Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
569,5 KB
Nội dung
HỌC KÌ II Tuần: 20 Ngày soạn: 1/1/2011 Tiết: 38 Ngày dạy: Lớp: 9 4, 5 Bài 32: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Giúp cho HS - Hiểu được đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với cả nước. Công nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng - Hiểu được một số khái niệm: “tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiên tiến” như: khu công nghệ cao, khu chế xuất 2. Về kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh: - Biết kết hợp tốt kênh hình và kênh chữ để phân tích nhận xét một số vấn đề kinh tế quan trọng của vùng. - Phân tích so sánh các số liệu, dữ liệu trong các bảng, trong lược đồ theo câu hỏi dẫn dắt. 3. Về tư tưởng - Giáo dục cho học sinh có nhận xét đúng đắn về mối quan hệ giữa các ngành kinh tế của vùng đông Nam Bộ. II. Chuẩn bị: - Lược đồ kinh tế Đông Nam bộ, một số tranh ảnh, các tài liệu tham khảo có liên quan, các đồ dùng dạy học cần thiết III. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho biết điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng đông Nam Bộ? - Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước? 2. Bài mới * Giới thiệu bài ( ) Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò IV.Tình hình phát triển kinh tế 1.Ngành công nghiệp - Tình hình công nghiệp của vùng trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng như thế nào? - Hiện nay cơ cấu công nghiệp của vùng phát triển ra sao? => Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc vào nước ngoài. => Ngày nay: khu vực công nghiệp xây dựng, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng, cơ cấu sản xuất cân đối bao gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. - Ngoài ra vùng còn đang phát triển những ngành nào khác ? - Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao. - Căn cứ vào bảng 32.1, nhận xét tỉ trọng công nghiệp xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước ? - Dựa vào hình 32.2, nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ ? => TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa và Vũng Tàu là 3 trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng. - Giáo viên cho học sinh nêu những khó khăn trong lĩnh - Tìm hiểu mục 1 (CN ở miền Đông Nam Bộ phụ thuộc vào nước ngoài) - Cơ cấu ngành phát triển đa dạng: công nghiệp xây dựng… chế biến lương thực thực phẩm. - Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao. - Tỉ trong công nghiệp- xây dựng phát triển rất cao so với tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp. - Tập trung ở 3 trung tâm công nghiệp của vùng: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa và Vũng Tàu. - Môi trường, công nghệ Trang 1 vực công nghiệp của vùng (ô nhiễm môi trường…) - Liên hệ đến tình hình khó khăn trong ngành công nghiệp của địa phương -> Lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh. Chuyển tiếp sang mục 2. 2. Nông nghiệp - Thế mạnh trong nông nghiệp của vùng là gì ? => Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước. - Dựa vào bảng 32.2 nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ? Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này ? - GV nhận xét và mở rộng vấn đề về cây cao su và sản phẩm của nó. - Tình hình các cây công nghiệp hàng năm ở đây phát triển như thế nào? và cây ăn quả? =>Cây công nghiệp hàng năm (Lạc, đậu tương, mía đường) và cây ăn quả cũng là các thế mạnh nông nghiệp của vùng. - Ngành chăn nuôi của vùng Đông Nam Bộ phát triển ra sao? =>Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lọ và đánh bắt thủy sản khá phát triển - Cho biết một vài nét chính về cây tác thủy lợi của vùng? =>Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hóa cao. - Quan sát hình 32.2 xác định vị trí Hồ Dầu Tiếng. Hồ thủy Điện Trị An và nêu vai trò của hai hồ này với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ như thế nào? Củng cố + Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ hiện nay như thế nào? + Nhờ những điều kiện nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước? + GV nhận xét và bổ sung. - Liên hệ thực tế Liên hệ thực tế - Tìm hiểu mục 2 - Trồng cây công nghiệp. - Làm việc theo nhóm(3 phút), đại diện nhóm trình bày + Phân bố: phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. + Tại vì ở ĐNB có điều kiện thích hợp: Đất, khí hậu, nguồn gốc lâu đời, thị trường tiêu thụ rộng lớn… - Cũng là các thế mạnh của vùng. - Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lọ và đánh bắt thủy sản khá phát triển - Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp. - HS lên xác định trên lược đồ: hồ Dầu tiếng (Tây Ninh) Trị An (Bình Dương). Có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong sinh hoạt của vùng. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Các em về nhà học thuộc bài, làm các câu hỏi và bài tập sgk. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Xem và soạn trước bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tt) - Nhận xét tiết học. IV. Bổ sung, rút kinh nghiệm ______________________________ Trang 2 Tuần: 21 Ngày soạn: 3/1/2011 Tiết: 39 Ngày dạy: Lớp: 9 4, 5 Bài 33: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: giúp cho học sinh - Hiểu dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết việc làm. - Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố Biên Hòa, Vũng Tàu cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với vùng Đông Nam Bộ và cả nước. - Tiếp tục tìm hiểu khái niệm về vùng kinh tế trọng điểm qua thực tế. 2. Kĩ năng - Nắm vững phương pháp kết hợp kênh chữ kênh hình để phân tích một số vấn đề bức xúc của vùng Đông Nam Bộ. - Khai thác thông tin trong bảng và lược đồ theo câu hỏi gợi ý. 3. Về tư tưởng: - Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường thông qua nội dung bài học. II. Thiết bị dạy học - Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ, một số tranh ảnh về vùng Đông Nam Bộ, các tài liệu tham khảo có liên quan. III. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ - Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ hiện nay như thế nào? - Nhờ những điều kiện nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước? 2. Bài mới * Giới thiệu bài: Dịch vụ là ngành kinh tế phát triển đa dạng của vùng. Vậy ngành dịch vụ phát triển như thế nào? Và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò ra sao đối với cả nước? Để hiểu rõ vấn đề trên chúng ta tìm hiểu tiếp bài 33 Hoạt đông của Thầy Hoạt động của Trò IV. Tình hình phát triển kinh tế 3. Dịch vụ - Cho biết cơ cấu ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ? - Dựa vào bảng 33.1, hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước? - Gợi ý học sinh nhận xét về vị trí quan trọng của các ngành kinh tế dịch vụ ở Đông Nam Bộ => Phát triển mạnh, đa dạng bao gồm: thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông… - Vậy các ngành dịch vụ phát triển có tác dụng như thế nào đối với các ngành kinh tế? - Tình hình dịch vụ vận tải của vùng phát triển ra sao? - Dựa vào hình 14.1 hãy cho biết từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại giao thông nào ? - Cho học sinh lên xác định một số loại hình giao thông của vùng trên lược đồ kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. - Rất đa dạng bao gồm các hoạt động thương mại, du lịch vận tải và bưu chính viễn thông… - Chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ phát triển khá cao so với cả nước. - Rất phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước. - Có thể đi được bằng những loại hình giao thông như: đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không - Đọc lược đồ Trang 3 => Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước. - Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao vùng Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nguồn đầu tư nước ngoài? - Giáo viên nhận xét và liên hệ đến tình hình công nghiệp hoa của tỉnh nhà -> giáo dục tư tưởng cho học sinh. - Cho biết tình dịch vụ thương mại của vùng như thế nào? => Thương mại: Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. - Nêu một số sản phẩm xuất nhập khẩu tiêu biểu của vùng Đông Nam Bộ? - Theo em hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì? - Hoạt động dịch vụ du lịch của vùng phát triển ra sao? => Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. - GDMT: Vấn đề môi trường của Đông Nam Bộ là gì? V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Nêu các trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ? - Cho học sinh lên bảng xác định các trung tâm kinh tế của vùng trên lược đồ. => Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố Biên Hòa, Vũng Tàu là 3 trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Nam. - Cho biết những nét chính về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? - Dựa vào bảng 33.2, nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? => Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đống Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An. - Giáo viên mở rộng về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Vì Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ. + Có điều kiện địa hình thuận lợi. + Là trung tâm khoa học kĩ thuật, là khu vực có cơ sở hạ tầng hoàn thiện của cả nước. - Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất nhập khẩu. Xuất khẩu: dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng… Nhập khẩu: chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp. - Có nhiều điều kiện thuận lợi như: là trung tâm kinh tế của vùng và cả nước, hệ thống giao thông phát triển (cảng quốc tế - cảng Sài Gòn, cơ sở hạ tầng phát triển…) - Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, hoạt động du lịch quanh năm diễn ra sôi động. - Liên hệ vấn đề môi trường của vùng - Dựa theo nội dung SGK - Học sinh lên xác định trên lược đồ. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đống Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An. - Có vai trò quan trọng không chỉ đối với vùng Đông Nam bộ mà còn đối với các tỉnh phía Nam và cả nước. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Các em về nhà học thuộc bài, làm phần câu hỏi và bài tập trong sgk. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Xem và soạn trước bài tiếp theo, bài 34: Thực hành – phân tích một số ngành công nhiếp trọng điểm ở Đông Nam Bộ. - Nhận xét tiết học. Trang 4 IV/ Bổ sung, rút kinh nghiệm __________________________ Tuần: 22 Ngày soạn: 3/1/2011 Tiết: 40 Ngày dạy: Lớp: 9 4, 5 Bài 34: THỰC HÀNH – PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: - Giúp cho học sinh củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng, làm phong phú hơn khái niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2. Về kĩ năng: rèn luyện cho học sinh - Kĩ năng xử lí, phân tích số liệu thống kê về 1 số ngành công nghiệp trọng điểm. - Kĩ năng lựa chọn và vẽ loại biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn. 3. Về tư tưởng: - Thông qua nội dung thực hành, giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, yêu thích bộ môn. II. Thiết bị dạy học * Giáo viên: lược đồ kinh tế Việt Nam, các tài liệu tham khảo về vùng kinh tế ĐNB và các tài liệu khác có liên quan. * Học sinh: Sgk, thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu, vở thực hành, atlát, xem và soạn trước bài ở nhà. III.Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ - Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ ? - Tại sao Đông Nam Bộ là khu vực có sức hút mạnh nguồn đầu tư nước ngoài ? 2. Bài mới * Giới thiệu bài: Để củng cố được những kiến thức, nội dung cơ bản của vùng Đông Nam Bộ, các em phải làm như thế nào? Đó chính là nội dung chúng ta tìm hiểu qua bài 34. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Bài tập 1: phân tích bảng và vẽ biểu đồ Dựa vào bảng 34.1 SGK, vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cảc nước. - Nêu yêu cầu của bài tập 1. - Đọc bảng số liệu 34.1 SGK, nhận xét tỷ trọng của các ngành. - Giải thích thuật ngữ “kinh tế trọng điểm” (H12.1 trang 42 SGK) - Với số liệu như trong bảng 34.1, các em sẽ vẽ kiểu biểu đồ gì cho phù hợp? Tại sao lại phải chọn kiểu biểu đồ đó? - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh vẽ biểu đồ. - Gọi 1 học sinh khá, giỏi lên bảng để vẽ biểu đồ mẫu, đồng thời yêu cầu cả lớp vẽ biểu đồ theo sự hướng dẫn. % 100- 100 90- - Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 - Đọc bảng số liệu bảng 34.1 - Đọc và hiểu thế nào là “ngành kinh tế trọng điểm” - Dựa vào kiến thức đã học, số liệu bảng 34.1 chọn biểu đồ phù hợp. (Biểu đồ hình cột). - Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên. Trang 5 80- 77,6 78,1 70- 60- 50- 47,3 47,5 40- 39,8 30- 20- 17,6 10- 0 Dầu Điện Động Sơn Xi Quần Bia Sản phẩm thô cơ đi măng áo ezen Biểu đồ tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở ĐNB so với cả nước (cả nước 100%) - Yêu cầu HS nhìn lên bảng, nhận xét, bổ sung, gvnhận xét, kết luận. - Cho biết vai trò của các ngành CN trọng điểm ở Đông Nam Bộ? Bài tập 2 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 2, tổ chức HS thảo luận nhóm (Phân câu hỏi cho các nhóm, chuẩn bị, gợi ý xem các bài đã học để trả lời) Câu hỏi: Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ và các bài đã học 31, 32, 33 hãy cho biết: a. Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có? b. Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động? c. Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao? d. Theo em, vùng kinh tế Đông Nam Bộ có vai trò như thế nào? - Giáo viên nhận xét và bổ sung các ý còn thiếu a. Những ngành CN trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, thủy sản, công nghiệp dầu khí b. Những ngành CN sử dụng nhiểu lao động: công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu c. Những ngành CN trọng điểm đòi hỏi kỹ thuật cao: điện tử, ô tô, xe máy, hóa chất - Nhận xét giá trị sản xuất của các ngành. - Liên hệ kiến thức đã học để giải thích. - Đọc yêu cầu bài tập 2, thảo luận nhóm dựa trên kết quả phân tích lược đồ và kiến thức đã học. - Bao gồm các ngành: công nghiệp chế biến LTTP, thủy sản công nghiệp dầu khí. - Là những ngành CN: sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu (dệt, may mặc) - Bao gồm các ngành CN như: điện tử, ô tô xe máy, hóa chất phân bón, dầu khí, luyện kim, chế tạo máy. - Là một động lực để thúc đẩy nền kinh tế của vùng đi lên theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, có ảnh hưởng lớn đến các vùng khác trong cả nước. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Các em về nhà học bài bổ sung đầy đủ các ý còn thiếu - Xem và soạn trước bài 35: Vùng Đống Bằng sông cửu Long - Nhận xét tiết học. IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM Trang 6 _________________________________ Tuần: 23 Ngày soạn: 15/1/2011 Tiết: 41 Ngày dạy: Lớp: 9 4, 5 Bài 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp cho học sinh. - Hiểu được đồng bằng sông cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất của cả nước vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đất, khí hậu, nước phong phú đa dạng, người dân cần cù , năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường.Đó là điều kiện quan trọng đẽ xây dựng vùng Đồng Bằng Sông Cửu long thành vùng kinh tế động lực. - Làm quen với khái niệm sống chung với lũ ở ĐBSCL. 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh. - Vận dụng thành thạo phương pháp kết hợp giữa kênh chữ với kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc ở ĐBSCL - Kỹ năng sử dụng lược đồ, tranh ảnh 3. Về tư tưởng: Giáo dục cho học sinh biết được nguồn gốc, đặc điểm tự nhiên, xã hội của địa phương mình sinh sống thông qua bài học. II. Thiết bị dạy học * Giáo viên: lược đồ tự nhiên vùng ĐBSCL, một số tranh ảnh, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học có liên quan. * Học sinh: sgk, đồ dùng học tập cần thiết, xem và soạn bài trước ở nhà. III. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ. - Em hãy kể tên các ngành CN trọng điểm ở Đông Nam Bộ? Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động? Những ngành công nghiệp nào đòi hỏi kỹ thuật cao? - Vai trò của vùng Đông Nam Bộ như thế nào trong quá trình phát triển công nghiệp của cả nước? 2. Bài mới * Giới thiệu bài: Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp người dân lao động cần cù và để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài 35. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Giáo viên cho học sinh nêu đơn vị hành chính, diện tích và dân số của vùng. - Yêu cầu HS đọc nhanh mục I SGK - Dựa vào hình 35.1 hãy xác định vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng? - GV cho HS lên xác định trên lược đồ. => Vị trí: Liền kề phía tây của vùng Đông Nam Bộ => Giới hạn: + Bắc giáp Campuchia + Tây Nam: Vịnh Thái lan + Đông Nam: Biển Đông - Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ĐBSCL? => Ý Nghĩa: + Phát triển kinh tế trên đất liền và biển. + Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước tiểu vùng sông Mê kông và với các vùng trong nước. - Giáo viên mở rộng về ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng. II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Học sinh trả lời theo nội dung bài - Đọc mục I SGK - Đọc lược đồ H 35.1 SGK - Xác định vị trí, giới hạn của vùng trên lược đồ tự nhiên ĐBSCL. - Nhận xét lợi thế về vị trí địa lí của vùng. Trang 7 - GV dùng lược đồ tự nhiên của vùng để cho học sinh thấy được vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công. - Hãy cho biết điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long? => Là một bộ phận của châu thổ sông Mê kông. Thuận lợi + Diện tích rộng, thấp, bằng phẳng. cho phát + Khí hậu cận xích đạo triển Nông nghiệp - Giáo viên mở rộng về điều kiện tự nhiên đặc trưng của vùng so với các vùng khác trong cả nước. - Dựa vào H35.2, em hãy cho biết vùng có những loại tài nguyên thiên nhiên nào để phát triển nông