thi thu sinh md 209

3 132 0
thi thu sinh md 209

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂU ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2011 Môn: Sinh học Thời gian làm bài:60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 209 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: ARN được sao mạch nào của ADN? A. Từ cả 2 mạch trên. B. Từ mạch bổ sung. C. Từ mạch mang mã gốc. D. Khi thì từ 1 mạch, khi thì từ 2 mạch. Câu 2: Một NST ban đầu có trình tự sắp xếp gen: ABCDEFGH. Sau đột biến có trình tự là ABEDCFGH. Đột biến trên là dạng đột biến: A. lặp đoạn. B. mất đoạn. C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn. Câu 3: Ở thực vật, để duy trì ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp A. lai luân phiên. B. cho tự thụ phấn kéo dài. C. cho sinh sản sinh dưỡng. D. lai khác loài. Câu 4: Nếu n là số NST của bộ NST đơn bội thì thể ba là: A. 3n+ 1 B. 2n+ 1 C. 2n- 1 D. 3n- 1 Câu 5: Một quần thể ngẫu phối ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ thành phần kiểu gen: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1 Tần số tương đối alen A và a là A. pA= 0,3; qa= 0,7. B. pA = qa =0,5. C. pA= 0,7; qa= 0,3. D. pA= 0,6; qa= 0,4. Câu 6: Quần thể bị diệt vong khi mất đi 1 số nhóm tuổi sau: A. Trước sinh sản và đang sinh sản B. Trước sinh sản C. Trước sinh sản và sau sinh sản D. Đang sinh sản và sau sinh sản Câu 7: Các cơ quan nào sau đây được gọi là cơ quan tương đồng : A. Tay người và cánh bồ câu B. Phổi cá voi và mang cá chép C. Chân vịt và cánh gà D. Cánh dơi và cánh chuồn chuồn Câu 8: Theo Đacuyn vai trò của chọn lọc tự nhiên là A. nhân tố cơ bản của tiến hoá. B. nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá. C. nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. D. nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá. Câu 9: Ví dụ nào sau đây không phải quan hệ hổ trợ giữa các cá thể trong quần thể A. nhóm các cây bạnh đàn. B. cá mập lớn ăn thịt cá mập bé. C. chó rừng săn mồi theo đàn. D. các cá thể bồ nông dàn hàng ngang bắt cá. Câu 10: Ví dụ về tính trạng có mức phản ứng hẹp là A. sản lượng sữa bò. B. sản lượng trứng gà. C. tỉ lệ bơ trong sữa. D. khối lượng 1000 hạt lúa. Câu 11: Hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hoá phổ biến ở A. động vật. B. thực vật. C. động vật kí sinh. D. động vật bậc thấp. Câu 12: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng: A. hoán vị gen. B. liên kết gen hoàn toàn. C. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối. D. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh. Câu 13: Kiểu gen AB/ab với tần số hoán vị gen f= 10% cho các loại giao tử: A. AB = ab =35% ; Ab = aB= 15% B. AB = ab =45% ; Ab = aB= 5% C. AB = ab = 5% ; Ab = aB= 45% D. AB = ab =25% ; Ab = aB= 25% Câu 14: Nhóm cá thể nào sau đây là 1 quần thể : Trang 1/3 - Mã đề thi 209 A. Các cây cỏ ven bờ đê B. Các cây trong vườn C. Các cây xương rồng 5 cạnh ở sa mạc D. Các cây trong công viên Câu 15: Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể sinh vật : A. Tỷ lệ đực /cái B. Tỷ lệ các nhóm tuổi C. Mật độ D. Sức sinh sản Câu 16: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển? A. cây gỗ ưa bóng. B. cây gỗ ưa sáng. C. cây bụi chịu bóng. D. cây thân cỏ ưa sáng. Câu 17: Cụm các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau có chung một cơ chế điều hoà gọi là: A. opêron B. vùng khởi động C. vùng điều hoà. D. Vùng vận hành Câu 18: Màu sắc đẹp , sặc sỡ của con đực của nhiều loài chủ yếu để : A. Doạ nạt B. Nguỵ trang C. Báo hiệu nguy hiểm D. Khoe mẽ với con cái Câu 19: Trường hợp trội hoàn toàn, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa lần lượt là: A. 3:1 và 3:1. B. 1:2:1 và 1:2:1. C. 1:2:1 và 1:1. D. 1:2:1 và 3:1. Câu 20: Đối với một tính trạng liên kết giới tính X, con trai có biểu hiện tính trạng này hay không là do ai? A. Người mẹ. B. Bà nội. C. Ông nội. D. Người bố. Câu 21: Kiểu gen AaBbDD giảm phân bình thường cho các loại giao tử: A. ABD, AbD. B. ABD, AbD, aBD. C. ABD, AbD, aBD, abD. D. ABD, abd. Câu 22: Trong quần thể ngẫu phối, p là tần sô tương đối alen A, q là tần số tương đối alen . Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng thì: A. p 2 AA + 2pq Aa + q 2 aa =1. B. p 2 AA=2pq Aa= q 2 aa. C. q 2 AA + 2pq Aa + p 2 aa =1. D. pA= qa. Câu 23: Thế nào là gen đa hiệu? A. gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao. B. gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau. C. gen tạo ra nhiều loại mARN. D. gen điều khiển hoạt động của các gen khác. Câu 24: Trong một gia đình, người bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường (thể dị hợp) thì xác suất các con mắc bệnh là: A. 100% B. 50% C. 75% D. 25% Câu 25: Giả sử mạch mã gốc có bộ ba 3 , TAG 5 , thì bộ ba mã sao tương ứng trên mARN là: A. 5 , AUX 3 , B. 5 , UGA 3 , C. 5 , XUA 3 , D. 3 , TAG 5 , Câu 26: Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra A. 6 loại kiểu gen. B. 8 loại kiểu gen. C. 4 loại kiểu gen. D. 3 loại kiểu gen. Câu 27: Alen có lợi nhưng cũng có thể sẽ bị đào thải khỏi quần thể bởi nhân tố nào sau đây : A. Yếu tố ngẫu nhiên B. Di - nhập gen C. Chọn lọc tự nhiên D. Giao phối không ngẫu nhiên Câu 28: Đối với vi khuẩn thì tiêu chuẩn hàng đầu để phân biệt 2 loài thân thuộc là A. tiêu chuẩn địa lí- sinh thái. B. tiêu chuẩn hình thái. C. tiêu chuẩn sinh lí- sinh hoá. D. tiêu chuẩn di truyền. Câu 29: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là: A. nguồn thức ăn từ môi trường. B. sức tăng trưởng của quần thể. C. các yếu tố không phụ thuộc mật độ. D. mức sinh sản. Câu 30: Phương thức gây đột biến nào sau đây không phải của đột biến gen? A. Mất 1 cặp nu vào gen. B. Thay 1 cặp nu này bằng 1 cặp nu khác. C. Thêm 1 cặp nu vào gen. D. Chuyển các cặp nu từ NST này sang NST khác. Câu 31: Hoá thạch là A. những sinh vật bị hoá thành đá. Trang 2/3 - Mã đề thi 209 B. các bộ xương của sinh vật còn lại sau khi chúng chết. C. những sinh vật đã sống qua 2 thế kỉ. D. di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá. Câu 32: Hội chứng Claiphentơ là do: A. nam giới có bộ NST giới tính là YO. B. nam giới có bộ NST giới tính là XO. C. nam giới có bộ NST giới tính là XXX. D. nam giới có bộ NST giới tính là XXY. Câu 33: Cho biết quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng : A. 0,04AA : 0,64Aa : 0,32aa B. 0,32AA : 0,64Aa : 0,04aa C. 0,64AA : 0,04Aa : 0,32aa D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa Câu 34: Gen có cấu trúc chung bao gồm các vùng theo trình tự: A. Vùng khởi đầu -> vùng vận hành-> vùng kết thúc. B. Vùng khởi đầu -> vùng mã hoá-> vùng kết thúc. C. Vùng khởi đầu -> vùng vận hành-> vùng mã hoá-> vùng kết thúc. D. Vùng khởi động -> vùng mã hoá-> vùng kết thúc. Câu 35: Bệnh ở người do đột biến cấu trúc NST là: A. bệnh thiếu màu hồng cầu hình liềm. B. bệnh ung thư máu. C. bệnh Đao. D. bệnh mù màu đỏ lục. Câu 36: Những giống cây ăn quả không hạt thường là A. đột biến gen. B. thể đa bội chẵn C. thể dị bội. D. thể đa bội lẻ. Câu 37: Đột biến ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật là: A. chuyển đoạn. B. Mất đoạn. C. lặp đoạn. D. đảo đoạn. Câu 38: Hai gen được gọi là liên kết khi nào? A. Chúng nằm trên các NST khác nhau. B. Chúng đều là NSTgiơí tính. C. Chúng phân li độc lập. D. Chúng nằm trên cùng một NST. Câu 39: Tác động của chọn lọc sẽ tạo ra ưu thế cho thể dị hợp tử là A. chọn lọc chống lại đồng hợp. B. chọn lọc chống lại alen lặn. C. chọn lọc chống lại alen thể dị hợp. D. chọn lọc chống lại alen trội. Câu 40: Trường hợp một cặp NST của tế bào 2n bị mất cả 2 NST được gọi là: A. thể bốn. B. thể ba. C. thể một. D. thể không. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 209 . NGUYỄN THI BÍCH CHÂU ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2011 Môn: Sinh học Thời gian làm bài:60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 209 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: . vong khi mất đi 1 số nhóm tuổi sau: A. Trước sinh sản và đang sinh sản B. Trước sinh sản C. Trước sinh sản và sau sinh sản D. Đang sinh sản và sau sinh sản Câu 7: Các cơ quan nào sau đây được. những sinh vật bị hoá thành đá. Trang 2/3 - Mã đề thi 209 B. các bộ xương của sinh vật còn lại sau khi chúng chết. C. những sinh vật đã sống qua 2 thế kỉ. D. di tích của sinh

Ngày đăng: 12/06/2015, 22:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan