LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Chương I Các nước châu Á Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Bài 1: Nhật Bản 1. Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX - Vào nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Mâu thuẫn trong xã hội phong kiến Nhật Bản phát triển gay gắt. Đó là: Về kinh tế: + Nông nghiệp lạc hậu, nông dân bị bóc lột nặng nề. Mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra. + Kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công suất hiện ngày càng nhiều. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. Về xã hội: + Chính phủ So-gun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. + Tư sản ngày càng giàu có nhưng không có quyền lực về chính trị. + Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, thị dân vừa bị phong kiến khống chế, vừa bị nhà buôn và bọn cho vay lai bóc lột. Về chính trị: + Thiên hòang có vị trí tối cao nhưng quyền lực thuộc về tướng quân So-gun đóng ở phủ chúa- Mạc phủ. Ngoại giao: + Các nước phương Tây trước tiên là Mĩ, buộc Nhật Bản phải ‘mở của’. + Mĩ đưa hạm đội cập bến Nhật Bản, dùng vũ lực buộc Mạc Phủ phải mở hai của biển Si-mô-da và Ha-cô-da-tê cho Mĩ vào buôn bán. +Anh, Đức, Nga, Pháp ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng, Nhật Bản phải chịu nhiều điều kiện nặng nề. - Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX,Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: Hoặc là tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé, hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây. 2. Cuộc Duy Tân Minh Trị - Những hiệp ước bất bình đẳng mà Mạc Phủ kí với nước ngoài làm cho các tầng lớp trong xã hội phản ứng mạnh mẽ. phong trào đấu tranh chống So-gun phát triển vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. Tháng 1-1868, Thiên Hoàng thực hiện một số cải cách tiến bộ- cuộc Duy tân Minh trị. Nội dung - Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của các tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng , thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. Năm 1889, Hiên pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. - Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống… - Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ chưng binh. Công nghiệp đống tàu chiến được chú trọng phát triển, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược, mời chuyên gia quân sự nước ngoài - Về giáo dục: Chính phủ thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây… 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa - Những biểu hiện chủ yếu của việc Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa: + Công nghiệp, đường sắt, ngoại thương, hàng hải có những chuyển biến quan trọng. + việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mit-xưa, Mit-su-bi-si… chi phí đời sống kinh tế chính trị của nước Nhật. - Sự bành chướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX đầu thế KỈ XX: + Sự phát triển mạh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế KỈ XX đã tạo sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. + Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung -Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905). + Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế. - phong trào đấu tranh của công nhân *Nguyên nhân: - Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vân duy trì quyền sở hữu phong kiến. Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế về chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho Nhật Bản có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt . - Công nhân Nhật Bản phải làm việc mỗi ngày từ 12-14 giờ, trong điều kiện tồi tệ mà tiền lương lại thấp. - Sự bóc lột nặng nề của giới chủ. *Diễn biến: - Các cuộc đấu tranh: Năm 1872-1878, công nhân mỏ Ta-ca-si-ma bạo động, nưm 1881, công nhân dệt bạo động, năm 1907 có57 cuộc bãi công. Công nhân xưởng đúc vũ khí Ô-xa-ca đấu trah, thu hút hàng vạn người tham gia. - Trong quá trình đấu tranh, các tổ chức công đòan được thành lập. - Năm 1901, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thàh lập dưới sự lãnh đạo của Ca-tai-a-ma xen. Bài 2: Ấn Độ II/ Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX Quá trình thực dân phương Tây xâm lược Ấn Độ - Đầu thế kỉ thứ XVII, chế độ phong kiến bị suy yếu các nước phương Tây chủ yếu là Anh và Pháp đã chia hau xâm lược ấn Độ. Đến giữa thế kỉ thứ XIX tực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược Ấn Độ Chính sách cai trị của thực dân Anh - Về kinh tế: + Mở rộng công cuộc khai thác, vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột hân công rẻ mạt. + Chính sách bóc lột của thực dân Anh đã làm cho 26 triệu người Ấn Độ chết đói trong 25 năm cuối thế kỷ XIX, đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng khó khăn. -Về chính trị -xã hội: + Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp. + Ngày 01/01/1877, nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ. + Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản sứ để làm chỗ dựa + Thi hành chính sách chia để trị, khơi sâu thù hằn dân tộc tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội. - Về văn hóa giáo dục: + Thực hiện chính sách ngu dân khuyến khích tập quán hủ tục lạc hậu. - Hậu quả Chính sách thống trị của thực dân Anh, kinh tế giảm sút, đời sống nhân dân khổ cực nhân dân lao động bị bần cùng hóa, chết đói, các nghề thủ công truyền thống bị suy sụy. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại. II/ Cuộc khởi nghĩa Xi pay 1857- 1859: Nguyên nhân: - Sự xâm lược và Chính sách thống trị tàn ác của thực dân Anh làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh phát triển sâu sắc. - Ngòi nổ là sự bất mãn của binh lính người Ấn Độ trong quân đội Anh đóng ở Mi Rút. Diễn biến - Sáng 10/5/1857 ở Mi Rút khi thực dân Anh sắp áp giải 85 binh lính Xi pay trái lệnh, thì 03 trung đoàn Xi Pay nổ dạy khởi nghĩa. Nhân dân gia nhập nghĩa quân vây bắt bọn chỉ huy Anh thừa thắng nghĩa quân tiến về Đê Li, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng khắp miền bắc và miền tây Ấn Độ, nghĩa quân đã thành lập được Chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn. Kết quả: - Thực dân Anh dốc toàn lực đàn áp năm 1859 khởi nghĩa thất bại nhiều nghĩa quân bị trói vào họng súng đại bác rồi bị bắn cho tan xương nát thịt Ý nghĩa: -Cuộc khởi nghĩa năm 1857 – 1859 tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc rộng lớn của nhân dân Ấn Độ. III/ Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc 1905 – 1908: Đảng Quốc Đại: -Sự thành lập Đảng Quốc Đại, giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và phát triển cùng với sự xâm lược và thống trị của thực dân Anh. Họ mở nhiều xí nghiệp dệt làm đại lý cho các hãng buôn của Anh. Tư sản Ấn Độ đòi tự do phát triển kinh tế và tham gia Chính quyền nhưng bị thực dân Anh kìm hãm bằng mọi cách, lo sợ phong trào đấu tranh của quần chúng, thực dân Anh tìm cách lôi kéo giai cấp tư sản Ấn Độ, cho phép giai cấp này thành lập một chính Đảng của mình. Cuối năm 1885. Đảng Quốc Đại được thành lập đánh dấu một giai đoạn mới, giai doạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị, nắm quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ . -Đường lối đấu trah của Đảng quốc đại + Trong 20 năm đầu (1885-1905) chủ trương dùng phương pháp ôn hòa, yêu cầu thực dân Anh cho tư sản Ấn Độ tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ phát triển kĩ nghệ, cải cách giáo dục. + Phái dân chủ cấp tiến – phái cực đoan do B. Ti-lắc đứng đầu- đò có thái độ đấu tranh kiên quyết chống thực dân Anh. - Phong trào dân tộc (1905-1908) + Tháng 7/1905, thực dân Anh ban hành đạo luật chia cắt Ben-gan và ngày 6/10/1905, đạo luật bắt đầu có hiệu lực. Nhân dân coi đó là ngày quốc tang, hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ và hát vang bài “Kính chào Người- Mẹ hiền tổ quốc ” để tỏ ý thống nhất. Khắp ơi vang lên khẩu hiệu’Ấn Độ của người Ấn Độ ’. + Tháng 6/1908, thực dân anh bắt Ti-lắc và kết án ông sáu năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh trong cả nước. Công dân Bom-Bay đã tổng bãi công sáu ngày. Thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben –gan. -Tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905/1908: + Phong trào do giai cấp tư sản lãnh đạo mang đậm ý thức dân tộc, mục tiêu đấu tranh là độc lập và dân chủ. Giai cấp công dân tham gia với tư ach là một lực lượng trong phong trào dân tộc Ấn Độ. + Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của hân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh. Bài 3: Trung Quốc I/ Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược - Nguyên nhân + Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tay tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới. + Trung Quốc là một thị trường lớn, giàu tài nguyên khoáng sản, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng . Trung Quốc trở thành đối tượng xâm lược của nhiều nước đế quốc. Quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc - Các nước đế quốc phương Tây buộc triều đình Mãn Thanh phải mở của, cắt đất cho các nước đế quốc. - Cuộc chiến tranh thuốc phiện (1840/1842): Lấy cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Chính quyền Mãn Thanh phải kí hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận những điều khoản nặng nề (mở năm của biển để buôn bán, bồi thường chiến tranh, nhường cho Anh vùng đất Hồng Công). Hiệp Ước Nam Kinh là mốc mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. - Đến cuối thế kỉ XĨ, Đức chiếm tỉnh Sơn Đông, Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử, Pháp chiếm vùng Đông Bắc. II/ Phong rào đấu ranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thê kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc - Lãnh đạo: Hồng Tú Toàn - Thời gian: Nổ ra ngày 1/1/1851 kéo dài đến năm 1864 - Quy mô: Lan rộng khắp các địa phương trong cả nước. Đây là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. - Chính sách: Chính sách ruộng đất bình quân, chính sách xã hội tiến bộ thực hiện nam nữ bình đẳng. Cuộc vận động Duy Tân 1898 - Lãnh đạo : Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, được vua Quang Tự đồng tình ủng hộ. - Chủ trương cải cách chính trị, thay thế chế độ chính trị quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến theo gương Nhật Bản và phương Tây. - Cuộc vận động Duy Tân diễn ra hơn 100 ngày thì thất bại. Nguyên nhân thất bại: + Về khách quan: Thế lực giai cấp tư sản yếu kém, thế lực phong kiến bảo thủ mạnh. Phong trào diễn ra khi đã bị đế quốc nô dịch. + Về chủ quan: Vua Quang Tự và những người khởi xướng phong trào Duy Tân không dựa vào quần chúng, không phát động phong trào cách mạng quần chúng, thiếu triệt để và kiên quyết trong quá trình thực hiện mục tiêu Duy Tân - Ý nghĩa: Làm lung lay nền tảng phong kiến ở Trung Quốc, mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập Trung Quốc. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn: - Diễn biến: Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra khắp Trực Lệ, Sơn Tây. Nghĩa quân tấn công đại sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Ngay sau đó, liên quân tám nước đế quốc tiến vào Bắc Kinh đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa Đoàn chiến đấu anh dũng chống quân xâm lược nhưng cuối cùng bị thất bại. Hoảng sợ trước sức mạnh của các nước đế quốc, triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Tân Sửu(1901), chịu bồi thường chiến tranh và để các nước đế quốc đống quân ở Bắc Kinh. Trung Quốc thực sự trở thành nươc nửa thuộc địa, nửa phong kiến. III/ Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi Tôn Trung Sơn và việc thành lập Trung Quốc Đồng minh hội - Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đâu tập hợp lực lượng nắm quyền lãnh đạo cách mạng .tôn trung sơn là đại diện ưu tú và lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ỏ Trung Quốc. - Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội - Thành phần: Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, nhân sĩ bất bình với nhà Thanh. - Cương lĩnh chính trị của Đảng dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc’. - Mục tiêu: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất cho dân cày. Cách mạng Tân Hợi(1911) - Diễn biến + Sự kiện châm ngòi nổ củ cach mạng Tân Hợi ls sắc lệnh ‘Quốc hữu hóa ‘ đường sẳt ngày 9/5/1911 của chính quyền Mãn Thanh, gây căm phẫn trong nhân dân và giai cấp tư sản. + Ngày 10/10/1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hanh chóng và lan rộng khăp các tỉnh miền Nam và miền Trung. + Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống đứng đầu chính phủ lâm thời, thông qua Hiến Pháp, công nhạn quyền lãnh đạo và tự do của mỗi công dân. + Trước thắng lợi bước đầu của cách mạng, một số phần tử trong Đồng minh hội tìm cách hạn chế phong kiến, thương lượng với triều đình Mãn Thanh. Kết quả là vua Thanh thoái vị. Viên Thế Khải- một đại thần của triều đình Mãn Thanh lên làm tổng thống (2/1913) - Kết quả: Lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập nền cộng hòa. - Ý nghĩa lịch sử: + Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. +Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản khôg triệt để vì nó không thủ tiêu chế độ sở hưu ruộng đất phong kiến, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, không xóa bỏ ách nô dịch của nước ngoài. Bài 5 Các nước Đông Nam Á Từ cuối thế kỉ XIX dầu thế kỉ XX I/ Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á - Đông Nam Á là khu vực khá rộng bao gồm các nước trên lục địa và hải đảo, nằm trên đường giao thông từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, giàu tài nguyên khoáng sản, có nền văn hóa truyền thống lâu đời. - Từ giữ thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tay ráo riết đua nhau tìm kiếm thị trường và thuộc địa, trông lúc đó chế dộ phong kiến ở Đông Nam Á lại đang lâm vào khủng hoảng. Nhân cơ hội đó, các nước tư bản phương Tây mở rộng và hoàn thành xâm lược Đông Nam Á. + In –đô-nê-xi-a: Từ thế kỉ XV, XVI, tây ban nha, bồ đào nha, hà lan đã có mặt. đến thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn tahfnh xâm lược In –Đô-nê-xi-a. + Phi-lip-pin: Tây Ban Nha thống trị từ thế kỉ XVI. Sau chiến tranh Mĩ -Tây Ban Nha năm (1898), Mĩ chiếm Phi-lip-pin. + Miến Điện: Anh tiến hành ba cuộc chiến tranh xâm lược, đến 1885 thôn tính xong rồi sát nhập vào Ấn Độ thuộc Anh. + Mã Lai: Đến đầu thế kỉ XX, trở thành thuộc địa của Anh. + Việt nam, Lào, Cam –pu, chia: Đến cuối thế kĩ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược. + Xiêm: Nửa sau thế kỉ XIX, cả Anh và Pháp cùng tranh chấp. Tuy nhiên với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm vẫn giữ được độc lập tương đối về chính trị. II/ Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-Ấn Độ Nguyên nhân - In-đô-nê-xi-a là nước lớn nhất Đông Nam Á. - Do chính sách thống trị của thực dân Hà Lan đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Diễn biến - Cuộc khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825/1830) - Cuộc khởi nghĩa A –chê (10/1873) - Cuộc khởi nghĩa nông dân Sa-min (1890) - Cuối thế kỉ XIX, xã hội bị phân hóa sâu sắc giai cấp công nhân và tư sản ra đời, phong trào yêu nước mang màu sắc mới. Công dân thành lập các tổ chức + Hiệp hội công dân đường sắt 1905 + Hiệp hội công nhân xe lửa 1908 + Liên mih xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a 1914 - Giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp tri thức đóng vai trò quyết định trong phong trào yêu nước. III/ Phong trào chống thục dân ở Phi-lip-pin Nguyên nhân - Thực dân Tây Ban Nha khai thác và bóc lột sức lao động của người dân Phi - lip-pin - Nhân dân Phi –lip-pin mâu thuẫn với thực dân Tây Ban Nha gay gắt. Bùng nổ chiến ranh Diễn biến - 1872 nhân dân ở thành phố ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa. - Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, xuất hiện hai xu hướng chính + Xu hưóng cải cách của Hô-xê Ri-đan + Xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ê Phong trào đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Phi-lip-pin - Mĩ gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha giành Phi-lip-pin. Nghĩa quân chuyển sang chống Mĩ. Năm 1902 thì bị thất bại; Phi-lip-pin trở thành tuộc địa của Mĩ. Ý nghĩa Là cuộc cách mạng mang tính chất tư sản, chống đế quốc đàu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Phi-lip-pin trong cuộc đấu tranh giành độc lập. IV/ Phong trào đấu tranh chóng thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia Bối cảnh Cam-pu-chia giữa thế kỉ XIX - Trước khi Pháp xâm lược Cam –pu-chia, triều đình Nô-rô-đôm suy yếu phải thuần phục Thái Lan. - 1863, Cap-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân đã nổi dậy đấu tranh. Phong tào đấu tranh - Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861/1892) - Ấn Độ-cha-xoa (1863/1866) - Cuộc khởi nghĩa của Pu- côm-bô(1866/1867) V/ Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào cuối thế kỉ XX Bối cảnh - Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến bị suy yếu, phải thuần phục Thái Lan. - 1893, thực dân Pháp xâm lược, trở thành thuộc địa của Pháp. Phong trào - Cuộc khởi nghiã của nhân dân Lào dưới sự chỉ huy của Pa-ca-đuốc (1901/1903) - Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bo-lô-ven - Do Ong Kẹo, Com-ma-dam lãnh đạo (1901/1937) Nhận xét phong trào đấu tranh của ba nước Đông Dương - Thất bại - Diễn ra sôi nổi quyết liệt - Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh buất khuất vì độc lập tụ do của dân tộc. Nguyên nhân thất bại - Mang tính tự phát - Thiếu đường lối đúng, thiếu tổ chức mạnh. - Chính quyên phong kiến bị suy yếu. VI/ Xiêm giữa thế kỉ XIX –đầu thế kỉ XX Bối cảnh lịch sử - 1752, triều đại Ra ma được thiết lập theo đuổi chsinh sách đóng của. Giữa thế kỉ XIX, đứng trước nguy cơ xâm lược, Ra Ma đã thực hiện chính sách mở của buôn bán với các nước ngoài, để bảo vệ nền độc lập. Sau đó, Ra ma 5 thực hiện nhiều cải cách. Nội dung cải cách - Nông nghiệp: Giảm thuế, xóa chế độ lao dịch, xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vĩ nợ. - Công thương nghiệp: Khuyến khích tư nhân kin doanh, xây dựng nhà máy. - Chính trị: Cải cách theo khuôn mẫu phương Tây. - Quân đội: Trang bị vũ khí hiện đại và huấn luyện theo phương pháp hiện đại. - Chính sách ngoại giao: + Mềm dẻo + ‘Ngoại giao cây tre’ + Lợi dụng vị trí ước đệm cho Anh và Pháp. + Lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp. + Tính chất là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Bài 6 Châu Phi và khu vực Mĩ La tinh I/ Châu Phi 1/ Các nước đế quốc phân chia Châu Phi - Vị trí + Châu Phi có vị trí chiến lược quan trọng + Thị trường rộng lớn + Giàu có tài nguyên + Nhân công rẻ mạt Đối tượng xâm lược củ các nước tư bản phương Tây Quá trình xâm lược - Giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây bắt đầu đi xâm lược - Từ hững năm 70-80 của thế kỉ XIX, các nước đã tranh nhau xâm chiếm châu Phi + Anh chiếm Ai Cập, Nam Phi, Tây Ni- giê-ri-a + Pháp chiếm Tây Phi, Ma-da-ga-xca, An –giê-ri + Bỉ làm chủ phần lớn Công Gô + Bồ Đào Nha: Mô-dăm-bích, một phần Ghi-nê - Nhận xét: Đầu thế kỉ X, việc phân chia thuộc địa giữ các nước đế quốc cơ bản được hoàn thành Việc phân chia thuộc địa không đồng đều. 2/ Các cuộc đấu tranh tiêu biểu - Nguyên nhân Do chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dâ đã làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập. - Diễn biến *Phong trào đấu tranh ở An-giê-ri - Cuộc đấu tranh của Áp-đen Ca-đi(1830/1847) thu hút đông đả nhân dan tham gia đấu trnh, nhưng bị thất bại. * Ai Cập - 1879/1872: Phong trào Ai Cập trẻ do đại tá At-met A-ra-bi lãnh đạo * Xu –đăng - 1882/1898: Phong trào đấu ranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo củaMu-ha-met At-met mâu thuẫn với thực dân Anh. * Ê-ti-ô-pi-a -1886/1898: cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập. - Kết quả + Hầu hết đều bị thất bại + Diễn ra sôi nổi + Trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch. - Ý nghĩa + Thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn đấu tranh đầu thế kỉ XX. II/ Khu vực Mĩ La tinh 1/ vị trí của Mĩ La tinh - Gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ vùng Trung và Nam Mĩ, các quần đảo ở vùng biển Ca-ri –pê - Đây là khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời, giàu có tài nguyên. - Chế độ cai trị của thực dân + Đầu thế kỉ XIX, Mĩ la tinh chủ yếu là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha + Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ cai trị tàn bạo và phản động + Tàn sát dân, dồn đuổi dân cư vào rừng sâu + Đưa nô lệ từ châu Phi sang khai thác 2/ Phong trào đấu tranh giành độc lập - Năm 1791, ở Ha-ti bùng nổ cuộc đấu tranh lớn của người da đen dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a. Năm 1804, cuộc đấu tranh giành thắng lợi, nhưng thất bại. mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa vẫn có tiếng vang lớn, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La tinh. Năm 1816, Ác-hen-ti-na gianh được độc lập Mê-hi-cô và Pê-ru năm 1821… Như vậy qua hai thập niên đầu thế kỉ XIX đáu tranh quyết liệt, các quốc gia ở Mĩ la tinh lần lượt hình thành. Chỉ còn vài vùng đất nhỏ vẫn còn trong tình trạng thuộc địa. đây là thắng lợi của nhân dân Mĩ La tinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân châu Âu. Sau khi giành được độc lập - Nhiều nước MĨ La tinh đã có những bước tiến bộ về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, nhân dân khu vực Mĩ La tinh còn phải tiếp tục đấu tranh chống lại chính sách bành chướng của Mĩ, đối với khu vực này. - Năm 1823, vì muốn độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có này, Mĩ đã đưa ra học thuyết Mơn –rô:’ Châu Mĩ của người Châu Mĩ”. - Năm 1889,tổ chức” Tổ chức Liên minh dân tộc các nước châu Mĩ” được thành lập. - Năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha để sau đó chiếm Phi-lip-pin, Cu-ba… - Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ áp dụng chính sách”Cây gậy lớn” và”Ngoại giao đồng đôla” để - chiếm Pa-na-ma(1903), Đô-mi-ni-ca-na, …. - Dưới danh nghĩa đoàn kết các nước Châu Mĩ, chính quyền Oa-sinh-tơn đã khống chế, biến khu vực Mĩ La tinh thành ‘sân sau’ của đế quốc Mĩ. CHƯƠNG II CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918) Bài 6 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914/1918) I/ Nguyên nhân của chiến tranh - Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. - Bên cạnh các nước đế quốc già với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các nước đế quốc trẻ đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, nhưng lại có quá ít thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt. - Giới cầm quyền Dức đã vạch kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. - Nhật và Mĩ cũng ráo riết hoạch định chiến lược bành trướng của mình. - Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX các cuộc chiến tranh thuộc địa đã nổ ra nhiều nơi. + 1894/1895 Trung- Nhật: Nhật thôn tính Triều Tiên, Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hổ. + 1898 Mĩ – Tây Ban Nha: Mĩ chiếm Phi-lip-pin, Cu-ba, Ha-oai, Guy-an, Pu-ec-tô Ri-cô +1899/1902 Anh- Bô-ơ: Anh chiếm vùng đất Nam Phi + 1904/1905 Nga –Nhật: Nhật gạt Nga để khẳng định quyền thống trị Triều Tiên, Mãn Châu, và một số đảo Nam Xa-kha-lin - Đế quốc Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua tranh giành thuộc địa. thái độ của đức làm cho quan hệ quốc tế ngày càng căng thẳng. • sự hình thành hai khối quân sự: - Năm 1882 phe Liên minh thành lập gồm Đức- Áo –Hung –I-ta-li-a - Năm 1890/1907, phe hiệp ước hình thành gồm Anh – Pháp – Nga - Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang. Nguyên nhân trực tiếp: - 28/6/1914, thái tử Áo – Hung bị một người Xéc-bi ám sát. Đức, Áo chớp lấy cơ hội gây chiến - Ngày 28/721914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi. Ngày 1/8, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3/8, tuyên chiến với Pháp. Ngày 4/8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới bùng nổ. II/ Diễn biến của chiến tranh 1/ Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh Ưu thế thuộc về phe Đức – Áo – Hung - Năm 1914 Đức dồn binh lực sang phía Tây hòng đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng. Đêm 3/8 Đức tràn vào Bỉ, sau đó đánh thọc sang Pháp uy hiếp Pari. Ở mặt trận phía Đông, Nga tấn công Đông Phổ, Pari được cứu thoát. Đầu tháng 9, Pháp phản công giành thắng lợi trên sông Mác-nơ. Quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu. - Năm 1915 Đức dồn binh sang mặt trận phía Đông cùng Áo – Hung tấn công hòng loại bỏ Nga ra khỏi chiến tranh, nhưng không đạt được mục đích. - Năm 1916 Đức lại chuyển trọng tâm sang mặt trận phía Tây, mở chiến dịch Véc-doong. Chiến sự diễn ra ác liệt, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 12/1916. Hai bên thiệt hại 70 vạn người. Đức vẫn không hạ nổi Véc-doong. - Trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh, tình trạng khốn cùng của nhân dân lao động tăng lên. Trong khi đó bọn trùm công nghiệp phát tài to nhờ buôn bán vũ khí. Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến phát triển gay gắt. Đã có 6 triệu người bị chết và 10 triệu người bị thương. Đến cuối năm 1916, tình thế cách mạng xuất hiện ở nhiều nước châu Âu. 2/ Giai đoạn hai của chiến tranh Ưu thế chuyển sang phe hiệp ước - Tháng 1/1917, cách mạng dân chủ ở Nga thành công. Chế độ Nga hoàng bị lật đổ. Nhưng chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản vẫn tiếp tục đấu tranh. - Đức sử dụng tàu ngầm cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước. Viện cớ tàu ngầm Đức tấn công tàu buôn cập bến các nuớc phe Hiệp ước, Mĩ nhảy vào vòng chiến bên cạnh phe Hiêp ước. Sự tham chiến của Mĩ có lợi cho phe Hiệp ước. - Trong năm 1917, các cuộc phản công của phe Hiệp ước đều không thành công. Áo – Hung nao núng muốn cầu hòa, nhưng Nga và I-ta-li-a không chấp nhận thương thuyết. Đức dồn lực lượng sang đánh Nga loại I-ta-li-a khỏi vòng chiến. - Cách mạng tháng Mười(7/11) ở Nga thành công, nhà nước Xô-viết kí hòa ước Bơ-rét Li-tốp với Đức (ngày3/3/1918) rút khỏi chiến tranh. - Đầu năm 1918, Đức mở rộng bốn cuộc tấn công Pháp. Chính phủ Pháp chuẩn bị rời khỏi Pari thì tháng 7/1918, 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu. Nhờ đó Anh, Pháp quay lại phản công Đức trên khắp các mặt trận. - Từ cuối tháng 9/1918, quân đức liên tiếp thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Bỉ. Các nước đồng minh của Đức cũng bị tấn công liên tiếp, buộc phải đầu hàng: Bun-ga-ri (ngày29/9), Thổ Nhĩ Kì (ngày 30/10), Áo – Hung (ngày 2/11). III/ Hậu quả của chiến tranh thế giới - 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố làng mạc, đường xá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chi Phí cho chiến tranh là 85 tỉ đôla. - Nước Mĩ được hưởng nhiều lợi. Các ước châu Âu biến thành con nợ của Mĩ. Nhật chiếm lại một số đảo trước đây của Đức, nâng cao địa vị của vùng Đông Á và Thái Bình Dương. - Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nhà nưosc Xô-viết thành lập, đánh đấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chín trị thế giới. . LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Chương I Các nước châu Á Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Bài 1: Nhật Bản 1. Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX - Vào nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong. phong kiến bị suy yếu. VI/ Xiêm giữa thế kỉ XIX –đầu thế kỉ XX Bối cảnh lịch sử - 1752, triều đại Ra ma được thiết lập theo đuổi chsinh sách đóng của. Giữa thế kỉ XIX, đứng trước nguy cơ xâm lược,. Thanh thoái vị. Viên Thế Khải- một đại thần của triều đình Mãn Thanh lên làm tổng thống (2/1913) - Kết quả: Lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập nền cộng hòa. - Ý nghĩa lịch sử: + Lật đổ chế