ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG KHOA HỌC

15 189 0
ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG KHOA HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. TÊN ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên”. 2. NGƯỜI THỰC HIỆN: Nguyễn Công Linh, giáo viên dạy lớp 4 3 , điểm Thầy Thông, trường Tiểu học Tân Hội Trung I, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 3. TÓM TẮT: - Trong công tác giảng dạy, ngoài việc rèn cho các em thực hiện 4 phép tính về số tự nhiên người giáo viên còn cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ, chính xác, có hệ thống kiến thức, ngoài ra thường xuyên rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết giúp các em có phương pháp vận dụng kiến thức đã học vào việc làm các bài tập liên hệ với thực tiễn. Vì vậy tôi đã vận dụng những phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh như sau: - Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong phương pháp dạy học vấn đáp kết hợp với một số phương pháp dạy học khác trong hình thành tri thức mới. - Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, kết hợp với phương pháp dạy học khác để tổ chức hoạt động dạy học. - Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ và kết hợp với phương pháp dạy học khác để tổ chức hoạt động dạy học nhẳm phát huy tính chủ động sáng tạo, hợp tác của học sinh. - Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong việc giải các bài toán có tính chất chuẩn bị cơ sở việc giải loại toán sắp học. - Khi dạy thực hành luyện tập giáo viên cần lưu ý giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình. - Giáo viên cần gần gũi với học sinh và có sự linh hoạt trong cách tổ chức các phương pháp dạy học, giúp học sinh tự tin, giúp các em tự giác biết cách làm bài Toán một cách khoa học, chính xác, sửa chữa những điểm yếu, điểm sai của mình. - Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. - Học xong Toán 4 nói chung nhất là 4 phép tính với số tự nhiên, học sinh phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau: - Biết đọc, viết so sánh số tự nhiên. Biết sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. - Biết cộng, trừ các số tự nhiên có đến 6 chữ số trở lên, không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt liên tiếp. - Biết thực hiện phép nhân trong bảng nhân thừa số có hai chữ số, ba chữ số - Biết thực hiện phép chia trong bảng chia, số chia có hai chữ số, ba chữ số, chia hết và chia có dư. (Trích: Tóm tắt chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn Toán ở lớp4.) - Trong quá trình giảng dạy giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp tiếp xúc với các em, giúp các em nắm được kiến thức cần thiết và cũng là người chịu trách nhiệm về kết quả học tập của các em. Vì thế giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm phải tìm hiểu kĩ, nắm vững từng đối tượng học sinh của lớp mình để có biện pháp dẫn dắt, giúp đỡ đối với từng em cụ thể. Dựa trên cơ sở hiểu biết sẵn của các em, giáo viên đưa ra các tình huống thúc đẩy từng em học tập và trao dồi kiến thức, tạo điều kiện cho các em thực hành luyện tập thường xuyên, để các em có thói quen tính đúng, cẩn thận, chính xác. - Giải pháp của tôi là sử dụng hầu như tất cả các bài toán ở môn Toán giúp các em thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên một cách tự tin và thành thạo hơn. Nghiên cứu được tiến hành ở hai lớp tương đương: hai lớp 4 trường Tiểu học Tân Hội Trung 1. Lớp 4 3 là lớp thực nghiệm và lớp 4 1 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế nên kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7.85; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,42. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0,03 < 0,05 có nghĩa là sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên làm nâng cao kết quả học tập ở môn Toán cho học sinh lớp 4 3 trường Tiểu học Tân Hội Trung 1. 4. GIỚI THIỆU: - Như chúng ta đã biết học sinh lớp 4 phải học 9 môn bắt buộc. Trong đó, mỗi môn học góp phần rèn luyện cho học sinh những đức tính cần thiết, quan trọng của con người Việt Nam. Nếu như môn Tiếng Việt rèn cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp thì môn Toán cũng có vị trí hết sức quan trọng bởi vì: nó rèn cho học sinh kĩ năng tính toán, suy nghĩ độc lập và khả năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập và cuộc sống, nhờ đó mà hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới. - Ở bậc Tiểu học năng lực tư duy và trình độ của học sinh ở từng lớp luôn có sự khác nhau. Ở lớp 1.2.3 các em chỉ mới nhận thức được các sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan hình ảnh. Nhưng từ lớp 4, 5 các em đã bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng. Muốn nhận thức được một sự vật hiện tượng thì các em phải biết đánh giá, nhận xét và nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó. Môn Toán ở Tiểu học là môn học thường nảy sinh ra nhiều tình huống có vấn đề nhiều nhất .Các em muốn giải quyết được tình huống đó thì bắt buộc các em phải có một năng lực tư duy nhất định. Nhưng thông thường trình độ của các em phát triển không đồng đều dù các em học chung một lớp, một giáo viên giảng dạy, có em nắm bắt kiến thức và xử lí rất nhanh nhưng cũng có nhiều em xử lí rất chậm làm cho giáo viên vô cùng bối rối. - Trong những năm qua có không ít thầy cô giáo nổ lực giảng dạy và luôn tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh có kĩ năng thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên. Mặc dù học sinh được quan tâm đúng mức nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa biết cách tính và chưa thành thạo trong việc làm tính, điều đó cho thấy việc hướng dẫn học sinh tính toán và hướng dẫn cách làm toán đạt hiệu quả chưa cao. Nhưng với đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, của tôi mong muốn mang lại cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Tân Hội Trung I có được giờ học Toán nhẹ nhàng mà đạt chất lượng cao. PHƯƠNG PHÁP: a) Khách thể nghiên cứu: Xã Tân Hội Trung là một xã vùng sâu, cư dân sống tập trung chủ yếu là trung tâm chợ và Uỷ Ban xã, còn lại sống rãi rác dọc theo bờ kinh, người dân sống chủ yếu là làm ruộng, đa số là những hộ nghèo, làm mướn, giăng lưới, giăng câu để sinh sống.Trường Tiểu học Tân Hội Trung 1 được chia làm 2 điểm, cách nhau khoảng 2 km, học sinh đa số là những gia đình nhà nông, kinh tế còn nhiều khó khăn nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Bên cạnh được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, UBND xã, Ban giám hiệu trường, các ban ngành đoàn thể và các bạn đồng nghiệp. Cơ sở vật chất khá tốt, phòng học thoáng mát ánh sáng thuận lợi cho việc học tập của học sinh. * Về phía giáo viên: Qua thực tế áp dụng các phương pháp dạy học trên vào hướng dẫn học sinh học thực hiện tốt 4 phép tính cộng trừ nhân chia số tự nhiên giáo viên phải nắm được toàn bộ chương trình môn Toán lớp 4, nắm vững kiến thức Toán trong SGK; SGV; chuẩn kiến thức kĩ năng. Biết tổ chức các phương pháp dạy học gắn với các bài tập thực hành luyện tập, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng làm các bài tập một cách chính xác. - Chính vì thế nên tôi chọn ngẫu nhiên lớp 4 1 làm đối chứng lớp 4 3 là lớp thực nghiệm tôi đang dạy. Nguyễn Hồng Khanh – Giáo viên dạy lớp 4 1 (Lớp đối chứng). Tổng số học sinh là: 27/10 Nguyễn Công Linh – Giáo viên dạy lớp 4 3 (Lớp thực nghiệm). tổng số học sinh là: 21/14 * Về phía học sinh: Đa số các em là con gia đình nông dân, có 4 học sinh thuộc dạng nghèo, phần lớn các em được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình nhưng do kiến thức và chưa có sự hiểu biết sâu về chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy nên việc hướng dẫn và giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập còn hạn chế. Một vài học sinh chưa được sự quan tâm của gia đình và chưa có tinh thần tự học nên gặp khó khăn trong vấn đề học Toán, điều đó tạo nên sự khó khăn nhất định cho giáo viên. b) Thiết kế: Xuất phát từ các nguyên nhân trên, sau khi nhận lớp và ổn định tổ chức lớp xong, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng hai môn Toán, Tiếng Việt để nắm được chất lượng đại trà từng môn của từng lớp. Kết quả khảo sát đầu năm học 2010 – 2011 môn toán của hai lớp là : Lớp TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 4 1 21 1 4,8 5 23,8 12 57,1 3 14,3 4 3 21 2 9,5 5 23,8 13 61,9 1 4,8 - Kết quả điểm khảo sát cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 6,14 lớp đối chứng là 6,04; kiểm chứng t- test có sự chênh lệt là p = 0,41 > 0,05 từ đó cho ta thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa được coi là tương đương. - Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động tương đương thể hiện bảng sau: Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm 01 Dạy học có sử dụng những kinh nghiệm. 03 Đối chứng 02 Dạy học bình thường không sử dụng những kinh nghiệm. 04 Từ đó tôi đưa ra quy trình nghiên cứu như sau: c) Quy trình nghiên cứu: - Thiết lập tổ chức lớp học. - Tạo dựng niềm tin môn học: - Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học: - Nắm chắc đối tượng bồi dưỡng, phụ đạo: - Rèn tính cẩn thận trong tính toán: - Uốn nắn những sai sót, lệch lạc khi làm toán: * Sau khi nhận lớp công việc đầu tiên của tôi là củng cố nề nếp học tập cho các em. Tôi cho kiểm tra chất lượng để phân loại trình độ học tập. tôi phân chia lớp thành bốn nhóm học tập, bầu ra bốn nhóm trưởng có trình độ có học lực tốt nhất để kiểm tra việc thực hiện các bài tập thực hành rèn “bốn phép tính cơ bản” do mình ra đề. Các bài tập đưa ra theo quy luật từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp của 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Các em được nhận bài vào cuối buổi học ngày hôm trước và được sửa chữa vào sáng ngày hôm sau. * Trò chơi được thể hiện như một hình thức thi đua. Nếu như sử dụng trò chơi học tập đúng nội dung và mục đích đã nêu sẽ góp phần dạy học theo định hướng hoạt động lấy học sinh làm trung tâm, làm cho giờ học nhẹ nhàng mà còn đạt hiệu quả cao. Giáo dục học sinh qua các gương hiếu học (các gương người xưa; bạn cùng lớp, cùng trường, bạn nghèo vượt khó…). Tạo cho các em niềm tin khi đến lớp, đến trường. Từ những việc làm trên sẽ giúp các em thay đổi không khí lớp học, kích thích học sinh tính nhẩm nhanh và chính xác để trả lời bạn. Những học sinh trả lời sai nhiều lần đã cố gắng về nhà học lại bảng cộng, trừ, nhân, chia cho thuộc để hôm sau sẽ trả lời đúng cho bạn. Trong khi đó học sinh có lực học khá hơn sẽ theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu. * Trong giờ học giáo viên cần tránh nói nhiều và làm việc thay học sinh. Nhất là lúc chữa bài tập, cần để học sinh tham gia tự đánh giá kết quả học tập của bạn và của bản thân. Trong giờ dạy giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp một cách hợp lí và có hiệu quả. - Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh cùng suy nghĩ, giải quyết. - Sử dụng nhiều hình thức chia nhóm khác nhau phù hợp với từng tiết dạy, từng bài tập. Ví dụ: Chia nhóm đủ trình độ để học sinh khá giúp đỡ học sinh yếu, nhũng bài tập có mức độ khó cho nhóm học sinh khá, và bài tập có mức độ trung bình cho nhóm học sinh còn lại. - Cho học sinh làm bài tập theo nhóm đối với bài tập có số lượng nhiều còn lại những bài tập ít học sinh hoạt động cá nhân. - Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu… * Để nắm chắc đối tượng bồi dưỡng, phụ đạo, bản thân tôi bước đầu đã tìm hiểu kết quả học tập theo nhận xét của giáo viên chủ nhiệm lớp 3, trên cơ sở khảo sát nắm chắc các đối tượng, từ đó bồi dưỡng những kiến thức bị hổng, đứt quãng ở lớp dưới, đặc biệt là rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản, thường xuyên kiểm tra bảng nhân, chia và khả năng vận dụng của các em nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt chương trình toán lớp bốn. Vì tôi nghĩ rằng nếu học sinh mất căn bản thì các em rất khó tiếp tục thành công trong công việc học toán. Để rèn luyện cho học sinh làm tốt bốn phép tính cơ bản đầu tiên tôi rèn cho học sinh kĩ năng tính nhẩm. Để giải được bất kì dạng toán nào đạt kết quả thì các em phải có kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản. * Để khắc phục những sai lầm này đòi hỏi giáo viên trong khi dạy phải hết sức tỉ mỉ, hướng dẫn cho học sinh cách đặt tính, đặt dấu bằng, thẳng cột thẳng hàng, đến quy trình tính phải cẩn thận thì mới tập được cho các em kĩ năng tính toán thành thạo, chính xác. Những chi tiết dù rất nhỏ nhưng nếu giáo viên chú ý sửa sai thường xuyên, uốn nắn kịp thời thì dần dần trở thành thói quen, tạo ý thức tốt cho các em tính toán. Khi tính toán phải thực hiện phép tính từ phải sang trái, viết thẳng cột, nhắc nhở nhiều lần sẽ giúp học sinh hình thành khả năng tính toán. Giáo viên có thể luyện cho học sinh bằng nhiều cách: lúc đầu giáo viên đặt tính cho học sinh tính, sau đó giáo viên cho phép tính rồi học sinh tự đặt tính và tính, cuối cùng cho các em nhiều phép tính đã đặt có kết quả nhưng trong đó có bài đúng, bài sai, yêu cầu học sinh điền đúng sai vào ô trống sau mỗi phép tính. Sau đó học sinh chỉ ra nguyên nhân sai và tìm cách sửa lại cho đúng (đối với mỗi phép tính sai). Giáo dục học sinh tính cẩn thận. Trong lúc học sinh làm bài giáo viên quan sát và nhắc nhở, giúp đỡ những em còn lúng túng, những em thường hay làm bài sai. Kiểm tra lại bài trước khi nộp cho giáo viên chấm điểm. Tự chữa những bài đã làm sai thành bài đúng (giáo viên kiểm tra lại). Lấy ví dụ thực tế trong cuộc sống “sai con Toán bán con trâu”. Tổ chức trò chơi thi đua làm toán nhanh, làm toán chính xác. * Sau một thời gian học sinh làm khá hơn, nhân nhẩm, trừ nhẩm tốt hơn thì tôi động viên các em làm theo cách thông thường. Song song với việc ra nhiều bài tập dạng trên tôi cũng ra những bài trắc nghiệm, cho các em xác định đúng, sai. Nếu sai thì phải giải thích, chỉ ra nguyên nhân sai và nêu cách sửa. khi các em đã làm được điều này nghĩa là các em không mắc sai lầm nữa. Để khắc sâu kiến thức tôi cho học sinh làm đi làm lại nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy, cung cấp kiến thức, nếu liên quan đến kiến thức cũ hoặc công thức quy tắc tôi đều dừng lại 5 phút đến 10 phút để củng cố ôn tập. Khi dạy tôi cố gắng đưa ra câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh lớp mình làm sao cho tất cả các em được yêu cầu cơ bản của bài học. Trong từng tiết học, tôi chịu khó chấm bài để kiểm tra trình độ học sinh, phát hiện những sai lầm của các em để kịp thời uốn nắn sửa chữa. Không bắt học sinh phải thuộc lòng bảng cộng, trừ một cách máy móc mà giúp các em nhớ bằng cách ra nhiều bài toán để các em làm thường xuyên trong các giờ học chính khóa hoặc tự học, từ đó các em sẽ nhớ và áp dụng vào bài học thành thạo. * Một số vấn đề chú ý khi dạy học các phép tính số tự nhiên: - Khi thực hiện phép cộng nên cho học sinh thử lại bằng phép trừ, vừa có ý nghĩa kiểm tra, vừa có ý nghĩa phép cộng là phép tính ngược của phép tính trừ. - Khi thực hiện phép chia nên cho học sinh thử lại bằng phép nhân, vừa có ý nghĩa kiểm tra, vừa có ý nghĩa phép chia là phép tính ngược của phép tính nhân. - Khi đặt tính phải thẵng hàng thẳng cột giữa các chữ số. - Các lần nhớ của các phép tính nên cộng vào trước trước khi thực hiện phép tính tiếp. d) Đo lường: - Trong quá trình thực hiện đã có sự chuyển biến rõ rệt chất lượng học tập của các em được nâng lên. Từ những học sinh yếu kém đã phấn đấu lên trung bình, nhiều em đã phấn đấu lên tiên tiến. Tỉ lệ học sinh yếu kém được giảm xuống, thể hiện qua kì thi cuối kỳ 1 là: Lớp TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 4 1 21 3 14,3 6 28,6 10 47,6 2 9,5 4 3 21 8 38,1 7 33,3 5 23,8 1 4,8 - Từ kết quả trên thực hiện quá trình kiểm tra sau tác động là: Đo lường Thư nghiệm Đối chứng Mốt 8 6 Trung vị 8 6 Điểm trung bình 7,85 6,42 Độ lệch chuẩn 1,68 1,53 Giá trị của T-test 0,003 Chênh lệt giá trị trung bình chuẩn (SMD) 0,93 - Như kết quả kiểm chứng trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p = 0,003, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 93,0 53,1 42,685,7 = − . - Theo bảng tiêu chí chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,93 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng những kinh nghiệm thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên môn Toán làm nâng cao kết quả học tập của học sinh của lớp thực nghiệm là lớn. Bàn luận: - Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là: 7,85, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung bình là: 6,42. Độ chênh lệch của hai nhóm là: 1,43; Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,93. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình hai bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0,03 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm. * Hạn chế: - Trước những kết quả đạt được tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế: Lớp có sự phân chia rõ về tỉ lệ học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu nên vẫn còn khó khăn trong việc giảng dạy. Mặt dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa phát huy được vai trò của từng em. Số học sinh trung bình vẫn còn chiếm tỉ lệ (23,8%) và học sinh yếu là (4,8%) chưa như mong muốn. Bên cạnh những em có cố gắng học tập vẫn còn một vài em có thái độ học tập chưa tốt. Đó là điều mà tôi cần phải cố gắng hơn nữa. Kết luận và khuyến nghị: * Kết luận: - Nhận thức được tầm quan trọng của Toán học, bản thân là giáo viên tôi luôn nổ lực phấn đấu giảng dạy, từng bước giúp học sinh trong lớp có kiến thức vững chắc hơn về môn Toán nói chung và từng bài học nói riêng. Chính vì vậy việc giúp học sinh lớp 4 3 trường Tiểu học Tân Hội Trung I học tốt môn Toán (phần thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên) là cả một quá trình thực hiện lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Người giáo viên phải tìm ra những biện pháp thích hợp để có thể tác động đến từng đối tượng học sinh để các em phát huy năng lực của bản thân mình. Qua đó, các em sẽ tự hình thành cách học tập khoa học và một thái độ học tập đúng đắn. Từ những kinh nghiệm đúc kết nhiều năm sẽ giúp cho giáo viên và học sinh có được một giờ dạy và học Toán trở nên nhẹ nhàng, hứng thú. Các em sẽ không còn tâm lí căng thẳng, gò bó khi giải một bài tập toán. Việc học Toán sẽ là niềm vui để động viên các em học tốt các môn học khác. - Để góp phần giúp học sinh học tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên giáo viên cần : - Chuẩn bị kĩ bài dạy, xác định đúng trọng tâm bài. - Trong từng tiết học cần khắc sâu kiến thức bài giảng giúp mỗi học sinh đều hiểu và làm bài tập được ngay tại lớp. - Đặc biệt chú trọng đến đối tượng học sinh yếu. - Đối với cộng, trừ số tự nhiên giáo viên cần nhấn mạnh cách đặt tính và vị trí ở cùng hàng đặt thẳng cột với nhau… - Đối với mỗi phép tính giáo viên cần xác định đối tượng học sinh yếu và tìm nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không theo kịp bài để có biện pháp giúp đỡ kịp thời để các em có điều kiện và niềm tin học tiếp các bài sau. - Phối hợp sự giúp đỡ từ gia đình, nhà trường. - Động viên khen thưởng kịp thời để các em có sự ham thích học Toán. * Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của cấp trên và đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn, đồng thời được áp dụng rộng rãi trong việc dạy học môn Toán ở Tiểu học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tân Hội Trung, ngày 08 tháng 3 năm 2011. Người thực hiện Nguyễn Công Linh NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ TÀI - Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dự án Việt Bỉ) - Đề tài mẫu “Nâng cao kết quả học tập các bài học về không khí thuộc chủ đề vật chất và năng lương thông qua việc sử dụng một số tệp có dạng FLASH và VIDEO CLIP trong dạy học”. - SGV- SGK- Sách thiết kế bài dạy Toán lớp 4. - Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học Lớp 4. - Mạng Internet. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI: 1.1. Kế hoạch bài dạy: Tiết 29: Phép cộng I-Mục Tiêu: - Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số đến 6 chữ số các số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. II-Đồ dùng dạy và học: - Phiếu học tập. - Ghi sẵn hai phiếu bài tập 2. - Bảng phụ. III-Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của Hs 1- Kiểm tra bài cũ: - 1hs lên bảng làm bài lớp làm vbt. - Gv nhận xét cho điểm. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: 2.2- Củng cố kĩ năng tính cộng: - Gv viết 2 phép tính 48352 + 21036 và 367859 + 541728. - Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng. + Gv hỏi: Khi thực hiện phép cộng ta đặt tính ntn? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào? - Giáo viên nhận xét và nêu lần lượt cách thực hiện. + 21036 48352 + 541728 367859 69378 909587 - Hs kiểm tra chéo bài làm của bạn kế bên, báo cáo kết quả. - Để các em thực hiện tốt hơn và thành thạo hơn chúng ta sang luyện tập. 2.3-Luyện tập: Bài 1: Hs đọc yêu cầu đề bài. - Hs tự làm bài. (3 phút) - Hs làm vở bài tập nhờ 2 hs làm phiếu -2-3 hs. - 2 hs lên bảng làm bài, lớp làm nháp. - Hs lần lượt nêu từng bước. - Đặt tính thẳng hàng và thực hiện thứ tự từ phải sang trái. - 1 hs. [...]... (Hs K,G): Hs đọc yêu cầu đề bài - Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm (nếu còn thời gian cho học sinh làm ở lớp) 3-Củng cố dặn dò: - Hs nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính - Hs học bài và làm lại những bài tập chưa làm hoặc làm sai, chuẩn bị tiết sau - Nhận xét tiết học - 1-2 hs 1.2 ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Trường TH Tân Hội Trung I Thứ…….ngày…….tháng… năm 2010 Lớp: Bốn /… ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI... m2 2/ Tìm X: ( 1 đ) a) 514536 – X = 3928 b) X : 255 = 203 3/ Bài toán: Một trường tiểu học có 162 học sinh , số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là 84 em Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nữ , bao nhiêu học sinh nam ? ( 1 đ) Bài giải 1.3 BẢNG ĐIỂM THEO DÕI LỚP THỰC NGHIỆM (43) TT HỌ... 5267 9184 - Hs đổi vở kiểm tra chéo kết quả, báo cáo kết quả - 1 hs Bài 2: (dòng 1, 3): Hs đọc yêu cầu đề bài - Hs tự làm bài vào vở bài tập (3 phút) - Gv theo dõi học sinh yếu giúp đỡ - Tổ chức học sinh thi đua theo nhóm sửa bài Chia lớp thành 2 đội (A, B), cử 2 trọng tài Mỗi đội đại diện 4 em ứng xếp 2 hàng nối tiếp lên bảng ghi kết quả, trong vòng 1 phút nhóm nào có kết quả chính xác và nhanh nhóm... tuyên dương nhóm thắng cuộc, động viên nhóm thua cuộc Bài 3: Hs đọc yêu cầu đề bài + Đề bài cho ta biết gì? + Yêu cầu đề bài ta tìm gì? + Muốn tìm được số cây trồng có tất cả ta làm thế nào? - Hs tự làm bài vở bài tập (2 phút) - Cho 1 hs lên bảng làm bảng phụ quay - Hs trình bày bảng phụ - Hs nhận xét bài làm của bạn - Gọi học sinh đồng ý kết quả đưa tay A 4685 + 2347= 57694 + 8566 = 18694 + 247436... LÊ THỊ NHƯ Ý 20 NGUYỄN THỊ NHƯ Ý 21 LÊ QUỐC VINH MỐT TRUNG VỊ GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH ĐỘ LỆT CHUẨN KIỂM CHỨNG T-TEST (P) TRƯỚC KIỂM CHỨNG T-TEST (P) SAU ĐIỂM TRƯ SAU ỚC 5 8 9 8 6 10 7 9 7 8 6 7 5 6 5 8 5 6 8 9 5 8 7 10 7 9 4 4 8 10 5 8 5 6 5 6 9 10 6 9 5 6 5 8 6 8 6.14 7.85 1.45 1.68 0.41 0.003 LỚP ĐỐI CHỨNG (41) ĐIỂM HỌ VÀ TÊN TRƯ SAU ỚC 5 7 HUỲNH QUỐC CƯỜNG 6 6 NGUYỄN BÙI HỮU ĐỨC 6 7 TRỊNH THỊ MỸ DUYÊN.. .học tập - Gv theo dõi giúp đỡ học sinh yếu - Hs trình bày phiếu lên bảng - Hs nhận xét bài làm của bạn - Khi chữa bài giáo viên yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính - Gv nhận xét sửa chữa a) + 4682 2305... 1-2 hs 1.2 ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Trường TH Tân Hội Trung I Thứ…….ngày…….tháng… năm 2010 Lớp: Bốn /… ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I Họ và tên…………………… Môn: Toán - Năm học: 2010 - 2011 KHỐI BỐN - Thời gian : 60 phút A/ TRẮC NGHIỆM: (6 đ) * Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho từng câu hỏi: Câu 1 : Dãy số nào dưới đây là dãy số tự nhiên : A 0; 1; 2; 3; 5 B 1; 2; 3; 4; 5; C 0; 1; 2; 3; . Linh NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ TÀI - Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dự án Việt Bỉ) - Đề tài mẫu “Nâng cao kết quả học tập các bài học về không khí thuộc chủ đề vật. chất khá tốt, phòng học thoáng mát ánh sáng thuận lợi cho việc học tập của học sinh. * Về phía giáo viên: Qua thực tế áp dụng các phương pháp dạy học trên vào hướng dẫn học sinh học thực hiện tốt. sử dụng trò chơi học tập đúng nội dung và mục đích đã nêu sẽ góp phần dạy học theo định hướng hoạt động lấy học sinh làm trung tâm, làm cho giờ học nhẹ nhàng mà còn đạt hiệu quả cao. Giáo dục học

Ngày đăng: 13/06/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan