NGLL 10-Thang 9

5 496 8
NGLL 10-Thang 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khối 10 CHỦ ĐỀ THÁNG 09 THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ Hoạt động 1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THANH NIÊN HỌC SINH THPT TRONG SỰNGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ. I. Mục tiêu: - Giúp HS hiểu được vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH thanh niên có quyền và nghĩa vụ tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. - Xác định được trách nhiệm của thanh niên học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước, từ đó tích cực trong học tập và rèn luyện. - Có thái độ tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. II. Nội dung hoạt động: 1. Khái niệm CNH- HĐH: a. Công nghiệp hoá là quá trình chuyển từ nền sản xuất nhỏ, thủ công nghiệp hiện nay trở thành nền sản xuất công nghiệp với các máy móc, thiết bị và phương tiện hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. b. HĐH là nền công nghiệp được áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại nhất ở các khâu, các lĩnh vực sản xuất . Toàn bộ nền sản xuất công nghiệp từng bước được tự động hoá, tin học hoá trong đó hàm lượng trí tuệ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong các sản phẩm được sản xuất ra. 2. Vai trò của CNH - HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. - Làm cho tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh hơn, của cải làm ra nhiều hơn , chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn. Từ đó có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho các công trình công cộng như : bệnh viện , trường học , đường giao thông, các công trình văn hoá Nâng cao đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần .Học sinh có điều kiện học tập tốt hơn 3. Các điều kiện để thực hiện CNH - HĐH đất nước: Ngoài các điều kiện về tiền vốn, khoa học , công nghệ , cơ sở hạ tầng thì điều kiện đặc biệt quan trọng là phải có nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu CNH - HĐH đất nước.Con đường tốt nhất và duy nhất giúp chúng ta có điều kiện này là đầu tư cho giáo dục. 4.Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 5. Nhiệm vụ của người thanh niên học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đối với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. III.Công tác chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nêu mục đích yêu cầu, kế hoạch thời gian hoạt động cho cả lớp. - Yêu cầu học sinh tìm đọc các tài liệu liên quan đến CNH -HĐH. - Phân công người dẫn chương trình, phân công các tổ chuẩn bị các câu trả lời. Trường THPT Châu Phong Trang 1/5 Gíao viên: Đỗ Hồng Nhựt Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khối 10 - Dặn lớp tập bài hát “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ” và phân công mỗi tổ chuẩn bị 01 bài hát (CM, Đoàn, SHTT,…) * Tổ 1: Thế nào là CNH - HĐH đất nước? * Tổ 2: Vai trò của CNH - HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước? và Điều kiện CNH - HĐH đất nước? Để thực hiện CNH - HĐH cần có những điều kiện gì về con người? Muốn có con người đáp ứng được yêu cầu CNH - HĐH ta phải làm gì? * Tổ 3: Vai trò và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước? Là học sinh, em phải làm gì để góp phần vào CNH - HĐH đất nước? 2. Học sinh: - Tổ trưởng nhận câu hỏi, phân công tổ viên tìm hiểu câu hỏi trả lời., phân công người trình bày. - Trang trí lớp học, kê bàn nghế. - Người dẫn chương trình nhận câu hỏi từ GVCN, chuẩn bị đáp án. -Mỗi tổ đăng ký một tiết mục văn nghệ. - Mỗi tổ chuẩn bị một tờ giấy Ao, một bút lông bảng. IV. Tổ chức hoạt động: Người phụ trách Nội dung PP&P. tiện Thời lượng Người điều khiển Đại diện nhúm I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: + Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. + Giới thiệu GV, các tổ. + Trò chơi ô chữ: CNH-HĐH C A P H E N O N G N G H I E P H A N O I T P H C M Đ A T B I E N H O A * Gợi ý: 1. Tên một loại cây CN được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên? 2. Ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long? 3. Thủ đô của nước ta. 4. Thành phố lớn thứ 2 của nước ta (viết tắt). 5. Đây là nơi con người sinh sống và trồng trọt. 6. Đây là khu công nghiệp lớn nhất của Chương trỡnh giấy Ao, bỳt lụng 3' 10' Trường THPT Châu Phong Trang 2/5 Gíao viên: Đỗ Hồng Nhựt Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khối 10 Thảo lu?n nhúm Đại diện nhúm Đại diện nhúm Xung phong GV tỉnh Đồng Nai. II. THẢO LUẬN: Nội dung: - Nhóm 1: Bàn "Hiểu thế nào là CNH, HĐH?" Tiết mục văn nghệ nhóm 1. - Nhóm 2: Bàn "Vai trò của CNH, HĐH trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước?" và Các điều kiện để thực hiện CNH - HĐH đất nước. Tiết mục văn nghệ nhóm 2 - Nhóm 3: Vai trò, trách nhiệm của thanh niên, HS trong công cuộc này. Thể hiện cụ thể ? Tiết mục văn nghệ nhóm 3 III. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC 1. Nhận xét của GV về kết quả thảo luận của các nhóm. 2. Đúc kết nội dung: khẳng định niềm tin về CNH, HĐH. Hưởng thành quả \\ Có nghĩa vụ đóng góp (nâng cao trình độ, rèn thể chất, đạo đức ) 3. Nghe các bài hát về xây dựng đất nước. - Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ. - Mùa xuân từ những giếng dầu. Thảo luận Giấy viết Cassette, đĩa bài hát 20’ 10’ V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG : (2') - Viết thu hoạch: Chương trình hành động của bản thân - Nêu nội dung hoạt động tiết sau. Hoạt động 2 Trường THPT Châu Phong Trang 3/5 Gíao viên: Đỗ Hồng Nhựt Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khối 10 TRAO ĐỔI VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG THPT I.Mục tiêu: - Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng và yêu cầu của phương pháp học tập tích cực. Trên cơ sở đó các em có quyền được lựa chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp . - Bước đầu biết lựa chọn phương pháp học tập tích cực vào các tiết học, môn học cụ thể. - Có ý thức sẵn sàng giúp đỡ bạn, cùng nhau khắc phục khó khăn, học tập theo phương pháp học tập tích cực. II.Nội dung hoạt động: Học sinh thảo luận để hiểu và vận dụng các kiến thức sau: 1. Sự cần thiết phải học theo phương pháp tích cực. Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại phát triển không ngừng của khoa học công nghệ. Để tồn tại và phát triển trong xã hội ấy, chúng ta buộc phải tìm một phương pháp học tập hữu hiệu, giúp ta nắm bắt thông tin, thu nạp kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất. Phương pháp học tập tích cực còn giúp chúng ta phát triển khả năng tư duy và tính chủ động trong các hoạt động khác. 2. Thế nào là phương pháp học tập tích cực - Nộidung: Người học chủ động lĩnh hội kiến thức. Thầy cô giáo giữ vai trò tổ chức hướng dẫn hoạt động học. Học sinh tự ghi bài theo cách hiểu của mình, tự tìm đọc các tài liệu tham khảo và SGK ; tìm ra chỗ chưa hiểu , đưa ra chỗ thắc mắc với các bạn, thầy cô. - Tác dụng: Kíến thức khắc sâu hơn, nắm vững bài hơn và vận dụng tốt kiến thức đó vào học tập và đời sống. - Yêu cầu, điều kiện: Học sinh tự giác tham gia hoạt động của thầy cô giáo tổ chức, biết bày tỏ ý kiến của mình trước tổ, thầy cô giáo, có tài liêu và phương tiệu học tập đầy đủ, giáo viên biết tổ chức hoạt động cho học sinh. 3. Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực: - Học sinh tự khắc phục những khó khăn, nghiêm túc thực hiện phương pháp học tập tích cực nói chung, ứng dụng vào môn học cụ thể III.Công tác chuẩn bị 1. Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung ,câu hỏi gợi ý để học sinh thảo luận. a.Em hiểu thế nào là phương pháp học tập tích cực? Vì sao phải thực hiện phương pháp học tập tích cực? b.Tác dụng, yêu cầu, cách thực hiện phương pháp học tập tích cực ? c.Em đã vận dung phương pháp học tập tích cực vào các môn học nào chưa? d.Cách học theo SGK? Cách đặt vấn đề thắc mắc? Cách lĩnh hội kiến thức? 2. Học sinh: - Mỗi bạn viết một bản thu hoạch về kinh nghiệm về học tập của bản thân. Trường THPT Châu Phong Trang 4/5 Gíao viên: Đỗ Hồng Nhựt Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khối 10 - Cán bộ lớp điều khiển cuộc thảo luận, có thể trình bày những vướng mắc của mình khi áp dụng phương pháp học tập tích cực để được cố vấn giúp đỡ. - Mỗi học sinh nên mời một bạn giỏi về một môn nào đó để trao đổi kinh nghiệm. - Cả lớp đưa ra phương pháp học tập , áp dụng cho những bài học gần đây. -GVCN góp ý, chỉ ra mặt hợp lí, chưa hợp lí cho các em. IV. Tổ chức hoạt động: Người phụ trách Nội dung PP&P. tiện Thời lượng Người điều khiển DCT – Cả lớp Thảo luận nhóm Đại diện nhóm Đại diện nhóm Đại diện nhóm Xung phong GV I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: + Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. + Giới thiệu GV, các tổ. + Trò chơi tập thể: Cao – Thấp – Ngắn – Dài. II. THẢO LUẬN: Nội dung: - Nhóm 1: Bàn “Sự cần thiết phải học theo phương pháp tích cực”. Tiết mục văn nghệ nhóm 1. - Nhóm 2: Bàn “Thế nào là phương pháp học tập tích cực” Tiết mục văn nghệ nhóm 2 - Nhóm 3: Bàn “Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực” Tiết mục văn nghệ nhóm 3 III. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC 1. Nhận xét của GV về kết quả thảo luận của các nhóm. 2. Giới thiệu bài viết về phương pháp học tập tích cực. 3. Giao cho học sinh về nhà viết bản thu họach về phương pháp học tập tích cực. 4. Nghe bài hát “Học sinh hành khúc” và “Ngôi trường dấu yêu” Chương trình giấy Ao, bút lông Cassette, đĩa 3' 7' 25’ 7’ V. Kết thúc hoạt động. (3’) - Động viên các em vận dụng phương pháp học tập tích cực vào học tập. - Nhắc học sinh chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo. Trường THPT Châu Phong Trang 5/5 Gíao viên: Đỗ Hồng Nhựt . Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khối 10 CHỦ ĐỀ THÁNG 09 THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ Hoạt động 1 VỊ TRÍ,

Ngày đăng: 13/06/2015, 07:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan