1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III NĂM 2011

8 317 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 170,5 KB

Nội dung

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III- NĂM 2011 Câu 1. Nguyên tắc để xác định một đoạn trình tự nucleotit có mã hóa cho một chuỗi polypeptit là: A. Trên trình tự nucleotit đó ở đầu 3’ có ba nucleotit kế tiếp là TAX và ở đầu 5’ có ba nucleotit kế tiếp là ATX B. Trên trình tự nucleotit đã cho có bộ ba mở đầu là TAX ở đầu 5’ và ở đầu 3’ có ba nucleotit kế tiếp là ATX C. Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tục từ đầu 5’ đến 3’ xuất hiện liên tục các bộ ba mã hóa cho axit amin và sau cùng là bộ ba ATT D. Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tục từ đầu 3’ đến 5’ mà xuất hiện liên tục các bộ ba mã hóa cho các axit amin và sau cùng là bộ ba ATX Câu 2. Ở Prokarytot và Eukaryote, ADN được tổng hợp theo nguyên tắc nửa gián đoạn, trong đó phân tử ADN được tổng hợp trên 2 mạch gốc tuân theo 2 cách khác nhau, nguyên nhân là: A. Vì hai mạch của phân tử ADN gốc ngược chiều nhau, ADN polymerase tổng hợp theo sự mở rộng của chạc tái bản B. Vì hai mạch của phân tử ADN mẹ có chiều ngược nhau, ADN polymerase tổng hợp cùng một lúc cả hai mạch mới theo chiều 5’ đến 3’ C. Vì hai mạch của phân tử ADN gốc ngược chiều nhau, ADN polymerase bám và trượt trên mạch gốc theo chiều 5’ đến 3’ D. Vì hai mạch của phân tử ADN gốc ngược chiều nhau, ADN polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ đến 3’ nên phân tử này thực hiện việc tổng hợp ADN trên mạch gốc 3’-5’ rồi đến mạch gốc 5’-3’ Câu 3. Khẳng định nào dưới đây về quá trình phiên mã là chính xác? A. Quá trình phiên mã là quá trình cơ bản nhất được các loài sinh vật sử dụng để tổng hợp các đoạn ADN, ARN và các vật chất di truyền khác B. Trong quá trình phiên mã, ARN polymerase bám vào trình tự operator khiến gen tháo xoắn thứ cấp và lộ ra mạch gốc tạo điều kiện cho sự tổng hợp sợi ARN C. Khi ARN polymerase bám vào trình tự khởi động phân tử ADN tháo xoắn và quá trình tổng hợp mARN diễn ra trên cả hai mạch gốc của gen D. Thông thường ở tế bào nhân thực, các mARN được tạo thành có thể được sử dụng để sinh tổng hợp polypeptit ngay, thậm chí tạo hiện tượng polysome Câu 4. Khi nói về cấu trúc của operon, điều khẳng định nào sau đây là chính xác? A. Operon là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau và mã hóa cho các phân tử protein có chức năng gần giống hoặc liên quan đến nhau B. Operon là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau trên phân tử ADN, được phiên mã trong cùng một thời điểm để tạo thành một phân tử mARN C. Operon là một nhóm gen cấu trúc có cùng một promoter và được phiên mã cùng lúc thành các phân tử mARN khác nhau D. Operon là một nhóm gen cấu trúc có chung một trình tự promoter và kết hợp với một gen điều hòa cso nhiệm vụ điều hòa phiên mã của cả nhóm gen cấu trúc nói trên cùng lúc. Câu 5. Một nghiên cứu trên phân tử protein chuột cho thấy, đoạn polypeptid ở thế hệ sau có sự khác biệt so với ở thế hệ trước; Thế hệ trước :… Phe – Ser – Lys – Leu – Ala – Val Thế hệ sau :… Phe – Ser – Lys Biết rằng các bộ ba mã hóa cho các axit amin nói trên được quy định theo bảng dưới đây: UUU UUX AGU AGX AAA AAG XUU XUX XUA XUG GXU GXX GXA GXG GUU GUX GUA GUG Phe Ser Lys Leu Ala Val Điều gì đã xảy ra đối với đoạn gen trên của đối tượng nghiên cứu? A. Đột biến thay thế cặp nucleotit B. Đột biến mất cặp nucleotit C. Độ biến thêm cặp nucleotit D. Không phải do hậu quả của đột biến Câu 6. Điều khẳng định nào dưới đây về quá trình điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ là KHÔNG chính xác? A. Để gen có thể hoạt động bình thường nó cần phải có trình tự Promotor B. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã, dựa vào sự tương tác của protein điều hòa với Operator C. Trong quá trình phiên mã tạo mARN, quá trình sinh tổng hợp protein có thể diễn ra ngay khi phân tử mARN chưa tách khỏi phân tử ADN D. Gen điều hòa không nhất thiết phải nằm sát Promoter của operon Câu 7. Loại đột biến nào dưới đây có thể góp phần vào quá trình hình thành loài mới một cách nhanh chóng nhất? A. Đột biến chuyển đoạn NST B. Đột biến mất đoạn NST C. Đột biến lặp đoạn NST D. Đột biến chuyển đoạn, đảo đoạn NST ( Câu này chị thấy ko nên để phương án A nếu để thì phải thêm chữ chỉ vào trước) Câu 8. Để tạo thành thể dị đa bội, dùng phương pháp: A. Đa bội hóa cơ thể dị bội B. Hợp tử dị bội được đa bội hóa C. Đa bội hóa hợp tử lai xa D. Lai các thể đa bội với nhau Câu 9. Ở một loài thực vật, tiến hành phép lai giữa cây lá xẻ, hạt tròn và cây có lá nguyên hạt nhăn người ta thu được ở F 1 có 100% số cây lá xẻ và hạt nhăn. Cho những cây F 1 này tự thụ phấn và thu được cây F 2 , chọn ngẫu nhiên 1 cây F 2 thì xác suất để thu được cây lá xẻ, hạt nhăn là bao nhiêu? Biết rằng tính trạng đơn gen và nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. A. 56.25% B. 75% C. 43.75% D. 31.25% Câu 10. Trong quá trình di truyền tính trạng, nhiều tính trạng có thể luôn đi cùng nhau. Điều này có thể giải thích trên 2 hiện tượng: Gen đa hiệu hoặc di truyền liên kết hoàn toàn. Vậy, làm thế nào để phân biệt được 2 hiện tượng nói trên? A. Thực hiện phép lai phân tích B. Thực hiện phép lai thuận nghịch C. Gây đột biến số lượng NST D. Gây đột biến gen quy định tính trạng Câu 11. Cho cây thân cao, lá mọc cách (cây cái) thụ phấn bằng hạt phấn lấy từ cây đực có thân cao, lá mọc cách người ta thu được ở đời con có tỷ lệ phân ly kiểu hình như sau: 508 cây thân cao, lá mọc cách: 238 cây thân cao, lá mọc vòng: 241 thân thấp, lá mọc cách: 10 cây thân thấp, lá mọc vòng. Từ kết quả phép lai nói trên, kết luận nào được đưa ra dưới đây là chính xác nhất? A. Alen quy định cây cao và alen quy định lá mọc vòng nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cả cây đực và cây cái B. Alen quy định cây cao và alen quy định lá mọc vòng nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cây cái C. Alen quy định cây cao và alen quy định lá mọc cách nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cả cây đực và cây cái D. Alen quy định Cây cao và alen quy định lá mọc cách nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cây đực Câu 12. Khi nói về hiện tượng di truyền liên kết và hoán vị, điều khẳng định nào dưới đây là KHÔNG chính xác? A. Các tính trạng được xác định bởi các gen liên kết hoàn toàn luôn được di truyền cùng nhau B. Liên kết gen làm hạn chế số lượng biến dị tổ hợp và do vậy không có lợi cho loài trong quá trình tiến hóa. C. Trong phép lai phân tích, nếu xuất hiện 2 lớp kiểu hình có tần số lớn bằng nhau và 2 lớp kiểu hình có tần số nhỏ bằng nhau chứng tỏ có hiện tượng liên kết gen không hoàn toàn D. Liên kết gen hoàn toàn làm giảm số kiểu gen và kiểu hình của đời con, nhưng hoán vị gen làm tăng số kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ sau Câu 13. Tiến hành phép lai ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ dại và mắt trắng, 100% cá thể cái F 1 có màu mắt tía, còn ruồi đực có màu mắt đỏ dại. Cho ruồi F 1 giao phối với nhau được F 2 với tỷ lệ phân ly là: 37,5% mắt tía: 37,5% mắt đỏ dại và 25% mắt trắng. Anh/Chị sẽ nhận định rằng: A. Màu sắc của mắt ruồi giấm do 2 gen quy định, gen lặn nằm trên NST thường át chế sự biểu hiện của gen trên NST giới tính B. Màu sắc của mắt ruồi giấm do 2 gen quy định, gen trội nằm trên NST thường át chế sự biểu hiện của gen trên NST giới tính C. Màu sắc của mắt ruồi giấm do 2 gen quy định, trong đó gen lặn nằm trên NST giới tính át ché sự biểu hiện của gen nằm trên NST thường D. Màu sắc của mắt ruồi giấm do 2 gen quy định, trong đó gen trội nằm trên NST giới tính át chế sự biểu hiện của gen nằm trên NST thường Câu 14. Trong vai một nhà di truyền Y học tư vấn, anh/chị nhận thấy rằng ở một gia đình nọ nếu bố bị bệnh ( nên thêm vào mẹ ko mang gen bệnh thì chặt chẽ hơn) thì không đứa con nào sinh ra bị bệnh. Có thể kết luận gì về cơ chế di truyền căn bệnh nói trên: A. Bệnh do gen tế bào chất quy định B. Bệnh do gen lặn hiếm gặp trên NST X vùng tương đồng với NST Y C. Bệnh do gen lặn hiếm gặp trên NST X không có alen tương đồng trên NST Y D. Bệnh do gen lặn hiếm gặp trên NST thường không có alen tương ứng trên Y Câu 15. Ở nhiều loài sinh vật, các cá thể có thể có cùng kiểu gen ở một gen nhất định nào đó, tuy nhiên kiểu hình của chúng có thể khác nhau. Nguyên nhân là: A. Chúng sống trong môi trường khác nhau B. Có sự tương tác giữa các gen C. Gen quy định tính trạng số lượng D. Tổ hợp gen và/hoặc môi trường khác nhau Câu 16. Khẳng định nào dưới đây về giao phối gần là chính xác? A. Giao phối gần luôn gây ra những hậu quả có hại đối với đời con B. Giao phối gần làm biến đổi tần số alen theo hướng tăng dần tỷ lệ alen có hại C. Giao phối gần làm thay đổi tần số kiểu gen theo hướng tăng dần tần số của kiểu gen đồng hợp , giảm dần tần số thể dị hợp D. Giao phối gần chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật Câu 17. Trong một điều tra trên một quần thể thực vật, người ta ghi nhận sự có mặt của 80 cây có kiểu gen là AA, 20 cây có kiều gen aa và 100 cây có kiểu gen Aa trên tổng số 200 cây. Biết rằng cây có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau, quần thể cách ly với các quần thể lân cận và tần số đột biến coi như không đáng kể. Hãy cho biết tần số kiểu gen Aa sau một thế hệ ngẫu phối là bao nhiêu? A. 55,66% B. 45,5% C. 25,76% D. 66,25% Câu 18. Trong thực tế, quần thể ngẫu phối có nhiều ưu điểm hơn so với quần thể giao phối không ngẫu nhiên trong quá trình tiến hóa. Nhận định nào dưới đây là chính xác về vấn đề nói trên? A. Chỉ có quần thể ngẫu phối mới có khả năng thích nghi tốt trước sự biến đổi của môi trường B. Quần thể ngẫu phối có khả năng hình thành, phát tán và nhân rộng các đột biến trong quần thể C. Quần thể giao phối ngẫu nhiên có lượng biến dị tổ hợp lớn hơn, có sự đa hình lớn hơn nên có ưu thế trong chọn lọc và tiến hóa D. Quần thể giao phối ngẫu nhiên không có sự biến đổi tần số alen trong quần thể qua các thế hệ Câu 19. Các thao tác tạo ra ADN tái tổ hợp bao gồm: A. Xử lý ADN tế bào cho, ADN thể truyền bằng enzym ligase rồi sau đó trộn với enzym giới hạn B. Xử lý ADN tế bào cho bằng enzym giới hạn, ADN thể truyền bằng ligase, trộn lẫn chúng với nhau C. Xử lý ADN cho và ADN thể truyền bằng cùng một enzym giới hạn, trộn lẫn và xử lý bằng ligase D. Xử lý ADN cho và ADN thể truyền bằng ligase rồi trộn lẫn và xử lý bằng ADN polymerase Câu 20. Trong công nghệ ADN tái tổ hợp, cần phải có sự có mặt của thể truyền vì: A. Chỉ có thể truyền mới có khả năng đưa ADN đích vào tế bào nhận B. Thể truyền đưa ADN đích vào tế bào an toàn và có khả năng tự nhân lên thành các bản sao mới C. Không có thể truyền thì không thể gắn ADN đích vào hệ gen của tế bào chủ. D. Thể truyền trợ giúp gen đích tương tác với hệ gen của tế bào chủ Câu 21. Xét sự di truyền một căn bệnh hiếm gặp ở người tại một gia đình theo phả hệ bên đây. Anh/Chị hãy cho biết khả năng lớn nhất của quy luật di truyền chi phối căn bệnh là gì: A. Bệnh do gen trội nằm trên NST X quy định B. Bệnh do gen trội nằm trên NST thường quy định C. Bệnh do gen lặn nằm trên NST Y quy định D. Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định Câu 22. Căn bệnh di truyền tại một dòng họ do gen đột biến quy định. Hãy cho biết quy luật di truyền chi phối căn bệnh nói trên: A. Gen trội nằm trên NST X quy định B. Gen trội nằm trên NST thường quy định C. Gen lặn nằm trên NST X quy định D. Gen lặn nằm trên NST thường quy định Câu 23. Yếu tố tạo ra các gen thích nghi là A. Biến dị B. Giảm phân hình thành giao tử C. Chọn lọc tự nhiên D. Biến dị tổ hợp Câu 24. Để đánh giá mức độ gần gũi trong mối quan hệ giữa hai loài, một trong những phương pháp là sử dụng kỹ thuật lai phân tử. Tiến hành biến tính ADN bằng nhiệt độ rồi cho kết hợp các sợi đơn ADN của hai loài tạo thành phân tử ADN lai. Tiến hành biến tính ADN lai bằng nhiệt độ, nhiệt độ mà 2 mạch tách nhau ra gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhận định nào dưới đây là chính xác? A. Nhiệt độ nóng chảy của ADN lai càng lớn, hai loài có mối quan hệ càng xa B. Nhiệt độ nóng chảy của ADN càng thấp thì hai loài có môi quan hệ càng xa C. Nhiệt độ nóng chảy của ADN càng thấp thì hai loài có môi quan hệ càng gần D. Nhiệt độ nóng chảy của ADN lai không có mối liên hệ gì với sự gần gũi của quan hệ họ hàng Câu 25. Nhận định nào dưới đây là chính xác theo quan điểm của học thuyết tiến hóa của Darwin? A. Các biến dị có lợi đều được CLTN giữ lại cho thế hệ sau B. Những biến dị di truyền làm tăng khả năng sinh sản thì biến dị đó mới được CLTN giữ lại cho thế hệ sau C. Những biến dị làm tăng khả năng sống sót sẽ được CLTN giữ lại cho thế hệ sau(chị thấy phương án này hợp lý đấy chứ) D. Chỉ các biến dị di truyền xuất hiện lẻ tẻ trong quá trình sinh sản mới được CLTN giữ lại cho thế hệ sau Câu 26. Trong hệ thống phân loại thực vật có những loài cùng gọi tên là cây xương rồng nhưng nằm ở hai họ khác nhau. Do những đặc điểm hình thái tương đối giống nhau nên mới có sự trùng tên như vậy. Nhận định nào là chính xác về hiện tượng nói trên? A. Sự cách ly địa lý dẫn đến hình thành hai nhóm trên trực tiếp từ một tổ tiên chung B. Hiện tượng kể trên là ví dụ điển hình của sự tiến hóa hội tụ C. Sự tiến hóa phân ly các tính trạng D. Sự cách ly sinh sản đã dẫn tới hai dạng như trên Câu 27. Trong một phép lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của một loài sinh vật với 2 tính trạng nghiên cứu, người ta thu được tỷ lệ phép lai là 1:1:1:1. Điều khẳng định nào dưới đây là đúng? A. Hai cặp gen quy định tính trạng nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. B. Hai cặp gen này nằm cùng trên một cặp NST tương đồng. C. Hai cặp gen này có thể nằm cùng trên 1 cặp NST hoặc nằm trên 2 cặp NST tương đồng ( Câu này thiếu phương án D) Câu 28. Ở gà, tính trạng màu lông do một đơn gen quy định trong đó alen A quy định màu vàng, alen a quy định màu lông trắng. Cấu trúc di truyền của một quần thể Gà rừng đối với tính trạng màu lông là: 68%AA; 18%Aa và 14%aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể gà rừng đối với locus quy định màu lông là A. 0,68AA; 0,18Aa và 0,14aa B. 0,5929AA; 0,3542Aa và 0,0529aa C. 0,3542AA; 0,5929Aa và 0,0529aa D. 0,14AA; 0,18Aa và 0,68aa Câu 29. Cách ly địa lý có vai trò quan trọng đối với quá trình tiến hóa vì: A. Cách ly địa lý gián tiếp dẫn đến cách ly sinh sản vì ngăn cản sự gặp gỡ của các cá thể B. Đều kiện địa lý khác nhau là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự biến đổi trên cơ thể sinh vật C. Giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hóa D. Điều kiện địa lý khác nhau tạo ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới Câu 30. Trong thí nghiệm chứng minh điều kiện khí quyển cổ xưa của trái đất và quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ đầu tiên, S.Miller đã sử dụng hỗn hợp khí gồm: A. CH 4 ; N 2 ; CO 2 ; H 2 O B. CH 4 ; O 2 ; CO 2 ; H 2 O C. CH 4 ; N 2 ; CO; H 2 O D. CH 4 ; NH3; H 2 ; H 2 O Câu 31. Sự tồn tại của các cơ quan thoái hóa trên cơ thể người là bằng chứng cho: A. Loài người và các loài động vật ngày nay có chúng một nguồn gốc B. Loài người là sinh vật tiến hóa nhất, không còn những cơ quan không phù hợp với chức năng C. Loài người có khả năng thích nghi tốt hơn so với các loài động vật khác D. Cơ quan nào trên cơ thể không được sử dụng sẽ bị thoái hóa Câu 32. Người dân ở các dân tộc thiểu số thường có tập quán du canh, du cư. Để trồng trọt, họ đốt những khoảng rừng trống làm nơi canh tác. Đây là hình thức A. Diễn thế nguyên sinh B. Diễn thế tái sinh C. Diễn thế thứ sinh D. Diễn thế hủy diệt Câu 33. Một số loài sinh vật có các đặc điểm giống thích nghi giống các loài khác, người ta gọi là hiện tượng bắt chước. Ví dụ một loài rắn bình thường không chứa nọc độc nhưng lại có các khoang giống như rắn cạp nong (một loài rắn độc). Giá trị thích nghi của hiện tượng bắt chước là A. Tạo sự đa hình trong các quần thể của các loài khác nhau B. Hiện tượng đồng quy tính trạng giữa các loài khác nhau khi sống trong cùng một môi trường C. Đánh lừa kẻ thù của những loài bắt chước, tăng khả năng sống sót và sinh sản ra các thế hệ tiếp theo D. Đem lại thuận lợi trong việc nhận biết các cá thể khác giới để tiến hành giao phối và di truyền lại các đặc điểm cho thế hệ sau Câu 34. Trong tự nhiên, nhiều quần thể sinh vật có xu hướng phân bố đồng đều trong không gian. Nhận định nào dưới đây là chính xác khi nói về hiện tượng này? A. Môi trường đồng nhất và các cá thể không có tập tính lãnh thổ là nguyên nhân của hiện tượng B. Phổ biến trong kiểu phân bố của các quần thể động vật C. Hay gặp trong kiểu phân bố của các quần thể cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới D. Môi trường đồng nhất và các cá thể có tập tính lãnh thổ cao Câu 35. Khu phân bố của các loài sinh vật hẹp nhiệt chủ yếu nằm ở A. Cận nhiệt đới B. Ôn đới C. Nhiệt đới xích đạo D. Chí tuyến Câu 36. Trong chu trình sinh địa hóa của Nitơ, nơi có lượng Nitơ dự trữ lớn nhất là; A. Sinh vật B. Khí quyển C. Đất D. Nhiên liệu hóa thạch Câu 37. Nhiều nhà khoa học cho rằng, đất tại rừng mưa nhiệt đới tương đối nghèo dinh dưỡng vì A. Không có sự luân chuyển và tuần hoàn chất dinh dưỡng trong đất và sự tái đồng hóa chất dinh dưỡng ở cây xanh B. Sự phân giải các chất hữu cơ trong đất và sự tái đồng hóa các chất dinh dưỡng ở thực vật xảy ra rất nhanh C. Hàm lượng vi sinh vật đất tương đối thấp nên không có vai trò trong quá trình biến đổi dinh dưỡng trong đất D. Nhiệt độ cao và mưa nhiều làm phân hủy và rửa trôi các chất dinh dưỡng Câu 38. Trong 1 nghiên cứu, người ta nhận thấy hai loài chim sẻ Geospiza fuginosa và Geospiza fortis khi sống tại hai khu vực khác nhau thì kích thước mỏ bằng nhau, nhưng khi sống cùng nhau thì kích thước mỏ hai loài lài khác nhau. Điều giải thích nào dưới đây là chính xác? A. Hai loài có họ hàng gần nên có kích thước mỏ giống nhau nên có hiện tượng trên B. Hai loài ăn các loại thức ăn khác nhau nên có hiện tượng trên C. Hai loài cùng ăn 1 loại thức ăn và có sự cạnh tranh nên có sự phân hóa ổ sinh thái D. Hai loài có chung những đặc điểm cấu tạo cơ thể trong những môi trường giống nhau Câu 39. Một nghiên cứu gần đây nhất về mối quan hệ giữa lượng lá cây trên các hốc thân cây ở rừng mưa nhiệt đới với số lượng các loài trong chuỗi thức ăn. Kết quả cho thấy nếu lượng mùn trên các hốc cây càng thấp thì số lượng loài trong chuỗi thức ăn càng thấp và ngược lại, điều này chứng tỏ: A. Nơi ở của các loài có năng suất sơ cấp càng cao thì chuỗi thức ăn càng dài B. Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ sẽ dài hơn so với chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất C. Chuỗi thức ăn càng dài nếu điều kiện môi trường biến động D. Điều kiện môi trường càng ổn định thì chuỗi thức ăn càng dài Câu 40. Hình bên biểu thị ổ sinh thái của các loài A, B, C và D đối với cùng một nhân tố sinh thái. Sự cạnh tranh giữa hai loài sau là lớn nhất: A. A và B B. A và D C. B và C D. C và D Phần 2-cơ bản Câu 41. Yếu tố ngẫu nhiên đóng vai trò là một nhân tố tiến hóa hoàn chỉnh, điều khẳng định nào dưới đây về yếu tố ngẫu nhiên là chính xác? A. Yếu tố ngẫu nhiên chỉ là nhân tố tiến hóa khi kích thước quần thể có kích thước nhỏ B. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành loài C. Yếu tố ngẫu nhiên làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể D. Yếu tố ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số các alen quy định tính trạng có lợi Câu 42. Khẳng định nào dưới đây về CLTN là chính xác? A. CLTN trực tiếp làm phát sinh các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật B. Đối tượng tác động trực tiếp của CLTN là tần số alen của quần thể C. CLTN trực tiếp làm gia tăng tần số kiểu gen thích nghi của quần thể D. CLTN trực tiếp làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi trong quần thể Câu 43. Một số hormon của người có bản chất là chuỗi peptit gồm số ít các axit amin liên kết với nhau. Chẳng hạn hormone Oxytocin ở người là một ví dụ hormon peptit có 9 axit amin. Số codon mã hóa cho các axit amin của hormon nói trên là A. 27 B. 30 C. 11 D. 9 Câu 44. Trình tự mã hóa cho một chuỗi polypeptid có hiệu số giữa nucleotit loại A với một loại khác là 20%, trình tự này chứa 2760 liên kết hidro. Sau khi xử lý đột biến số lượng liên kết hidro của gen là 2759, số lượng A của gen sau khi đột biến là A. 361 A B. 359 A C. 839 A D. 841 A Câu 45. Tác nhân nào dưới đây rất ít hoặc không có khả năng gây ra ung thư trên tế bào người A. Các đột biến gen B. Các tia vật lý có năng lượng cao. C . Các virus D. Các vi khuẩn Câu 46. Lai hai giống bí ngô quả tròn có nguồn gốc từ hai địa phương khác nhau, người ta thu được F 1 có quả dẹt và F 2 phân ly theo tỷ lệ 9 dẹt: 6 tròn: 1 dài. Phép lai phân tích F 1 sẽ thu được tỉ lệ A. 1 tròn: 2 dẹt: 1 dài B. 3 dẹt: 1 dài C. 1 dẹt: 2 tròn: 1 dài D. 3 tròn: 3 dẹt: 1 dài: 1 bầu Câu 47. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, phép lai giữa cây Aaa và cây tứ bội dị hợp cho F 1 với tỉ lệ kiểu hình là 11 cao: 1 thấp. Cây tứ bội đem lai là A. AAAa B. AAaa C. Aaaa D. AAAA Câu 48. Khi nói về hiện tượng nhân bản vô tính ở động vật, điều khẳng định nào dưới đây là không chính xác? A. Các động vật càng cao trong bậc thang tiến hóa, khả năng thực hiện nhân bản vô tính càng khó B. Nhân bản vô tính ở động vật chỉ xảy ra trong các phòng thí nghiệm bằng các thí nghiệm tạo cừu, lợn, bò bằng nhân bản vô tính. Không có nhân bản vô tính ở động vật đối với các loài trong tự nhiên Sự phân bố của 4 loài C. Trong quá trình nhân bản vô tính, không có sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử. Nhân của một tế bào soma được sử dụng để kích thích quá trình phát triển phôi D. Quá trình tạo thành cừu Dolly có sự tham ra của cừu cái cho trứng và cừu mang thai Câu 49. Trong tự nhiên NH 4 + trong đất được tạo ra chủ yếu bởi: A. Hoạt động của các vi sinh vật cố định nitơ tự do B. Hoạt động của các vi khuẩn nitrát hóa C. Hoạt động của các vi khuẩn phản nitrát hóa D. Hoạt động của các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ Câu 50. Ở loài cá Edriolychnus schmidti, cá đực kí sinh trong cá cái, tiêu giảm các cơ quan, chỉ phát triển cơ quan sinh sản để thụ tinh cho trứng của con cái, chúng sử dụng thức ăn của con cái. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ nào: A. Quan hệ hỗ trợ về dinh dưỡng B. Quan hệ hỗ trợ về sinh sản C. Quan hệ cạnh tranh D. A và B đúng (chị nghĩ đây là mối quan hê kí sinh cùng loài chứ- ko nên để đáp án D vì sau khi đảo đề sẽ ra sao?) Phần 3 – Nâng cao Câu 51. Thuyết tiến hóa phân tử của Kimura được đưa ra dựa trên những thực nghiệm về A. Những biến đổi trong cấu trúc của NST B. Những biến đổi trong cấu trúc của protein C. Những biến đổi trong cấu trúc của gen D. Những biến đổi trong cấu trúc của mARN Câu 52. Loài bọ ngựa Mantis religiosa tồn tại nhiều dạng có các màu lục, nâu, vàng, xanh… Đây là một trong những ví dụ về hiện tượng đa hình cân bằng di truyền. Hiện tượng đa hình ở các loài sinh vật có vai trò A. Đảm bảo sự tiến hóa của quần thể theo một hướng xác định dưới tác dụng của môi trường B. Đảm bảo cho quần thể hay loài thích ứng với những điều kiện khác nhau của môi trường sống. C. Loại bỏ các alen xấu ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại những alen tốt. D. Cả ba đáp án trên. Câu 53. Khẳng định nào dưới đây KHÔNG chính xác khi nói về hiện tượng nhịp sinh học? A. Nhịp sinh học có tính di truyền B. Nhịp sinh học có liên quan đến sự biến đổi có tính chu kỳ của điều kiện môi trường C. Hiện tượng gấu ngủ đông là ví dụ nhịp sinh học ở động vật D. Lá cây trinh nữ cụp lại khi bị va chạm là ví dụ về nhịp sinh học ở thực vật Câu 54. Khẳng định nào dưới đây về quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ là chính xác? A. Các ARN polymerase chỉ tham ra vào quá trình phiên mã mà không có enzym ARN polymerazse nào tham ra vào quá trình tái bản B. Ở chạc tái bản, trên mạch 5’ – 3’ chuỗi polynucleotit được tổng hợp liên tục tạo thành sợi nhanh do chiều của mạch đơn ADN luôn là 5’ – 3’ C. Các đoạn Okazaki được tạo thành sau đó chúng được nối vào nhờ enzym ligaza để tạo thành sợi chậm D. Hầu hết các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân sơ có kích thước vào khoảng 3000 – 5000 nucleotit Câu 55. Đối với một gen mã hóa cho một chuỗi polypeptit, sự biến đổi nào dưới đây sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất? A. Mất hoặc thêm vào gần phía đầu 5’ của mạch đối khuôn một cặp nucleotit B. Mất 3 nucleotit liên tiếp ở phía đầu 5’ của mạch đối khuôn. C. Mất 1 nucleotit ở gần đầu 3’ của mạch đối khuôn. D. Tất cả các biến đổi trên gây những hậu quả tương tự nhau Câu 56. Ở người, nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do A. Đột biến gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra B. Sự xuất hiện của 3 nhiễm sắc thể số 13 trong bộ nhiễm sắc thể người C. Sự xuất hiện của 3 nhiễm sắc thể số 21 trong bộ nhiễm sắc thể người D. Trong bộ nhiễm sắc thể không có sự có mặt của nhiễm sắc thể Y, chỉ có một nhiễm sắc thể X (44A + X) Câu 57. Nếu xét trong trường hợp di truyền độc lập của n cặp tính trạng thì công thức nào dưới đây chỉ ra tỉ lệ phân ly kiểu gen của F 2 A. (3:1) 2 B. (1:2:1) n C. (9:3:3:1) n/2 D. (9:3:3:1) n Câu 58. Ở ruồi giấm Drosophila melanogaster, phép lai giữa hai ruồi cánh cong sinh ra 74 ruồi con cánh cong và 35 ruồi con cánh thẳng. Điều giải thích nào dưới đây là phù hợp với kết quả phép lai? A. Cánh cong là trội so với cánh thẳng, trong phép lai trên một con ruồi cánh cong thuần chủng giao phối với một con ruồi cánh cong dị hợp. B. Cánh cong là trội so với cánh thẳng, ruồi cánh cong đồng hợp bị chết trước khi sinh ra. C. Cánh cong là trội so với cánh thẳng ở con đực nhưng ở con cái thì cánh cong và cánh thẳng là đồng trội. D. Có một cặp gen thứ hai tác động lên quá trình hình thành tính trạng của cặp gen quy định hình dạng cánh. Câu 59. Trong công nghệ cấy truyền phôi ở động vật. Sau khi phôi được lấy ra từ động vật cho, trước khi đưa vào động vật nhận. Phôi phải được xử lý theo những hướng khác nhau. Hướng nào dưới đây không được sử dụng trong kỹ thuật cấy truyền phôi? A. Tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt. B. Phối hợp hai hay nhiều phôi thành một thể khảm. C. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển theo một hướng có lợi cho con người. D. Đưa phôi vào môi trường nuôi cấy nhân tạo và nuôi cấy để thu được cơ thể hoàn chỉnh Câu 60. Để xác định số lượng loài cá trong ao, người ta sử dụng phương phắp bắt thả lại theo Seber, 1982. Lần bắt đầu tiên, người ta bắt được 52 con cá trắm. Lần thứ hai bắt được 40 con trong đó có 32 con đã được đánh dấu lần trước. Vậy số cá thể của quần thể cá trắm là: A. 64 B. 65 C. 66 D. 67 . ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III- NĂM 2011 Câu 1. Nguyên tắc để xác định một đoạn trình tự nucleotit có mã hóa cho một. nhịp sinh học? A. Nhịp sinh học có tính di truyền B. Nhịp sinh học có liên quan đến sự biến đổi có tính chu kỳ của điều kiện môi trường C. Hiện tượng gấu ngủ đông là ví dụ nhịp sinh học ở động. phương phắp bắt thả lại theo Seber, 1982. Lần bắt đầu tiên, người ta bắt được 52 con cá trắm. Lần thứ hai bắt được 40 con trong đó có 32 con đã được đánh dấu lần trước. Vậy số cá thể của quần thể

Ngày đăng: 10/06/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w