BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. - Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ Các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. - Đọc trên lược đồ Tây Nam Á, Trung Á để thấy vị trí các nước trong khu vực. - Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định. - Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế. 3. Thái độ Nhận thức đúng đắn các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. II. Phương pháp dạy học - Đàm thoại gợi mở - Hoạt động nhóm - Giảng giải - Khai thác tri thức từ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu III. Phương tiện dạy học - Bản đồ các nước trên thế giới - Bản đồ tự nhiên châu Á. - Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK. IV. Trọng tâm bài học Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á. V. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp: 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút 3. Vào bài mới: 2 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và Trung Á Mục tiêu: Hiểu và phân tích được các đặc điểm nổi bật của khu vực TNÁ và TÁ I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và Trung Á (Nội dung được cụ thể trong phiếu học tập hoàn chỉnh tại phần phụ Thời gian: 15 phút Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở - Khai thác tri thức từ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu - Hoạt động nhóm GV xác định vị trí của 2 khu vực này trên bản đồ châu Á. Sau đây chúng ta sẽ cùng làm một bài tập nho nhỏ, cô sẽ chia lớp mình thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ làm việc với phiếu học tập. Nhóm 1 và 2: Làm việc với hình 5.5 trong sgk và hoàn thành phiếu học tập. Nhóm 3 và 4: Làm việc với hình 5.7 trong sgk và hoàn thành phiếu học tập. (Phiếu học tập của mỗi nhóm được cụ thể tại phần phụ lục). lục) => Như vậy, Tây Nam Á và Trung Á có những nét chung sau: - VTĐL-ĐKTN: Khí hậu khô hạn, mang vị trí chiến lược, giàu tài nguyên khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. - XH: Tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên dẫn tới các xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố. Chuyển ý: Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu những nét đặc trưng nhất của khu vực Tây Nam Á và Trung Á, chúng ta đã có những hiểu biết khái quát về 2 khu vực này. Như chúng ta đã biết 2 khu vực này còn là 2 điểm nóng trên thế giới, 2 điểm nóng này nổi bật lên vấn đề gì chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu sang phần 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á Mục tiêu: Biết và giải thích được một số vấn đề nổi bật của 2 khu vực Thời gian: 22 phút Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở - Khai thác tri thức từ biểu đồ, tranh ảnh GV: Dựa vào biểu đồ trong sgk các em hãy tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực. II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á 1. Vai trò cung cấp dầu mỏ - Đông Á: Lượng dầu thô tiêu dùng lớn hơn lượng dầu thô khai thác, chênh lệch là 11105,7 nghìn thùng/ngày. - Đông Nam Á: Tiêu dùng > khai thác, chênh lệch 1165,3 nghìn thùng/ngày. - Trung Á: Tiêu dùng < khai thác, chênh lệch 669,8 nghìn thùng/ngày. - Tây Nam Á: Tiêu dùng < Khai thác, chênh lệch 15239,4 nghìn thùng/ngày. - Đông Âu: Tiêu dùng < khai thác, chênh lệch 3839,3 nghìn thùng/ngày. - Tây Âu: Tiêu dùng > khai thác, chênh lệch 6721 nghìn thùng/ngày. - Bắc Mĩ: Tiêu dùng > khai thác, chênh lệch 14240,4 nghìn thùng/ngày. Qua biểu đồ trên ta có thể thấy có sự chênh lệch giữa các khu vực trong việc khai thác và tiêu dùng dầu thô. Trong đó, có thể thấy khu vực Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Á. Các khu vực này tập trung phần lớn các nước phát triển, có nhu cầu sử dụng dầu thô lớn. Khu vực Tây Nam Á có sự chênh lệch giữa lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng, lượng dầu thô khai thác nhiều hơn rất nhiều so với lượng dầu thô tiêu dùng. GV: Dựa vào kết quả các em vừa tính cùng với sgk hãy nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực TNÁ? - Trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm gần 65% TG => nguồn cung chính cho TG => Trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc 2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn GV: Dựa vào những hiểu biết của mình, một em đứng tại chỗ kể tên cho cô một số các cuộc khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo tại Trung Á và Tây Nam Á, nhất là trong những năm gần đây. Vậy thì chúng ta có thể thấy tóm lại ở Trung Á và Tây Nam Á nổi lên vấn đề xung đột sắc tộc giữa người Do Thái và người Ả rập Vậy thì nguyên nhân chính của các vấn đề này là gì? Với các tình trạng trên đã gây ra những hậu quả gì đối với nền KT-XH của khu vực? Các vấn đề của khu vực TNÁ và TÁ nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao? giáo và khủng bố - Thực trạng: Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột, nạn khủng bố. Ví dụ: Xung đột dai dẳng giữa người Ả-rập và Do Thái. Chiến tranh I ran với I rắc; giữa I rắc với Cô oét… - Nguyên nhân: Do tranh chấp quyền lợi; khác biệt về tư tưởng, định kiên kiến về tôn giáo, dân tộc; các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi. - Hậu quả: + Gây mất ổn định. + Đời sống nhân dân bị đe dọa, kinh tế bị hủy hoại và chậm phát triển. + Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới. PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1 Đặc điểm nổi bật Khu vực Tây Nam Á Số quốc gia Diện tích Số dân Vị trí địa lí Ý nghĩa vị trí địa lí PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 2 Đặc điểm nổi bật Khu vực Tây Nam Á Đặc trưng về điều kiện tự nhiên Tài nguyên, khoáng sản Đặc điểm xã hội nổi bật PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 3 Đặc điểm nổi bật Khu vực Trung Á Số quốc gia Diện tích Số dân Vị trí địa lí Ý nghĩa vị trí địa lí PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 4 Đặc điểm nổi bật Khu vực Trung Á Đặc trưng về điều kiện tự nhiên Tài nguyên, khoáng sản Đặc điểm xã hội nổi bật PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP Khu vực Đặc điểm nổi bật Tây Nam Á Trung Á Số quốc gia 20 6 Diện tích (km 2 ) 7 triệu 5,6 triệu Số dân (người) 313 triệu 61,3 triệu Vị trí địa lí Nằm ở Tây Nam châu Á, nơi tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên kênh đào Xuy ê là đường hằng hải quốc tế quan trọng từ Á sang Âu Nằm ở trung tâm châu Á- Âu, không tiếp giáp với đại dương. Ý nghĩa vị trí địa lí Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự. Có vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự: tiếp giáp với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á. Điều kiện tự nhiên Khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt khô, nóng, nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc. Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên và hoang mạc. Tài nguyên, khoáng sản Giàu dầu mỏ nhất thế giới: 50% trữ lượng dầu mỏ TG Giàu TNTN: Dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá Đặc điểm xã hội nổi bật + Là cái nôi của nền văn minh nhân loại. + Đa dân tộc, vùng có sự giao thoa văn hoá Đông Tây. + Phần lớn dân cư theo đạo hồi. + Phần lớn dân cư theo đạo hồi. VI. Củng cố - Trình bày một số đặc điểm chính về vị trí, tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Trung Á. Nêu bật vai trò của khu vực Tây Nam Á và Trung Á trong việc cung cấp dầu mỏ - nhiên liệu chiến lược hiện nay.? - Quan hệ giữa Ixaren và Paletin có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế xã của hai quốc gia ? Để cùng phát triển , hai nước cần phải làm gì? VII. Hoạt động nối tiếp - Chuẩn bị bài để kiểm tra 1 tiết. - HS làm bài tập 1 trong SGK trang 33 - Sưu tầm tài liệu về tự nhiên và dân cư Hoa Kì . BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh có khả năng: 1 Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. - Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột. hiểu một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á Mục tiêu: Biết và giải thích được một số vấn đề nổi bật của 2 khu vực Thời gian: 22 phút Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở - Khai thác tri thức