PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ 6. Thời gian làm bài: 45 phút Họ, tên thí sinh: Lớp trường THCS Đề số 1 Phần I: (3 điểm. Thời gian làm bài 15 phút) Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào Phiếu trả lời phần I dưới đây: Câu 1: Nét đặc sắc, tiêu biểu nhất về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm là: A. Kiến trúc nhà ở B. Kiến trúc đình làng C. Kiến trúc chùa D. Kiến trúc đền, tháp Câu 2: Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? A. Hát Môn B. Luy Lâu C. Thăng Long D. Cổ Loa Câu 3: Sau khi giành lại được độc lập, Trưng Vương đã: A. Giữ nguyên luật pháp của nhà Hán B. Giữ nguyên các thứ thuế do nhà Hán đặt ra C. Miễn thuế hai năm, bãi bỏ các luật lệ hà khắc và chế độ lao dịch cho dân D. Yêu cầu nhân dân cống nạp cho nhà nước Câu 4: Thời gian, địa điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa do Bà Triệu lãnh đạo: A. Năm 248 tại Thanh Hóa B. Năm 284 tại Thanh Hóa C. Năm 248 tại Thái Bình D. Năm 284 tại Thái Bình Câu 5: Sau khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị thất bại, nhà Hán đã có thay đổi gì về tổ chức bộ máy cai trị ở nước ta? A. Thái thú là người Hán B. Thứ sử là người Hán C. Huyện lệnh là người Hán D. Cả A, B, C đều sai Câu 6: Kinh đô của nước Vạn Xuân đóng ở đâu? A. Long Biên, Bắc Ninh B. Cửa sông Tô Lịch, Hà Nội C. Việt Trì, Phú Thọ D. Sơn Tây, Thái Bình Câu 7: Viên đô hộ nào của nhà Đường phải bỏ chạy khỏi thành Tống Bình khi quân của Mai Hắc Đế tấn công? A. Dương Tư Húc B. Cao Chính Bình C. Quang Sở Khách D. Cả A, B, C đều đúng Câu 8: Qua chương trình lịch sử Việt Nam mà em đã được học, theo em tổ tiên đã để lại cho chúng ta điều gì? A. Lòng yêu nước B. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước C. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc. D. Bao gồm cả A, B và C Câu 9: Sau trận chiến trên sông Bạch Đằng (năm 938), số phận của Hoằng Tháo là: A. Vội vàng tháo chạy về nước B. Đầu hàng Ngô Quyền C. Được vua Nam Hán cứu thoát D. Bị thiệt mạng trong đám loạn quân Câu 10: Vào đầu thế kỉ X, ở nước ta ai đã khởi xướng và tiến hành xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối: “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”? A. Khúc Thừa Dụ B. Khúc Hạo C. Khúc Thừa Mĩ D. Dương Đình Nghệ * Phiếu trả lời phần I: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án đúng Phần II: (7 điểm. Thời gian làm bài 30 phút) Câu 11: Hãy nêu những chi tiết để chứng tỏ rằng: Trong các thế kỉ I-VI, tuy bị thế lực phong kiến đô hộ tìm mọi cách kìm hãm, nhưng nền nông nghiệp nước ta vẫn phát triển. Câu 12: Lí Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa? Ý nghĩa của việc làm đó? Câu 13: Nhân dân Tượng Lâm đã giành được độc lập trong hoàn cảnh nào? ––––––––––––––– PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG TRÀ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008-2009. MÔN: LỊCH SỬ 6. ––––––––––––––––––– Phần I: (3 điểm) Mỗi phương án đúng, chấm 0,3 điểm. Đáp án: * Đề số 1: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án đúng D A C A C B C D D B * Đề số 2: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án đúng B D C A D C D B A B * Đề số 3: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án đúng A D A D C A A B C B * Đề số 4: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án đúng D A D D B C A B C D Phần II: (7 điểm) * Đáp án, hướng dẫn chấm căn cứ thứ tự câu ở đề số 1. Câu 11: (2,5 điểm) Trong các thế kỉ I-VI, tuy bị thế lực phong kiến đô hộ tìm mọi cách kìm hãm, nhưng nền nông nghiệp nước ta vẫn phát triển. Cụ thể là: + Biết sử dụng sức kéo của trâu, bò để cày, bừa. + Biết trồng lúa một năm hai vụ + Biết đắp đê phòng lũ lụt, làm thủy lợi + Nông thôn có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú + Biết quan tâm đến kĩ thuật trồng trọt (kĩ thuật: Dùng côn trùng diệt côn trùng). Câu 12: (3 điểm) – Sau khi khởi nghĩa thắng lợi: Lí Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (1,5 điểm). – Ý nghĩa của việc làm: + Chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, sánh vai và không lệ thuộc (0,75 điểm) + Đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của đất nước, của dân tộc (0,75 điểm) Câu 13: (1,5 điểm) Thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy, nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là với các huyện xa. Lợi dụng cơ hội đó, nhân dân Tượng Lâm đã nổi dậy lật đổ chính quyền đô hộ nhà Hán, lập ra nước Lâm Ấp. * Chú ý: + Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. + Điểm tổng cộng của toàn bài làm được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5) –––––––––––––––––––– . GD&ĐT HƯƠNG TRÀ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 200 8-2 009. MÔN: LỊCH SỬ 6. ––––––––––––––––––– Phần I: (3 điểm) Mỗi phương án đúng, chấm 0,3 điểm. Đáp án: * Đề số 1: Câu. 10 Phương án đúng D A D D B C A B C D Phần II: (7 điểm) * Đáp án, hướng dẫn chấm căn cứ thứ tự câu ở đề số 1. Câu 11: (2,5 điểm) Trong các thế kỉ I-VI, tuy bị thế lực phong kiến đô hộ tìm mọi cách kìm. 10 Phương án đúng D A C A C B C D D B * Đề số 2: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án đúng B D C A D C D B A B * Đề số 3: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án đúng A D A D C A A B C B * Đề số 4: Câu