Sáng kiến kinh nghiệm: LUYỆN ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH KHỐI 4 – 5

13 410 1
Sáng kiến kinh nghiệm: LUYỆN ĐỌC  HIỂU CHO HỌC SINH KHỐI 4 – 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: LUYỆN ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH KHỐI 4 – 5. * * * I/- Lí do chọn đề tài. - Từ những kinh nghiệm quý báu về đời sống, văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước đã đúc kết và ghi lại bằng chữ viết: “Học - Học nữa, học mãi” để nhắc nhở, khuyên nhủ con cháu ngày nay cần phải học, đọc để tự học, học cả đời. Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện, một bài văn, một bài thơ dưới sự hướng dẫn của GV các em được đọc, hiểu và có những tư tưởng, cảm xúc và thật gần gũi “nhập thân” với những gì mình đang đọc (nghe). Từ đó thêm mở mang về trí thức, phong phú thêm về tâm hồn. - Hơn nữa, biết đọc lại càng quan trọng vì nó giúp người ta sử dụng các thông tin để có khả năng giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu những tư tưởng, tình cảm của người khác, thông hiểu về văn bản, bài văn, bài thơ, câu chuyện Đọc để hiểu và rung cảm sâu sắc cùng với tác phẩm, với sản phẩm mà tác giả muốn gửi gắm qua văn thơ. Do đó, đọc hiểu có một ý nghĩa rất quan trọng ở tiểu học. - Ở bậc tiểu học, HS không phải bao giờ cũng dễ dàng hiểu được những điều mình đọc, toàn bộ chỉ tập trung vào việc nhận ra mặt chữ đánh vần để phát triển thành tiếng, từ. Mặt khác, do vốn từ còn ít, năng lực liên kết thành câu thành ý còn nhiều hạn chế nên việc hiểu và nhớ nội dung còn gặp nhiều khó khăn. - Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi đã nghĩ: Vậy làm thế nào cho HS chúng ta có những hiểu biết về ngữ âm và chữ viết tiếng Việt sau khi được luyện kỹ năng đọc thành tiếng để dễ dàng hiểu được nghĩa của tên bài, từ, câu, đoạn, nội dung toàn văn bản; làm thế nào để phối hợp đọc hiểu có hiệu quả, đó chính là lí do mà tôi chọn đề tài: “Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4-5”. II/- Khảo sát thực trạng. “Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5” 1 Qua nhiều năm giảng dạy, kĩ năng đọc hiểu của HS đạt kết quả chưa cao, nhiều HS sau khi được luyện kĩ năng đọc thành tiếng về một bài văn, bài thơ, câu chuyện nhưng chưa hiểu được một số từ ngữ, câu, đoạn, nội dung chính của bài; chưa cảm nhận được những cái hay, vẻ đẹp, những hình ảnh vui buồn, dí dỏm, giận dữ, đáng yêu III/- Nội dung và biện pháp tiến hành. 1. Cơ sở của việc luyện đọc hiểu: - Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ông bà, cha mẹ hoặc người thân kể chuyện, đọc thơ. Bước chân đến trường, các em được tiếp xúc với những câu thơ, bài thơ hay trong sách giáo khoa, những câu chuyện nhiều em thích đọc to lên một cách thích thú đó là những biểu hiện ban đầu của cảm hứng, cần gìn giữ và nuôi dưỡng để nó phát triển liên tục, mạnh mẽ đến sức say mê, phải giáo dục cho các em có tấm lòng chân thật, có tình cảm thiết tha yêu quý văn thơ. - Đọc hiểu (còn gọi là đọc thầm) là hình thức đọc không phát ra thành âm thanh mà chuyển trực tiếp từ kí tự sang nghĩa để hiểu nội dung văn bản đọc. - Đọc là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đọc khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, hiểu thấu đáo các văn bản được đọc thì HS mới có công cụ để lĩnh hội những tri thức, những tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản. - Chính nhờ biết cách đọc hiểu văn bản mà HS dần dần có khả năng tự học rộng, tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống. Từ đó hình thành thói quen tự giác hứng thú với việc đọc sách. - “Đọc là để hiểu nghĩa của chữ” giúp cho trẻ hiểu những gì trẻ đang học đọc. Đọc mà không hiểu được những gì được đọc thì kết quả đọc của HS chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành một kĩ năng giao tiếp quan trọng. Người đọc phải hiểu được nghĩa của từ, câu, đoạn rồi mới đến nghĩa chung của toàn văn bản. Vì vậy khi nói đến việc đọc hiểu cần phải nói đến việc tổ chức luyện đọc thầm cho HS. 2. Chuẩn bị cho việc đọc thầm. “Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5” 2 - Để chuẩn bị cho việc đọc thầm, GV cần hướng dẫn HS chuẩn bị tư thế ngồi học. Khi ngồi học phải ngồi đúng tư thế, ngồi ngay ngắn , khoảng cách từ mắt đến sách là 30 – 35 cm. Khi được gọi đọc hay trả lời HS phải bình tĩnh, tự tin không hấp tấp mà với tư thế đứng thoải mái và cần chú ý cách cầm sách. - Việc ngồi học không đúng quy định sẽ đem lại cho HS nhiều di hại suốt đời như: mắt cận thị do ngồi học ở nơi thiếu ánh sáng hoặc cúi đầu sát vở, sách; lưng vẹo, gù 3. Tổ chức quá trình đọc thầm. - Luyện đọc thầm cho HS là phải được chuyển từ ngoài vào trong, từ đọc to - đọc nhỏ - đọc mấp máy môi (không thành tiếng) – đọc hoàn toàn bằng mắt không mấp máy môi (đọc thầm). HS di chuyển mắt theo ngón tay rồi đến chỉ có mắt di chuyển, GV cần kiểm soát quá trình đọc thầm của HS bằng cách quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn, bài,… HS đọc xong thì báo cáo cho GV biết bằng cách giơ tay, từ đó GV nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm. - Do đó, dạy đọc thầm chính là đọc hiểu: kết quả đọc thầm là phải giúp HS hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài,… tức là toàn bộ những gì được đọc. GV cần có biện pháp giúp HS hiểu bài đọc phù hợp với trình độ HS của từng lớp, trường, địa phương. 4. Luyện kỹ năng tìm hiểu tên bài: - Ở mỗi bài văn, bài thơ, bản tin, câu chuyện, bao giờ cũng có một cái tên. Tên bài tuy là một từ, một cụm từ hay một câu nhưng nó chứa đựng tất cả những tình yêu, hạnh phúc, ước mơ hòa bình của con người, giữa con người với thiên nhiên Tên bài tuy ngắn nhưng muốn nói với chúng ta rất nhiều điều, nó giúp chúng ta phần nào đoán được nội dung của bài. Vì vậy, muốn tìm hiểu một văn bản, bài văn, bài thơ, cau chuyện… cần hướng dẫn HS khai thác tên bài, chú ý bám sâu vào câu chữ của tên gọi để hiểu được nhiều điều về nội dung bài một cách nhanh chóng hơn. Chẳng hạn bài: + “Tre” khác với “Lũy tre” hay “Tre Việt Nam”. “Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5” 3 - Chỉ có thể hiểu tên bài khi ta có thể xác định được cách đặt tên. Phần lớn tên bài được đặt theo đề tài nên đọc tên bài có thể biết được bài văn, bài thơ, viết về cái gì. Để xác định được cách đặt tên bài ở một số bài theo đề tài như: Bác Hồ khuyên học sinh, Thư gửi các học sinh, Ngôi trường mới, chúng ta có thể yêu cầu HS dựa vào tên đoán, định được bài viết về cái gì. - Có những bài được đặt tên một cách kín đáo hơn, không cho chúng ta biết bài văn viết về cái gì. + Tên bài có thể chỉ là một hình ảnh gợi tả, ví dụ: “Chuyện một khu vườn nhỏ” trong lúc nếu đặt tên theo đề tài là “Vườn nhà Thu”. + Tên bài có thể chỉ là tên một nhân vật, ví dụ: “Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca” trong lúc nếu đặt tên theo đề tài là “Kí ức ”. + Tên bài cũng có thể chỉ là một tình tiết trong câu chuyện, ví dụ: Trong quán ăn: “Ba cá bống” trong khi nội dung bài lại nói về chú bé người gỗ Bu - ra - ti - nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng ở những kẻ độc ác đang tìm mọi cách bắt chú. + Tên bài “Gửi các vì sao” nhưng bài không nói về các vì sao mà nói lên ước mơ lí tưởng của Các Mác. + Tên bài “Tre Việt Nam” nhưng bài không nói về Tre được dùng làm vật liệu xây dựng nhà cửa, chế tạo giấy, đan lát nhiều đồ dùng và đồ mĩ nghệ mà gợi lên những phẩm chất rất đáng quý, tượng trưng cho tính cách cao đẹp của con người Việt Nam như: cần cù, đoàn kết, ngay thẳng. - Không nắm được cách đặt tên kín đáo này, nhiều HS bị đánh lừa bởi cái tên. + Thấy tên “Gửi các vì sao” các em lại đoán bài thơ nói về cảnh trời đêm. + Thấy tên “Tre Việt Nam” các em lại đoán bài thơ tả về cây tre hay lũy tre. - Có những tên bài không chỉ cho biết đề tài mà còn cho biết cách đánh giá, tình cảm của tác giả, nội dung liên cá nhân hé mở chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Khi đọc tên bài phải phát hiện ra nội dung liên cá nhân này là: “Của “Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5” 4 em” trong “Mùa thu của em” cho ta thấy mùa thu được nhìn qua cặp mắt của một em HS, được đánh giá qua những mối quan hệ thân thiết với em, vừa cho thấy tác giả của em đối với mùa thu. “Của em” không phải để xác định quyền sở hữu mùa thu mà là cách gọi âu yếm bộc lộ tình yêu với mùa thu. - Hơn nữa, vì tên bài luôn gắn với chủ điểm, nội dung bài nên việc khai thác tên bài sẽ giúp HS xác định được nội dung chính của bài. Với những bài không gợi ra chủ điểm ta có thể yêu cầu HS đặt lại tên bài khác theo ý nghĩa truyện, ví dụ với bài: “Cái gì quý nhất” có thể chọn tên bài khác cho bài văn là “Cuộc tranh luận lí thú” hay “Ai có lí” hoặc “Người lao động là quý nhất” (TV4). - Với những bài có tên gọi phù hợp với chủ điểm, tên bài hay có nhiều ý nghĩa thì chúng ta yêu cầu HS chỉ ra bằng cách đặt tên bài đã có trong thế đối lập với những tên bài khác, việc làm này sẽ giúp cho HS nhận ra cái hay điều thú vị trong những tên bài. + Chẳng hạn: Hãy chọn tên bài em cho là hay nhất và nói rõ vì sao em cho tên đó là hay nhất? với bài: “Quê hương” – “Cảnh đẹp quê hương” – “Tình quê hương”. 5. Luyện kỹ năng tìm hiểu từ ngữ trong bài: - Sau khi đã hiểu được tên bài, đầu tiên là việc hiểu bài bắt đầu từ việc hiểu từ. Trong một bài văn, bài thơ,…không yêu cầu chúng ta phải hiểu hết tất cả các từ trong bài mà chúng ta phải hướng dẫn HS có khả năng nhận ra từ nào cần tìm hiểu. - Để giúp HS phát hiện tìm ra từ mới và từ ngữ quan trọng trong bài, HSphải đọc to hoặc đọc thầm toàn bài, đánh dấu những từ chưa biết nghĩa trong từng câu, chọn đánh dấu vào những từ quan trọng. Trong thơ, văn miêu tả trữ tình các từ “chìa khoá” thường là những từ dùng “đắt” để tạo nên giá trị nghệ thuật của bài. - Nếu không cho HS thấy từ “mẹ” trong bài “Mẹ ốm” (TV4) đã mang một nét nghĩa mới, “mẹ” không dùng để chỉ người đàn bà đã sinh ra mình mà chỉ người phụ nữ mà mình tôn kính làm mẹ thì sẽ không thấy được hết tình “Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5” 5 cảm thiết tha, tôn kính mà nhà thơ đã dành cho người mẹ chiến sĩ. - Sau khi đã tìm ra từ mới và từ ngữ quan trọng của bài giúp HS hiểu rõ nghĩa của từ mới có cơ sở để nắm nghĩa của câu trong bài, từ đó nắm được nội dung chính của bài. - Hơn nữa để làm rõ nghĩa của từ, HS phải tìm nghĩa của từ trong từ điển hay dựa vào hình vẽ đoán nghĩa của từ. GV phải vận dụng linh hoạt các biện pháp giải nghĩa từ khác nhau cho phù hợp với đặc điểm của từ và vai trò của từ trong bài. - Chẳng hạn một số từ giải nghĩa bằng ngữ cảnh là đặt từ vào cụm từ, câu để suy ra nghĩa hoặc giải nghĩa bằng cách nêu nghĩa cả cụm từ, câu chứa từ như từ: “Độ lượng, đa tình đa mang”: có nghĩa biểu thái tiêu cực, có ý chê nhưng trong câu văn: “Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang”: nói về cha ông ta thì hai từ này phải hiểu là: giàu tình cảm và biết yêu thương, quan tâm lo lắng cho mọi người (Truyện cổ nước mình – TV4). - Khi HS đã hiểu nghĩa của từ ngữ quan trọng trong bài, cần làm rõ cái hay của việc dùng từ, hình ảnh trong văn bản. HS nêu được những điều mà mình cảm nhận được qua hình ảnh, các em phải có trí tưởng tượng biết diễn đạt những cảm nhận của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc, gợi cảm, trong sáng, yêu cầu này được thực hiện với HS khá giỏi, ví dụ: + Hãy chỉ ra hình ảnh đẹp trong khổ thơ sau và cho biết em cảm nhận được điều gì về ước vọng lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa: “Mẹ ơi, con sẽ phi “Ngựa con sẽ đi khắp Qua bao nhiêu ngọn gió Trên những cánh đồng hoa Gió xanh miền trung du Lóa màu trắng hoa mơ Gió hồng vùng đất đỏ Trang giấy nguyên chưa viết Gió đen hút đại ngàn Con làm sao ôm hết Mấp mô triền núi đá . . Mùi hoa huệ ngạt ngào Con mang về cho mẹ Gió và nắng xôn xao Ngọn gió của trăm miền”. Khắp đồng hoa cúcdại”. “Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5” 6 (Tuổi ngựa – TV 4) 6. Luyện kỹ năng tìm hiểu câu, đoạn: a/ Xác định những câu quan trọng và đoạn: - Khi HS đã hiểu nghĩa một số từ ngữ quan trọng, HS lại tiếp tục tìm hiểu về câu, đoạn. Không phải bài văn, bài thơ nào cũng chỉ gồm những câu đơn giản, độ dài vừa phải, dễ hiểu đối với HS. - Để phát hiện những câu khó, HS phải đọc lướt toàn bài, tìm câu dài, đọc thầm từng câu, đọc to cả câu thể hiện sự tách ý bằng chỗ ngắt hơi, thường những câu khó là những câu quan trọng. Tiếp đó chúng ta đi tìm những câu có nội dung quan trọng nêu được ý của cả đoạn, cả bài. Những câu quan trọng thường có nghĩa hoàn chỉnh, mang tính độc lập cao, không bị phụ thuộc vào những câu khác trong bài. Chẳng hạn những câu trực tiếp bộc lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm là những câu quan trọng. Đó là câu: “Mi – đát sung sướng hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng lòng tham” (Bài: “Điều ước của vua Mi – đát” - TV4). - Để nhận ra câu quan trọng HS phải đọc lướt bài, đọc thầm từng câu, chú ý những đầu câu, câu cuối đoạn, đặc biệt là chú ý những câu đứng một mình tạo thành một đoạn như câu: “Sa Pa quả là món quà tặng diệu kỳ mà thiên nhiên dành cho đất nước ta”(Bài: Đường đi Sa Pa -TV4). - Hơn nữa, nhận diện đoạn cũng rất quan trọng vì đoạn là một phần của bài bao gồm một số câu liên kết với nhau chặt chẽ cùng thể hiện một chủ đề. Đoạn được nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng, được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa và viết thụt vào đầu dòng. - Để nhận ra đoạn, HS phải: * Đọc lướt toàn bài. * Nhận ra dấu hiệu của đoạn. + Đối với tác phẩm tự sự các sự kiện được trình bày theo diễn biến thời gian, cần chú ý các từ ngữ: sau đó, tiếp theo, cuối cùng, ngày xưa, một hôm. “Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5” 7 - Chẳng hạn khi GV yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài: “Chị em tôi” (TV4) khi HS đã nhận ra dấu hiệu của đoạn thì HS đọc một cách dễ dàng như: HS1: Dắt xe ra cửa tặc lưỡi cho qua. HS2: Cho đến một hôm mà học cho nên người. HS3: Từ đó tỉnh ngộ. + Đối với tác phẩm trữ tình HS căn cứ vào các câu thơ có sự chuyển đổi cảm xúc, tâm trạng. - Ví dụ khi GV yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài: “Thư gửi các học sinh” (TV5) thì HS đọc một cách dễ dàng. HS1: Các em học sinh . . . nghĩ sao? HS2: Trong năm học . . Hồ Chí Minh. b/ Luyện kỹ năng làm rõ nghĩa câu: - Hiểu được nghĩa của từ, HS có cơ sở để nắm nghĩa câu, phải biết câu