Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
144 KB
Nội dung
UBND THỊ XÃ CAM RANH TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRUNG TRỰC Người viết : Nguyễn Hữu Thuế Trường : THCS Nguyễn Trung Trực ĐỀ TÀI: NHỮNG BIỆN PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH VÀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO. HƯỞNG ỨNG CUỘC VẬN ĐỘNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”. Mục Lục I. Chọn đề tài II. Những biện pháp đã thực hiện III. Hiệu quả của đè tài IV. Bài học kinh nghiệm ĐỀ CƯƠNG BÀI VIẾT I. Lý do chọn đề tài: - Do yêu cầu giáo dục đạo đức trong nhà trường. - Những yêu cầu xây dựng đạo đức nhà giáo, tạo nên vai trò để thầy cô giáo có thể giáo dục đạo đức học sinh một cách hiệu quả nhất. - Yêu cầu gắn công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường, hưởng ứng cuộc vận động : “ học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. II. Những biện pháp hữu hiệu để giáo dục đạo đức học sinh và xay dựng đạo đức nhà giáo: 1.Các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong công tác giáo dục học sinh a. Lực lượng giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy lớp. b. Các đoàn thể nhà trường trong giáo dục đạo đức: ( Đoàn thanh niên, đội thiếu niên làm nồng cốt) 2. Giảng dạy tốt môn giáo dục công dân và lồng ghép các bộ môn văn hóa trong giáo dục. 3. Câu chuyện dưới cờ hiệu trưởng trong giáo dục học sinh. 4. Tích gương mẫu của nhà giáo trong giáo dục đạo đức học sinh. 5. Xây dựng cơ sở vật chất, quan cảnh môi trường thân thiện để giáo dục đạo đức học sinh 6. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy trong việc giáo dục đạo đức học sinh 7. Xây dựng nền nếp học tập tích cực góp phần đạo đức học sinh 8. Thông qua kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ để giáo dục đạo đức học sinh 9. Tiên học lễ- Hậu học văn 10. Giáo dục tốt động cơ và thái độ học tập là góp phần giáo dục đạo đức học sinh(hay nói cách khác muốn có đạo đức tốt phải học tập tốt. 11. Phối hợp gia đình, các cấp, các đoàn thể xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh 12. Giáo dục học sinh xóa bỏ văn hóa xấu đồng thời góp phần giáo dục đạo đức học sinh. 13. Giảng dạy tốt bộ môn giáo dục công dân và lồng ghép các bộ môn văn hóa khác vào việc giáo dục đạo đức học sinh 14. Người thầy có tình tương yêu học sinh sẽ giúp các em có ý thức điều chỉnh hành vi đạo đức ngày càng tốt hơn. I/ Lý do chọn đề tài: Từ ngàn xưa đạo đức hiểu nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội: bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với người khác và toàn xã hội Đối với mỗi cá nhân, ý thức và hành vi đạo đức mang tính gía trị chủ yếu xuất phát từ nhu cầu bên trong đồng thời chịu tác dụng của dư luận xã hội, sự kiểm tra của người xung quanh.đạo đức là giá trị cao quý nhất của mỗi con người, gia đình và xã hội. Người có đạo đức là người thành đạt, Bác Hồ chỉ rõ “ Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó , người có tài mà không có đức là người vô dụnggắn liền với đời sống xã hội. Trong nhà trường giáo dục đạo đức cho học sinh dã gắn liền với công tác giáo dục các bộ môn văn hóa, khoa học,… đ/ nhưng với khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” thì ta càng thấy rõ đạo đức giữ vai trò nền tảng trong giáo dục Để có thể làm tốt hơn công tác giáo dục đạo đức của nhà trường hiện nay, sao cho có hiệu quả thiết thực, bản thân mỗi người làm công tác giáo dục nói chung và người dạy đạo đức cho học sinh của mình cũng cần nhìn nhận và thấy rõ thực chất toàn cảnh tình hình giáo dục đạo đức chung cả nước, địa phương mình. Bài báo giáo dục đạo đức của tác giả trần… đăng trên báo nhân dân ngày 14/09/2009, được lược trích:…cho ta có cái nhìn sâu hơn về thực trạng đạo đức hiện nay, kết quả điều tra gần đây của viện nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam cho thấy: càng học lên cao thì số thì số học sinh vi phạm đạo đức càng tăng lên Biểu hiện vi phạm Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng đại học Tỷ lệ đi học không đúng giờ 20% 21% 58% 85% Tỷ lệ quy cóp 8% 55% 60% 69% Tỷ lệ nói dối cha mẹ 22% 50% 64% 83% Tỷ lệ vi phạm luật giao thông 4% 35% 70% 84% Năm 2007, khảo sát tại 30 trường đại học, cao đẳng cho thấy 51,4% sinh viên cho rằng “ sống thử trước hôn nhân” là hiện tượng phổ biến. Số liệu khác của ủy ban dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2007 đã báo động : Mỗi năm cả nước có hơn 1,5 triệu vụ nạo phá thai, trong đó tuổi vị thành niên chiếm trên 35%( trong đó khoảng 20% là học sinh sinh viên ). Đại tá Phạm Đức Chấn - cục trưởng cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng(bộ công an) báo động: Tính riêng năm 2007, số học sinh trong 4 trường giáo dưỡng là 3897 em, so với năm 2000 chỉ c1o 2223 em tăng 1574 học sinh. Để thấy rõ hơn thực trạng học sinh, sinh viên phạm pháp, xin nêu 2 vụ án gần đây. Ngày 16.6.2008, trước căn hộ CT5 khu đô thị Mỹ Đình (Hà Nội ), công an Hà Nội đã bắt quả tang 3 sinh viên Đại Học Công Nghiệp Hà Nội là Nguyễn Xuân Thức, Hoàng Tuấn Anh và Dương Thái Nam về hành vi cướp giật tài sản công dân. Chúng khai nhận trước đó đã thực hiện trót lọt hơn chục vụ cướp giật…ngiêm trọng hơn là vụ giết người ngay giữa sân trường, 7 giờ sáng ngày 18 tháng 6 em Nguyễn Thanh Danh học sinh 9G trường THCS Lý Tự Trọng thị xã Kom Tum, do xích mích đã bị Tiến và Phong học sinh trường THCS Nguyễn Huệ Thị xã KomTum đâm chết ngay tại trường THPT Kom Tum, hôm đó Danh đến trường để ôn luyện vào lớp 10. Khảo sát vài năm gần đây ở 4 trường giáo dưỡng (dành cho trẻ vị thành niên phạm pháp – thuộc Bộ công an). Trong 3448 em có 145 em buôn bán, hút chích ma túy, 12 em cướp giật, 54 em cưỡng đoạt tài sản, 124 em hiếp dâm, 124 em cố ý gây ra thương tích, 765 em gây rối trật tự công cộng, 48 em lừa đảo, 69 em giết người, 2112 em trộm cắp, 40 em thuộc về các hành vi phạm tội khác. Hiện nay, số lượng trẻ vị thành niên nói chung và học sinh sinh viên nói riêng phạm pháp đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ tội lỗi ngày càng nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân từ phía gia đình, nhà trường, xã hội… đã xô đẩy các em rơi vào vũng bùn tội lỗi. trong đó, tình trạng tổ ấm gia đình tan nát, cách nuôi dạy con phản khoa học và sự thiếu gương mẫu của các bậc cha mẹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội. Khảo sát tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình cho thấy 18% các em sớm chịu cảnh mồ côi bố mẹ, 30% bố các em nghiện rượu hoặc cờ bạc, ma túy, 13% bố hoặc mẹ đi tù, 15% bố mẹ bỏ nhau, 99% số em diện đói nghèo, học hành dang dở thất nghiệp. Thống kê mới đây của viện kiểm sát nhân dân tối cao:71% thiếu niên phạm pháp do không được gia đình chăm sóc giáo dục đến nơi đến chốn. Theo Bộ công an: nguyên nhân dẫn đến trẻ phạm pháp chủ yếu đến từ những gia đình bất hạnh. Về phía các trường học, việc giáo dục đạo đức từ bậc phổ thông đến đại học có nhiều bất ổn.Tiến sỹ Phạm Thị Kim Ánh ( ĐHSP Hà Nội) cho rằng: chúng ta vẫn nặng nề dạy chữ, nhẹ về dạy người.Nhiều giáo viên lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn không có thì giờ uốn nắn chỉnh sửa những sai trái học sinh, sinh viên.Chương trình đạo đức giáo dục công dân thì quá ôm đồm nặng nề, xem nhẹ giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử hàng ngày cho học sinh. Cùng quan điểm này, tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm hiệu trưởng trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nôị) nhấn mạnh: nhiều năm chúng ta giáo dục đạo đức theo kiểu quan liêu, giáo điều. Nội dung giáo dục nào cũng có nhưng, nhưng lại chưa quan tâm đầy đủ phương thức giáo dục, hình thức giáo dục phù hợp. Trong giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên các em phải được tôn trọng thật sự, phải từu bỏ cách giáo dục áp đặt, nhồi nhét, khô cứng. Tại hội thảo, nhiều đại biểu cũng chỉ rõ hiện nay hình ảnh người thầy ít nhiều bị li mờ trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hết sức phức tạp. Việc tuyển chọn sinh viên vào các trường sư phạm, việc tuyển dụng giáo viên đang nặng về trình độ học lực, xem nhẹ lòng yêu nghề, chưa chú trọng rèn luyện kĩ năng sư phạm và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Tấm gương sáng về tinh thần vượt khó tự học tự rèn, hết lòng vì học sinh thân yêu, lối sống gương mẫu, ý thức kĩ luật, năng lực chuyên môn… của người thầy đã đang và mãi mãi có sức hút lớn nhất, mạnh mẽ nhất, cao quí nhất đối với học sinh sinh viên. Ở góc độ xã hội, điều ai cũng thấy là kĩ cương phép nước ở một số lĩnh vực, ở một số địa phương bị buông lỏng, vô tình tạo nên tình trạng tội phạm gia tăng.Chúng ta chú trọng chống tội phạm, nhưng công tác phòng ngừa còn yếu, nhất là việc phổ biến tuyên truyền về pháp luật, về việc nhân các điển hình tốt để lấn át cái xấu… Để giúp học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên tránh xa cạm bẫy khôn lường ngoài xã hội, điều hết sức cấp bách trong nhà trường, gia đình, xã hội phải khong ngừng phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động. Phải quản lí tốt các tụ điểm giải trí, lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội, triệt để truy quét các tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự… Trong một bài báo Nhân dân số ra gần đây nhất ngày 27.10.2008 bí thư thứ nhất TƯ đoàn Võ Văn Thưởng đề nghị Quốc hội và chính phủ …là đầu tư nhiều hơn điều kiện phương tiên, để năng cao chất lượng đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Dẫn ra một số kết quả khảo sát của viện nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam, Anh Võ Văn Thượng chứng minh một hiện trạng đạo đức trong thanh thiếu nhi đáng lo ngại, về quay cóp có 8% học sinh cấp 1,học sinh cấp 2 là 53%, cấp 3 là 60%,tỷ lệ nói dối cha mẹ cũng rất đáng lo ngại, tưng ứng 22%, 50%,64% những con số này có nguy cơ ảnh hưởng tới nền tảng đạo đức, đời sống tinh thần xã hội, vì các em chính là tương lai đất nước. Đọc các bài báo nêu trên cho các chúng ta thấy thực trạng báo động về các hành vi đạo đức biểu hiện trong thanh thiếu niên học sinh và ngoài xã hội, có thể đó là sản phẩm mà chúng ta chưa lường hết được trong nền kinh tế thị trường, thời kì hội nhập kinh tế, đọc các bài báo đó làm cho chúng ta lo ngại nhưng không phải để bi quan mà càng thấy vai trò giáo dục trong nhà trường từ lâu nay đặc biệt hết sức quan trọng, nếu như đã từng bước đẩy lùi các hành vi đạo đức xấu, thì nay hơn lúc nào hết các biện pháp giáo dục đạo đức thành công, sát với yêu cầu thực tế của từng trường học, từng đối tượng học sinh cần phải trao đổi, nghiên cứu và học tập. Mặc khác trong thời điểm hiện tại, cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang lôi cuốn mạnh mẽ mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước càng có ý nghĩa lớn trong viếc giáo dục đạo đức cho lớp trẻ hiện nay. Sau đây là những biện pháp đã thực hiện có hiệu quả. II. Các biện pháp thực hiện: 1. Các lực lượng nồng cốt trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. a. Người giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy . Lực lượng giáo viên chính là người quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường, họ cũng chính là người giữ vai trò nồng cốt trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, bằng tấm gương sáng của mình thực hiện tính gương mẫu, công bằng lòng yêu nghề hiếu trẻ vượt qua những định kiến hẹp hòi ích kỷ sẽ cảm hóa học sinh của mình sửa đổi hành vi đạo đức xấu, thái độ thờ ơ vô cảm, chạy theo thành tích cá nhân của thầy cô giáo sẽ tạo cho học sinh có thái độ bất cần trong học tập, gian dối, quay cóp, để làm tốt hơn công tác giáo dục đạo đức cho học sinh người giáo viên tâm tính câu điều chủ nhiệm phải hiểu hoàn cảnh gia đình,điều kiện sống của các em, sở thích bình thường, thừa hưởng tương lai, bè bạn của các em, cá tính và cả tâm tính cần điều chỉnh, cả giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy bộ môn luôn phải có đánh giá mọi hoạt động của các em một cách thực chất, tạo diều kiện đưa các em về vị trí trường, vị trí lớp khi các em có dấu hiệu sa ngã lờ học đừng để các em sa ngã rồi mới vực dậy. b. Tổ chức đoàn thanh niên và tổ chức đội thiếu niên: Giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho các em. Để làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình tố chức đoàn đội trong nhà trường trước hết phải hiểu rõ việc mình phải làm, nội dung những công việc mang tính chất tiếp xúc, gần gũi, nói rõ hơn để có thể làm tốt vai trò giáo dục, uốn nắn những hành vi sai lệnh về đạo đức của đội viên, đoàn viên, học sinh tổ chức đội phải có tổ chức có sự tham gia tập thể: học sinh phấn đấu đạt thành tích trong rèn luện tuyên dương “ học sinh danh dự”, các chủ đề “ kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ” kể chuyện” hồi ức về mái trường, về thầy cô giáo nhân ngày nhà giáo…” tổ chức cho được “ đôi bạn”, “ nhóm bạn”, giúp nhau cùng tiến cùng rèn luyện về mọi mặt, cố gắng đưa các em vào quỹ đạo tập thể nhà trường, tạo khí thế sôi nổi về thi đua, giảm bớt thời gian chơi game, la cà chắc chắn sẽ giảm bớt nhiều lỗ hỏng để có thể làm hư hỏng các em, việc phối hợp giữa những người giáo viên và công tác đội cũng đặc biệt quan trọng khi các em mắc sai lầm, mắc lỗi, có thể không thuộc bài, quay cóp… giáo viên cho điểm thấp, công tác đội tiếp cận tìm hiểu nguyên nhân, tác động vai trò tập thể để các em hiểu, có ý thức tự rèn, thay đổi hành động, khi vươn lên…ngoài ra tổ chức tuyên truyền về tác hại của ma túy, AIDS, giao thông… tránh các em có biểu hiện lớn trong hành vi thường xuyên vi phạm, hình thức tuyên truyền sao cho phù hợp với tình hình thực tế trường, của địa phương. Nói chung công tác đoàn – đội là phải tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, bổ ích, thiết thực tránh nhàm chán, buông lỏng 3. Câu chuyện dưới cờ của hiệu trưởng trong việc giáo dục đạo đức của học sinh: Câu chuyện dưới cờ của hiệu trưởng nhà trường hàng tuần thường xuyên và đã trở thành những bài học đạo đức được tuyên truyền toàn thể học sinh, giáo viên nhà trường. Câu chuyện dưới cờ của hiệu trưởng trước hết phải chọn theo chủ đề của năm học, theo yêu cầu tình hình thực tế của nhà trường, người hiệu trưởng nói với học sinh dù theo chủ đề nào đều phải có sự đối thoại với học sinh, xúc tích, ngắn gọn nhưng đi vào lòng người để học sinh có thể lĩnh hội trên cơ sở đó làm chuyển biến nhận thức, thay đổi hành vi, tránh nói dài dòng chung chung, người nghe không tập trung tránh phê phán nặng nề gây phản cảm, câu chuyên dưới cờ của thầy hiệu trưởng cũng cần phải gần gũi với thực tế nhà trường, làm nổi bậc gương rèn luyện đạo đức, tác phong, học tập của học sinh tạo sự phấn khởi cho học sinh và giáo viên. Câu chuyện dưới cờ cũng cần phải thể hiện ý chí quyết tâm thực hiện tốt chủ đề năm học, tháng, tuần, tạo khí thế thi đua, tác phong thi đua, phát động thi đua, làm thúc đẩy phong trào dạy và học rèn luyện hạnh kiểm, đạo đức tác phong, chỉnh đốn hành vi sai phạm đạo đức học sinh, đồng thời câu chuyện dưới cờ của hiệu trưởng còn làm tiêu đề cho toàn trường phấn đấu khắc phục trong học tập, rèn luyện, đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian đầu. 4.Tính gương mẫu của nhà giáo trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh: Khẩu hiệu nhiều năm qua trong nhà trường đã có tác dụng rèn luyện điều chỉnh hành vi người thầy đó là: “ mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, sức lan tỏa tấm gương sáng của thầy cô giáo đã có tác động ăn sâu vào đời sống của người đi học chắc chắn đã làm chuyển biến cả trái tim, tình cảm học sinh mình, ngạn ngữ Đông phương có câu “ một hành động gương mẫu là bài thuyết giáo hay”. Trong phạm vi nhà trường sự gương mẫu của nhà giáo phải luôn :thể hiện tác phong đi đứng nghiêm trang, mẫu mực trong lớp học, ngoài lớp học, mẫu mực trong truyền đạt kiến thức, trình bày bài giảng, thời gian quí báu cho công tác giảng dạy, không mắc phải các khuyết điểm về tệ nạn xã hội. Có thể nói một cách chung nhất nhất sự gương mẫu của giáo viên trong nhà trường là bài học đạo đức được giảng một cách hay nhất hơn mọi bài giảng khác mà sự cảm nhận của học sinh cũng dễ dàng nhất để có thể làm chuyển biến tốt những hành vi đạo đức của các em. 5.Xây dựng cơ sở vật chất nhà trường khang trang, xanh sạch đẹp, môi trường thân thiện để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Vào đầu năm học 2008 – 2009 Bộ giáo dục đào tạo đã có: mục tiêu triển khai phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phỏ thông giai đoạn 2008 -2013” với mục tiêu : huy động sức mạnh của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu toàn xã hội. Khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Với yêu cầu : tập trung các nguồn lực để giải quyết những dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ. Tăng cường sự tham gia một cách hưng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và có ý thức sáng tạo. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh. Với nội dụng: - Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp. - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. - Tổ chức các hoạt động tập thể. - Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. - Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy gía trị các di tích văn hóa lịch sử của địa phương. - Cùng với chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo: Trong bài báo nêu trên Anh Võ Văn Thưởng nói: vừa qua, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngành giáo dục và Bộ văn hóa thể thao du lịch đã bắt tay nhau thực hiện chương trình xây dựng “ trường thân thiện, học sinh tích cực”. Những vấn đề này cần có sự tham gia của các cấp chính quyền, các bộ ngành, xã hội và cả gia đình. - Nghiên cứu, thực hiện chủ trương: xây dựng trường học tích cực, học sinh thân thiện được triển khai từ Bộ đến các cơ quan Sở giáo dục- Phòng giáo dục. Từng chúng ta đều có nhận thức rằng đây là chủ trương đúng đắn, sát hợp với tình hình giáo dục chung của đất nước và của từng trường . Tuy vậy trong nhiều năm qua nhà trường luôn luôn coi việc xây dựng môi trường “xanh, sạch, đẹp” xây dựng cơ sở vật chất nhà trường khang trang có đầy đủ trang thiết bị dạy học càng hiện đại càng tốt nhằm để thu hút học sinh đến trường tạo sự phấn khởi trong học tập từ đó học sinh sẽ thấy yêu mến, gắn bó với nhà trường, với lớp học, chất lượng học tập được nâng lên, giảm đi nhiều sự chểnh mảng, lêu lỏng, các em sẽ gỉam nhiều hơn thói quen lề mề, tác phong ngày càng đúng mực thể hiện cuộc sống hòa đồng với môi trường, coi nhà trường là nơi thân thương nhất, lúc nào cũng muốn dành thời gian ở trường, sự gắn bó đó các em sẽ thích làm việc tốt, nói lời hay, đã mang lại ấn tượng sâu đậm trong công tác nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong nhà trường, trong thời gian qua. 6. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để giáo dục đạo đức học sinh: Có thể nói rằng: 5 điều Bác hồ dạy: Điều 1: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt Điều 5: Khiêm tốn thật thà dũng cảm Là cơ sở nền tảng để cho nhà trường chúng ta làm tốt công tác giáo dục học sinh trong đó nêu cao vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh, nhà trường từ hiệu trưởng, giáo viên đến học sinh phải thuộc 5 điều Bác Hồ dạy và có nhận thức hiểu biết đầy đủ. Đối với hiệu trưởng, giáo viên cần nắm vững nội dung 5 điều Bác Hồ dạy để lúc nào cũng có thể giải thích, hướng dẫn các em thực hiện, còn học sinh thực hiện càng tốt điều nào chắn chắn sẽ giúp hoàn thiện mình cả về trí tuệ và tinh thần, nâng cao tinh thần tự giác, say sưa với học tập, rèn luyện, phấn đấu cho bản thân, cho trường lớp, tạo ra lớp người năng động, sáng tạo, trung thực, có ý chí, có sức khỏe, có tình cảm gắn bó trường lớp, môi trường sống hòa nhập tốt vào cộng đồng, tạo điều kiện nhận thức đúng sai, tránh xa các tệ nạn, điều chỉnh hành vi, làm cho đạo đức ngày càng hoàn thiện trong mỗi con người học sinh. 7. Xây dựng nề nếp, học tập tích cực góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh: Trật tự, nề nếp trong nhà trường là yêu cầu rất lớn để nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng nề nếp tốt chính là yếu tố tác động tính cực của giáo viên và học sinh trong ý thức xây dựng điều kiện giáo dục, chúng ta thử đặt vấn đề vào một trường học lộn xộn, mất trật tự, ngổn ngang, thiếu ngăn nắp sẽ tác động làm giảm năng lực hoạt động của các thành viên trong trường như thế nào? Do vậy nề nếp trong nhà trường, trong dạy và học sẽ hình thanh thói quen và phong cách chuẩn mực, giúp điều chỉnh tính lề mề, trễ nãi, thiếu tập trung của học sinh, tạo khí thế thi đua sôi nổi, giờ nào việc đó, vào tiết là tập trung học tập, hoàn thành các công việc do thầy cô yêu cầu không lãng phí thời gian từ đó hình thành thói quen tốt học bài, làm bài đầy đủ khi đến trường, đến lớp, đồng thời giáo dục mạnh mẽ những học sinh chay lười, luộm thuộm và những hành vi thiếu văn minh, thiếu gương mẫu sẽ rất phản cảm khi xây dựng một môi trường có nề nếp tốt góp phần giáo dục tốt hạnh kiểm, đạo đức trong nhà trường 8. Thông qua trường câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Bác Hồ để giáo dục đạo đức cho học sinh. Chúng ta đã biết:Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo. Xứng đáng với lòng mong muốn của Bác Hồ, của Tổ quốc Việt Nam yêu quý, các em đang ra sức học tập, rèn luyện noi gương cha anh để trở thành những người có ích. Những tấm gương của các anh hùng, chiến sĩ hy sinh anh dũng lao động hết mình vì đất nước, vì nhân dân có sức cổ vũ thật lớn lao đối với các em. Trong những tấm gướng đó Bác Hồ là tấm gương đẹp nhất, tiêu biểu nhất. Cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ là cả một kho những câu chuyện hết sức hấp dẫn, giá trị nhiều mặt, có ý nghĩa giáo dục cao. Trong mỗi nhà trường chúng ta hưởng ứng mọi cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chính là chúng ta có những bài học về đạo đức để soi ngắm mình, ra sức nghiên cứu học tập, nâng cao lối đạo đức và lối sống trong mỗi người chúng ta. Làm sao tổ chức cho giáo viên và học sinh đóc và nghiên cứu sâu sắc những mẫu chuyện và hoạt động của người hưởng ứng tham gia dự thi kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ do đoàn thanh niên Thị xã tổ chức một cách chu đáo, cử học sinh tha gia nhung cả trường kể chuyện theo từng lớp và có sự tuyển chọn chu đáo, làm tốt công tác này chắc chắn sẽ làm chuyển biến lớn công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường. 9. Học tập nghiên cứu khẩu hiệu “ Tiên học lễ- hậu học văn” Khẩu hiệu “Tiên học lễ- hậu học văn” có được trong nhà trường tuy chưa thành một chủ trương trường nào cũng phải có, nhưng khẩu hiệu này nếu tìm hiểu thì yếu tố lễ nghĩa, đạo đức trong nhà trường đặc biệt quan trọng hàng đầu, khẩu hiệu treo trong trường cần phải hiểu rõ sâu sắc, ý nghĩa của khẩu hiệu “Tiên học lễ” là vào trường học học sinh phải rèn luyện đạo đức, hạnh kiểm phải thật sự là người học sinh gương mẫu, phải chấp hành tốt nội quy nhà trường, kính yêu thầy cô giáo, kính yêu người lớn tuổi, đoàn kết thương yêu bạn bè, giúp nhau vượt qua khó khăn dựa vào nhau, hợp tác để cùng tiến bộ, từ đó để tiếp thu kiến thức do thầy cô giáo truyền thụ, nâng cao chất lượng học tập, ngày càng tiến bộ đó chính là “ hậu học văn” 10.Giáo dục tốt động cơ và thái độ học tập cho học sinh là góp phần giáo dục đạo đức học sinh ( hay nói cách khác muốn có đạo đức tốt phải học tập tốt) Trong nhà trường phải thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đòi hỏi thầy cô giáo phải thật sự chuyên tâm, nhưng để tiếp thu được nội dung giáo dục do thầy cô đưa lại cho mình yêu cầu người học phải có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, người học xác định được động cơ phải thái độ học tập đúng có nghĩa là học để làm gì ? Học cho ai? Và học như thế nào cho tốt, xác định được điều đó người học sẽ cố gắng hết sức mình, vượt qua khó khăn, trở ngại hàng ngày để xây dựng cho mình phong cách học tập tốt, sẵn sàng tự học, nghe thầy đua bạn, rèn luyện bản lĩnh, nhân cách hình thành thói quen tốt trong tư duy sáng tạo sẽ làm cho việc học, tiếp thu bài giảng của thầy ngày càng tiến bộ, tạo được niềm tin trong cuộc sống, giả bớt phiền hà trong tiếp thu mặt xấu, mặt tồn tại trong xã hội, nhân cách được hình thành và phát triển cá nhân học sinh ngày càng hòan mĩ, đạo đức tốt ngày càng được củng cố thông qua ý thức tốt về động cơ và thái độ học tập. 11. Giáo dục học sinh xóa bỏ văn hóa xấu, văn hóa đồi trụy góp phần giáo dục tốt đạo đức cho học sinh . Như chúng ta đã biết, ngày nay đất nước ta đã và đang hội nhập sâu vài kinh tế quốc tế, khắp đất nước Việt bông hoa ngát, hương tươi thắm đã và đang nở rộ, đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của mọi người đã được nâng cao rõ rệt, điều đó chúng ta cũng không thể thiếu cảnh giác bởi các loại văn hóa phẩm đồi trụy, lai căng cũng theo đó tràn vào đất nước ta, chính giới trẻ, thanh thiếu niên với bản tính tò mò, hiếu động cũng sẽ dễ dàng nhiễm phải chất độc này, dẫn đến suy sụp bản thân và suy đồi đạo đức.Nhận thức rõ điều này toàn thể các nhà trường làm thế nào bằng các phong trào của đoàn, đội bằng công tác tuyên truyền, bằng sinh hoạt tập thể để hướng học sinh nhà trường vào những sinh hoạt lành mạnh, có nề nếp, có chủ điểm, chủ đề đưa các em vào quỹ đạo của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, càng thấy rõ hơn tích cực học tập làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ là biện pháp hữu hiệu và thiết thực nhất vừa tạo cho học sinh, thanh thiếu niên nhận thức tốt hơn về cuộc sống mà là điều kiện để nâng cao hơn nữa đạo đức của mỗi người chúng ta trong đó có học sinh. 12. Công tác phối hợp giữa nhà trường, các lực lượng xã hội cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục đạo đức học sinh : Muốn giáo dục tốt phải có sự phối hợp tốt ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội. Ba môi trường đó phải được xây dựng một cách lành mạnh, xã hội là nơi diễn ra mọi hao5t động tốt xấu hằng ngày của đời sống, cái tốt không ít nhưng hạn chế cái xấu vẫn còn gặp nhiều khó khăn bất trắc, vì tùy theo tinh thần tự giác, sự nhận thức đúng sai do vậy sự phối hợp với xã hội cụ thể là các lực lượng đoàn thể ở địa phương xã (phường) là yếu tố giúp tác động qua lại nắm bắt tình hình chung đồng thời hướng nội dung công việc đi vào quỹ đạo đúng hướng tạo điều kiện xóa bỏ cái xấu, đấu tranh với tiêu cực xây dựng cuộc sống đạo đức lành mạnh tác động tích cực vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Sự phối hợp nhà trừơng với gia đình càng cần thiết và quan trọng hơn nhiều trong giáo dục, thật vậy 2/3 thời gian sống với gia đình học sinh sẽ phải tiếp cận với môi trường sống rộng lớn của gia đình và xã hội, yếu tố hình thành thói quen, nhân cách biểu hiện hầu như chủ yếu ở cuộc sống gia đình, do vậy nàh trường và gia đình cung cấp thông tin qua lại để giáo dục các em đồng bộ, gia đình tạo điều kiện về vật chất, xây dựng cho các em góc học tập, dụng cụ học tập, kèm cập cho các em học bài, làm bài, tự học sinh hoạt tổ nhóm và đặc biệt là phải quản lý giờ giấc, thói quen khi các em ở nhà cũng như khi các em ra khỏi nhà, cũng để nhằm mục đích tạo nề nếp học tập, sinh hoạt hình thành thói quen đâu vào đấy, gọn gàng, sạch sẽ, chắc chắn các em sẽ có thói quen biểu hiên hành vi tốt, xóa dần thói quen xấu, đạo đức bản thân các em ngày càng tiến bộ không ngừng, giúp các em trở thành học sinh gương mẫu. Qua nhiều năm đề ra các biện pháp giáo dục đạo đức trâu dồi hạnh kiểm cho học sinh, chúng tôi nhận thấy học sinh nhà trường nơi chúng tơi công tác đại đa số học sinh đều có biểu hiện hành vi đạo đức tốt, gương mẫu và qua đó tác động giúp cho học sinh cá biệt nhận thức thay đổi hành vi xấu đi vào quỹ đạo giáo dục của nhà trường , sau đây là bảng theo dõi kết quả. 13. Giảng dạy tốt bộ môn giáo dục công dân và lồng ghép các bộ môn văn hóa khác vào việc giáo dục đạo đức học sinh Trong nhà trường hiện nay cũng như về sau công dân môn học cực kỳ quan trọng để giáo dục chung và là bộ môn cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Do vậy người giáo viên giảng dạy cần phải có trách nhiệm soạn, giảng thật chu đáo, tránh tình trạng xem nhẹ (coi môn phụ), lãnh dạo nhà trường phải thường xuyên dự giờ, thăm lớp, thao giảng hội thi giáo viên giỏi bộ môn giáo dục công dân, đáp ứng yêu cầu giảng dạy đầy đủ nhất là các tiết ngoại khóa phải được chú trọng, lựa chọn chủ đề phù hợp tình hình lớp, trường để có cơ sở uốn nắn, lệch lạc về biểu hiện học sinh, góp phần thật tốt đạo đức học sinh. 14. Người thầy có tình tương yêu học sinh sẽ giúp các em có ý thức điều chỉnh hành vi đạo đức ngày càng tốt hơn. Thật vậy, người thầy muốn dạy tốt ngoài năng lực, trình độ còn có lòng yêu nghề mến trẻ, sự cảm thông sâu sắc hoàn cảnh, điều kiện sống của các em đã tạo cho thầy sự đồng cảm trong từng giờ lên lớp, trong từng trang giáo án, với cái“ tâm” người thầy không những truyền đạt những kiến thức sâu sắc mà còn chỉ dẫn đường đến tình cảm, giúp các em luôn hướng thiện, luôn thể hiện bằng hành vi đạo đức tốt, bằng nhân cách ngày càng hoàn thiện, hơn lúc nào hết trái tim nhiệt huyết của thầy đã truyền cho trẻ, tạo ra một mẫu hình học sinh tích cực năng động, xuất phát bằng trái tim tình cảm của thầy đó là một nền móng đạo đức bền vững hơn gì khác III. Kết quả hạnh kiểm đạt được: Năm học Số học sinh Hạnh kiểm Ghi chú Tốt % Khá % Trung bình % Yếu % 2004-2005 252 105 41.7 111 44 36 14.3 2005-2006 344 186 54.1 136 39.5 22 6.4 2006-2007 350 206 58.9 126 36 18 5.1 2007-2008 327 214 65.4 107 32.7 06 1.0 2008-2009 IV. Bài học kinh nghiệm: [...]... giáo dục học sinh qua nghiên cứu thực tiễn, qua kinh nghiệm đúc kết cho những bài học, để gái dục tốt hạnh kiểm, đạo đức cho học sinh Một: để giáo dục tốt đạo đức cho học sinh cần phải xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, tập thể, lãnh đạo, thầy cô giáo hết sức đoàn kết, một lòng một dạ vì học sinh, môi trường nhà trường xanh sạch đẹp an toàn thân thiện Hai: Nghiêm túc thực hiện những khẩu hiệu. .. Bốn, bài học về kết hợp là môi trường trong giáo dục luôn có ý nghĩa quan trọng trong nhất cũng như trong giáo dục đạo đức cho học sinh, kết hợp với bộ môn văn hóa khác thật chặt với môn công dân để giáo dục đạo đức cho học sinh V.Phần kết luận: Qua công tác giáo dục, giảng dạy, nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm, chúng ta nhận thấy giáo dục đạo đức trong nhà trường là nội dung lớn, cần thiết, người học tốt,... động: “ mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo để học sinh noi theo”,” chống bệnh thành tích trong thi đua, nghiêm túc trong thi cử”, “ chống bệnh ngồi nhằm lớp”, tích cực hưởng ứng cuộc vận động : “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ” Ba, phải thấy rõ vai trò nồng cốt các đoàn thể trong nhà trường là lực lượng trọng tâm giáo dục, đạo đức cho học sinh theo chủ... thưởng sẽ có đạo đức hạnh kiểm tốt, người có hạnh kiểm tót thường có biểu hiện học tập chăm chỉ, cho nên giáo dục học sinh trong nhà trường phải luôn chú trọng dồng đều cả hai mặt văn hoa và hạnh kiểm, trong giáo dục có lúc uốn nắn hạnh kiểm học sinh, có lúc đánh giá thật sự công tâm, công bằng tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu vươn lên va giáo dục đạo đức phải được thường xuyên liên tục và đặt vị trí... trước Còn lối sống đạo đức phải thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày ở trường học, gia đình và trong xã hội Điều quan trọng nhất là giáo dục để lớp trẻ có nhận thức đầy đủ về lối sống và đạo đức của con người, biết phân biệt đúng sai để có ròi có bản lĩnh vững vàng trước những cảnh tượng phi văn hóa phi đạo đức diễn ra quanh mình Thuần phong mĩ tục của dân tộc và những giá trị của... hằng ngày ở trường học ,gia đình và trong xã hội Điều quan trọng nhất là giáo dục để lớp trẻ có được nhận thức đầy đủ về lối sống và đạo đức của con người, biết được đúng sai để rồi có bản lĩnh vững vàng trước những cảnh tượng phi văn hóa, phi đạo đức diễn ra quanh mình Thuần phong mĩ tục của dân tộc và nhũng giá trị của gia đình truyền thông phải ngấm sâu vào tâm hồn và suy nghĩ của các em Mỗi gia đỉnh... gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang lôi cuốn mạnh mẽ mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước càng có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục đạo đức cho lớp trẻ hiện nay Tôi xin trích bài biết đăng trên Báo nhân ra ngày 18.9.2008 để kết thúc bài viết của mình Tài liệu tham khảo( báo nhân dân ngày 29 tháng 09 năm 2008) Lối sống đạo đức phải thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày ở trường học ,gia... ngắm sâu vào tâm hồn và suy nghĩ của các em Mỗi gia đình phải có mái ấm tình thương che chở, bảo vệ các em khi vào đời trong đó người lớn phỉ gương mẫu để các em noi theo cần làm sạch môi trường văn hóa tạo nhiều sâu chuỗi văn hóa nghệ thuật lành mạnh cho thanh thiếu niên đồng thời kiên quyết xóa những sản phẩm văn hóa xấu độc hại với sự tham gia của chính lớp trẻ Cuộc vận động “ học tập và làm theo... thương che chở bảo vệ vá hướng dẫn các em khi vào đòi, trong đó người lớn phải gương mẫu để các em noi theo Cần làm trong sạch môi trường văn hóa, tạo nhiều sân chơi văn háo nghệ thuật lành mạnh cho thanh niên ,thiếu niên Đồng thời kiên quyết xóa bỏ những sản phẩm văn hóa xấu , độc, với sự tham gia của chính lớp trẻ Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang lôi cuốn mạnh mẽ mọi... độc, với sự tham gia của chính lớp trẻ Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang lôi cuốn mạnh mẽ mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước càng có ý nghĩa lớn trong việc gíao dục đạo đức cho lớp trẻ hiện nay . : “ học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. II. Những biện pháp hữu hiệu để giáo dục đạo đức học sinh và xay dựng đạo đức nhà giáo: 1.Các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong công tác giáo. Hữu Thuế Trường : THCS Nguyễn Trung Trực ĐỀ TÀI: NHỮNG BIỆN PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH VÀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO. HƯỞNG ỨNG CUỘC VẬN ĐỘNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO. nhà trường. - Những yêu cầu xây dựng đạo đức nhà giáo, tạo nên vai trò để thầy cô giáo có thể giáo dục đạo đức học sinh một cách hiệu quả nhất. - Yêu cầu gắn công tác giáo dục đạo đức trong nhà