nghiệp? - Cho biết những nét chính về tài nguyên đất và rừng của vùng? - Liên hệ đến tình hình đất của địa phương. - Tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước của vùng như thế nào? - Tài nguyên biển và hải đảo của vùng như thế nào? - Dựa vào H35.2, nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL để sản xuất lương thực, thực phẩm? => Là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm trọng điểm của cả nước. - GV nhận xét tổng hợp tài nguyên trên đất liền và biển: (sản xuất nông nghiệp, xi măng, thuỷ sản, du lịch ) - Nêu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở ĐBSCL? => Thiên nhiên đã gây nhiều khó khăn trong sản xuất NN. - GDMT: Liên hệ đến tình trạng xâm nhập mặn, lũ lụt, khô hạn - Biện pháp khắc phục những khó khăn của vùng hiện nay là gì? => Giải pháp: + Dự án thoát lũ + Cải tạo đất phèn mặn + Cung cấp nước ngọt cho SX và SH + Chung sống với lũ, khai thác nguồn lợi từ lũ. - Hãy tổng hợp những thận lợi và khó khăn về TN của vùng? III/ Đặc điểm dân cư, xã hội. - Nêu đặc điểm chung về dân cư, xã hội của vùng ? - Dựa vào bảng 35.1, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở ĐBSCL so với cả nước? - Quan sát lược đồ - Diện tích rộng, địa hình bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, cùng sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Bao gồm: đất, rừng, khí hậu, nước, biển và hải đảo. + Đất: diện tích gần 4 triệu ha – đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha), đất mặn, đất phèn (2,5 triệu ha). + Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn. + Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào. + Nước: sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn, hệ thống kênh rạch chằng chịt, vùng nước mặn, lợ cửa sông ven biển rộng lớn. + Biển đảo: Nguồn hải sản cá tôm và hải sản quý hết sức phong phú, biển ấm ngư trường rộng, nhiều đảo và quần đảo khai thác thủy hải sản, du lịch. Thảo luận nhóm (3 phút), đại diện các nhóm trình bày: (Rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm tạo động lực thúc đẩy sản xuất lương thực thực phẩm là một thế mạnh kinh tế của vùng) - Dựa theo nội dung SGK và liên hệ thực tế. (Lũ, lụt, diện tích đất phèn, mặn tăng…) - ĐBSCL đang được đầu tư lớn cho các dự án: thoát lũ, cải tạo đất phèn, mặn. - Củng cố mục I, II - Đông dân chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng, thành phần dân tộc: người Kinh, Chăm, Khơ me, Hoa… - Kết hợp kênh chữ SGK và bảng 35.1, nhận xét. Trang 8 => Số dân: 16,7 triệu người (2002), đông dân. + Một số chỉ tiêu KT-XH thấp hơn so với trung bình cả nước. (tỉ lệ người biết chữ, tỉ lệ dân thành thị) - Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư – xã hội của vùng ĐBSCL? Tại sao lại phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở vùng này? - Nêu tóm lược những thuận lợi và khó khăn về đặc điểm dân cư – xã hội của vùng ĐBSCL? Hướng giải quyết những khó khăn nêu trên? - Giáo viên nhận xét và bổ sung. - Nêu đặc điểm dân cư – xã hội của vùng, giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng. - Củng cố nội dung toàn mục. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. - Các em về nhà học thuộc bài, vận dụng kiến thức trong bài học để làm phần câu hỏi và bài tập trong sgk. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sgk. - Xem và soạn trước bài 36: Vùng ĐB sông Cửu Long (tt) - Nhận xét tiết học. IV/ Bổ sung, rút kinh nghiệm _____________________________ Tuần: 24 Ngày soạn: 30/ 1/2011 Tiết: 42 Ngày dạy: Lớp: 9 4, 5 Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiếp theo) I/ Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: giúp cho học sinh - Hiểu được ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng. 2. Về kĩ năng: rèn luyện cho học sinh - Phân tích dữ liệu trong sơ đồ kết hợp với lược đồ để khai thác kiến thức theo câu hỏi. - Biết kết hợp kênh chữ, kênh hình và liên hệ thực tế để phân tích và giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng. 3. Về tư tưởng: - Giáo dục cho học sinh nhận thức đúng về vai trò của ngành nông nghiệp ở ĐBSCL, từ đó thấy được tình hình nông nghiệp của địa phương và có tinh thần cố gắng trong lao động cũng như trong học tập. II/ Thiết bị dạy học * Giáo viên: lược đồ kinh tế vùng ĐBSCL, một số tranh ảnh và tài liệu tham khảo về ĐBSCL… * Học sinh: sgk, Atlát, xem và soạn trước bài ở nhà. III/ Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ - Xác định trên lược đồ, ranh giới và nêu ý nghĩa về vị trí địa lí của vùng? - Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ĐBSCL? (Sơ đồ) - Nêu những thuận lợi và khó khăn về dân cư – xã hội của vùng? 2. Bài mới * Giới thiệu bài: Nét đặc trưng trong kinh tế của vùng ĐBSCL là gì? Thành phố Cần Thơ có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của vùng? Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp bài 36. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò IV/ Tình hình phát triển kinh tế Trang 9 1. Nông nghiệp - Yêu cầu HS đọc nhanh kênh chữ và kênh hình SGK mục 1 - Quan sát lược đồ kinh tế vùng ĐBSCL, cho biết cây trồng chủ yếu của vùng là gì? - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lược đồ kinh tế của vùng. - Căn cứ vào bảng 36.1, hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của ĐBSCL so với cả nước? - Giáo viên nhận xét và mở rộng về ý nghĩa của việc sản xuất LTTP ở ĐBSCL. - Quan sát lược đồ kinh tế của vùng cho biết cây lúa được trồng chủ yếu ở đâu? Bình quân lương thực theo đầu người như thế nào? => Trồng trọt: + Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. + Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Sóc Trăng, Đồng Tháp. Bình quân lương thực đầu người là 1066,3kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (2002). + Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi… - Ngoài ra, vùng còn phát triển loại cây trồng nào khác? - Ngành chăn nuôi của vùng ĐBSCL phát triển như thế nào? => Chăn nuôi: phát triển (chăn nuôi vịt đàn là thế mạnh) - Quan sát H36.1, nhận xét tại sao ĐBSCL có thế mạnh phát triển nghế nuôi trống và đánh bắt thủy hải sản? => Thuỷ sản: Chiếm 50% sản lượng cả nước, nuôi trồng và khai thác phát triển mạnh. - Tình hình lâm nghiệp của vùng phát triển như thế nào? => Lâm nghiệp: Nghề rừng có vai trò quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. Cần có biện pháp phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh thái rừng ngập mặn. - GDMT: giáo dục môi trường, bảo vệ rừng cho học sinh. - Tổng hợp những thế mạnh và những khó khăn trong nông nghiệp của vùng? 2. Công nghiệp - Nêu cơ cấu và đặc điểm ngành công nghiệp của vùng? => Tỉ trọng thấp (20% GDP toàn vùng 2002) + Chế biến LTTP chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu CN của vùng (65%) + Tập trung tại các thành phố, thị xã; (Cần Thơ) - Quan sát bảng 36.2 và kiến thức đã học cho biết: vì sao ngành chế biến LTTP lại chiếm tỉ trọng cao hơn cả? - Dựa vào lược đồ kinh tế của vùng hãy xác định các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến LTTP? - Phát triển mạnh CN chế biến LTTP có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất NN của vùng? 3. Dịch vụ - Cơ cấu ngành dịch vụ ở vùng ĐB sông Cửu Long như thế nào? - Nêu hàng xuất khẩu chủ lực của vùng ? - Đọc mục 1 SGK - Đọc lược đồ kinh tế của vùng. - Đọc, nhận xét bảng số liệu 36.1 SGK. - Xác định trên lược đồ: lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Sóc Trăng, Đồng Tháp. Bình quân lương thực đầu người là 1066,3kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (2002). - Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi… - Nghề nuôi vịt đàn, nuôi tôm, cá xuất khẩu đang phát triển mạnh. - Dựa vào kiến thức đã học và H36.1 SGK (Có điều kiện thuận lợi ngư trường rộng lớn, có nhiều bãi tôm, bãi cá , kênh rạch chằng chịt, người dân có kinh nghiệm). - Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. - Củng cố nội dung toàn mục. - Bao gốm các ngành chế biến LTTP, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác. - Đọc bảng số liệu 36.2 và dựa vào nội dung kênh chữ SGK để trả lời. - Cần Thơ, các thị xã : Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng. - Thúc đẩy sự phát triển của ngành NN - Bao gồm các ngành chủ yếu xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch. - Là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả. Trang 10 . môn. II. Thiết bị dạy học * Giáo viên: lược đồ kinh tế Việt Nam, các tài li u tham khảo về vùng kinh tế ĐNB và các tài li u khác có li n quan. * Học sinh: Sgk, thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu,. LTTP, vật li u xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác. - Đọc bảng số li u 36.2 và dựa vào nội dung kênh chữ SGK để trả lời. - Cần Thơ, các thị xã : Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Li u,. kĩ năng: rèn luyện cho học sinh - Kĩ năng xử lí số li u thống kê và vẽ biểu đồ so sánh số li u để khai thác kiến thức theo câu hỏi. - Li n hệ với thực tế ở 2 vùng đồng bằng lớn của đất nước.