thể hiện nội dung gì của bài, việc làm rõ nghĩa trước hết phải hướng vào những câu quan trọng. + Để luyện kỹ năng làm rõ nghĩa câu, HS phải xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ để hiểu nghĩa của câu. Chẳng hạn câu: “Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. (Bài: “Trung thu độc lập” -TV4), xác định câu đó tác giả nói về ai, về cái gì, về việc gì? + Đặc biệt với những câu có ý ẩn, HS cần tìm ra nghĩa hàm ẩn về những mối liên hệ bên trong của bài để hiểu ý nghĩa hàm ẩn của nó: “Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy”: câu thơ nói lên đồng bào miền Nam đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh anh dũng, đau thương. - Hơn nữa, nhờ sự hỗ trợ đắc lực của luyện đọc diễn cảm về ngắt giọng chỗ cần tách ý, nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm, gợi tả, lên giọng, xuống giọng, kéo dài giọng để thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả, biết thể hiện “Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5” 8 được tâm trạng và tính cách của các nhân vật . . . HS có thể hiểu sâu sắc hơn về nghĩa của câu. c/ Luyện kỹ năng làm rõ nghĩa đoạn: - Đoạn là yếu tố trực tiếp cấu tạo thành bài. Để hiểu được bài HS phải hiểu đoạn, nội dung của đoạn được thể hiện dưới dạng câu chủ đề, nên hướng dẫn HS phải tìm và đọc được câu chủ đề, sau đó diễn đạt lại bằng lời của mình chứ không phải đọc nguyên văn của câu, như vậy là HS đã làm rõ nghĩa của đoạn. + Chẳng hạn câu chủ đề là một đoạn: “Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông nội rủ rỉ giảng về từng loại cây” (bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” –TV 5). + HS lớp 5 phải nói được “Đoạn này nói rằng: Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây.” - Ở những đoạn không có câu chủ đề, HS phải dựa vào nghĩa của từng câu, tìm điểm chung về nghĩa rồi nhóm chúng lại tổng hợp thành một ý chung cho cả đoạn. Hơn nữa trong việc làm rõ nghĩa đoạn, thao tác tổng hợp là thao tác rất khó đối với HS. Nhiều HS chỉ biết đọc lại nguyên văn bản chứ không biết diễn đạt theo một cách khác bằng lời của mình. Những HS này chưa có kỹ năng tách ý ra khỏi lời, chưa biết đi từ lời rút ra ý. Vì vậy chúng ta cần luyện kỹ năng tổng hợp, khái quát cho HS khi luyện đọc hiểu. Ví dụ như đoạn: + “Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê” (Bài: “Sầu riêng” – TV5). + Ở 4 câu trên nên gợi ý cho HS tách ra làm 2 nhóm. . Nhóm thứ nhất gồm 3 câu, hướng dẫn HS nhận biết từ: “dáng, thân, cành, lá”: Tả vẻ bề ngoài của sầu riêng. Các từ ngữ “khẳng khiu, thẳng đuột, “Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5” 9 thiếu chiều quằn, chiều lượn, khép lại tưởng như lá héo”: Tả vẻ xấu xí. Từ đó HS rút ra nghĩa chung của 3 câu là: Dáng vẻ xấu xí của sầu riêng. . Nhóm thứ hai là một câu cuối cùng có hai chủ ngữ: “hương”, “vị”, có hai vị ngữ là: “tỏa ngào ngạt”, “ngọt đến đam mê” HS tổng hợp lại thành ý: hương vị độc đáo của quả sầu riêng. . Hai nhóm câu trên được liên kết bằng từ “vậy mà” làm tăng thêm sự kì lạ của hương vị sầu riêng. . Cuối cùng HS có thể nêu được ý chung của đoạn: “Mặc dầu hình dáng xấu xí nhưng sầu riêng có hương vị rất quyến rũ”. - Vậy để tìm ý chung cho một đoạn văn, khổ thơ . . . cần hướng dẫn HS + Tìm các câu trong đoạn, khổ thơ cùng thể hiện cảm xúc của tác giả rồi nhóm chúng lại từng nhóm. + Xác định mục đích chung của việc thể hiện của cảm xúc ở các nhóm câu trên. 7. Luyện kỹ năng làm rõ nội dung của bài: - Sau khi HS đã tìm được nội dung của từng đoạn, tổng hợp các nội dung của từng đoạn thành một nội dung chính của bài, phát biểu thành một câu, đây chính là nội dung của bài. + Chẳng hạn bài: “Đường lên Sa Pa” – TV4. . Đoạn 1: Tả phong cảnh đường lên Sa Pa. . Đoạn 2: Tả phong cảnh thị trấn trên đường lên Sa Pa. . Đoạn 3: Tả về cảnh đẹp Sa Pa. . Vậy nội dung của bài là: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa. - Để luyện đọc hiểu cho HS tiểu học có thêm nhiều hiểu biết, những tình cảm, thái độ khi đọc, trong điều kiện có thể cũng nên cho HS biết thêm đôi điều về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài văn, bài thơ để giúp các em hiểu tác phẩm sâu sắc hơn, nêu những đoạn văn, đoạn thơ nào mình thích nhất và giải thích tại sao em lại yêu thích nó, làm như thế gây sức hấp dẫn và lôi cuốn HS khi dạy đọc, từ đó hình thành cho các em tư duy sáng tạo trong quá trình đọc hiểu. “Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5” 10 [...]... ………………………………………………………………………………… Xếp loại:…………… TM.HĐKH TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG CAO THỐNG SÚY Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5 12 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH HUYỆN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Xếp loại:…………… Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5 13 ... mong hội đồng khoa học đóng góp, xây dựng để đề tài được hoàn thiện hơn Chân thành cảm ơn! Đồng Kho ngày 14 tháng 4 năm 2010 Bùi Thị Lệ Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5 11 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TỔ CHUYÊN MÔN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Xếp loại:…………… TM.TỔ CHUYÊN MÔN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI... chuyện đã đem lại cho các em sự hiểu biết, thôi thúc các em nảy nở những tình cảm, thái độ và khát vọng, hành động như tác giả mong muốn HS có được những kỹ năng đọc hiểu cơ bản, sử dụng được công cụ đọc khá thành thục để tiến hành hoạt động đọc không những trong giờ tập đọc, học thuộc lòng, các em lại hăng say tìm đọc thêm sách, truyện mà còn học tập ở các môn học khác và đọc để tự học suốt đời Từ... các em học tập rất tích cực, HS có nhiều tiến bộ hơn về kỹ năng đọc hiểu, lớp học cũng trở nên sôi nổi và sinh động hơn với những cánh tay rụt rè, nhút nhát, e ngại thì nay đã mạnh dạn, tự tin hơn nhiều Hơn nữa, HS dễ dàng cảm nhận được những nét đẹp của những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, câu văn câu thơ hay, đoạn văn thích thú, những chi tiết xúc động, hình ảnh vui buồn - giận dữ - đáng yêu, hiểu và... luỹ những điều bổ ích giúp các em thu nhận kiến thức, kỹ năng một cách sâu sắc bằng chính nội lực của bản thân V/ Hiệu quả và khả năng phổ biến Đề tài này bản thân đã thực nghiệm trong nhiều năm học liền Nhìn chung kết quả đọc hiểu của HS có nhiều tiến bộ, các em hăng say và biết thể hiện được cảm xúc, thẩm mỹ, lòng yêu thích cái đẹp, cái thiện và lòng ham muốn đọc sách Tuy nhiên trong quá trình thực . mà tôi chọn đề tài: Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4- 5 . II/- Khảo sát thực trạng. Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5 1 Qua nhiều năm giảng dạy, kĩ năng đọc hiểu của HS đạt kết quả. HS. 2. Chuẩn bị cho việc đọc thầm. Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5 2 - Để chuẩn bị cho việc đọc thầm, GV cần hướng dẫn HS chuẩn bị tư thế ngồi học. Khi ngồi học phải ngồi đúng tư thế,. ngào Con mang về cho mẹ Gió và nắng xôn xao Ngọn gió của trăm miền”. Khắp đồng hoa cúcdại”. Luyện đọc hiểu cho học sinh khối 4 - 5 6 (Tuổi ngựa – TV 4) 6. Luyện kỹ năng tìm hiểu câu, đoạn:

Ngày đăng: 13/06/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan