Đề cương hoạt động vui chơi Câu 1: CMR: Chơi là một phương tiện GD và PT trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi MN: - Chơi là phương tiện mở rộng, trải nghiệm, củng cố chính xác hóa biểu tượng, giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống xq. VD: TC “Bắt chước tiếng kêu của các con vật”->trẻ đc củng cố kiến thức đã học, ngôn ngữ của trẻ pt, đặc biệt trẻ phải nhớ lại tiếng kêu của các con vật để chơi đc TC. - Chơi là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội tri thức mới vì khi tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của người lớn đã giúp trẻ khám phá ra nhiều điều mới lạ, thú vị ở thế giới xq (qua HĐ chơi, thao tác chơi trẻ nhận ra được 1 vài thuộc tính, mqh của sự vật hiện tượng) đã ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức của trẻ. VD: Khi tham gia vào TC “Gia đình” dưới sự HD của cô và những gì trẻ học đc từ gđ, trẻ đã nhớ lại và biết hóa thân mình vào vai chơi, thể hiện đúng các hành động, thái độ cách cư xử của bố mẹ với con và con cái đối với bố mẹ. - TC là phương tiện phát triển các quá trình tâm lý nhận thức như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng và ngôn ngữ. +) Củng cố và chính xác chuẩn cảm giác về hình dạng, kích thước, màu sắc. VD: Khi cho trẻ chơi TC “Chiếc túi kỳ diệu” để lấy đc đúng đồ dùng đồ chơi theo y/c của cô thì trẻ phải tư duy, nhớ lại đặc điểm, hình dạng…của thì mới lấy đc đúng. +) Hình thành và phát triển tính chủ định trong quá trình tri giác, chú ý, trí nhớ. VD: TC “Bạn có gì khác” trẻ phải tri giác, chú ý quan sát bạn trước khi bạn ra ngoài. Sau khi bạn vào lớp trẻ phải nhớ lại xem bạn đã thay đổi gì… +) Phát triển mạnh trí tưởng tượng (tìm ĐV thay thế ĐC để thỏa mãn nhu cầu chơi, nảy sinh hoàn cảnh tưởng tượng…để thực hiện HĐ chơi và ND chơi). VD: Trẻ dùng que giả làm ngựa, dùng gối giả làm búp bê để chơi trò chơi. +) Ngôn ngữ pt mạnh vì trẻ phải dùng ngôn ngữ để giao tiếp, trao đổi, lắng nghe ý kiến của bạn để thỏa thuận chơi, để suy nghĩ, thực hiện HĐ chơi, để đánh giá nhận xét lẫn nhau làm cho vốn từ phong phú, kỹ năng giao tiếp pt… Câu 2: phân tích những đặc điểm đặc trưng của HĐVC của trẻ em lứa tuổi MN: 1/Mang tính hồn nhiên vô tư: - Trẻ không chú tâm đến một lợi ích thiết thực nào mà trẻ tham gia trò chơi vì: +Sự hấp dẫn của đồ chơi, bản thân quá trình chơi chứ không phải là kết quả chơi được gì, thắng hay thua. +Chơi cho vui và vui thì trẻ chơi, vui là thuộc tính vốn có của trò chơi. KL: Để khơi gợi tính hồn nhiên vô tư cho trẻ GV cần ko áp đặt trẻ chơi, chuẩn bị nhiều ĐDĐC hấp dẫn trẻ và đc thay đổi theo chủ đề. Động viên, khuyến khích trẻ kịp thời, tạo điều kiện để trẻ đc phát huy ý tưởng của mình, tạo các tình huống có vấn đề và gợi ý cho trẻ thực hiện thao tác đúng. 2/Mang tính tự nguyện độc lập, tự do, tự lập không bắt buột: - Mang tính tự do, tự lập cao vì sự hấp dẫn của trò chơi,trẻ tự tạo ra trò chơi,làm chủ được trò chơi. - Nếu hành động của trẻ phụ thuộc nghiêm ngặt vào thế giới hiện thực thì không còn là trò chơi. 1 - Hành động chơi của trẻ xuất hiện từ nguyện vọng và hứng thú cá nhân chứ không phải là sự áp đặt của người lớn và khi chơi trẻ bộc lộ tính tích cực chủ động hết mình nên mang tính chủ động tự lập cao vì thế trẻ tự chọn trò chơi, chọn bạn chơi, tìm kiếm đò chơi, giải quyết các tình huống, điều chỉnh hành vi của mình khi chơi. KLSP: Cô cần chuẩn bị môi trường chơi hấp dẫn trẻ. Tùy thuộc vào lứa tuổi cho trẻ tự tổ chức TC, tham gia chơi, tìm phương tiện chơi. Cô là người định hướng cho trẻ. 3/ Mang màu sắc xúc cảm chân thực mạnh mẽ: - Trẻ tham gia vào cuộc chơi với tất cả sự say mê, nhiệt tình thường trực trong mỗi trẻ. - Tình cảm là động cơ chiếm ưu thế trong đời sống tâm lý trẻ, mà trò chơi tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻ vì thế trò chơi ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tình cản của trẻ. - Trong trò chơi mọi cái đều mang ý nghĩa tưởng tượng và không có thật nhưng tình cảm mà trẻ thể hiện trong trò chơi là tình cảm chân thực, hồn nhiên, thẳng thắn không hề giả tạo và được biểu hiện rõ nét trong trò chơi: đóng vai (quan tâm, âu yếm, tinh thần trách nhiệm, sự cởi mở, chân thành…); trò chơi mang tính tập thể - xã hội (sự đoàn kết, vượt khó khăn để đạt kết quả); trò chơi đòi hỏi sự nhanh trí (sự tìm kiếm, lòng dũng cảm). - Trong nhiều trò chơi còn xuất hiện ở trẻ xúc cảm thẩm mỹ trước vẻ đẹp của đồ chơi, hành động chơi và những yếu tố của sự sáng tạo nghệ thuật. Macarenco đánh giá: niềm vui trong trò chơi là niềm vui của sự sáng tạo, niềm vui của sự chiến thắng, niềm vui của vẻ đẹp của những phẩm giá. - Khi chơi trẻ thể hiện những xúc cảm tình cảm tích cực và cả những xúc cảm tiêu cực (buồn bã khi thất bại, giận hờn khi chưa thoart mãn kết quả chơi). KL: GV cần động viên, khích lệ trẻ kịp thowid, uốn nắn kịp thời những trẻ sai. Tạo mqh thân tình giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ. 4/ Mang tính ký hiệu tượng trưng (mô phỏng): - Mô phỏng lại cuộc sống con người, những mqh của con người với tự nhiên và XH nên mang tính tượng trương. - Khi chơi trẻ dùng vật thay thế tượng trưng cho vật thật, việc thật (mô phỏng) nên trẻ hành động tự do, thoải mái, có niềm say mê với ước mơ ngộ nghĩnh, thú vị làm nảy sinh và pt tưởng tượng mạnh mẽ ở trẻ, đặc biệt là chức năng ký hiệu- tượng trưng rất cần thiết cho hoạt động học tập và cs ở giai đoạn pt tiếp theo. KL: GV nên cho trẻ trải nghiệm qua nhiều vai chơi, tạo môi trường mở cho trẻ, khi chơi để trẻ tự chọn đồ chơi, sử dụng vật thay thế. Cô chỉ đóng vai trò là người HD trẻ. 5/ Mang tính sáng tạo: - Được thể hiện đa dạng trong việc trẻ: lựa chọn trò chơi, ĐC, ND chơi, hoàn cảnh chơi, cách chơi và việc sử dụng vật thay thế… - Trò chơi mô phỏng lại toàn bộ cuộc sống của người lớn theo hứng thú, ý muốn, cảm nhận của trẻ. KL: GV cần cung cấp kinh nghiệm, biểu tượng sống cho trẻ, cho trẻ thoải mái lựa chọn nội dung chơi, hình thức chơi và chọn đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi. 6/ Thay đổi theo lứa tuổi: - Trẻ hài nhi HĐ chơi thể hiện chưa rõ thường xuất hiện sau những HĐ mang tính ngẫu nhiên, tình cờ. 2 - Tuổi ấu nhi HĐ chơi được thể hiện rõ hơn, ở trẻ đã xuất hiện HĐ mang tính chủ động, nhằm khám phá đối tượng, bắt trước HĐ của người lớn rồi mô phỏng HĐ đó trong khi chơi và xuất hiện trò chơi thao tác vai (giả bộ). - Tuổi MG trò chơi hoàn thiện và phong phú hơn được thể hiện rõ qua HĐVC (chủ đề, nội dung, hành động, luật chơi, bạn chơi) và pt theo từng độ tuổi. Câu 3: Phân tích những yêu cầu chung khi HD TCĐVTCĐ: - Tôn trọng tính tự nguyện, tự chủ của trẻ. - Xem ý đồ, ý tưởng của trẻ mới can thiệp vào. - Hướng dẫn trẻ tổ chức nội dung chơi tích cực. - Giúp trẻ thiết lập quan hệ trong trò chơi bằng cách thường xuyên mở rộng nội dung chơi, chủ đề chơi cho trẻ. - Thường xuyên tạo ra các tình huống chơi hấp dẫn cho trẻ. - Tạo mqh thân tình, bình đẳng giữa cô với trẻ và trẻ với trẻ. Câu 4: Nêu những yêu cầu cơ bản khi HD TCXD cho trẻ em lứa tuổi MG. - Giúp trẻ hình thành ý đồ xây dựng, khi chơi luôn nhắc trẻ hành động theo ý đồ xây dựng. - Cần kết hợp TCXD- lắp ghép với TCĐVTCĐ. Vì mọi hành động của trẻ mang tính chất chơi thực sự, mọi sản phẩm tạo ra được dùng vào việc chơi. Tức là trẻ được làm chủ hành động chơi và sản phẩm của mình. - Cần phát huy tính tự lực và sáng kiến của trẻ. Vì TCXD-lắp ghép là loại HĐ vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính kỹ thuật. Nên đòi hỏi tính sáng tạo tự lập. Cụ thể: Giúp trẻ tự lực hình thành ý đồ, lập KH HĐ tìm nguyên vật liệu. GV ko được làm hộ trẻ, ko làm cho trẻ ỷ lại trong khi chơi, cần phát huy ý kiến của trẻ khi chơi. Tính tự lực và sáng kiến của trẻ là tiền đề cho mọi HĐ sáng tạo sau này. TCXD-lắp ghép là phương tiện hữu hiệu để hình thành 2 khả năng đó. Mở rộng và làm giàu vốn biểu tượng cho trẻ về xây dựng ở xq. Trẻ thường xây dựng lắp ghép theo trí tưởng tượng, sáng tạo của mình. Nếu vốn biểu tượng phong phú, giúp cho việc tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng của trẻ càng được dễ dàng. Từ đó trẻ dễ tạo ra những ĐV, công trình mới mẻ. Nếu biểu tượng nghèo thì sp sẽ lặp lại nhàm chán. KLSP: Có 2 hình thức chơi: *)Khi chơi 1 mình: - Khơi gợi động cơ tích cực - Gợi ý đồ XD, luyện KN, phát huy sáng kiến, tính kiên trì. *)Chơi trong nhóm: - Trẻ bàn bạc trao đổi, phân công. - Trao đổi sản phẩm nhận xét đánh giá. - Chia sẻ, nhường nhịn, kiềm chế. GV cần: HD trẻ kết hợp cả 2 hình thức này kq chơi sẽ rất lớn. Khi HD nên tôn trọng cái riêng của mỗi trẻ, HD trẻ biết chơi trong nhóm. Câu 5: Nêu khái niệm và đặc điểm của TCĐVTCĐ. *) Khái niệm: TCĐVTCĐ là trò chơi trong đó trẻ đóng 1 vai chơi cụ thể để phát triển, tái tạo lại những ấn tượng, những xúc cảm, những hoạt động mà trẻ thu nhận từ 1 môi trường xã hội của người lớn nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng. *) Đặc điểm: 3 - Khi chơi trẻ luôn là chủ thể hành động, luôn tích cực, chủ động tìm các phương tiện phục vụ cho trò chơi. - Mang tính tự nguyện, sáng tạo, tự giác cao. - Thành phần cấu trúc của TC ĐVTCĐ bao gồm: +)Chủ đề chơi: là mảng hiện thực, gần gũi của cuộc sống xq trẻ được p/a vào trò chơi (gia đình, trường MN, nấu ăn…) +)Vai chơi: trẻ nhập vai tức là ướm mình vào người khác, tập hành động, giao tiếp, ứng xử…như vai mà trẻ đóng. +)ND chơi: là mảng hiện thực cuộc sống xq được trẻ lĩnh hội và thể hiện khi trẻ đóng vai và phụ thuộc vào kinh nghiệm sống của trẻ. +)Luật chơi: được ẩn kín sau các vai chơi (quy định về phương thức hành động, cư xử, thể hiện đời sống tình cảm…của vai) - Chủ đề, ND, vái, luật chơi có mối liên hệ mật thiết, bổ sung, chi phối lẫn nhau, nếu thiếu 1 trong các thành tố đó ko còn là TC ĐVTCĐ. - Các mqh trong chơi: +)Quan hệ chơi: là quan hệ giữa các vai chơi khi trẻ nhập vai. +)Quan hệ thực: là quan hệ trẻ với trẻ trước và sau khi trẻ tách ra khỏi hoàn cảnh chơi. - TC ĐVTCĐ mang tính biểu trưng cao, đó là chức năng ký hiệu tượng trưng của trò chơi này. Câu 6: Nêu khái niệm và đặc điểm của trò chơi học tập. *)KN: TCHT là loại trò chơi có luật tiêu biểu, nó gián tiếp giải quyết các nhiệm vụ trí dục dưới dạng trò chơi. Trẻ tiếp thu nhiệm vụ học tập như nhiệm vụ học tập như nhiệm vụ chơi, qua đó nâng cao nhiệm vụ nhận thức trong lúc chơi. *)Đặc điểm: - Là trò chơi do người lớn nghĩ ra. - TCHT bao giờ cũng có 3 phần liên kết chặt chẽ với nhau: Nội dung của trò chơi Hành động chơi +)HĐC là hệ thống thao tác việc làm mà trẻ thực hiện trong quá trình chơi để giải quyết nhiệm vụ học tập. +)Qua thao tác hành động 1 cách tích cực trẻ nhận ra và hiểu được đối tượng học tập. Luật chơi. +)Luật chơi là quy định, quy ước về việc thực hiện các HĐC trong quá trình chơi. Cụ thể: -> Cách tiến hành chơi -> Phương thức hành động -> Lôzic tiến trình hành động +)Luật chơi là tiêu chuẩn khách quan đánh giá kết quả hoạt động của trẻ. Ví dụ: có trẻ nhiều lần về nhà sai luật Trẻ phải tự kiểm tra phát hiện Bạn ấy chơi sai luật +)TCHT thống nhất hành vi thật với hành vi chơi. Nếu có hành vi xấu sẽ phá hủy luật chơi. Do đó trẻ phải kiểm tra có hiệu lực qua luật chơi. - Vị trí của trẻ trong trò chơi là như nhau và được xác định bằng luật. 4 - TCHT bao giờ cũng có kết quả nhất định. - Kết thúc chơi trẻ phải thực hiện được nhiệm vụ nhận thức như mở rộng hay củng cố đối tượng. - GV căn cứ vào kết quả chơi, đánh giá sự thành công lĩnh hội tri thức. Câu 7: Trình bày ND các bước HD trẻ chơi trong giờ HĐG. 1. Mục đích 2. Chuẩn bị 3. Tiến hành Bước 1: Giới thiệu và trò chuyện về chủ đề Sử dụng các hình thức khác nhau: hát, đọc thơ, kể chuyện… Bước 2: Thỏa thuận chơi - Cho trẻ tự thỏa thuận các trò chơi - Tự thỏa thuận vai chơi, phân vai chơi - GV trò chuyện với trẻ về các vai chơi - Cho trẻ nhận vai chơi, lấy biểu tượng và về góc chơi Bước 3: Trong khi chơi - GV qs trẻ và tạo tình huống hấp dẫn cho trẻ tích cực chơi. - Giúp trẻ liên kết các nhóm chơi - Sửa sai, nhận xét ngay nếu thấy trer sai hay chưa làm được. Bước 4: Kết thúc chơi - Nhận xét trong nhóm - Nhận xét chung - Đánh giá và kết luận Câu 8: Trình bày vai trò của GV trong HĐVC của trẻ ở trường MN - Lập kế hoạch tổ chức trò chơi cho trẻ - Tổ chức HĐVC cho trẻ ở các thời điểm khác nhau trong ngày ở trường MN. Cụ thể là: +)Tạo môi trường chơi phù hợp với chủ đề GD, với ND chơi, với độ tuổi của trẻ nhằm kích thích hứng thú chơi của trẻ. +)Cung cấp kinh nghiệm cho trẻ qua thực tế, xem băng hình, tranh ảnh… +)HD trẻ chơi 1 cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong các góc. +)Theo dõi quá trình chơi của trẻ, cổ vũ trẻ động viên trẻ chơi tích cực, sáng tạo +)Tạo tình huống để trẻ hợp tác với nhau trong các nhóm(góc) và giữa các nhóm (góc) với nhau. +)QS điều chỉnh giúp đỡ trẻ khi cần thiết. +)Rèn cho trẻ 1 số thói quen cần thiết trước khi chơi (tự lấy đồ chơi, vật liệu chơi…) trong khi chơi (vui vẻ, hết mình, hợp tác với bạn, ko tranh giành ĐC, phá quấy bạn khi chơi…), kết thúc chơi (cất dọn ĐC vào nơi quy định…). - Nhận xét đánh giá trẻ chơi. Nhận xét đánh giá diễn ra trong suốt quá trình chơi của trẻ. 5 . xq. VD: TC “Bắt chước tiếng kêu của các con vật ->trẻ đc củng cố kiến thức đã học, ngôn ngữ của trẻ pt, đặc biệt trẻ phải nhớ lại tiếng kêu của các con vật để chơi đc TC. - Chơi là phương tiện. phỏng): - Mô phỏng lại cuộc sống con người, những mqh của con người với tự nhiên và XH nên mang tính tượng trương. - Khi chơi trẻ dùng vật thay thế tượng trưng cho vật thật, việc thật (mô phỏng). tham gia chơi, tìm phương tiện chơi. Cô là người định hướng cho trẻ. 3/ Mang màu sắc xúc cảm chân thực mạnh mẽ: - Trẻ tham gia vào cuộc chơi với tất cả sự say mê, nhiệt tình thường trực trong