Hương trầm Quỳ Châu Ngoài nổi tiếng đá đỏ một thời, Quỳ Châu còn nổi tiếng có truyền thống sản xuất hương trầm không kém. Dịp cuối năm, người người sản xuất, nhà nhà sản xuất, và dòng người bắt đầu từ khắp nơi đổ về miền tây xứ Nghệ để thu mua, rồi đem hương trầm về xuôi tung ra thị trường phục vụ người dân trong những ngày tết Nguyên đán. Vựa hương trầm Thị trấn Tân Lạc (nay là Quỳ Châu, Nghệ An) nằm lọt thỏm giữa núi rừng giống như một thung lũng xinh xắn. Dường như những ngày áp tết thị trấn nhỏ bé này trở nên nhộn nhịp hơn, vì mùa sản xuất hương trầm bắt đầu bước vào dịp cao điểm. Người người, nhà nhà sản xuất hương trầm. Hai bên Quốc lộ 48, đoạn qua thị trấn Tân Lạc và xã Châu Hạnh, Quỳ Châu tràn ngập của hàng bán hương. Rảo bộ quanh thị trấn, người ta còn nghe mùi thơm của trầm hương thoang thoảng bay theo làn gió nhẹ những ngày đông lạnh lẻo. Khắp các con phố của thị trấn và bản làng ở xã Châu Hạnh người vào ra nhộn nhịp để thu mua hương trầm chở về xuôi phục vụ khách hàng trong những ngày tết Nguyên đán. Đi đến đâu cũng nghe tiếng cười đon đã của các cô gái Thái xinh xắn, chào mời khách vào mua đặc sản trầm hương của vùng đất Phủ Quỳ. Anh Trần Ngọc Lan, một người dân địa phương cho biết: nghề sản xuất hương trầm Quỳ Châu có truyền thống từ rất lâu, nhưng thời gian gần đây mới bắt đầu rầm rộ. Ngoài khu vực thị trấn, lâu nay hai xã Châu Hạnh và Châu Tiến cũng rất nhiều gia đình sản xuất hương trầm ngày tết. Và thương hiệu hương trầm Quỳ Châu xứ Nghệ đến nay thực sự đã có tiếng tăm trên thị trường Việt Nam. Bước vào cơ sở sản xuất Huyền Sâm, sát QL48 đoạn qua khối 2 thị trấn Tân Lạc. Chị Huyền (người dân tộc Thái), chủ cửa hàng tâm sự: Gia đình chị làm nghề sản xuất hương trầm từ bao đời nay. Bình quân mỗi năm sản xuất được khoảng gần trăm vạn hương trầm que. Trừ chi phí, mỗi mùa hai vợ chồng chị Huyền thu nhập được xấp xấp trăm triệu đồng. Cũng nằm sát QL48, cơ sở sản xuất Hạnh Lai lớn không kém. Chị Hạnh, chủ của hàng cho biết: Hầu như gia đình chị Hạnh cũng như những nhà xung quanh khu vực khối 2 thị trấn Tân Lạc đều có truyền thống làm nghề sản xuất hương trầm phục vụ tết từ bao đời nay. Để có hương phục vụ nhu cầu thị trường trong những ngày tết Nguyên đán, bắt đầu từ tháng chín âm lịch, người dân địa phương đã bắt đầu huy động nhân lựcởan xuất hương từ đây cho đến những ngày cuối năm âm lịch. Vì thế, không những những ngày áp tết nơi đây mới nhộn nhịp mà ngay từ đầu mùa sản xuất, người dân nơi đây đã đêm đêm thức trắng đỏ điện sản xuất hương trầm. Sản phẩm làm ra được đóng thành từng búp (bó) và đóng gói cẩn thận rồi chất đống từ đầu tháng chín để chờ đến dịp giáp tết mới nhập sỉ cho các “nậu” đến từ: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La, Cao Bằng, Đắc Lắc… Nhu cầu thị trường tết dùng trầm hương ngày càng nhiều nên hương trầm Quỳ Châu sản xuất ra bao nhiêu cũng không đủ để cung ứng cho thị trường. Nói rồi chị Hạnh chỉ tay về phía một vài cơ sở sản xuất khác mà nói: Nhà tôi ăn thua gì, bên kia là cơ sở sản xuất Công Hà (tức ông chủ là Đậu Công Hà) mỗi dịp tết sản xuất được hàng trăm vạn hương trầm, thu nhập bình quân mỗi mùa hàng trăm triệu đồng. Nối tiếp là cửa hàng Quân Nga, Hoa Thường…cũng là những cơ sở sản xuất trầm hương lớn không kém. Vùng đất vàng Ông Vi Văn Quân, một người dân có thâm niên làm nghề sản xuất hương trầm ngày tết tiết lộ. Hiện ở Quỳ Châu có hàng trăm cơ sở sản xuất hương trầm, công thức mỗi nhà một kiểu, nhưng hầu hết hương đều có chung một mùi thơm rất đặc trưng của vùng đất Phủ Quỳ (bao gồm các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Nghĩa Đàn). Để làm thành một que hương trầm, người dân nơi đây phải biết mua trữ nguyên liệu ngay từ hồi đầu năm. Trong tất cả các nguyên liệu để sản xuất hương trầm cái gì cũng quan trọng, nhưng đáng chú ý là trầm (rệ hương), thảo quả, quế, hoa hồi…phải chế biến rất công phu. Lợi thế của miền đất này là Quỳ Châu nằm trong thủ phủ cây quế của Phủ Quỳ. Được biết, hai huyện Quỳ Châu và Quế Phong từ xưa cây quế được ví là vàng của vùng đất Phủ Quỳ. Dọc QL48, san sát những cánh rừng quế bạt ngàn được trồng từ thời Pháp thuộc để lại. Tuy nhiên, gía vỏ quế ở đây rất rẻ, nhiều khi người dân bóc xong chỉ để cho héo khô héo quắt mà không ai thèm mua. May ra, đến dịp sản xuất hương trầm khi ấy mới có người tìm đến. Ngoài những nguyên liệu sẵn có của bàn tay con người tạo ra, miền đất núi rừng này còn sẵn có nhiều loại dược phẩm khác, nhất là rể hương, mộc dược, thảo quả. Riêng rể hương cũng giúp người dân miền tây Nghệ An mới có thêm một cái nghề, đó là “nghề săn rể hương”. Cứ mỗi dip tết âm lịch xong, người dân lại thi nhau vào rừng để đi tìm rể hương gom về bán cho các cơ sở sản xuất hương. Anh Vi Văn Giáp, một thợ săn rể hương ở miền tây Nghệ An tiết lộ: Mặc dù nghề săn rệ hương vất vã hơn nghề sản xuất, nhưng năm nay giá cao hơn mọi năm nên không ít gia đình sẽ có một cái tết đầy đủ và vui hơn, vì trúng đậm rể hương. Những năm trước giá rể hương chỉ 5 đến 7 nghìn đồng trên mỗi kilôgam thì năm nay trên 10 nghìn. Hầu như đã vào rừng là kiếm được rể hương. Có ngày anh Giáp kiếm được ba đến bốn yến rể hương. Cũng từ chỗ vùng quê có nhiều lợi thế về nguyên liệu dược phẩm quý nên Quỳ Châu đã trở thành nơi sản xuất hương trầm nỗi tiếng. Trong những ngày tết, khắp mọi miền đất nước, đâu đâu cũng đã xuất hiện mùi hương trầm của miền đất Quỳ Châu xứ Nghệ . Châu còn nổi tiếng có truyền thống sản xuất hương trầm không kém. Dịp cuối năm, người người sản xuất, nhà nhà sản xuất, và dòng người bắt đầu từ khắp nơi đổ về miền tây xứ Nghệ để thu mua, rồi. những ngày áp tết nơi đây mới nhộn nhịp mà ngay từ đầu mùa sản xuất, người dân nơi đây đã đêm đêm thức trắng đỏ điện sản xuất hương trầm. Sản phẩm làm ra được đóng thành từng búp (bó) và đóng gói. trầm Quỳ Châu sản xuất ra bao nhiêu cũng không đủ để cung ứng cho thị trường. Nói rồi chị Hạnh chỉ tay về phía một vài cơ sở sản xuất khác mà nói: Nhà tôi ăn thua gì, bên kia là cơ sở sản xuất Công