Gia Lai là một tỉnh miền núi - biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao 600 - 800 mét so với mực nước biển. Chiếm tuyệt đai đa số cư dân bản địa ở Gia Lai là hai dân tộc Jrai và Bahnar. Theo những tài liệu dân tộc học và khảo cổ học thì có thể giả định địa danh cư trú gốc của người Jrai là cao nguyên Pleiku và hai lưu vực sông Ayun và sông Ba. Rồi từ địa bàn đó, dần dần người Jrai tiến xa lên về phía tây và về phía bắc. Còn người Bahnar thì cư trú chủ yếu ở đông bắc tỉnh Gia Lai (huyện An Khê, huyện Kbang, huyện Kông Chro và huyện Mang Yang) và ở đông nam tỉnh Kon Tum (quanh thị xã Kon Tum, huyện Kon Plông). Hai dân tộc Jrai và Bahnar không chỉ là hai dân tộc lớn nhất, có ý thức rõ về địa vực lưu trú, mà còn có những tác động nhất định đối với các dân tộc khác trong khu vực. Tên gọi dân tộc Gia Lai: Tên gọi khác Giơ-rai, Chơ rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor Nhóm ngôn ngữ: Malayô - Pôlinêxia Dân số: 240.000 người Cư trú: Cư trú tập trung ở tỉnh Gia Lai, một bộ phận ở tỉnh Kon Tum và phía bắc tỉnh Đăk Lăk Đặc điểm kinh tế: Người Jrai sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt nương rẫy, lúa tẻ là cây lương thực chính. Công cụ canh tác của người Jrai giản đơn, chủ yếu là con dao chặt cây, phát rừng, cái cuốc xới đất và cây gậy chọc lỗ khi tra hạt giống. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, chó, gà phát triển. Xưa kia, người Jrai có đàn ngựa khá đông. Người Jrai còn nuôi cả voi. Đàn ông thạo đan lát các loại gùi, giỏ, đàn bà giỏi dệt khố váy, mền đắp, vải may áo cho gia đình. Săn bắn, hái lượm, đánh cá là những hoạt động kinh tế phụ khác có ý nghĩa đáng kể đối với đời sống của họ xưa và nay Tổ chức cộng đồng: Người Jrai sống thành từng làng (plơi hay buôn). Trong làng ông trưởng làng cùng các bô lão có uy tín lớn và giữ vai trò điều hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều nghe và làm theo. Mỗi làng có nhà rông cao vút. Hôn nhân gia đình: Dân tộc Jrai theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc hôn nhân. Sau lễ cưới, chàng trai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái đều theo họ mẹ. Ngoài xã hội, đàn ông đóng vai trò quan trọng hơn, nhưng trong nhà phụ nữ có ưu thế hơn. Ngày xưa, có tục những người cùng dòng họ (theo phía mẹ), khi chết chôn chung một hố, nay tục này đã giảm. Văn hóa: Nói đến dân tộc Jrai phải kể đến những trường ca, truyện cổ nổi tiếng như "Đăm Di đi săn", "Xinh Nhã" Dân tộc Jrai cũng độc đáo trong nghệ thuật chơi chiêng, cồng, cạnh đó là đàn T'rưng, đàn Tưng - nưng, đàm Krông - pút. Những nhạc cụ truyền thống này gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào. Người Jrai hầu như hát múa từ tuổi nhi đồng cho đến khi già yếu, không còn đủ sức nữa, mới chịu đứng ngoài những cuộc nhảy múa nhân dịp lễ hội tổ chức trong làng hay trong gia đình. Nhà cửa: Có nơi ở nhà dài, có nơi làm nhà nhỏ, nhưng đều chung tập quán ở nhà sàn, đều theo truyền thống mở cửa chính nhìn về hướng bắc. Trang phục: Có nét riêng trong phong cách tạo hình và trang trí. Mặc dù hoa văn trang trí cụ thể các nhóm khác nhau nhưng có thông số chung của tộc người. Trang phục nam: Thường nhật, nam đội khăn, theo lối quấn nhiều vòng trên đầu rồi buông sang một bên tai, hoặc quấn gọn ghẽ như khăn xếp của người Kinh, khăn màu chàm. Nhìn chung nam giới Jrai đóng khố, khố này thường ngắn hơn khố ngày hội, là loại vải trắng có kẻ sọc. Ngày lễ họ mang khố màu chàm (dài 410 cm x 29 cm), khố loại này được trang trí hoa văn màu trắng, đỏ thành các đường viền ở mép khố, đặc biệt hai đầu với các tua trên nền chàm. Có nhóm ở trần, có nhóm mang áo (loại cộc tay và loại dài tay màu chàm, khoét cổ chui đầu). Loại áo cộc tay thường có đường viền chỉ màu trắng bên sườn. Loại áo dài tay giống phong cách áo dài nam Ê-đê hay Mnông. Trang phục nữ: Phụ nữ để tóc dài búi sau gáy hoặc quấn gọn trên đỉnh đầu. Áo là loại áo ngắn, chui đầu, phổ biến là kiểu chui đầu cổ "hình thuyền", riêng nhóm Jrai Mthur lại có kiểu cổ thấp hình chữ V và các loại cổ phổ biến. Trên nền chàm áo được trang trí các sọc hoa văn theo bố cục ngang thân áo ở cổ, vai, ống tay, giữa ngực, gấu áo và hai cổ tay áo, đó là các sọc màu đỏ xen trắng và vàng trên nền chàm hoặc màu xanh nhạt diệp và màu chàm. Váy là loại váy hở quấn vào thân (kích thước trên dưới 140 cm x 100 cm). Phong cách trang trí trên váy cũng thiên về lối bố cục ngang với các đường sọc màu (như áo là chính). Có nhóm ở Pleiku với nguyên tắc trên nhưng được mở rộng thành các mảng hoa văn ở giữa thân váy, nửa thân dưới áo và hai ống tay. Trang sức có vòng cổ, vòng tay. XÃ HỘI JRAI Người Jrai cư trú chủ yếu ở tỉnh Gia Lai, dân số 242.291 người[1][1][1]. Dân số năm 1963 (theo tài liệu của Lafont, trong sách Tlơi djuat, luật tục của bộ lạc Jrai) là 150.000 người. Tên tự gọi của đồng bào là Jrai. Jrai (jrăy) còn có nghĩa là thác nước. Có người phỏng đoán là tổ tiên của người Jrai vốn cư trú ven sông Ia Yun, Ia Pa, Ia Ly nơi có nhiều ghềnh thác lớn, nổi tiếng, do đó họ có tên là Jrai. Người Jrai có các nhóm địa phương như: Chor, Hdrung (gồm cả Hbau, Chon), Aráp và Tbuăn). Ngôn ngữ Jrai thuộc nhóm Malayô - Pôlinêdi, cùng nhóm ngôn ngữ với người Chăm, Êđê, Raglai, Churu. Người Jrai sống bằng nghề trồng trọt là chính, kỹ thuật canh tác của đồng bào ở giai đoạn dùng cuốc. Việc nuôi trâu bò đã có từ lâu, nhưng không phải để dùng làm sức kéo, mà để hiến sinh. Họ trồng lúa, đậu, bầu, bí, vừng, lạc, khoai và các loại cây ăn quả như chuối, mít, đu đủ… Đất trồng chủ yếu là nương rẫy. Họ canh tác theo phương pháp đốt rừng và chọc lỗ tra hạt. Có những mảnh rẫy được trồng luân canh theo chu kỳ 8 - 12 năm. Người Jrai phát triển chăn nuôi sớm. Đồng bào nuôi trâu, bò, ngựa, voi, lợn, chó, gà. Trâu, bò, lợn, gà để cúng yang. Voi, ngựa, để chuyên chở. Người Jrai có một số nghề phụ như mộc, đan lát, dệt vải. Việc săn bắt và thu hái lâm sản có một vị trí quan trọng trong đời sống hàng ngày của đồng bào. Đơn vị hành chính cơ sở của đồng bào Jrai là làng (plơi hoặc bôn). Tên làng thường đặt theo tên người lập làng. Ví dụ: Plơi Bạc (làng ông Bạc), Bôn Ama Hbư (làng cha Hbư), Bôn Ama Diơng (làng cha anh Djơng). Tài liệu trước đây có nhắc đến một đơn vị hành chính trên làng, Tơring, là sự liên kết của nhiều làng, nhưng hiện nay không còn thấy bóng dáng đơn vị này nữa. Tổ chức điều hành dân làng là phun pơ bút (nhóm người chủ xóm làng), tạm gọi là "hội đồng" chủ làng. "Hội đồng" này gồm một người đàn ông trên 40 tuổi và chủ của các nóc nhà. Họ được chọn theo tiêu chuẩn: nói năng giỏi, giao thiệp rộng, biết thu xếp công việc, thông hiểu phong tục, lễ nghi, giàu kinh nghiệm sản xuất, chiến đấu dũng cảm. Họ được gọi là già làng (tha plơi). "Hội đồng" cử ra một người đứng đầu gọi là pơ bút (chủ làng). Xã hội Jrai chưa phân hoá giai cấp, chưa có thống trị bốc lột. Những người được cử làm già làng, chủ làng, chỉ là những người lao động, có kinh nghiệm, có uy tín. Có một số người trở nên giàu do may mắn, có sức khoẻ, khéo léo. Tài sản dư dôi không dùng để tích luỹ, bốc lột, mà dùng để mua sắm nồi đồng, chiêng ché để trang hoàng. Người nghèo là do ốm đau bệnh tật, không gặp may. Người thiếu đói được người có của trong làng giúp đỡ một cách tự nguyện[2][2][2]. Người Jrai là một trong những tộc người có truyền thống thượng võ Tây nguyên. Xưa kia, làng được xây dựng kiên cố như một đồn luỹ với các luỹ tre dày, hào sâu, gỗ đẽo nhọn, hàng năm, bảy lớp, kèm theo chông bẫy. Các cổng làng nặng nề. Các làng có đội dân binh thường trực. Họ được tụ tập ở nhà cộng đồng để luyện tập, ngủ đêm và sẵn sàng chiến đấu. Các sử thi còn ghi lại sự tích anh hùng trong chiến đấu của người Jrai. Từ thế kỷ trước, ở người Jrai xuất hiện các Vua Lửa (Pơtao Pui), Vua Nước (Pơtao Ia), Vua Gió (Pơtao Angin). Ba vị vua này là sự biểu hiện một quan niệm triết lý sơ khai, xuyên suốt về sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Jrai: tư duy tam hợp. Người Jrai quan niệm thế giới tự nhiên và xã hội con người được hình thành và vận động trong sự tổng - phân - hợp của ba yếu tố: Nước, Lửa và Gió. Nước tượng trưng cho người mẹ, thường yên lặng, mát và ở phía Tây. Lửa tượng trưng cho người cha, thường mạnh mẽ, nóng và ở phía Đông. Nước và Lửa thành ra con là Gió. Gió được tượng trưng cho con trai, thường hùng tráng, không nóng, lạnh và cư trú ở giữa. Trời đất được cấu tạo bằng Nước, Lửa, Gió. Gia đình được hình thành bởi Mẹ, Cha, Con. Xã hội tồn tại nhờ có Vua Nước, Vua Lửa, Vua Gió[3][3][3]. Người Jrai có quan niệm vũ trụ tam hợp. Trong lúc đó, nhiều tộc người khác, phổ biến là lưu truyền quan niệm lưỡng hợp (dualisme): Lửa - Nước Nóng - Lạnh Khô - Ẩm Cha - Mẹ Đực - Cái [4][4][4] Ngoài những ý nghĩa trên, với các nhân vật được gọi là Vua, không hề chứng tỏ là người Jrai đã trải qua chế độ phong kiến. Người Jrai sống theo chế độ mẫu hệ. Gia đình nhỏ mẫu hệ là đơn vị kinh tế độc lập, trong đó người đàn bà làm chủ tài sản. Họ cũng là người quản lý công việc gia đình. Trong lúc đó, nam giới là lực lượng sản xuất chủ yếu, đóng vai trò quyết định trong công việc xã hội. Con cái tính theo dòng mẹ. Con trai, khi lấy vợ thì cư trú ở nhà vợ. Tóm lại, nét cơ bản của kinh tế - xã hội truyền thống Jrai là: - Kinh tế dùng cuốc, canh tác trên nương rẫy là chủ yếu, chăn nuôi gia súc, gia cầm; kết hợp với săn bắt, thu hái lâm sản - Xã hội tiền giai cấp, đơn vị cơ sở của xã hội là làng, tinh thần cộng đồng làng rất cao; - Chế độ hôn nhân và gia đình theo mẫu hệ. Sau khi thống nhất đất nước (1975), về mặt quan hệ xã hội, cơ bản không thay đổi, bởi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước khuyến khích tiếp tục phát triển tinh thần đoàn kết, hợp tác, tương trợ, thương yêu nhau; không chủ trương thay đổi chế độ hôn nhân mẫu hệ. Về mặt kinh tế, để cho nhân dân các dân tộc thiểu số được nâng cao đời sống, Nhà nước chủ trương tạo điều kiện chuyển đổi từ nền kinh tế tự túc tự cấp, sang kinh tế hàng hoá. Nhiều vấn đề khó khăn phải đặt ra để giải quyết: -Tài nguyên thiên nhiên là môi trường sống lâu đời của dân tộc bị phá hoại nặng nề - Một bộ phận, lợi dụng tôn giáo phá hoại nghiêm trọng văn hoá truyền thống - Do ảnh hưởng của mặt trái của kinh tế thị trường, một bộ phận thanh thiếu niên dân tộc thiẻu số gần thành thị suy thoái đạo đức, tư cách, nhiễm các tệ nạn xã hội. GS. TSKH. PHAN ĐĂNG NHẬT: LUẬT TỤC VỚI ĐỜI SỐNG, TẬP NXB TƯ PHÁP, HÀ NỘI - 2007 . dân tộc Gia Lai: Tên gọi khác Giơ-rai, Chơ rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor Nhóm ngôn ngữ: Malayô - Pôlinêxia Dân số: 240.000 người Cư trú: Cư trú tập trung ở tỉnh Gia Lai, một bộ phận ở tỉnh Kon. Gia Lai là một tỉnh miền núi - biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao 600 - 800 mét so với mực nước biển. Chiếm tuyệt đai đa số cư dân bản địa ở Gia Lai là hai dân tộc. bắc. Còn người Bahnar thì cư trú chủ yếu ở đông bắc tỉnh Gia Lai (huyện An Khê, huyện Kbang, huyện Kông Chro và huyện Mang Yang) và ở đông nam tỉnh Kon Tum (quanh thị xã Kon Tum, huyện Kon Plông).