1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De thi lop 12 ( 2011)

11 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 139 KB

Nội dung

Đề 1: Phân tích hình tượng nhân vật Mị : * Mở bài : -Vợ chồngA Phủ, là truyện ngắn đặc sắc của Tô Hoài, in trong tập “ Truyện Tây Bắc” ( 1953) -Thành công của tác phẩm là khắc hoạ hình tượng nhân vật , tiêu biểu là nhân vật Mị-nhân vật chính trong tác phẩm . *Thân bài : Hình tượng nhân vật . - Trước khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị có cuộc sống tự do . + Mị là cô gái xinh đẹp , có tài thổi sáo , giỏi lao động , hiếu thảo . + Sống trong cảnh nghèo nhưng Mị hạnh phúc , trày đầy sức sống, đầy ước mơ và làm chủ cuộc đời. - Mị bị bị bắt về làm dâu nhà thông lí Pá Tra, bị mất tự do. + Mị sống kiếp đời con dau gạt nợ, kiếp nô lệ tủi nhục, cay đắng ( Mị ngồi quay sợi gai, cạnh tàu ngựa, cúi mặt, mặt buồn rười rượi ) + Bị bị bóc lột, bị ngược đãi , bị trà đạp, bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người ( như caon trâu con ngựa, làm việc suốt ngày đêm , suốt năm suốt tháng, Mị câm lặng , lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, căn buồng tăm tối cnạh tàu ngựa, A Sử trói đứng Mị vào cột nhà trong đêm tình mùa xuân ) + Mị bị áp chế về mặt tinh thần , Mị sống như cáo xác không hồn, như cái cây khô héo, Mị chai sạn, tê liệt tinh thần , mất hết ý niệm về không gian , thời gian và cả bản thân mình. - Đêm tình mùa xuân , tiếng sao gọi bạn tình đánh thức tâm hồn Mị . Tâm hồn Mị hồi sinh, trỗi dậy những khát vọng , phản ứng ngày một rõ nét ( nhẩm theo bài hát, uống rượu, chuẩn bị đi chơi, bị tró vẫn hướng theo tiếng gọi của tình yêu của tự do. - Đêm đông cắt dây trói cứu A Phủ, cứu mình, đi theo cách mạng. - Nghệ thuật : Miêu tả diễn biến tâm lí thật tinh tế, sắc sảo , ngôn ngữ kể chuyện . -Ý nghĩa hình tượng : Điển hình cho người lao động Tây Bắc . * Kết bài : - Tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc. - Xây dựng nhân vật theo hành trình cuộc đời nhân vật, phét biện chứng tâm hồn . 1 Đề 2 : Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài . Mở bài : - Tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ ” của Tô Hoài thật đặc sắc. - Thành công của truyện nghê thuật miêu tả tâm lí nhân vật , tiêu biểu là đoạn văn diễn tả tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài . Thân bài : - Tóm lược tâm lí Mị khi phải sống kiếp đời con dâu gạt nợ : im lìm , lặng lẽ . - Trong đêm tình mùa xuân , tâm hồn Mị hồi sinh . + Không khí đặc biết ở Hồng Ngài : rạo rực, náo nức , rộn rã, đầy màu sắc, âm thanh khiến tâm hồn chai sạn của Mị bừng tỉnh . + Mùa xuân với với màu sắc sặc sỡ của váy áo, âm thanh náo nhiệt ở các sân chơi . + Tiếng sáo gọi bạn tình đưa Mị những mùa xuân trước trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo, mị nhẩm hát theo . + Mị có cảm xúc trở lại Mị muốn thoát thực tại, phản ứng này một rõ nét: . Mị uống rượu, : Mị uống ực từng bát . Mị nghĩ : Mị còn trẻ muốn đi chơi nghĩ đến lá ngón. . Mị hành động theo tiếng gọi của lòng mình : thắp sáng ngọn nến , chuẩn bị đi chơi .Mị ý thức được quyền làm người , trong Mị trỗi dậy những ước mơ , khát vọng đẹp đẽ . + A Sử trói đứng Mị trong cột nhà, dập tắt mọi ước mơ , khát vọng mới trỗi dậy trong Mị, muốn vĩnh viễn chôn vùi Mị trong địa ngục trần gian . . Mị quên là mình đang bị trói, đang đau đớn thể xác , thả hồn theo tiếng sáo gọi bạn tình . . Tai Mị nghe tiếng chân ngựa đạp vách  ý thức sự thật xót xa. . Quá khứ và hiện tại đan xen, chập chờn trong Mị. Cả lúc tỉnh và lúc mê, Mị đều sống với nội tâm của mình . + Mị rơi vào tình cảnh bi đát nhưng những khát vọng, ước mơ vẫn âm ỉ như đốm lửa trong bếp tro, có cơ hội sẽ bùng lên mãnh liệt .Ẩn trong cái vỏ bọc con rùa là một sự sống, một sức sống  tàn ác không khuất phục được con người . - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật : nhiều chi tiết chân thực , tinh tế theo phép biện chứng tâm hồn - diễn tả chiều sâu nỗi lòng, suy nghĩ, hành động của nhân vật. Kết bài : - Chính diễn biến tâm lí góp phần phát triển tính cách nhân vật . - Tác giả nhập tâm nhân vật để thấu hiểu, cảm thông, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người lao động miền núi Tây Bắc. 2 Đề 3 : Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm cởi trói cứu A Phủ . - Mở bài : ( tham khảo đề 1 ) + Nhấn mạnh bước đột biến, quyết liệt ở Mị . - Thân bài : + Tóm lược : Tâm lí Mị sau đêm tình mùa xuân, sau những lần vùng lên mạnh mẽ nhưng lại chà đạp tàn nhẫn, ngọn lửa tình yêu và tự do trong Mị nguội dần những nó không tắt mà âm ỉ cháy . - Tâm lí Mị có sự vận động đi lên theo chiều tích cực .Mị vượt lên hoàn cảnh thử thách : A Phủ bị trói ở cọc trong những đêm mùa đông lạnh giá . + Lúc đầu : Mị thờ ơ, lạnh lùng, thản nhiên dậy thổi lửa , hơ tay .Mị chỉ còn biết sống với ngọn lửa . + Chứng kiến nỗi đau đớn ,bất lực của A Phủ , cảm xúc và cảm giác lại trở về với Mị : thấy dòng nước mắt của A Phủ “ lấp lánh bò xuống hao hõm má đã xám đen lại” Mị nghĩ đến mình, đến người cùng cảnh ngộ. nghĩ đến A Phủ  Nhận ra tội ác của thống lí Pá Tra- giai cấp thống trị  Tình thương người lớn dậy, Mị vượt qua cái sợ để hành động cứu người. + Hành động nhanh, mạnh mẽ : cắt dây - cởi trói cứu A Sử , cứu mình Mị tự giải thoát giành quyền sống , quyền tự do . - Nghệ thuật : Kết hợp miêu tả với câu văn sâu sắc, xuống dòng liên tục đã tạo bước quyết định táo bạo, hành động quyết liệt như một quy luật tất yếu “ tức nước vỡ bờ” Kết bài : - Những nét tâm lí rất thật, tự nhiên, đúng bản chất của Mị và luôn bất ngờ. - Góp thêm tiếng nói nhân đạo- khám phá vẻ đẹp tinh thần của người lao động . 3 Đề 4: Phân tích hình tượng nhân vật A Phủ . Mở bài : -Tác giả , tác phẩm ( như đề 3) - Nhấn mạnh, tạo ấn tượng về nhân vật A Phủ . Thân bài : -Hình tượng nhân vật : - A Phủ có số phận éo le, chịu nhiều nỗi đau, bị đầy đoạ liên miên . + Tuổi thơ : mồ côi, bị bán, mất quê hương, sống phiêu bạt. + Bị xử kiện, bị đánh đạp dã man, bị ngược đãi, trở thành nô lệ… - Ở A Phủ hội tụ đầy đủ phẩm chất cao đẹp của người lao động : + Khoẻ mạnh, giỏi lao động : cày giỏi, bẫy nhím, bẫy hổ … + Tinh thần pnản kháng, chống lại cường quyền ngày càng mạnh mẽ. . Đánh A Sử . Đòi đi bắt hổ . Bị trói ở cột đã nhay đứt hai vòng dây mây . Khi được Mị cứu : Quật sức vùng chạy - Nghệ thuật : xây dựng theo kiểu nhân vật hành động nhưng có sự thống nhất hai nét tính cách : + Phản kháng – cam chịu + Con người cương tráng mạnh mẽ - thân phận nô lệ. Đây là kiểu nhân vật đang trong quá trình “tìm đường”, “ nhận đường” - ý nghĩa hình tượng: Điển hình cho số phận người lao động. Kết bài : - Sự nhạy bén, tinh tế khi năm bắt cá tính nhân vật . - Góp phần cho tác phẩm bức tranh hiện thực và tinh thần nhân đạo. 4 Đề 5: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn: “Vợ chồng A Phủ” Mở bài : - Giới thiệu về Tô Hoài và truyện “ Vợ chồng A Phủ” - Nhấn mạnh giá trị nhân đạo . Thân bài : - Giá trị nhân đạo trong văn học bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của con người Việt Nam, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử văn học, từi văn học dân gian đến văn học hiện đại . Nội dung nhân đạo rất phong phú: yêu thương, tố cáo , trân trọng ,ngợi ca… - Giá trị nhân đạo trong “Vợ chồng A Phủ” : + Tố cáo, phê phán quyết liệt thế lực chà đạp con người ( sự tàn ác của thông lí Pá Tra, A Sử  bóc lột , đàn áp con người cả thể xác và tinh thần . + Thấu hiểu nỗi khốn cùng của người lao động, cảm thương sâu sắc với những số phận bất hạnh . Mị bị bắt về làm dâu , bị tước đoạt quyền sống, bị tê liệt tinh thần . A Phủ vì chống lại cường quyền mà trở thành nộ lệ, bị chà đạp. . Tác giả lách sâu vào những ngõ ngách trong tâm hồn nhân vật để thể hiện, phản ánh. + Trân trọng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người lao động. . Mị đẹp người ,đẹp nết , sức sống tiềm tàng ,sẵn sàng cứu người, cứu mình. . A Phủ khoẻ mạnh, lao động giỏi, chống lại cường quyền bạo lực . . Giải phóng con người khỏi bất công, mở ra cho họ một tương lai mới tốt đẹp ( Mị và A Phủ giải thoát cho nhau, hướng tới cách mạng, đi theo cách mạng) + Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, đầy thương cảm, trân trọng. - Tư tưởng nhân đạo mới mẻ và sâu sắc được thể hiện qua nghệ thụât kể chuyện và hình tượng nhân vật. Kết bài : -Đóng góp lớn lao của nhà văn cho văn học là tiếng nói nhân đạo - Suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm . 5 Đề 1 : Phân tích tình huông độc đáo trong truyện ngắn “ Vợ nhặt”( Kim Lân ) Mở bài : - “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân . - Sức hấp dẫn của tác phẩm là nghệ thuật tạo tình huống độc đáo ,éo le , đầy cảm động. Thân bài : - Tình huống truyện được thể hiện ngay ở nhan đề tác phẩm « Vợ nhặt » Tràng là người có ngoại hìngh xấu, dân xóm ngụ cư, nhà nghèo, sống trong cảnh mẹ goá con côi, bỗng nhiên có vợ-vợ nhặt được ngoài đường, ngoài chợ như nhặt được cái rơm, cái rác , nhặt đồ vật vô chủ. Tràng có vợ nhờ vài câu hò vu vơ, vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc -Tình huống được xây dựng trên nền thảm cảnh năm Ât Dậu-1945 . + « Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ luc nào », « người chết như ngả rạ » thây chết nằm còng queo bên đường, không khí vẩn mùi xú uế , trẻ con ủ rũ, người lớn với những khuôn mặt hốc hác, u tối. Tràng , bà cụ Tứ, người vợ nhặt cũng bị đẩy tới bờ vực thẳm của nạn đói ,của cái chết + Giữa những ngày đói thêm thảm, cái chết rình rập ấy, Tràng nhặt được vợ, dẫn về đã gây bất ngờ cho tất cả mọi người. . Dân xóm ngụ cư xôn xao, bàn tán, náo nức, rồi lại xót xa, lo lắng ái ngại cho Tràng . . Tràng cũng « ngờ ngợ » rồi phấn chấn, vui tươi bởi hạnh phúc đến thật bất ngờ. . Bà cụ Tứ ngổn ngang biết bao cảm xúc : buồn tủi, lo âu, mừng vui, hi vọng - Tình huống éo le, bi đát nhưng giầu tình người : + Tràng giúp đỡ, cưu mang, đùm bọc người vợ nhặt, sẵn sàng chia sẻ miếng cơm + Bà cụ Tứ đón nhận con dâu với tấm lòng nhân hậu, bao dung, vị tha + Người vợ nhặt biết chăm lo vun đắp hạnh phúc gia đình. + Cả ba con người cheo leo trên bờ vực cái chết mà vẫn khát khao sống, gắn bó gia đình vẫn hi vọng ở ngày mai. Họ đếu có sự thay đổi : . Tràng vốn vô tư ngờ nghệch, trở nên yêu đời, có ý thức trách nhiệm với gia đình. .Người vợ nhặt dịu dàng, hiền hậu, rất đúng mực bởi thị đã có mái ấm gia đình, có tình thương yêu chân thành. .Bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo mà đôn hậu, giầu lòng nhân ái, - Tình huống có sự vận động như một quy luật tất yếu : + Mở đầu : buổi chiều ảm đạm, thê lương, tối sầm lại vì đói khát. + Kết thúc : buổi sáng sớm hôm sau với những tín hiệu đổi thay( lá cờ đỏ sao vàng ) - Ý nghĩa tình huống : + Tố cáo tội ác Pháp, Nhật, chúng đã đẩy dân ta vào cảnh khốn cùng + Tạo hoàn cảnh để các nhân vật bộc lộ tính cách phẩm chất một cách tự nhiên nhất 6 + Khám phá giá trị nhân bản trong người lao động : « Dù trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết con người vẫn yêu thương, trân trọng, đùm bọc lẫn nhau, vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống sao cho ra con người » ( Kim Lân ) Kết bài : -Tình huống vừa trớ trêu , bi hài, vừa tỏa sáng tình người, tình đời - Sức sáng tạo độc đáo của Kim Lân đem lại một tác phẩm văn học sống mãi với thời gian. Đề 2 : Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn « Vợ nhặt » của Kim Lân Mở bài : - Kim Lân, truyện ngắn « Vợ nhặt » - Nhấn mạnh giá trị nhân đạo . Thân bài : - Giá trị nhân đạo là sợi chỉ đỏ xuyến suốt quá trình lịch sử văn học từ cổ chí kim .nội dung nhân đạo rất phong phú, đa dạng : yêu thương, đùm bọc, căm thù tố cáo - Giá trị nhân đạo trong « Vợ nhặt » + Tố cáo tội ác của Pháp, Nhật , chúng đẩy con người tới thảm cảnh chết đói, mạng người như cỏ rác. + Bênh vực , cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người qua nhân vật Tràng, Vợ nhặt, cụ Tứ tình cảm bi đát. + Trân trọng khát vọng sống, hạnh phúc gia đình và phẩm chất tốt đẹp ở họ : . Tràng với tâm trạng hạnh phúc khi nhặt vợ, có vợ. . Người vợ nhặt-khát vọng sống- vun đắp hạnh phúc gia đình. . Bà cụ Tứ : tấm lòng nhân ái, bao dung . + Niềm tin tươi sáng vào ngày mai. . Các nhân vật đều có sự thay đổi kể từ khi có cuộc sống mới . . Lời động viên, an ủi của bà cụ Tứ, lời nói hướng tới viễn cảnh . . Mở ra số phận mới . + Thái độ, tình cảm của nhà văn quan ngôn ngữ kể, miêu tả. + Giá trị nhân đạo xoay quanh tình huống độc đáo : nhặt vợ . Kết bài : - Khám phá chiều sâu vẻ đẹp tâm hồn người lao động , đó là tình người cao đẹp và niềm hi vọng sống . - Thành công của Kim Lân là tô đậm giá trị nhân bản trong người lao động . 7 Đề 3 : Phân tích vẻ đẹp tình người trong truyện ngắn Vợ nhặt Mở bài : - Kim Lân , truyện ngắn « Vợ nhặt » - Sức hấp dẫn của truyện là vẻ đẹp tình người . Thân bài : - Bối cảnh câu chuyện là tình cảnh bi đát , thê thảm của người lao động trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 ( người chết như ngả rạ , thây chết nằm còng queo mùi xú uế tiếng quạ thê thiết, trẻ con ủ rũ, người lớn u tối ) - Tình người trong hoạn nạn : yêu thường, đùm bọc, cưu mang, đồng cảm, chia sẻ . + Người dân xóm ngụ cư vui, buồn, lo lắng cho Tràng . + Tràng chia sẻ miếng ăn, chấp nhận vợ theo không bằng sự trân trọng chứ không hề rẻ rúm, coi thường . + Cự Tứ chấp nhận con dâu bằng tấm lòng nhân hậu, bao dung , thấu hiểu, bà thương con, thương con dâu, và sống cho con, vì con. + « Người vợ nhặt » có cách ứng xử đúng mực , có thái độ trân trọng cuộc sống, hạnh phúc, trở thành, trở thành người vợ hiền dâu đảm. - Lòng yêu thương , sự cảm thông chủa tác giả dành cho nhân vật , cho những người nghèo khổ cho những số phận bất hạnh - Khái quát : + Đặt nhân vật vào hoàn cảnh cheo loe để thử thách lòng người , tình người , để khẳng định và khám phá vẻ đẹp nhân bản trong con người. Dù ở trong sự túng đói quay quắt , trong bất cứ hoàn cảnh khốn khó nào , người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết , cái thảm đạm để toả sáng tình người tình đời + Tình người , tình đồng loại , tình mẹ con , tình vợ chồng đã xua đi cài héo hắt , cái đói , cái chết đang vây lấy họ + Tình người luôn bất diệt dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo Kết bài : tình người cao đẹp là cái gốc nhân bản của thiên truyện 8 Đề 4 : Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn 3 nhân vật : Tràng, bà cụ Tứ và « người vợ nhặt » trong tác phẩm « Vợ nhặt » của Kim Lân . Mở bài : - Tác phẩm « Vợ nhặt » của Kim Lân in trong tập truyện « Con chó xấu xí » ( 1962) viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945. - Trên cái nền tăm tối ấy, nhà văn miêu tả cảnh ngộ của những con người nghèo khổ ở xóm ngụ cư với cái nhìn nhân hậu, phát hiện ra vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn họ. Thân bài : * Giải thích : Vẻ đẹp tâm hồn ở ba nhân vật là tình người cao đẹp, niềm hi vọng vào cuộc sống . - Nạn đói năm hoành hành , người chết như ngả rạ, người sống thì lay lắt, cheo leo trên bờ vực thẳm của cái chết . - Trong cảnh khốn cùng, con người không mất đi vẻ đẹp vốn có . * Kết hợp phân tích, chứng minh , bình luận để làm rõ vẻ đẹp đó ở từng nhân vật . + Nhân vật Tràng : * Thái độ của Tràng đối với người đàn bà xa lạ, đói rách là biểu hiện của tình ngưòi đẹp đẽ trong hoàn cảnh nghèo đói, cái chết kề bên, vẫn cưu mang chia sẻ : mời bữa bánh đúc, chấp nhận chị ta về theo . . Nảy sinh tình nghĩa với người đàn bà đi bên, thấy bối rối trước nỗi buồn của chị ta + Tràng vui, hạnh phúc , tự hào, có niềm tin vào cuộc sống ( nụ cười, nét mặt, gắn bó với gia đình, nghĩ về bổn phận, trách nhiệm, thoáng trong đầu lá cờ đỏ sao vàng ) - Nhân vật người « vợ nhặt » + Bị cái đói « đẩy vào tình cảnh khốn khổ, bi đát tưởng chừng mất hết sĩ diện nà nữ tính : chị ta tiều tuỵ, chao chát, chong lôn, cong cớn, gợi ý được ăn, sẵn sàng theo không . + Ở người đàn bà này có một khát vọng sống mãnh liệt . + Khi làm vợ , làm con dâu chị ta trở nên hiền hậu, đúng mực. + Biết vun đắp tổ ấm hạnh phúc, hướng tới sự đổi thay . - Nhân vật và cụ Tứ : + Thái độ tình cảm bà đối với con : . Với Tràng : bà xót xa, tủi phận vì để con « nhặt vợ » trong cảnh đói, nhưng bà mừng lòng vì con có vợ . . Với người đàn bà xa lạ-người vợ nhặt, thì sẽ gần gũi, chân tình, xoá đi mặc cảm , bà nói những lời chan chứa . + Hi vọng vào cuộc sống tốt đẹp, bà động viên con bằng kinh nghiệm và triết lí dân gian, hướng tới ánh sáng, thu dọn nhà cửa , bàn về tương lai ( nuôi gà ) Kết bài : - Ba nhân vật được khắc họa sinh động , từ ngoại hình, hành động đến tới lời nói, nhất là vẻ đẹp trong tâm hồn. - Cái nhìn hiện thực sắc sảo và tình cảm và tình nhân đạo sâu sắc 9 Đề 1 : Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu : Mở bài : - « Rừng xà nu » ( 1965) là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung Thành thời chống Mỹ . - Một trong những thành công của