BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

6 3.6K 3
BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Giải thích được bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển. - Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và hệ quả của nó. - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân và phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. - Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình. 2. Kĩ năng Thu thập và xử lý thông tin, viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu. 3. Hành vi, thái độ Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. II. Phương pháp dạy học - Thuyết trình - Giảng giải - Động não - Đàm thoại gợi mở - Hoạt động nhóm - Khai thác tri thức từ tranh ảnh, bảng số liệu III. Phương tiện dạy học - Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam - Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới - Phiếu học tập MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp Biến đổi khí hậu toàn cầu Suy giảm tầng ôdôn Ô nhiễm nguồn nước ngọt Ô nhiễm biển và đại dương Suy giảm đa dạng sinh học IV. Trọng tâm bài học Đặc điểm, hậu quả của bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường và một số vấn đề khác. V. Tiến trình bài học 1. Vào bài Cho hs quan sát một số bức ảnh như: Ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số Các em vừa quan sát những bức ảnh nói lên những vấn đề hiện tại của toàn cầu, không chỉ dừng lại ở đó, thế giới còn đang phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề, đó là những vấn đề gì, có tác động như nào với kinh tế - xã hội, bài học của chúng ta hôm nay sẽ làm sáng tỏ vấn đề này. 2. Tiến trình Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số o Mục tiêu kiến thức Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển. o Thời gian: 12 phút o Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; Hoạt động nhóm; Khai thác tri thức từ bảng số liệu. Bước 1: Gv tổ chức chia nhóm, chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 5-7 hs, 3 nhóm một đồng việc với nhau. - Nhóm 1+2+3 thực hiện cùng nhiệm vụ: Tham khảo thông tin ở mục 1. Bùng nổ dân số, phân tích bảng 3.1 và trả lời các câu hỏi sau: I. Dân số 1. Bùng nổ dân số - DS TG tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX - DS bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển => Bùng nổ DS gây sức ép nặng nề đối với TNMT, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống. 2. Già hóa dân số - DS TG có xu hướng già đi: + Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm + Tỉ lệ > 65 tuổi tăng => Gây nhiều hậu quả kinh tế - xã hội + So sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển với nhóm nước phát triển và toàn thế giới. + Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội? - Nhóm 4+5+6 thực hiện cùng nhiệm vụ: Tham khảo thông tin ở mục 2. Già hóa dân số, phân tích bảng 3.2 và trả lời các câu hỏi sau: + So sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển. + Dân số già dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội? Các nhóm có thời gian 5 phút để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bước 2: Mỗi nhóm cử đại diện trình bày phần làm việc của nhóm mình, các nhóm đồng việc bổ sung. Bước 3: Sau khi thảo luận xong, Gv kết luận về đặc điểm của bùng nổ dân số, già hóa dân số và hậu quả của chúng, liên hệ với các chính sách dân số ở Việt Nam. Bùng nổ dân số gây sức ép nặng nề đối với TNMT, phát triển KT và CLCS. (DS tăng nhanh -> gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên -> tài nguyên bị cạn kiệt nhanh hơn). như: Thiếu lao động, chi phí cho phúc lợi người già rất lớn Chuyển ý: Với sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế với các công nghệ hiện đại, thế giới cũng đang phải đối mặt với những vấn đề về môi trường, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem cụ thể vấn đề này như thế nào. Hoạt động 2: Tìm hiểu về môi trường o Mục tiêu kiến thức - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân II. Môi trường 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ô dôn của ô nhiễm môi trường. - Phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường. - Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. o Thời gian: 20 phút o Phương pháp dạy học: Động não; Hoạt động nhóm; Đàm thoại gợi mở. Bước 1: Gv yêu cầu hs thật nhanh nêu những vấn đề môi trường, gv ghi tất cả các vấn đề hs nêu lên bảng và kết hợp những ý kiến của hs, sắp xếp vào từng nhóm cho phù hợp như nội dung của sgk. Bước 2: Gv yêu cầu hs làm việc theo nhóm cặp đôi với những thông tin trong sgk, cùng với những hiểu biết của mình và hoàn thành phiếu học tập. Thời gian làm việc là 5 phút. Bước 3: Hs trình bày kết quả làm việc của mình, sau khi trao đổi, bổ sung các ý kiến, Gv tổng hơp, chuẩn kiến thức. => Hậu quả do nhiệt độ toàn cầu gia tăng: - Băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng lên làm ngập một số vùng đất thấp, nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ bị ngập dưới mực nước biển - Thời tiết thay đổi thất thường: Nóng, lạnh, ẩm, khô diễn ra một cách cực đoan, tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất, đặc biệt sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp VD: Mùa hè năm 2003, thời tiết nóng một cách đột ngột, có khi lên tới 40 0 C ở Pháp và một số nước châu Âu, lũ lụt xảy ra liên tiếp ở Trung Quốc, Ấn Độ - Lượng CO 2 tăng => hiệu ứng nhà kính tăng => nhiệt độ Trái Đất tăng. - Khí thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt => mưa axit => tầng ôdôn mỏng và thủng 2. Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương - Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí => đổ trực tiếp vào sông hồ => ô nhiễm => thiếu nước sạch - Chất thải công nghiệp chưa xử lí => đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu => môi trường biển chịu nhiều tổn thất 3. Suy giảm đa dạng sinh học - Khai thác thiên nhiên quá mức => sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng => mất nhiều loài SV, gen di truyền, thực phẩm, htuốc, nguyên liệu SX… => Hậu quả do thủng tầng ôdôn đối với đời sống trên Trái Đất: Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người và các hệ sinh thái trên Trái Đất. + Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da, giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, gây nên bệnh đục thủy tinh thể, quáng gà và các bệnh về mắt. + Ảnh hưởng đến mùa màng: Tia cực tím chiếu xuống mặt đất lâu dài sẽ phá hủy diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho sản lượng nông nghiệp giảm. + Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: Hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loài ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thương và gây mất cân bằng sinh thái của biển do sự tác động của tia cực tím với cường độ mạnh. Bước 4: Mở rộng vấn đề bằng việc gv đặt câu hỏi: "Thế giới đã có những hành động gì để bảo vệ môi trường?" GV nên giải thích rõ câu nói "Tư duy toàn cầu, hành động địa phương". - Một số loài động vật ở nước ta hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lại rất ít: - Một số loài động vật lớn trên thực tế hầu như đã bị diệt vong: Tê giác hai sừng, heo vòi, vượn tay trắng, cầy nước - Một số loài còn số lượng quá ít, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng: Tê giác một sừng, bò xám, bò rừng, hươu vàng, voọc, hạc cổ trắng Chuyển ý: Chắc hẳn các em còn nhớ vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại nước Mĩ đã làm cho nước này lao đao. Đó cũng chính là một trong những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng tới hòa bình của thế giới. Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số vấn đề khác o Mục tiêu kiến thức: Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ chiến tranh. o Thời gian: 5 phút o Phương pháp dạy học: Thuyết trình; Giảng giải Bước 1: Gv thuyết trình về các hoạt động khủng bố quốc tế và nhấn mạnh sự cần thiết phải chống khủng bố. Bước 2: Gv mở rộng một số vấn đề khác như: Buôn lậu vũ khí, vận chuyển và buôn bán ma túy, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo III. Một số vấn đề khác VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ ở nhóm nước phát triển? - Giải thích câu nói : Trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu, hành động địa phương”. VII. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Sưu tập tài liệu về vấn đề môi trường - Chuẩn bị tài liệu về toàn cầu hóa, nhất là tại Việt Nam - Chuẩn bị bài thực hành . BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Giải thích được bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các. viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu. 3. Hành vi, thái độ Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. II. Phương. khủng bố trên thế giới - Phiếu học tập MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp Biến đổi khí hậu toàn cầu Suy giảm tầng ôdôn Ô nhiễm nguồn nước

Ngày đăng: 09/06/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan