1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI HKII VẬT LÍ 9 NH 2010 - 2011

4 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 64,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT THƯỜNG TÂN ĐỀ KIỂM TRA HK II NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐỀ THAM KHẢO MÔN: VẬT LÍ 9 THỜI GIAN: 60 phút I. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng. (3đ) Câu 1: Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 50 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây dẫn sẽ: A. Tăng lên 2500 lần B. Giảm đi 2500 lần C. Tăng lên 25000 lần D. Giảm đi 100 lần Câu 2: Khi máy phát điện xoay chiều hoạt động, thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều là do nguyên nhân nào. A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm. C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi. D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. Câu 3: Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người đó đặt vật trong khoảng tiêu cự thì ảnh thu được có đặc điểm như thế nào ? A. Là ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật B. Là ảnh thật cùng chiều và nhỏ hơn vật C. Là ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật D. Là ảnh ảo ngược chiều và lớn hơn vật. Câu 4: Khi chiếu một chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu xanh, ở phía sau tấm lọc ta thu được ánh sáng màu gì ? A. Màu đỏ B. Màu xanh C. Ánh sáng trắng D. Màu tối Câu 5: Khi cho tia sáng truyền từ nước sang không khí, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì kết luận nào sau đây là đúng ? A. i > r B. i < r C. i = r D. i = 2 Câu 6: Bạn Lan sử dụng một kính lúp có số bội giác là 5x để quan sát một vật nhỏ. Hãy cho biết tiêu cự của kính lúp là bao nhiêu ? A. f = 0,05mm B. f = 5cm C. f= 50 cm D. f = 5 m Câu 7: Trong các dụng cụ điện, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào mà không thể sử dụng trực tiếp được ? A. Nhiệt năng B. Hóa năng C. Quang năng D. Cơ năng Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng ? A. Năng lượng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác. B. Năng lượng chỉ truyền từ vật này sang vật khác. C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. D. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Câu 9: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có số vòng dây gấp 4 lần số vòng dây của cuôn thứ cấp, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu ? A. 55V B. 54V C. 53V D. 55,5V Câu 10: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một TKHT có tiêu cự f và cách thấu kính một đoạn AO thì cho ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB. Hỏi vật sáng AB phải đặc ở vị trí nào trước thấu kính ? A. AO = f B. AO < f C. AO = 2f D. AO < 2f Câu 11: Dùng mực màu xanh lục viết chữ lên nền giấy trắng, nhìn qua tấm kính màu nào ta không đọc được những dòng chữ trên ? A. Màu xanh lục B. Màu đỏ C. Màu trắng D. Màu lam Câu 12: Phải đốt bao nhiêu dầu hỏa để thu được một nhiệt lượng 88.10 6 J ? Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 44.10 6 J/kg. A. 0.2 kg B. 2 kg C. 20 g D. 20 kg II. Tự luận: (7đ) Câu 1: Hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Tại sao máy biến thế chỉ hoạt động được với dòng điện xoay chiều mà không thể hoạt động được khi sử dụng dòng điện một chiều? (1đ) b) Máy biến thế trong gia đình sử dụng để hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 15V thì cuộn thứ cấp của máy biến thế có số vòng là bao nhiêu ? Khi biết số vòng của cuộn sơ cấp là 2000 vòng. (1đ) Câu 2: Một vật sáng AB có dạng hình mũi tên cao 1cm đặt vuông góc với trục chính của một TKHT, điểm A nằm trên trục chính thì cho ảnh ngược chiều và cao gấp 3 lần vật biết tiêu cự của kính là 12cm a. Dựng ảnh của vật AB. Nêu tính chất của ảnh tạo bởi TKHT. (1,5đ)(Vẽ hình không cần đúng tỉ lệ) b. Tính khoảng cách từ vật đến thấu kính. (1,5đ) c. Tìm khoảng cách từ vật đến ảnh. (0.5đ) Câu 3: Một chiếc quạt trần treo trên trần nhà cách mặt đất một đoạn 4m. a. Khi quạt đứng yên, quạt có cơ năng không ? (0.75đ) b. Khi quạt hoạt động, quạt có cơ năng không? Năng lượng đã được biến đổi như thế nào? (0.75đ) HẾT B. Đáp án: I. Trắc nghiệm: (3đ) Chọn mỗi đáp án đúng chấm 0,25đ Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D C B B B B C A C A B II. Tự luận: (7đ) Câu 1: a. - Khi đặt và hai đầu cuộn dây sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì trong cuộn sơ cấp có dòng điện xoay chiều, dòng điện này tạo ra một từ trường biến thiên, làm cho lõi sắt của máy biến thế bị nhiễm từ và có từ trường biến thiên. Từ trường biến thiên này xuyên qua cuộn dây thứ cấp, nêu cuộn dây thứ cấp kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. (0,5đ) - Khi sử dụng dòng điện một chiều đi qua cuộn sơ cấp, lõi sắt cũng bị nhiễm từ nhưng từ trường do nó tạo ra là từ trường không đổi , do đó số đường sức từ xuyên qua cuộn dây thứ cấp là không đổi. Kết quả không thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây thứ cấp. Do đó không thể sử dụng dòng điện một chiều không đổi để vận hành máy biến thế.(0,5đ) b. Tìm số vòng dây của cuộn thứ cấp: ta có công thức: (0,75đ) Vậy số vòng dây của cuộn thứ cấp là 136 vòng (0,25đ) Câu 2: a. Dựng ảnh của vật AB và nêu tính chất của ảnh: - Dựng hình đúng đầy đủ: 0.75đ (Thiếu các kí hiệu trừ 0.25đ , không được trừ quá 2 lần trên hình) - Tính chất của ảnh A’B’: + Ảnh thật 0.25đ + Ảnh ngược chiều với vật. 0.25đ + Ảnh lớn hơn vật. 0.25đ b. Tính khoảng cách từ vật đến thấu kính: HS vận dụng kiến thức hình học để tìm khoảng cách từ vật đến thấu kính. Xét ABO và A’B’O có: ' ˆˆ AA = = 90 o ' ˆ ' ˆ BOABOA = = (đối đỉnh) (0.5đ) Vậy ABO ~ A’B’O (g-g) 1 1 2 2 2 2 1 1 15.2000 136 òng 220 U N U N U N N v U = ⇒ = = ≈g  O B’ A’ F F’   B A I Ta có: ' ' ' AB AO A B A O = (1) Xét OIF’ và  A’B’F’ có: == ' ˆˆ AO 90 o '' ˆ '' ˆ BFAOFI = (đối đỉnh) Vậy  OIF’ ~ A’B’F (g-g) (0.5đ) Ta có: ' ' ' ' ' OI OF A B A F = (*) Mà OI = AB (OIBA là hình chữ nhật); A’F’ = A’O – OF’ thay vào (*) Từ (*) => ' ' ' ' ' AB OF A B A O OF = − (2) Từ (1) và (2) => ' ' ' ' AO OF A O A O OF = − (3) Theo đề: A’O = 3.AO thay vào (3) (0.5đ) 12 3. 3. 12 1 4 4 12 3 4 16 AO AO AO AO AO AO cm = − ⇒ = ⇒ − = − ⇒ = Vậy khoảng cách từ vật đến thấu kính là 16cm c. Tính khoảng cách từ vật đến ảnh. Ta có: AO = 16cm → A’O = 3.16 = 48cm 0.25đ Nên: AA’ = AO + A’O = 16 + 48 = 64cm 0.25đ Vậy khoảng cách từ vật đến ảnh là 64 cm (Chú ý: Học sinh có cách giải khác đúng vẫn cho tròn số điểm) Câu 3: a. Khi chưa hoạt động quạt vẫn có năng lượng dưới dạng thế năng vì có chênh lệch độ cao với mặt đất. (0,75đ) b. Khi quạt hoạt động, quạt vừa có thế năng vừa có động năng (do cánh quạt quay). Điện năng đã chuyển hóa thành cơ năng làm cho quạt quay và một phần thành nhiệt năng (làm cho quạt bị nóng lên) (0,75đ) . của nh: - Dựng h nh đúng đầy đủ: 0.75đ (Thi u các kí hiệu trừ 0.25đ , không được trừ quá 2 lần trên h nh) - T nh chất của nh A’B’: + nh thật 0.25đ + nh ngược chiều với vật. 0.25đ + nh lớn. biến thi n. Câu 3: Một người quan sát một vật nh bằng k nh lúp, người đó đặt vật trong khoảng tiêu cự thì nh thu được có đặc điểm nh thế nào ? A. Là nh thật, ngược chiều và lớn hơn vật B vật B. Là nh thật cùng chiều và nh hơn vật C. Là nh ảo cùng chiều và lớn hơn vật D. Là nh ảo ngược chiều và lớn hơn vật. Câu 4: Khi chiếu một chùm nh sáng trắng qua tấm lọc màu xanh, ở phía

Ngày đăng: 13/06/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w