ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC HỲ II NĂM HỌC 2007 – 2008 MÔN : SINH HỌC 8 *** A/ NỘI DUNG: CHƯƠNG VII - BÀI TIẾT 1/ Bài tiết và cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu: - Các sản phẩm chủ yếu và cơ quan thực hiện bài tiết (Bảng 38/122, bài tập SGK/ 123 – 124 ). - Vai trò của bài tiết - Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu. 2/ Các quá trình tạo thành nước tiểu và thải nước tiểu, thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì. Thực hiện các lệnh SGK/ 126 – 127. 3/ Các tác nhân có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu; cơ sở khoa học và thói quen sống khoa học. CHƯƠNG VIII - DA 1/ Cấu tạo và chức năng của da 2/ Vệ sinh da: Bảng 42.1 – 42.2 SGK/ 134 -135; Bài tập SGK/135. CHƯƠNG IX - HỆ THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN 1/ Cấu tạo và chức năng của nơron 2/ Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh (Bằng sơ đồ) 3/ Cấu tạo và chức năng của tuỷ sống. 4/ Cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ. 5/ Vị trí và thành phần cấu tạo của não bộ. 6/ Cấu tạo và chức năng của trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não. (Bảng 46 SGK/145; bài tập 1 SGK/ 144; câu hỏi 1 SGK/ 146; Bài tập 1 SGK/ 148) 7/ So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động 8/ Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng (Bảng 48.1 & 48.2 ) 9/ Các cơ quan phân tích quan trọng: Nắm: - Cấu tạo của 1 cơ quan phân tích, cơ quan phân tích thị giác và cơ quan phân tích thính giác. - Cấu tạo và chức năng của cầu mắt, màng lưới, sự tạo ảnh ở màng lưới. Giải thích vì sao ảnh của vật rơi trên điểm vàng nhìn rõ nhất? - Cấu tạo và chức năng của tái và cơ quan coocti . Câu hỏi 2 – 3 SGK/ 165. - Các tật của mắt, nguyên nhân và cách khắc phục. Bảng 50 SGK /160. - Bệnh về mắt. Lập bảng về: Nguyên nhân, đường lây, triệu chứng, hậu quả, và cách khắc phục bệnh đau mắt hột. - Vệ sinh tai - So sánh các tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Bảng 52.1 & 52.2 SGK/ 167 – 168. - Điều kiện để hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện . Ý nghĩa, nêu ví dụ. - Vai trò của tiếng nói và chữ viết, nêu ví dụ. - Vệ sinh hệ thần kinh: Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khoẻ, các biện pháp lao động và nghỉ ngơi hợp lý, Bảng 54 SGK/ 172. CHƯƠNG X - NỘI TIẾT 1/ Tính chất và vai trò của 1 số hoocmôn, từ đó xác định tầm quan trọng của tuyến nội tiết nói chung. Câu hỏi 1 SGK/175. 2/ Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tuỵ và tuyến trên thận: Bảng 56.2 SGK/ 178; Câu hỏi 1,2 SGK/ 181. 3/ Tuyến sinh dục: Các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng: Bài tập 1 & 2 SGK /182 – 184. 4/ Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết. Câu hỏi 1, 2 SGK/ 186. CHƯƠNG XI – SINH SẢN 1/ Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam, tinh hoàn và tinh trùng: Bài tập 1 SGK/ 187 và câu hỏi/ 189. 2/ Các bộ phận của cơ quan sinh dực nữ; buồng trứng và trứng: Bài tập1SGK/190 và câu hỏi/ 192. 3/ Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai: Câu hỏi SGK/ 195. 4/ Ý nghĩa của việc tránh thai, những nguy cơ khi có thái ở tuổi vị thành niên, cơ sở khoa học của biện pháp tránh thái: Bảnh 63 SGK/198. 5/ Bệnh lậu, bệng giang mai, bệnh HIV/ AIDS: Bảng 64.1 & 64.2 & 65 SGK/200 – 203, các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/ AIDS. B/ BÀI TẬP: I/ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM; 1/ Làm các bài tập điền bảng và trả lời các câu hỏi ở bài ôn tập học kỳ II SGK/ 207 – 212. 2/ Chon câu đúng nhất: 1. Chức năng của nơron là gì? a/ Dẫn truyền xung thần kinh b/ Hưng phấn và dẫn truyền c/ Là trung tâm điều khiển các phản xạ d/ Câu b + c đúng 2. Đại não có mấy phân vùng chức năng? a/ 5 b/ 6 c/ 7 d/ 8 3. Đặc điểm tiến hoá của não người so với não động vật thuộc Lớp thú là: a/ Vỏ não có nhiều khe và rãnh (làm tăng diện tích bề mặt ), có các trung khu vận động ngôn ngữ và cảm giác. b/ Tỉ lệ khối lượng não với khối lượng cơ thể ở người lớn hơn động vật c/ Các đường dẫn truyền đều đi qua hành tuỷ d/ Câu a + b đúng e/ Câu a + c đúng 4. Tại sao ảnh của vật hiển thị trên điểm vàng thì nhìn rõ nhất? a/ Ở điểm vàng mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận; b/ Ảnh của vật ở điểm vàng được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ; c/ Ảnh của vật được truyền về não nhiều lần; d/ Câu a + b đúng 5. Đánh dấu + vào ô vuông chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau; Người cận thị phải đeo kính mặt lồi Người cận thị phải đeo kính mặt lõm Người viễn thị phải đeo kính mặt lồi Ngườiviễn thị phải đeo kính mặt lõm 6. Muốn có giấc ngủ tôt cần phải làm gì? a/ Tránh những yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ (ăn quá no, dùng chất kích thích: cafê, chè, thuốc lá, trước khi đi ngủ ) b/ Tạo một phản xạ chuẩn bị cho giấc ngủ c/ Làm việc căng thảnh, thần kinh mệt mỏi dễ ngủ và ngủ sâu. d/ Câu a + b đúng 7. Các cơ quan bài tiết gồm những gì? a/ Phổi thải loại CO 2 , da thải loại mồ hôib/ hệ bài tiết nước tiểu c/ Ruột gì thải phân d/ Câu a + b đúng 8. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là gì? a/ Thận b/ Ống dẫn nước tiểu c/ Bóng đái d/ Ống đái 9. Cấu tạo của thận gồm những phần nào? a/ Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận, ống dẫn nước tiểu; b/ Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận; c/ Phần vỏ, phần tuỷ với các đơn vị chức năng, bể thận d/ / Phần vỏ, phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận. 10. Sự khác biệt trong thành phần của nước tiểu đầu và máu là gì? a/ Trong máu không có sản phẩm thải b/ Trong nước tiểu đầu không có tế bào máu và Prôtêin c/ Trong nước tiểu đầu có protêin nhưng không có tế bào máu d/ Cả a và b đúng 11. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? a/ Đón nhận các chất thải từ tế bào đưa ra ngoài b/ Lọc máu lấy lại các chất dinh dưỡng cho cơ thể c/ Lọc máu và thải bỏ các chất vặn bả, chất độc, chất dư thừa để đưa ra ngoài d/ Câu a + b đúng 12. Đánh dấu + vào ô vuông chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hoặc bị tổn thương sẽ dẫn đến: a/ Trao đổi chất bị rối loạn; b/ Môi trường trong bị biến đổi c/ quá trình hấp thụ lại các chất giảm; d/ quá trình bài tiết các chất cặn bã, độc gặp khó khăn e/ Thành phần máu tương tự thành phần nước tiểu f/ tạo ra sỏi thận g/ Nước tiểu hoà thẳng vào máu gây độc cơ thể h/ Gây ra đái dắt a, b, c, d, a, c, d, f, g b, e, f, g, h a, b, d, e, h 13. Đánh dấu + vào ô vuông chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau Trong nước tiểu đầu không có tế bào máu và protêin Trong nước tiểu chính thức cũng còn 1 ít chất dinh dưỡng Trong nước tiểu đầu vẫn còn các chất dinh dưỡng Cơ quan lọc nước tiểu chủ yếu là bể thận Tuỷ sống có chất xám ở giữa và chất trắng ở ngoài Trụ não gồm chất trắng nằm ngoài và chất trắng nằm trong Não trung gian chất xám nằm trongở vùng dưới đồi, chất trắng ở ngoài xen kẽ giữa các nhân xám. Tiểu não gồm chất xám nằm phía ngoài, chất trắng nằm phía trong. Đại não có chất xám nằm ngoài làm thành vỏ não, chất trắng nằm trong là các đường thần kinh. Câu 14. Cầu mắt có cấu tạo gồm: a/ Màng bọc và môi trường trong suốt. b/ Màng mạch và thể thuỷ tinh c/ Màng lưới và dịch thủy tinh d/ Thể thuỷ tinh và dịch thuỷ tinh Câu 15. Màng lưới gồm các tế bào gì? a/ Tế bào nón b/ Tế bào que c/ a+b đúng d/ a+b sai Câu 16. Điểm vàng là nơi tập trung của tế bào gì? a/ nón b/ que c/ hai cực d/ cả 3 câu đúng Câu 17. Môi trường trong suốt gồm: a/ Thuỷ dịch và thể thuỷ tinh b/ Thuỷ dịch, thể thuỷ tinh và dịch thuỷ tinh c/ Thể thuỷ tinh và dịch thuỷ tinh d/ Thuỷ dịch và dịch thuỷ tinh Câu 18. Màng bọc của cầu mắt gồm: a/ 3 màng: cứng, mạch và lưới b/ 2 màng: cứng, mạch d/ 4 màng: cứng, mạch, tiền đình và lưới d/ Cả 3 câu đều sai Câu 19. Ở vỏ não (vỏ đại não) có các thuỳ là: a/ Thuỳ trán, thuỳ đỉnh và thuỳ thái dương b/ Thuỳ trán và thuỳ đỉnh c/ Thuỳ thái dương và thuỳ chẩm d/ Câu b+c đúng Câu 20. Ở vỏ não có các rảnh là: a/ Rãnh liên bán cầu và rãnh thái dương b/ Rãnh đỉnh và rãnh thẳng góc c/ Rãnh liên bán cầu, rãnh đỉnh và rãnh thái dương d/ Câu a+b đúng Câu 21. Vị trí của tuỷ sống là: a/ Nằm trong ống xương sống từ đốt cổ I đến đốt thắt lưng II b/ Nằm trong ống xương sống từ đốt cổ I đến đốt sống cùng và cụt c/ Nằm trong ống xương sống từ đốt cổ I đến đốt thắt lưng I d/ Cả 3 câu đều sai Câu 22. Mỗi ngày, các cầu thận của một người trưởng thành phải lọc khoảng bao nhiêu lít máu, tạo ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu đầu, bao nhiêu lít nước tiểu chính thức được dẫn xuống bể thận, lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới bao nhiêu ml thì cảm giác buồn đi tiểu xuất hiện? a/ 1440 – 170 – 1.5 – 200 b/ 1445 – 180 – 1.8 – 210 c/ 1450 – 160 – 2 – 190 Câu 23. Ở vỏ não có các vị trí sau: 1. Thuỳ chẩm 2. Thuỳ đỉnh 3. Thuỳ thái dương 4. Thuỳ trán 5. Hồi đỉnh lên(sau rãnh đỉnh) 6. Hồi trán lên(trước rãnh đỉnh) Hãy chọn các số chỉ vị trí các vùng ở vỏ đại não điền vào ô vuông sao cho đúng với các vùng chức năng. Vùng cảm giác có ý thức Vùng thị giác Vùng vận động có ý thức Vùng thính giác Vùng vị giác Vùng hiểu chữ viết Vùng vận động ngôn ngữ(nói và viết) Vùng hiểu tiếng nói Câu 23. Bộ phận của da đảm nhận vai trò bài tiết là: a/ Mạch máu b/ Lớp mỡ c/ Các tuyến mồ hôi d/ Lông Câu 24. Tế bào trứng đường kính khoảng: a/ 0.1 mm b/ Khoảng 0.15 đến 0.25mm c. 0.3mm d/ 0.4mm Câu 25. Số loại hoocmôn do tuyến tuỵ tiết ra là: a/1 b/2 c/ 3 d/ 4 Câu 26. Não trung gian gồm: a/ Cuống não và củ não sinh tư b/ Cuống não và đồi thị c/ Đồi thị và vùng dưới đồi thị c/ Vùng dưới đồi và củ não sinh tư Câu 27. Điểm tiếp nhận hình ảnh rỏ nhất trên màng lưới được gọi là: a/ Điểm sáng b/ Điểm tối c/ Điểm mù d/ Điểm vàng Câu 28. Chức năng chủ yếu của trụ não là điều hoà phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể. a/ Đúng b/ Sai Câu 29. Lớp vỏ não có độ dày khoảng bao nhiêu mm? a/ 2 – 3mm b/ 3 – 4mm c/ 5 – 6mm d/ 6 – 7mm Câu 30. Thành phần chủ yếu cấu tạo nên chất xám trong trung ương thần kinh là: a/ Nơron b/ Sợi trục của nơron c/ Sợi nhánh của nơron d/ Thân và sợi nhánh của nơron Câu 31. Các tế bào thụ cảm thị giác nằm ở: a/ Màng lưới của cầu mắt b/ Màng mạch của cầu mắt c/ Màng cứng của cầu mắt Câu 32. Hoocmôn tuyến giáp có vai trò quan trọng : a/ Quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể b/ Sự co thắt cơ trên cơ thể c/ Sự tăng giảm đường huyết d/ Điều hoà hoạt động tim mạch Câu 33. Bộ phận của da, giúp da thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể và điều hoà thân nhiệt? a/ Lớp biểu bì b/ Lớp mỡ dưới da c/ Lớp bì d/ Cả 3 lớp trên cùng phối hợp thực hiện Câu 34. Chức năng của tuyến tuỵ: a/ Tiết dịch tuỵ biến đổi thức ăn trong ruột non b/ Tiết insulin để chuyển giao gluco thành glicogen c/ Tiết glucagon để chuyển dịch glicogen thành gluco d/ Tiết dịch tiêu hoá thức ăn, đồng thời tiết hoocmôn có tác dụng điều hoà lượng đường huyết. Câu 35. Nhờ khả năng điều tiết của thể thuỷ tinh, mắt có thể nhìn rõ vật ở gần cũng như ở xa. a/ Đúng b/ Sai Câu 36. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trông các câu sau: 1/ Nơron là đơn vị cấu tạo nên Mỗi nơron bao gồm , nhiều sợi và một sợi 2/ Ốc tai gồm , trong có ốc tai màng. Ốc tai màng gồm ở phía trên, ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. Trên màng cơ sở , trong đó có tế bào thụ cảm thính giác. Câu 37. Hãy xác định tính đúng sai bằng cách đánh dấu X vào cột đúng sai tương ứng đối với các câu sau Câu Đúng Sai 1- Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh 2- Điều kiện cho sự thụ tinh là trứng gặp tinh trùng ở tử cung và hoà lẫn vào nhau 3- Muốn có giấc ngủ tốt cần phải tạo một phản xạ tốt chuẩn bị cho giấc ngủ 4- Các tuyến nội tiết và các tuyến ngoại tiết đều tạo ra các sản phẩm bài tiết và đều ảnh hưởng tới tất cả các quá trình sinh lý cơ thể Câu 38. Hãy kết nối thông tin ở cột A với thông tin tương ứng ở cột B để được nội dung đúng ở cột C Cột A Cột B Cột C 1- Tinh hoàn a- Dẫn trứng từ tinh hoàn đến túi tinh 2- Bìu b- Nơi nước tiểu và tinh dịch đi qua 3- Túi tinh c- Bảo đảm nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh tinh 4- Ống đái d- Nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng II/ CÂU HỎI LÝ THUYẾT: 1/ Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đau mắt hột? Cách phòng tránh? 2/ Sự khác nhau về tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện 3/Trình bày quà trình tạo tành nước tiểu, Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào? 4/ Vai trò của tuyến tuỵ trong sự điều hoà gluco huyết( lượng đường huyết trong máu). 5/ Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt. 6/ Hãy trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo, chức năng của chúng dưới hình thức sơ đồ. 7/ Trình bày vai trò của hệ bài tiết đối với cơ thể sống? Nêu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu? 8/ Nêu rõ tính chất và vai trò của hoocmôn, từ đó xác định rõ tầm quan trọng của các tuyến nội tiết đối với đời sống? 9/ Trình bày cơ chế tự điều hoà hoạt động của tuyến tuỵ. 10/ Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hoà của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết? 11/ So sánh cấu tạo và chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm? Từ đó rút ra chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng. 12/ Nêu rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hoá của người so với các động vật khác trong lớp thú? 13/ Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ? Trụ não? Tuỷ sống? 14/ So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa trụ não và tuỷ sống? . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC HỲ II NĂM HỌC 2007 – 20 08 MÔN : SINH HỌC 8 *** A/ NỘI DUNG: CHƯƠNG VII - BÀI TIẾT 1/ Bài tiết và cấu tạo của hệ bài tiết. bài tập 1 SGK/ 144; câu hỏi 1 SGK/ 146; Bài tập 1 SGK/ 1 48) 7/ So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động 8/ Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng (Bảng 48. 1 & 48. 2. Câu hỏi 1, 2 SGK/ 186 . CHƯƠNG XI – SINH SẢN 1/ Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam, tinh hoàn và tinh trùng: Bài tập 1 SGK/ 187 và câu hỏi/ 189 . 2/ Các bộ phận của cơ quan sinh dực nữ; buồng