tác phẩm là hình tượng xà nu . Thân bài : - Xà nu là một hình tượng bao trùm và xuyên suốt tác phẩm , là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Đó là loại cây đặc thù chỉ có ở tây nguyên , tạo nên sự hùng vĩ của nơi đây. - Rừng xà nu đâu thương nhưng vô cùng đẹp đẽ. Xà nu được mô tả trong thế đối lập : giữa sự sống và cái chết , giữa sự sinh tồn và thảm hoạ diệt vong. Cả cánh rừng xà nu hứng chịu lửa đạn mà vẫn kiên gan , sống bền bỉ , kiêu hùng ( D.chứng : không cây nào không bị thương ; bị chặt đứt ngang ngửa thân mình ; nhựa ứa cục máu lớn ; cạnh một cây mới ngã xuống đã có bốn năm cây khác phống lên hương thơm mỡ màng Rừng xà nu nối tiếp chạy tít tận chân trời ) - Xà nu_biểu tượng cho vẻ đẹp , sức sống mãnh liệt , kiên cường bất diệt của con người tây nguyên. Xà nu được đứng với thế tương ứng của con người , giống như các thế hệ dân làng xô man sống trong tầm đại bác của giặc. Người này ngã xuống , người kia tiếp bước đứng lên kiên cường , mạnh mẽ. Các thế hệ nối tiếp nhau đánh giặc ( D.chứng : anh xút , bà nhan hi sinh đã có Tnú và Mai kế tiếp , Mai chết đã có Dít , cùng với Dít là bé Heng ) - Xà nu gắn bó với đời sống và chiến đấu của dân làng Xô man - Nghệ thuật : miêu tả linh hoạt bao quát , cụ thể , khi cả rừng , khi một số cây , miêu tả trong thế so sánh , đối chiếu với con người. Nhiều biệt pháp tu từ Kết bài : - Khái quát ý nghĩa hình tượng xà nu : biểu tượng cho - Hình tượng xà nu đậm nét sử thi Đề 2 : Phân tích hình tượng nhân vật Tnú Mở bài : - ( Xem đề 1 ) - Nhấn mạnh hình tượng nhân vật Tnú Thân bài : • khi còn nhỏ , Tnú là một cậu bé gan góc , mưu trí , dũng cảm , một lòng theo đảng , theo cánh mạng , Tnú tuổi nhỏ mà trí lớn. - Tnú mồ côi cha mẹ , lớn lên trong sự bao bọc của dân làng xô man , anh mang phẩm chất , tâm hồn trong sáng , tốt đẹp của người sáng tác. - Anh hăng hái đi nôi cán bộ giữa lúc giặc càng quét , tàn sát dã man. Nó treo cổ anh xút lên cây vả đầu làng , chặt đầu bà nhan cột nòng súng. Ngọn roi của nó không từ một ai. - Tnú quyết tâm học chữ , rồi tr4ở thành người liên lạc dũng cảm , kiên cường. - Bị giặc bắt , tra tấn bã man mà vẫn bảo toàn bí mật cách mạng. • Tnú vượt ngục kom Tum trở về làng , thay anh Quyết lãnh đạo dân làng chuẩn bị chiến đấu. Anh phải chịu nỗi đau thể xác và nỗi đau tinh thần. 10 [...]... nhưng nó lại có sức mạnh kỳ diệu , anh vẫn cầm súng bảo vệ buôn làng , bảo vệ đất nước • Nghệ thuật : + Khắc hoạ nhân vật theo quá trình : từ nhỏ _ trưởng thành _ điển hình … + Nhân vật mang tầm vóc sử thi Kết bài : - Xây dựng theo kiểu nhân vật tư tưởng hoà quyện với nhân vật trữ tình - Ở Tnú ngời sáng vẻ đẹp CN CM VN thời chống mĩ 11 . tủi nhục, cay đắng ( Mị ngồi quay sợi gai, cạnh tàu ngựa, cúi mặt, mặt buồn rười rượi ) + Bị bị bóc lột, bị ngược đãi , bị trà đạp, bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người ( như caon trâu con. thảm của người lao động trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 ( người chết như ngả rạ , thây chết nằm còng queo mùi xú uế tiếng quạ thê thi t, trẻ con ủ rũ, người lớn u tối ) - Tình người trong. nghĩa hình tượng xà nu : biểu tượng cho - Hình tượng xà nu đậm nét sử thi Đề 2 : Phân tích hình tượng nhân vật Tnú Mở bài : - ( Xem đề 1 ) - Nhấn mạnh hình tượng nhân vật Tnú Thân bài : • khi

Ngày đăng: 09/06/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w