SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TRÀ VINH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010-2011 Môn thi: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Thí sinh làm tất cả các bài toán sau đây: Bài 1: (4 điểm) Một vật AB đặt trước một thấu kính phân kỳ cho ảnh A 1 B 1 cao 0,8cm. Giữ nguyên vật AB và thay thấu kính phân kỳ bằng thấu kính hội tụ có cùng tiêu cự và cũng đặt ở vị trí của thấu kính phân kỳ thì thu được ảnh thật A 2 B 2 cao 4cm. Khoảng cách giữa hai ảnh là 72cm. 1. Tìm tiêu cự của thấu kính và chiều cao của vật. 2. Vẽ ảnh của vật trong hai trường hợp: a. Vật đặt trước thấu kính phân kỳ. b. Vật đặt trước thấu kính hội tụ. Bài 2: (4 điểm) Có hai bình cùng đựng một chất loại chất lỏng. Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình 2 đổ vào bình 1 và đo nhiệt độ cân bằng ở bình 1 sau 4 lần đổ cuối: 20 o C, 35 o C, không ghi, 50 o C. Tính nhiệt độ cân bằng ở lần bị bỏ sót không ghi và nhiệt độ của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 đổ vào bình 1. Coi nhiệt độ và khối lượng của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 đều như nhau, bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Bài 3: (3 điểm) 1. Thả một quả trứng có khối lượng m = 66 gam vào bình chia độ có chứa sẵn 180ml nước muối thì thấy quả trứng nổi lên, nằm yên ở ngay sát bên dưới mặt thoáng trùng với vạch ghi 240ml trên thành bình chia độ. Xác định lực đẩy Acsimet của nước muối vào quả trứng và trọng lượng riêng của nước muối. 2. Nếu thả quả trứng trên nước muối có trọng lượng riêng d’ = 12N/m 3 thì thể tích phần chìm trong nước của quả trứng bằng bao nhiêu? Bài 4: (5 điểm) Một mạch điện AB gồm một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi; một vôn kế mắc song song với mạch AB; một biến trở con chạy MN mắc nối tiếp với một điện trở R; một ampe kế có điện trở không đáng kể. Khi di chuyển con chạy ở M thì ampe kế chỉ 4A, vôn kế chỉ 120V. Còn di chuyển con chạy ở N thì ampe kế chỉ 1,2A. 1. Vẽ sơ đồ mạch điện. 2. Tính điện trở R và điện trở lớn nhất của biến trở. 3. Điện trở R ở trên là điện trở tương đương của 3 điện trở giống nhau mắc với nhau; mỗi điện trở là 45. Hỏi 3 điện trở này đã mắc với nhau như thế nào? Giải thích. Bài 5: (4 điểm) Từ nơi sản xuất điện năng đến nơi tiêu thụ là hai máy biến thế và hai đường dây tải điện nối hai biến thế với nhau. Máy tăng thế ở A có tỉ số vòng dây là 1A 2A n 1 n 10 , đường dây tải điện có điện trở tổng cộng là R d = 10. Máy hạ thế ở B có tỉ số vòng dây là 1B 2B n 15 n . Nơi tiêu thụ là mạng điện 120V12kW. Bỏ qua hao phí điện năng trong hai biến thế và điện trở trong của các cuộn dây. 1. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp của máy tăng thế. 2. Nếu giữ nguyên đường dây và nhu cầu nơi tiêu thụ vẫn là 120V12kW, bỏ hai máy biến thế. Hỏi đường dây A phải có công suất 0 P , hiệu điện thế U o là bao nhiêu? Khi đó công suất hao phí điện năng tăng bao nhiêu lần? Hết ĐỀ THI CHÍNH THỨC t rongtuedu @gmail.com Thi ngày 07.4.2011 Tr ọng Tú – THCS Hi ệp H òa . DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TRÀ VINH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 -2011 Môn thi: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Thí sinh làm tất cả các bài. nhiêu? Khi đó công suất hao phí điện năng tăng bao nhiêu lần? Hết ĐỀ THI CHÍNH THỨC t rongtuedu @gmail.com Thi ngày 07.4 .2011 Tr ọng Tú – THCS Hi ệp H òa . lỏng lấy từ bình 2 đổ vào bình 1. Coi nhiệt độ và khối lượng của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 đều như nhau, bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Bài 3: (3 điểm) 1. Thả một quả trứng