1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề HSG Sinh 9 Cam Lộ (2011)

3 325 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 66,5 KB

Nội dung

KIỂM TRA HSG SINH 9 ( 2010 - 2011 ) CAM LỘ ( 12 / 4 / 2011 ) Câu 1(1,0 điểm): Giải thích các yếu tố giúp sự vận chuyển máu liên tục và theo một chiều trong mạch ? Câu 2(1,0 điểm): Tại sao những người bị xuất huyết não hoặc chấn thương sọ não ở bên phải lại bị tê liệt nữa thân bên trái và ngược lại? Câu 3(1,5 điểm): Đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a(hạt xanh) ; B : (trơn) ; b: (nhăn). Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. a) Cây đậu Hà Lan hạt vàng, vỏ trơn có thể có những kiểu gen như thế nào? b) Cho cây đậu hạt vảng, trơn giao phấn với cây đậu hạt vàng, trơn đã thu được toàn những hạt vàng, trơn. Có thể xác định kiểu gen của cây bố và cây mẹ không? Vì sao? Câu 4(1,5 điểm): Ở gà bộ nhiễm sắc thể 2n= 78. Quan sát các tế bào sinh dưỡng đang phân bào người ta đếm được tổng số NST kép trên mặt phẳng xích đạo và số NST đơn đang phân li về các cực tế bào là 6630. Trong đó số NST đơn nhiều hơn NST kép là 1170. a) Xác định các tế bào đang nguyên phân ở kì nào? b) Số lượng tế bào ở mỗi kì là bao nhiêu? Câu 5(1,5 điểm): So sánh thường biến và đột biến. Câu 6(1,0 điểm): Sau khi ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận thì có những hoạt động nào? Câu 7(1,0điểm): Cây phong lan khi chuyển từ rừng về nhà các nhân tố sinh thái (ánh sáng, độ ẩm, nơi sống, nhiệt độ) có thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó. Câu 8(1,5 điểm): Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật. Câu 9 Vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F 1 , sau đó giảm dần qua các thế hệ? Câu 10: Nêu rõ điểm khác nhau giữa mối quan hệ cộng sinh và hội sinh? cho ví dụ minh họa? Đáp án và biểu điểm Câu 1(1,0 điểm): Giải thích các yếu tố giúp sự vận chuyển máu liên tục và theo một chiều trong mạch ? 1. Sự co dãn của tim: Tim co tạo lực đẩy máu vào mạch và khi dãn ra tạo lực hút máu từ tỉnh mạch về tim. ( 0,25 điểm) 2. Sự co dãn của động mạch và sự co bóp của các cơ thành tĩnh mạch: Tạo lực hỗ trợ cho sự co dãn của tim. ( 0,25 điểm) 3.Sự thay đổi thể tích và áp suất của lồng ngực khi hô hấp: Hỗ trợ cho lực hút và lực đẩy máu của tim. ( 0,25 điểm) 4. Các van tĩnh mạch: Có trong các tỉnh mạch chân giúp máu từ các mạch này di chuyển theo chiều hướng lên để về tim mà không bị chảy ngược xuống do tác dụng của trọng lực. ( 0,25 điểm). Câu 2(1,0 điểm): Tại sao những người bị xuất huyết não hoặc chấn thương sọ não ở bên phải lại bị tê liệt nữa thân bên trái và ngược lại? - Bởi vì, tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ nửa thân bên trái đều liên hệ với nửa bán cầu não phải - Tất cả các đường dẫn truyền vận động xuất phát từ nửa não phải đều liên hệ với các cơ điều khiển vận động của nửa thân bên trái -Tất cả các đường cảm giác đi lên vỏ não xuất phát từ các cơ quan thụ cảm ở nửa thân bên trái đều bắt chéo sang phía đối diện hoặc ở tuỷ sống hoặc ở hành tuỷ và đều đi qua đồi thị trước khi lên vỏ não - Các đường vận động xuất phát từ các tế bào tháp ở vỏ não bên phải đi xuống đều bắt chéo sang phía đối diện hoặc ở hành tuỷ hoặc ở tuỷ sống để đến các cơ ở nửa thân bên trái Câu 3(1,5 điểm): Đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a(hạt xanh) ; B : (trơn) ; b: (nhăn). Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. a)Cây đậu Hà Lan hạt vàng, vỏ trơn có thể có những kiểu gen như thế nào? b)Cho cây đậu hạt vảng, trơn giao phấn với cây đậu hạt vàng, trơn đã thu được toàn những hạt vàng, trơn. Có thể xác định kiểu gen của cây bố và cây mẹ không? Vì sao? a/ Các kiểu gen có thể có: AABB; AABb; AaBB; AaBb (0,5 đ) b/Con có hạt xanh chứng tỏ bố và mẹ đều tạo được giao tử mang a; nên hạt vàng, nhăn P là Aabb. Tất cả con đều có hạt trơn chứng tỏ cây hạt xanh, trơn P có kiểu gen aaBB. ( 0,25đ) Kiểm nghiệm: P Aabb ( V,N) x aaBB (X,T) GP: Ab, ab aB F 1 : 50% AaBb (V,T) 50% aaBb (X,T) ( 0,25đ) Câu 4(1,5 điểm): Ở gà bộ nhiễm sắc thể 2n= 78. Quan sát các tế bào sinh dưỡng đang phân bào người ta đếm được tổng số NST kép trên mặt phẳng xích đạo và số NST đơn đang phân li về các cực tế bào là 6630. Trong đó số NST đơn nhiều hơn NST kép là 1170. a) Xác định các tế bào đang nguyên phân ở kì nào? b) Số lượng tế bào ở mỗi kì là bao nhiêu? a/ Thời điểm phân bào - Các NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo là kì giữa của nguyên phân - Các NST đơn đang phân li về các cự của tế bào là kì sau của nguyên phân b/ Số lượng tế bào ở mỗi kì: - Kì giữa : 35 tb - Kì sau: 25 tb HS có thể giải theo nhiều cách khác nhau nhưng kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. Câu 5(1,5 điểm): So sánh thường biến và đột biến. So sánh thường biến với đột biến. a/ Điểm giống nhau: Đều dẫn đến làm biến đổi kiểu hình của cơ thể; Đều có liên quan đến tác động của môi trường sống. b/ Điểm khác nhau Thường biến Đột biến - Chỉ làm biến đổi kiểu hình, không làm thay đổi vật chất di truyền (NST,AND) - Làm biến đổi vật chất di truyền (NST,AND). Từ đó dẫn đến thay đổi kiểu hình - Do tác động trực tiếp của môi trường ; Không di truyền cho thế hệ sau - Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn TĐC trong TB và cơ thể; Di truyền cho thế hệ sau - Giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống, không phải là nguyên liệu của chọn giống do không DT - Phần lớn gây hại cho bản thân sinh vật. Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống do DT được. a/ Điểm khác nhau Di truyền độc lập Di truyền liên kết - Hai cặp gen tồn tại trên hai cặp NST - Hai cặp gen tồn tại trên cùng một NST Câu 6(1,0 điểm): Sau khi ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận thì có những hoạt động nào? Tự nhân đôi 0,5 diểm Điều khiển tổng hợp Protein tương ứng do gen mã hoá 0,5 điểm Câu 7(1,0điểm): Cây phong lan khi chuyển từ rừng về nhà các nhân tố sinh thái(ánh sáng, độ ẩm, nơi sống, nhiệt độ) có thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó. Chỉ tiêu so sánh Cây phong lan sống trong rừng Cây phong lan sống trong vườn Nơi sống Rậm rạp Thưa thớt 0,25 Nhiệt độ Thấp Cao 0,25 Độ ẩm Cao Thấp 0,25 Ánh sáng Yếu Mạnh 0,25 Câu 8(1,5 điểm): Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật. Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật - Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh - Sống trong cùng một thời gian - Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở và đặc biệt là sinh sản,nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể - Tập hợp các quần thể của các loài khác nhau cùng sống trong một sinh cảnh - Được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài - Ngoài mối quan hệ thích nghi về sinh sản trong từng quẩn thể còn có mối quan hệ chặt chẽ giữa các quần thể thành một khối thống nhất, nhờ các quan hệ sinh thái hỗ trợ và đối địch . KIỂM TRA HSG SINH 9 ( 2010 - 2011 ) CAM LỘ ( 12 / 4 / 2011 ) Câu 1(1,0 điểm): Giải thích các yếu tố giúp sự vận chuyển. 0,25 Câu 8(1,5 điểm): Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật. Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật - Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh - Sống trong cùng một thời gian -. nhân tố sinh thái (ánh sáng, độ ẩm, nơi sống, nhiệt độ) có thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó. Câu 8(1,5 điểm): Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật. Câu

Ngày đăng: 08/06/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w