kiểm tra 15 p lần 2

2 178 0
kiểm tra 15 p lần 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiểm tra 15 phú Kỳ II lần 2 Họ vad tên ……………………………………lớp 12A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Câu 1: Trong một hệ sinh thái, A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. B. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. C. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. D. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. Câu 2: Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là: A. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm. B. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm. C. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt. D. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt Câu 3: Phát biểu đúng về vai trò của ánh sáng đối với sinh vật là : A. Ánh sáng nhìn thấy tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật B. Tia hồng ngoại tham gia vào sự chuyển hoá vitamin ở động vật C. Điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái thực vật D. tia tử ngoại chủ yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật? A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. Câu 5: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật? A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. Câu 7: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia ? A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng D. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn Câu 8: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. C. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, … chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Câu 9: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích. B. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó. C. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO). D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí. Câu 10: Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hoá có vai trò A. Chuyển hóa NO 2- thành NO 3- B.  Chuyển hóa N 2 thành NH 4+ C. Chuyển hóa NO 3- thành NH 4+  D. Chuyển hóa NH 4+ thành NO 3- Câu 11: Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là A. không khí. B. nước. C. ánh sáng. D. gió. Câu 12: Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biến động A. không theo chu kì. B. theo chu kì nhiều năm. C. theo chu kì mùa. D. theo chu kì tuần trăng. Câu 13: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau. D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường. Câu 14: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể? A. Đa dạng loài. B. Tỉ lệ đực, cái. C. Tỉ lệ các nhóm tuổi. D. Mật độ cá thể. Câu 15: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là A. kích thước tối đa của quần thể. B. mật độ của quần thể. C. kích thước trung bình của quần thể. D. kích thước tối thiểu của quần thể. Câu 16: Sơ đồ nào sau đây không mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Tảo → giáp xác → cá → chim bói cá → diều hâu. B. Lúa → cỏ → ếch đồng → chuột đồng → cá. C. Cỏ → thỏ → mèo rừng. D. Rau → sâu ăn rau → chim ăn sâu → diều hâu. Câu 17: Hình tháp sinh thái luôn có dạng chuẩn (đáy tháp rộng ở dưới, đỉnh tháp hẹp ở trên) là hình tháp biểu diễn A. năng lượng của các bậc dinh dưỡng. B. sinh khối của các bậc dinh dưỡng. C. số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng. D. sinh khối và số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng Câu 18: Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là A. sinh vật tiêu thụ bậc ba. B. sinh vật tiêu thụ bậc một. C. sinh vật tiêu thụ bậc hai. D. sinh vật sản xuất. Câu 19: Giun, sán sống trong ruột lợn là biểu hiện của mối quan hệ A. hợp tác. B. hội sinh. C. kí sinh - vật chủ. D. cộng sinh. Câu 20: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. . Kiểm tra 15 phú Kỳ II lần 2 Họ vad tên ……………………………………l p 12A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Câu 1: Trong một hệ sinh thái, A. năng. Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường g p khi A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. Điều kiện sống phân. đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. Điều kiện sống phân bố đồng đều,

Ngày đăng: 12/06/2015, 06:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan