường lớp ở 5 điểm trên địa bàn toàn xã như ở Gò Cuốc, Xóm 5 Tuy An, Khu Vườn Cây, Khu trước nhà thầy Xuyên ( hiện tại ) và khu văn phòng cũ. Sau đó, với sự quan tâm hỗ trợ của cấp trên và sự đóng góp của nhân dân địa phương đã xây mới được 7 phòng học ở địa điểm hiện tại này ( nay là dãy phía bắc và khu văn phòng ). Đầu học kì II năm học 1976- 1977 học sinh bắt đầu ngồi vào ngôi trường xây đầy lí tưởng mở đầu cho giai đoạn mới, giai đoạn ngói hoá trường học. Với sự phấn chấn được sống trong hoà 5 Truyền thống trường THCS Hoài Châu bình với trường mới, lớp mới, các em học sinh học tập tốt hơn, thầy giáo cũng giảng dạy tốt hơn . Nhiều học sinh trong giai đoạn này hiện nay từng giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước, trong số đó, hiện nay chính là giáo viên đang giảng dạy công tác tại trường, đó là thầy Trần Đình Giá, thầy Nguyễn Tiến Yên. Đến năm học 1976- 1977, đội ngũ thầy cô giáo được tăng lên 16 người, trong số đó, một số người được đào tạo trong chiến tranh, sau ngày hoà bình họ trở thành người đứng trên bục giảng. Đây là một thế mạnh cho sự phát triển giáo dục xã nhà, đặc biệt là sự chăm lo của Đảng bộ, chính quyền địa phương. Gian khổ nhất của giai đoạn này vẫn là chương trình giảng dạy, thiếu ăn, với lòng nhiệt thành và kính phục thầy giáo, nhân dân đã đóng góp thóc gạo để giúp đỡ thầy cô vượt qua hoàn cảnh khó khăn này. Từ ngôi trường đầy gian khổ ấy với bao kỉ niệm vui buồn đã giúp họ tôi luyện, chắp cánh bay vào những chân trời rộng mở. Một số thầy cô trong giai đoạn này, hiện nay, đang giữ một số chức vụ quan trọng trong một số cơ quan như: thầy Trần Đức Minh ( Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Định), Thầy Lâm Ngọc Vinh( Chủ tịch công đoàn GD huyện), thầy Tôn Thất Toàn ( CB Phòng GD Hoài Nhơn),thầy Trần Chánh (Hiệu phó Trường THCS Tam Quan Bắc), thầy Lê Thành( Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoài Châu). . . Cũng chính trong giai đoạn này mà cụ thể là tháng 9/ 1977, Trường Phổ thông cấp II số 1 Hoài Nhơn có con dấu chính thức; cùng với 3 trường khác là Trường số 2 ( Tam Quan), số 3(Thanh Hương), số 4( Bồng Sơn) . Thế là 12 lớp học với 20 giáo viên lại bước vào một giai đoạn mới b- Giai đoạn 1977- 1990 : Đây là giai đoạn cấp 1 và cấp cùng chung một cơ quan và trường có tên gọi là Trường phổ thông cấp 1,2 Hoài Châu. Văn phòng chính thức được đặt tại khu văn phòng hiện tại, từ năm học 1997- 1998 đến năm học 1980- 1981 thầy Nguyễn Triêm làm hiệu trưởng, từ năm học 1982- 1982 đến năm học 1989- 1990 thầy Huỳnh Vĩnh Long là hiệu trưởng. Do sự nhập lại của 2 khối học nên số học sinh tăng lên rất nhiều. Đội ngũ thầy cô giáo cũng có sự chuyển biến, thay đổi đáng kể. Trong giai đoạn này, bên cạnh những thuận lợi không sao tránh khỏi những khó khăn mới, Thầy cô giáo đa số từ xa về trường giảng dạy, đồng lương ít ỏi, đời sống khó khăn, chỗ ở tạm bợ, tuy khó khănê nhưng thầy cô vẫn bám trường, bám lớp thực hiện tốt mọi qui chế chuyên môn cũng như chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Bên cạnh được sự quan tâm chăm sóc của Đảng bộ, chính quyền địa phương, các đoàn thể cũng như phụ huynh học sinh từ vật chất đến tinh thần, học sinh thì ngoan ngoãn biết vâng lời . Tuy không thể đầy đủ nhưng là động lực quí giá giúp cho các thầy cô vượt qua những khó khăn thiếu thốn trong giai đoạn này. Trong năm học đầu tiên ta đã có 14 lớp cấp II với hơn 400 học sinh ( trong đó 5 lớp 6, 4 lớp 7, 3 lớp 8, và 2 lớp 9). Đến năm học 1979- 1980 số lớp đã tăng lên 18 với, bên cạnh số lớp học cấp 1 cũng tăng lên. Chính vì vậy, cũng trong năm học này được sự chỉ đạo của cấp trên, chúng ta chia thành 2 trường đó là: trường phổ thông cấp 1,2 số 1 Hoài Châu và trường phổ thông cấp 1,2 số 2 Hoài Châu . Học sinh các thôn Bình Đê, Gia An, Hy Thế, Chương Hoà học tại trường số 2. Số học sinh còn lại ở các thôn Liễu An, Thành Sơn, Tân An, Hội An. Tuy An học tại trường số 1 ( tức là trường hiện nay) với hơn 400 học sinh được chia thành 14 lớp. Trong giai đoạn này BGH có sự thay đổi nhiều lần. Từ 1977 đến 1991 thầy Nguyễn Triêm- hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là thầy Đinh Tiến Thành. Các năm học từ 1981 đến 1984 thầy Huỳnh Vĩnh Long- Hiệu trưởng; phó hiệu trưởng là thầy Trần Đức Huấn và thầy Đoàn Kim Anh. Năm 1984- 1985, thầy Huỳnh Vĩnh Long đi học, thầy Trần Tẩu – quyền hiệu trưởng, thầy Đoàn Kim Anh – Phó hiệu trưởng, Từ năm 1986 đến năm 1990, thầy Huỳnh Vĩnh Long- Hiệu trưởng, thầy Hồ Hồng, thầy Nguyễn Thanh Điền, Lê Thành- phó hiệu trưởng. Năm 1989, thầy Hồ Hồng thuyên chuyển công tác về Hoài Châu Bắc. Các phong trào lớn trong giai đoạn này ngoài học tập là phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao luôn dẫn đầu huyện trong nhiều năm liền. Điều đó một phần do năng khiếu của học sinh nhưng phần lớn là nhờ công sức, sự nhiệt tình của các thầy giáo thể dục Lâm ngọc Vinh, Trương Duy Ẩn. Đó là một phần đóng góp không nhỏ vào sự lớn mạnh của nhà trường trong giai đoạn này. Đặc biệt 6 Truyền thống trường THCS Hoài Châu đây là giai đoạn mà đội bóng chuyền nam giáo viên năm nào cũng đạt giải cao cấp huyện. Có thể thấy rằng trong khó khăn về vật chất nhưng đời sống tinh thần của thầy cô giáo dồi dào có sức bộc phá mạnh, vượt qua tất cả để đưa nhà trường từng bước sánh vai với các trường bạn trong huyện. Năm học 1978- 1979 toàn huyện đã có 12 trường cấp II / 12 xã thị trấn, như vậy trường Hoài Châu hiện tại chỉ còn giảng dạy cho con em Hoài Châu. Học sinh giỏi năm học này có: Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Vuông ( giỏi văn ), Nguyễn Thành Thư ( giỏi Toán). Tháng 2/ 1979, xảy ra chiến tranh ở biên giới phía Bắc và phía Tây Nam, hàng loạt học sinh nhà trường tạm gác lại bút mực, lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc Cũng trong giai đoạn này, một sự kiện đáng lưu ý là sự kiện phân chia xã Hoài Châu thành hai đơn vị hành chính là Hoài Châu và Hoài Châu Bắc vào năm 1987. Số con em An Quí chuyển về Hoài Châu để học, ngược lại số học sinh ở Tuy An và Liễu An chuyển về học tại trường Hoài Châu Bắc và trường ta có tên là trường PTCS Hoài Châu. Chất lượng học tập của các năm học trong giai đoạn này cũng phát triển mạnh mẽ, trường đã có nhiều học sinh giỏi cấp huyện. Đặc biệt là em Hoàng Thanh Xuân( năm học 1977-1978), hiện đang giữ chức là Bí thư tỉnh đoàn Bình Định. Một số học sinh khác đã trưởng thành đang học hành, công tác trên khắp mọi miền đất nước, một số học sinh khác nay cũng đã trở thành giáo viên của trường, đó là thầy Nguyễn Công Đạt, Nguyễn Văn Gần, cô Trịnh Thị Ngọc Anh, cô Trần Thị Sau. . . Một số thầy cô giáo trong giai đoạn này đến nay vẫn còn tham gia công tác tại trường cùng với thế hệ mới như thầy Đinh Xuân Tấn, cô Phạm Ngọc Thanh Hương, một số thầy cô giáo đã chuyển công tác như thầy Trần Thanh Liêm, Đoàn Kim Anh . . . Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng: trong những lúc khó khăn nhất, thầy cô vẫn bám trường, bám lớp, cống hiến tất cả cho đàn em thân yêu của xã nhà. Chúng ta xin trân trọng cám ơn, noi gương những người đi trước đã đặt nền móng cho chúng ta có được như ngày hôm nay. c- Giai đoạn 1990-2006 : Trước hết, phải nhắc đến việc tách chia chia trường vào năm học đầu tiên của giai đoạn này, cấp II được tách ra thành một trường riêng với tên trường: trường THCS Hoài Châu với 494 học sinh được chia thành 12 lớp. Thầy Huỳnh Vĩnh Long được nghỉ hưu, thầy Nguyễn Thanh Điền- Hiệu trưởng, thầy Lê Thành và thầy Trần Hoà Tuận – Phó hiệu trưởng, đến năm học 2003- 2004 thầy Lê Thành chuyển công tác về làm hiệu trưởng trường Tiểu học Hoài Châu. Đội ngũ cán bộ công chức phát triển mạnh, từ năm 1990 chỉ có 17 người, đến nay đã có 40 người, hầu hết giáo viên đến nay đã đạt trình độ chuẩn, thầy cô giáo trong trường hiện tại gồm 3 thế hệ nhưng cùng nhau đoàn kết, phát huy sức mạnh để góp phần đưa đẩy nhà trường ngày một đi lên. Hiện tại, trường có 2 giáo viên đạt cấp tỉnh, 12 giáo viên đạt cấp huyện và nhiều giáo viên khác đạt GVDG cấp trường. Từ năm 1996- 1997 đến năm 2000- 2001, 5 năm liền trường đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện. Năm 2006 được sở GD-ĐT Bình Định về kiểm tra để công nhận trường chuẩn quốc gia. -Về cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm : trong những năm đầu của giai đoạn này trường vẫn còn những khó khăn nhất định như thiếu phòng học, nhà ở tập thể cho giáo viên, bàn ghế học sinh cũng như mọi thiết bị giảng dạy, điều đó ảnh hưởng không ít đến chất lượng giảng dạy của thầy cô giáo và việc học tập của học sinh. Với sự nỗ lực vươn lên, hội đồng sư phạm nhà trường đã biến khó khăn thành thuận lợi để vượt qua tất cả. Bên cạnh là sự hỗ trợ đầu tư của Phòng GD huyện Hoài Nhơn, lần lượt trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, phòng học cho nhà trường, cũng như việc đóng góp của phụ huynh học sinh về tường rào cổng ngỏ góp phần làm cho cảnh quan trường ngày một thêm xanh, sạch, đẹp. Chính vì thế năm học 2004- 2005 học sinh được ngồi học trong ngôi trường tầng đẹp đẽ, đến năm học 2005- 2006, phòng GD đã đầu tư sửa chữa lại các dãy phòng trước đây giờ đã xuống cấp . Nhà trường cũng được Đảng uỷ, UBND xã quan tâm cấp thêm đất để làm sân chơi bãi tập cho học sinh. Có thể nói rằng: Tuy lúc này trường lớp chưa được khang trang như các trường khác trong huyện nhưng đã đảm bảo để cho công tác giảng dạy và học tập được tốt, bộ mặt nhà trường hoàn toàn được đổi mới trên vùng quê vẫn chưa thoát khỏi cái nghèo. Trong các 7 Truyền thống trường THCS Hoài Châu phòng học từng bước trang bị điện, quạt giúp cho học sinh học tập tốt hơn. Ngoài những giờ học, các em học sinh tham gia lao động nâng cao mặt bằng, làm vệ sinh, trồng cây lưu niệm tạo cảnh quan cho trường ngày một đẹp đẽ khang trang. Hiện tại chúng ta có đầy đủ các phòng học, phòng bộ môn, nghe nhìn, thư viện. . . Tất cả đó giúp cho nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong nhiều năm học. - Hiệu suất, số lượng, chất lượng đào tạo : Năm học Số lượng Số lớp HS giảm TS vào 6 SL % SL % 98- 99 711 17 69 9,3 180 100, 0 91,3 2,0 62,7 97,8 99- 00 722 17 42 9,6 206 100, 0 91,4 1,6 61,7 94,8 94,90 00- 01 750 170 45 5,8 212 100, 0 96,7 1,86 72,2 97,7 82,43 01- 02 798 18 42 6,0 235 100, 0 94,6 0,87 70,9 96,1 80,18 02- 03 786 18 22 5,2 186 100, 0 93,7 0,89 80,2 100,0 80,30 03- 04 830 18 19 2,8 241 100, 0 94,8 0,84 80,4 100,0 82,02 04- 05 833 19 17 2,3 220 99,6 95,4 0,72 82,9 97,5 82,75 05- 06 796 18 176 99,5 Nhìn vào bàng thống kê chất lượng giáo dục phần nào chúng ta cũng hình dung ra hiệu suất và chất lượng đào tạo của nhà trường hơn 15 năm qua, từ một trường chỉ có 12 lớp đến nay đã có 18, 19 lớp, từ chỗ cứ vào lớp 6 bốn lớp đến lớp 9 còn 2, thì đến nay hiệu suất đào tạo rất cao, chất lượng đào tạo cũng tăng nhanh và giữ vững, từ chỗ 48,2% thi đỗ tốt nghiệp thì chất lượng trong những năm gần đây giữ vững từ 97- 98 %. Năm học 1992-1993 trường đỗ tốt nghiệp được xếp vị thứ nhất toàn huyện, chất lượng học sinh lên lớp thẳng hàng năm được giữ vững và chất lượng năm sau cao hơn năm trước. Trong giai đoạn này số học sinh khá giỏi cùng tăng khá cao, từ chỗ chỉ vài ba em học sinh giỏi trong một năm học, đến nay đã lên con số hàng trăm em. Nhiêu em học sinh xuất sắc tiêu biểu như ; Võ Hồng Tuyển, Hồ Mạnh Tiến, Dương Minh ngọc, Nguyễn Văn Vân, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Võ Ngọc Quang, Lê Thị Lan, Nguyễn Trần Hoài Trung. Năm học 2005- 2006 có 40 học sinh giỏi cấp huyện, có 2 em học sinh giỏi tỉnh là Võ Thị Thu Thảo và Dương Thị Hồng Tiến. Phát huy kết quả đã đạt được, nhà trường luôn giữ vững truyền thống dạy và học, giáo dục hạnh kiểm cho học sinh, luôn đề cao vai trò của người thầy có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của học sinh. Vì vậy, công tác bàn bạc thảo luận để nâng cao chất lượng được đặt lên hàng đầu, nhất là việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Chính vì lẽ đó mà chất lượng được nâng cao một cách rõ rệt. -Xây dựng các tổ chức đoàn thể : +Song song với việc dạy và học, nhà trường luôn chú trọng đến công tác đoàn thể. Trước hết, phải kể đến chi bộ nhà trường. Đây là một tổ chức bao gồm những cán bộ công chức ưu tú, lãnh đạo toàn diện các hoạt động trong trường, số lượng và chất lượng Đảng viên cũng phát triển mạnh, từ chỗ chi bộ chỉ có 3 đồng chí, đến nay đã có 18 đảng viên, tất cả đều có năng lực phẩm chất, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, tạo nên sức bật cho nhà trường. Chi bộ trở thành đầu tàu gương mẫu, có uy tín trong hội đồng sư phạm nhà trường. Chi bộ thường xuyên tổ chức 8 Truyền thống trường THCS Hoài Châu sinh hoạt để bàn bạc đưa ra các hoạt động của nhà trường, đồng thời kiểm tra đánh giá thường xuyên chất lượng Đảng viên. Vì vậy, trong nhiều năm liền, được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh. +Tổ chức thứ hai cũng rất quan trọng trong nhà trường, đó là công đoàn. Có thể xem đây là tổ ấm thực sự của toàn bộ công chức trong nhà trường. Mỗi công đoàn viên đều tìm thấy ở đây niềm vui, niềm tin tưởng để hoàn thành công việc của mình. Bên cạnh, việc hỗ trợ cho các hoạt động, công đoàn luôn tổ chức động viên, thăm hỏi, hiếu hỉ mỗi khi anh em đau ốm hoặc gia đình có chuyện vui buồn. Chính tổ chức này đã tập hợp được đội ngũ cán bộ công chức của trường, gắn liền tình cảm của nhau trong những hoạt động công tác, vì vậy công đoàn hàng năm tổ chức các hoạt động chủ điểm cho đơn vị vào các ngày 8/3, 20/10, 20/11. Thông qua tổng kết hàng năm của công đoàn tổ chức thưởng cho con của cán bộ công chức trong trường có thành tích học tập khá giỏi. Đặc biệt, là các cuộc vận động gia đình nhà giáo văn hoá ; dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm trong cơ quan, tổ chức tập luyện thể dục thể thao cho toàn đơn vị dự thi đấu cấp huyện. . . Chính các hoạt động ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, sinh hoạt công tác của công đoàn viên. Họ đã tìm được niềm vui trong những buổi thi đấu thể dục thể thao, trong những buổi toạ đàm hữu ích. Trong nhiều năm liền gần đây được công đoàn cấp trên công nhận là tổ chức vững mạnh, tổ nữ công xuất sắc cấp huyện. + Một tổ chức nữa không thể thiếu được đó là Chi đoàn thanh niên trong nhà trường THCS. Đây là đoàn thể của một số thầy cô giáo trẻ tuổi và một số em học sinh lớn tuổi có nhiều thành tích xuất sắc. Chi đoàn là lực lượng tiên phong trong các hoạt động bề nỗi của nhà trường bộ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng. Hàng năm chi đoàn kết nạp hơn 100 em đội viên vào Đoanø để làm nòng cốt cho các hoạt động Đội. Trong nhiều năm qua, các hoạt động chủ điểm lớn chi đoàn thường được chi bộ giao cho trách nhiệm đứng ra tổ chức như văn nghệ, cắm trại, sinh hoạt ngoại khoá trong các ngày lễ lớn như 22/12, 26/3, 19/5. Chi đoàn đã tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt ngoại khoá cho đoàn viên, đội viên toàn trường. Vì vậy, Chi đoàn ngày càng có uy tín trong nhà trường, thật sự là cánh tay phải của chi bộ đảng, là chỗ dựa vững chắc và tin tưởng của học sinh. Thấy được tầm quan trọng lớn lao ấy,Chi bộ đã cử một số đồng chí Đảng viên trẻ tuổi tham gia sinh hoạt cùng với Chi đoàn, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh và nắm bắt những thông tin phản hồi từ phía các em. Vì vậy, Chi đoàn thực sự chính là chiếc cầu nối giữa thầy cô giáo và học sinh toàn trường. Chi đoàn còn là đội ngũ của những anh chị phụ trách Đội thiếu niên, luôn gương mẫu, đi đầu dìu dắt đội viên trưởng thành thông qua các hoạt động thường ngày. + Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Đây là một tổ chức chính trị của toàn thể học sinh nhà trường. Trước hết tổ chức đội hình thành nên nề nếp, hạnh kiểm giúp cho các hoạt động của nhà trường được tốt, nhất là nhiệm vụ chính giảng dạy và học tập. Thấy được tầm quan trọng lớn lao ấy, nhà trường đã thành lập chi đội phụ trách gồm các thầy cô chủ nhiệm, bí thư đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội, đứng đầu là thầy hiệu trưởng. Bên cạnh, công tác thi đua được đẩy mạnh, giúp các em hình thành nề nếp, đặc biệt là công tác tự quản được hình thành trong toàn liên đội cho đến từng chi đội. Hàng tuần, hàng tháng, liên đội có sơ kết, xếp loại thi đua, triển khai mọi kế hoạch hoạt động tạo nên một nề nếp cho nhà trường. Hàng năm mọi hoạt động chủ điểm, liên đội điều tham gia hưởng ứng, thông qua đó đãgiáo dục đội viên ghi nhớ công ơn những người đi trước, hướng tới cái thiện, cái tốt đẹp, xa rời những thói hư tật xấu và những tệ nạn xã hội để trở thành những con người toàn diện, có ích cho gia đình, quê hương đất nước. Qua các hoạt động chủ điểm, liên đội thường tổ chức nhiều buổi sinh hoạt như nghe nói chuyện truyền thống, thi nghi thức, nét đẹp đội viên, tiếng hát tuổi thơ, vở sạch chữ đẹp, chùm hoa điểm 10. . . và những giờ phát thanh măng non vui nhộn. Thể dục giữa giờ và múa hát tập thể trở thành thế mạnh của liên đội không thể thiếu được sau những tiết học căng thẳng. Liên đội còn tổ chức các buổi thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, hành trình về nguồn, thăm hỏi , chăm sóc các gia đình, thương binh liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng một cách thường xuyên, 9 Truyền thống trường THCS Hoài Châu tham gia đầy đủ các cuộc thi do hội đồng đội cấp trên phát động. Ngoài ra, dưới sự hướng dẫn của đoàn thanh niên và thầy tổng phụ trách các em tham gia sinh hoạt, hướng dẫn các sao nhi đồng ở tiểu học hoạt động đạt kết quả cao. Hàng năm, liên đội tổ chức kiểm tra các chuyên hiệu: nhà sử học nhỏ tuổi, thầy thuốc nhỏ tuổi, nghi thức đội. Điều đó , giúp cho chúng ta thấy được rằng các em đã biết nối tiếp, phát huy truyền thống cách mạng ở địa phương mình, noi gương truyền thống của những thiếu sinh quân trong những năm chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Chính vì những hoạt động sôi nổi,có nhiều bổ ích như vậy, liên đội chính là nơi các em tìm thấy ở đó những niềm vui, những kỉ niệm của những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong giai đoạn này nhất là từ năm học 1994- 1995 đến nay liên đội luôn đạt danh hiệu liên đội xuất sắc cấp huyện, cấp tỉnh. - Công tác hướng nghiệp dạy nghề : Cũng được chú trọng đúng mức, hàng năm có hơn trăm em tham gia các lớp học nghề do trung tâm hướng nghiệp dạy nghề Hoài Nhơn tổ chức. Thông qua việc tập giúp các em hiểu biết về lao động, thấy được ý nghĩa của lao động trong đời sống xã hội, qua đó các em cũng nắm bắt được một số thao tác, kĩ thuật các nghề : Điện, đan, may, thú y. Từ đó, hình thành trong các em thói quen trong lao động, định hướng nghề nghiệp cho tương lai, đồng thời có điều kiện giúp đỡ gia đình. Chính qua học nghề đã giáo dục các em nhiều đức tính của con người lao động mới: yêu quí lao động, thương yêu cha mẹ, quí trọng thành quả lao động, biết tiết kiệm, tỏ lòng biết ơn, hăng say trong lao động, sáng tạo trong công việc . . . - Công tác lao động bảo vệ trường lớp: Được nhà trường xem đây là việc làm thường xuyên. Hàng tháng hàng tuần luôn có sự phân công từng lớp dọn vệ sinh, chở đất nâng mặt bằng, dãy cỏ . . . từng bước góp phần làm đẹp cảnh quan trường lớp. Nhà trường đã giáo dục các em có tinh thần tự quản, tự giác bảo vệ cơ sở vật chất trong lớp trong trường, xem đó chính là tài sản của mình, vì vậy, các em có ý thức quí trọng và bảo quản tốt hơn nên những năm gần đây hạn chế rất nhiều sự mất mát, hư hỏng tài sản của nhà trường. Có thể nhận ra rằng: Hơn 15 năm qua, nhà trường có sự chuyển biến mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng giáo dục, từ cơ sở vật chất đến công tác giáo dục học sinh. Tuy vậy bên cạnh những thành tích đạt được không sao tránh khỏi những hạn chế nhất định nhất là trường lớp, sân chơi bãi tập phần nào làm ảnh hưởng đến cảnh quan sư phạm. Trong giai đoạn này, sự tác động không ít của xã hội đến thầy và trò, sự quan tâm thực sự của gia đình phụ huynh đến con em mình còn ít, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, hạn chế vẫn là tạm thời, thuận lợi vẫn là cơ bản, đặc biệt là có sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền và sự quan tâm của nhân dân toàn xã, sự quan tâm, hỗ trợ vật chất, tinh thần của Phòng Giáo dục Hoài Nhơn, sự nhiệt tình của đội ngũ thầy cô giáo nhà trường đã giúp cho chúng ta vượt qua tất cả những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục con em xã nhà. Sự phấn đấu không ngừng của tập thể nhà trường chính là kết quả mà chúng ta đã đạt được trong những năm qua và làm cơ sở cho những năm sau này. Nhất định trường THCS Hoài Châu sẽ sánh vai cùng các trường trong huyện, trong tỉnh mà thực tế đã chứng minh được điều này. III- KẾT LUẬN CHUNG : 40 năm qua là cả một chặng đường dài với nhiều gian khổ và cũng nhiều thắng lợi vẻ vang, là sự phát triển vươn lên, không ngừng không nghỉ của nhà trường, 40 năm qua là 40 năm của sự phấn đấu không ngừng trong công tác dạy và học. 40 năm là chặng đường vẻ vang của con người Hoài Châu thành đồng bất khuất đã làm nên bao kì tích ngoan cường, làm nên những thành công rực rỡ cho phong trào giáo dục xã nhà . 40 năm qua là sự diệu kì của biết bao nhiêu thầy cô giáo đã từng công tác giảng dạy tại trường, hàng trăm thầy cô giáo đã từng trường thành nơi đây, nay một số đã thuyên chuyển công tác nơi khác nhưng tên tuổi của các thầy cô mãi mãi vẫn được nơi cát trắng xừ Hoài ghi nhớ mãi. Chính thầy cô là những người ươm mầm, gieo hạt, chăm bón cho nhiều thế hệ tương lai nơi đây. Thế hệ tiếp bước thế hệ để ghi tiếp bản anh hùng ca của nhà trường. Có những đồng chí đã về với cõi vĩnh hằng nhưng ắt hẳn cũng đang ngậm cười vì đã góp phần mình, làm tròn trách nhiệm của mình cho dân cho Đảng, góp phần mình vào những trang truyền thống vẻ vang của nhà trường . 40 năm qua, là cả một quá trình rèn luyện của bao thế hệ 10 [...]... nhà, tạo nguồn nhân tài cho đất nước **************************************** Trên đây là toàn bộ dự thảo về truyền thống nhà trường, kính mong sự đóng góp về tư liệu, góp ý về cách viết, để chúng tôi hoàn thành bài viết để kịp thời giáo dục học sinh nhà trường Xin chân thành cám ơn các thế hệ thầy cô giáo, học sinh, những người đã từng tham gia công tác giáo dục xã nhà, hiểu biết về truyền thống nhà. . .Truyền thống trường THCS Hoài Châu học sinh Từ ngôi trường này đã chắp cánh cho biết bao người đã tung bay trên khắp mọi nẻo đường của đất nước Chúng ta là thế hệ đi sau, một lần nữa xin được bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc với những người đi trước, những người từ trong chiến tranh khói lửa đã tạo dựng nền móng đầu tiên cho nhà trường, người đã biến không thành có, biến khói lửa, đạn bom thành ngôi trường, ... học sinh, những người đã từng tham gia công tác giáo dục xã nhà, hiểu biết về truyền thống nhà trường từ 1965- 2006 , nhất là giai đoạn từ 1965-1989 Xin chân thành cám ơn ! Tư liệu này được xây dựng qua 2 lần hội thảo : Hội thảo lần 1 : 7/ 11/ 2002 Lần 2: 4/ 2/ 2003 ( Mồng 4 tết) NHỮNG NGƯỜI THAM GIA HỘI THẢO : - Nguyễn Phương Khanh - Trương Ngọc - Huỳnh Vĩnh Long - Võ Văn Chấp - Hồ Hồng - Trần Tẩu... Điền - Võ Văn Thời NỘI DUNG GÓP Ý- BỔ SUNG TƯ LIỆU Giai đoạn Nội dung bổ sung Nội dung góp ý Người BS-GY 11 Truyền thống trường THCS Hoài Châu ... Người BS-GY 12 Truyền thống trường THCS Hoài Châu 13 . giáo dục xã nhà, xin được dự thảo truyền thống của nhà trường từ năm 1965 đến 2006. Mong được sự góp ý của quí vị, của các thế hệ thầy cô, học sinh đã từng học tập và công tác tại trường để ngày. nước. **************************************** Trên đây là toàn bộ dự thảo về truyền thống nhà trường, kính mong sự đóng góp về tư liệu, góp ý về cách viết, để chúng tôi hoàn thành bài viết để kịp thời giáo dục học sinh nhà trường. Xin chân. giáo dục xã nhà, hiểu biết về truyền thống nhà trường từ 1965- 2006 , nhất là giai đoạn từ 1965-1989 Xin chân thành cám ơn ! Tư liệu này được xây dựng qua 2 lần hội thảo : Hội thảo lần 1 : 7/

Ngày đăng: 13/06/2015, 14:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan