0PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ( Đề tham khảo 1) TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7- Năm học 2010- 2011 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II môn Ngữ Văn lớp 7 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn., với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. II- HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm: 30% - Tự luận: 70%. - Cách tồ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút và tự luận trong 75phút. III- THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ Văn lớp 7 học kì II. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ( Đề tham khảo 1) LỚP 7 - HỌC KÌ II - Năm học 2010- 2011 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL Chủ đề 1 Văn học - Tục ngữ - Văn nghị luận + Tinh thần yêu nước của nân dân ta + Sự giàu đẹp của tiếng Việt + Đức tính giản dị của Bác Hồ Câu 1 - Nắm ND các câu tục ngữ con người, xã hội. Câu 5 - Nắm vững vấn đề nghị luận trong VB“ Sự giàu đẹp của tiếng Việt” Câu 2 - Phân biệt được thành ngữ và tục ngữ. Câu 3 - Nhận ra tác dụng nghệ thuật được sử dụng trong một câu văn củaVB “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Câu 7 - Nhận ra hiệu quả chứng cứ trong VB “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 0,5 5 % 3 0,75 7,5 % 5 1,25 12,5% Chủ đề 2 Tiếng Việt - Trạng ngữ - Câu rút gọn - Câu đặc biệt - Câu chủ động - Câu bị động Câu 4 - Nhận biết trạng ngữ trong câu Câu 6 - Hiểu, nhận biết TN chỉ mục đích. Câu 8 - Hiểu phát hiện câu rút gọn Câu 9 - Hiểu, phát hiện câu đặc biệt Câu 10 - Hiểu, tìm được câu chủ động Câu 11 - Biết chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động. Câu 13 - Hiểu, viết đoạn có dùng trạng ngữ đúng yêu cầu Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0,25 2,5 % 5 1,25 12,5 % 1 2 20 % 7 3,5 35% Chủ đề 3 Tập làm văn Câu 12 - Nắm được trình tự lập ý bài văn nghị luận Câu 14 - Nắm yêu cầu, nội dung của đề. - Viết bài văn đúng phương pháp. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0,25 2,5 % 1 5 50 % 2 5,25 52,5% -Tổng số câu 4 câu 8 câu 1 câu 1 câu 14 câu -Tổng số điểm - Tỉ lệ 1 điểm 10% 2 điểm 20% 2 điểm 20% 5 điểm 50% 10 điểm 100% PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ( Đề tham khảo 1) TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7- Năm học 2010- 2011 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) I/ TRẮC NGHIỆM ( 3 đ) 1/ Nội dung những câu tục ngữ về con người và xã hội là gì? A. Nói lên sự phong phú, đa dạng trong đời sống con người. B. Bàn về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. C. Đúc kết kinh nghiệm về những phẩm chất, lối sống mà con người cần có. D. Mô tả các hiện tượng nảy sinh trong đời sống xã hội. 2/ Câu nào không phải là tục ngữ? A. Cái nết đánh chết cái đẹp. C. Ăn cây nào, rào cây nấy. B. Trống đánh xươi kèn thổi ngược. D. Học ăn, học nói, học gói, học mở. 3/ Tác dụng của hình ảnh và từ ngữ trong câu: “ Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.” là gì? A. Đề cao quá mức lòng yêu nước. B. Tạo sức thuyết phục cho câu văn. C. Gợi tả khí thế từ lòng yêu nước. D. Gợi tả sức mạnh của lòng yêu nước . 4/ Câu văn trên sử dụng mấy trạng ngữ? A. 1 trạng ngữ B. 2 trạng ngữ C. 3 trạng ngữ D. 4 trạng ngữ 5/ Trong các câu sau, câu nào nêu lên vấn đề cần nghị luận trong văn bản: “ Sự giàu đẹp của tiếng Việt” A. Tiếng Việt thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. B. Tiếng Việt gồm có 1 hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú. C. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. D. Tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ. 6/ Dòng nào có dùng trạng ngữ chỉ mục đích? A. Tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì trong tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. B. Người Việt Nam có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. C. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều. D. Lúc trẻ, nếu khộng chịu khó học tập, chúng ta tự đánh mất tương lai của mình. 7/ Những chứng cứ đưa ra trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” giàu sức thuyết phục là nhờ đâu? A. Những chứng cứ ấy tiêu biểu về Hồ Chủ Tịch mà học sinh nào cũng biết. B. Những chứng cứ đưa ra đảm bảo bằng mối quan hệ đồng chí của tác giả với Hồ Chủ Tịch. C. Những chứng cứ đưa ra rất tiêu biểu, phong phú mà tác giả đọc được về Hồ Chủ Tịch. D. Những chứng cứ đưa ra đảm bảo bằng mối quan hệ gắn bó, lâu dài của tác giả với Hồ Chủ Tịch. 8/ Câu nào là câu rút gọn? A. Tốt danh hơn lành áo. B. Người ta là hoa đất C. Lá lành đùm lá rách. D. Lời nói hơn gói vàng . 9/ Dòng nào là câu đặc biệt? A. Phượng nở hoa vào mùa hè C. Mùa xuân của Hà Nội. B. Mùa thu, hoa cúc nở vàng. D. Tiết trời mùa đông se lạnh. 10/Câu nào là câu chủ động? A. Mặt hồ gợi sóng nhấp nhô. B. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi. C. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. D. Mấy năm nay, ông đau chân . 11/ Trong các câu sau, câu nào có thể chuyển đổi được thành câu chủ động? A. Minh được điểm mười bài thi môn Toán. B. Tôi được mẹ thưởng một chiếc xe đạp. C. Bạn ấy chuyển về đây được hai năm rồi. D. Mấy năm nay, cây trái được mùa. 12/ Dòng nào nói đúng trình tự lập ý của bài văn nghị luận? A. Xác lập luận điểm, tìm luận cứ, xây dựng lập luận. B. Xây dựng lậpluận, xác lập luận điểm, tìm luận cứ. C. Tìm luận cứ, xây dựng lập luận, xác lập luận điểm. D. Xác lập luận điểm, xây dựng lập luận, tìm luận cứ. II/ TỰ LUẬN ( 7 đ) 13/ - Trình bày đặc điểm về ý nghĩa của trạng ngữ? - Đặt 1 câu có dùng trạng ngữ ( gạch chân và cho biết trạng ngữ đó chỉ quan hệ gì?) ( 2đ) 14/ Tập lảm văn ( 5đ) * Đề: Hãy chứng minh rằng: “ Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.” PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ( Đề tham khảo 1) TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7- Năm học 2010- 2011 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) IV/ ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM * Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C B D B C B D A B C B A * Tự luận: 13/ - Nêu đặc điểm ý nghĩa của trạng ngữ? ( 0,5 đ) - Đặt câu, chỉ ra trạng ngữ, quan hệ ý nghĩa? ( 1,5 đ) 14/ Tập làm văn ( 5đ) * Nội dung: 4,75 đ: I/ Mở bài: ( 0,75 đ) - Nêu vấn đề cần chứng minh. - Dẫn đề vào II/ Thân bài: Trình bày vấn đề cần chứng minh ( 3,25 đ) 1/ Nêu lợi ích của rừng ( 1,25 đ) 2/ Nêu hậu quả khi rừng bị thu hẹp ( 1đ) 3/ Đề ra biện pháp thiết thực để bảo vệ rừng (1đ) III/ Kết bài: ( 0,75 đ) - Khẳng định vấn đề. - Liên hệ thực tế hoặc bản thân. *Hình thức: 0,25 đ: - Trình bày bố cục đủ 3 phần cụ thể, rõ ràng: + 0,25 đ. - Sai 5 lỗi chính tả: - 0,25 đ. . THÀNH PHỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ( Đề tham khảo 1) TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7- Năm học 2 010 - 2 011 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA . KÌ II ( Đề tham khảo 1) TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7- Năm học 2 010 - 2 011 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) I/ TRẮC NGHIỆM ( 3 đ) 1/ Nội dung những câu tục ngữ. GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ( Đề tham khảo 1) TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7- Năm học 2 010 - 2 011 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) IV/ ĐÁP ÁN – THANG