Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 1.203 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
1.203
Dung lượng
3,72 MB
Nội dung
Ông cố vấn Lời giới thiệu : TRƯỚC KHI VÀO CHUYỆN CUỐI năm 1969, cả Sài Gòn xôn xao vì mới tìm ra một lưới tình báo quân sự của Việt Cộng nằm ngay trong những cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam cộng hòa. Báo chí đưa tin bằng những hàng tít lớn: “Vụ án gián điệp lớn nhất thời đại”[1], “Vụ án chính trị của thế kỷ”[2]. Các bị cáo đều là những nhân vật quan yếu trong chính phủ Sài Gòn: người là cố vấn đặc biệt của tổng thống, người là cấp bộ trưởng, người là tham chánh văn phòng bộ chiêu hồi Có nhà bình luận còn nói trong số những người bị đưa ra xét xử, có người được coi là ứng cử viên tổng thống nhiệm kỳ sắp tới. Những cơ quan thông tin đại chúng nước ngoài, đặc biệt là của Mỹ, đã đưa nhiều tin tức về vụ án. Năm 1983 trong cuốn hồi ký của mình[3], Ralph McGehee, một nhân vật CIA kỳ cựu, đã nhận chính CIA dã làm áp lực mạnh mẽ với tổng thống Thiệu để tiến hành chiến dịch phá lưới gián điệp này. Vì nội vụ đề cập tới những nhân vật quan yếu trong chính phủ, những nhà hoạt động chính trị xã hội có uy tín rộng rãi trong quần chúng, nên người phúc trình tin tức đã được chính Dale Waites kiểm tra bằng máy dò sự thật (Polygraph Tost). Cuối cùng, ngày 28-11-1969, chính quyền Sài Gòn đã cho mở phiên tòa quân sự tại Sài Gòn để xét xử những bị can. Trên một trăm ký giả trong và ngoài nước đã có mặt tại Nha Quân pháp ở đại lộ Bạch Đằng chật ních người đến theo dõi vụ án. Bản cáo trạng dài 23 trang, đọc hết một tiếng rưỡi đồng hồ. Theo tường thuật trên báo chí, “Vụ án này rất căng thẳng và quan trọng, vì qua hồ sơ không có một đảng phái chính trị nào, một nhân vật chính trị nào mà không có liên quan ít nhiều đến vụ án. Xếp hồ sơ đó nặng gấp 200 lần so với bản cáo trạng đã đọc ”[4]. Sau ngày giải phóng Sài Gòn, chúng ta đã tìm được toàn bộ những hồ sơ đó tại Nha Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia của chính quyền Sài Gòn. Trong tập 1 của hồ sơ, có thể trích ra vài nhận xét sau đây: “Từ trước đến nay, ngoại trừ những giai thoại giả tưởng trong tiểu thuyết trinh thám, chưa bao giờ có những tổ điệp báo thành công đến như thế. ( ) Cụm A.22 hoạt động và phát triển đều đặn và đã thi thố nhiều thủ đoạn mà chúng ta phải nhìn nhận là huyền diệu và xuất sắc Cụm đã phát triển một hệ thống diệp vụ vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào được nhiều cơ quan đầu não của Việt Nam cộng hòa ( ) Những tin tức chiến lược mà Cảnh sát Quốc gia biết họ đã cung cấp, đều có giá trị giúp cho Hà Nội có được những dữ kiện chắc chắn khi ấn định chính sách của họ đối với cuộc chiến tranh hiện nay. ( ) Các dự án quốc gia đều được Cụm A.22 thu thập và phúc trình và nhờ cụm tình báo chiến lược mà các cấp lãnh đạo Hà Nội biết nhiều điều cơ mật mà chính các Tổng Bộ trưởng Sài Gòn không biết. ( ) Họ đã tiếp xúc được với các yếu nhân Việt Nam và cũng gặp gỡ đàm luận dễ dàng với các yếu nhân Mỹ như CONLON, HEAVNER, SMITH, COLBY, BURGER ”[5]. Các báo chí Sài Gòn đều ghi nhận “tất cả bị can đều có nét mặt tươi cười và rất tự nhiên”, “như đi dự đám cưới”, “tất cả cũng vẫn có vẻ đẹp trai” Hơn hai mươi luật sư biện bộ, trong đó có những người danh tiếng nhất, đứng sau lưng họ. Phiên tòa trở thành diễn đàn vạch rõ những mâu thuẫn trầm trọng của chế độ Sài Gòn, giữa chính quyền với các đảng phái, tôn giáo, đồng minh chiến lược Hoa Kỳ, giữa những cá nhân trong những tổ chức nảy, với những bằng chứng cụ thể không thể bác bỏ, và công khai tuyên truyền cho đường lối hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc. Một luật sư đã nói: “Là người biện hộ trong vụ án, tôi như ếch ngồi đáy giếng mà miệng giếng đã bị tổng thống Thiệu đậy lại rồi ”. Vũ Ngọc Nhạ, người bị tố cáo cầm đầu lưới gián điệp, xuất hiện trước tòa với bộ áo trắng, quần đen, cravat nâu, ung dung cầm một xấp giấy trắng, miệng luôn luôn tươi cười. Riêng anh từ chối nhờ luật sư biện hộ cho mình và cũng không tự bào chữa. Anh tuyên bố những việc mình đã làm chỉ có lịch sử phán xét. Tất cả những bị can không ai có một lời đề nghị được khoan hồng. Nhạ và hai đồng đội chính của anh đã bị án chung thân khổ sai. “Lần đầu trong một vụ án quan trọng và trước những bản án nặng nề, người ta không hề ghi nhận một tiếng khóc nào và chỉ thấy những gương mặt vui thân và nghe những tiếng cười ”[6]. Trước rất đông công chúng tụ tập ở cửa tòa án, vây quanh chiếc xe bịt bùng đưa những người vừa bị kết án về trại giam, Nhạ nói với mọi người: “Các bạn cứ chờ xem, một trang sử mới sắp lật qua. Không còn bao lâu nữa đâu!”. Anh và các bạn hướng về những máy ghi âm, ống kính truyền hình, máy ảnh của những ký giả nước ngoài chõ về phía họ, nói bằng tiếng Pháp và tiếng Anh: “Cuộc đấu tranh chưa kết thúc, đến đây chỉ mới tạm dừng. Chúng tôi ra đi nhưng nhất định chúng tôi sẽ trở về ” Họ đã giữ đúng lời hứa. Ba năm sau đó, họ lại xuất hiện ở Sài Gòn, tiếp tục cuộc chiến đấu trên mặt trận thầm lặng cùng với bao nhiêu đồng chí khác, trong đó có nhiều người dã lập nên những kỳ tích mà chúng ta còn chưa biết tới. Vụ án trở thành một vấn đề thời sự sôi nổi. Dư luận cho là nó còn chứa đựng nhiều nghi vấn. Theo nguồn tin từ dinh Độc Lập, tổng thống Thiệu trong những cuộc trao đổi riêng tư đã nói đây là một việc làm xấu xa của CIA nhằm bôi nhọ uy tín cá nhân mình. Sau đó lại có tin tỉnh trưởng Côn Sơn (Côn Đảo) đã bị thay. Người ta nói tổng thống đưa người của mình ra nắm quyền hành ở Côn Sơn, để chăm sóc ông cố vấn vừa ra đó bắt đầu cuộc sống lưu đày. Giáo hoàng Paul VI cũng gửi tới Côn Sơn tặng ông nguyên cố vấn huy chương “Vì Hòa bình” với một bức thư tỏ lòng ngưỡng mộ người chiến sĩ Công giáo đã cống hiến nhiều cho hòa bình vì lý tưởng thiêng liêng của Chúa. Cho đến những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn tháng 4- 1975, Nguyễn Văn Thiệu vẫn giữ quan hệ với người cố vấn cũ của mình, coi đây là một mối quan hệ tốt đẹp trong suốt cuộc đời chấp chính. Tập hồ sơ sau đây sẽ đưa ra ánh sáng những vấn đề đến nay còn chưa rõ ràng chung quanh vụ nghi án. Nó được trình bày dưới dạng tiểu thuyết để cho về hình thức đỡ khô khan. Tuy nhiên, điều mong mỏi chủ yếu của tác giả là được chuyển tới bạn đọc những sự kiện, những chi tiết chân xác, với những con người thật. Bạn đọc có thể gặp nhiều nhân vật của cuốn sách này đang tiếp tục cuộc sống bình dị của họ sau những biến cố lịch sử ở nước ta, cũng như ở đâu đó một số nước ngoài. Nếu có những điều sai sót về họ, tác giả rất mong sẽ được chính họ góp ý kiến để bổ cứu cho lần in sau nếu cuốn sách có được may mắn Hữu Mai Ông cố vấn Hồ sơ một điệp viên Chương 1 NGƯỜI BỊ BẮT 1. Sài Gòn. Tháng 12-1958. Một buổi sáng bình thường. Sắp tới giờ làm việc ở những công sở. Trên đường phố còn ngái ngủ với nhiều tiệm hàng vẫn đóng kín, mới có dòng người cần mẫn, những viên chức, thợ thuyền đi bộ hoặc đi xe đạp, xe máy tới công sở. Họ đã tỉnh táo sau bữa điểm tâm một tô hủ tiếu bốc khói hoặc gói xôi rắc dừa kèm ly cà phê ở những quán bên vỉa hè. Mặt trời chưa lên hẳn. Không khí trong trẻo, hơi lạnh. Thấp thoáng một vài bà đứng tuổi khoác áo len dài tay. Người Sài Gòn chỉ có một số buổi sáng hiếm hoi thế này để dùng đến chiếc áo len được cất giữ lâu ngày. Hai chiếc mô-bi-lét, mỗi xe chở hai người, tiếng máy nổ giòn tan, phóng qua cầu Thị Nghè rồi dừng lại ở chân dốc. Hai người lực lưỡng khoác áo blu-dông đen, ngồi ở phía sau xe nhảy xuống bước lên hè. Họ chặn đường một người bé nhỏ, tuổi khoảng ba mươi, có dáng dấp một viên chức hay nhà giáo. Anh ngước cập mắt hiền lành nhìn người đang cản đường mình rồi né sang bên định tiếp tục đi. Một người mặc blu-dông để râu mép, giơ tay trái ngăn lạ: - Anh Hai Long, hỉ? - Dạ Người được hỏi lộ vẻ ngạc nhiên. Phía sau anh, một tên mặc áo blu-dông khác cũng đã đứng áp sát. Vật cồm cộm ở nách áo hắn là một khẩu súng ngắn. Cặp mắt lạnh lẽo của bọn chúng báo hiệu chẳng lành. Tên đứng trước Hai Long chìa tay và gần như chộp lấy tay anh. Bàn tay hắn lạnh và cứng như chiếc còng sắt: - Gặp nhau, hay quá! Mời anh vô đây trao đổi một chút. Hắn choàng tay kia vào lưng Hai Long, tiếp tục cử chỉ thân mật. Nhưng Hai Long cảm thấy cánh tay hắn là một chiếc gông, và mình bị một sức mạnh đẩy vào chiếc tắc-xi đã đỗ xịch bên vỉa hè, máy vẫn nổ. Phút chốc Hai Long đã bị ngồi kẹp giữa hai tên mặc áo blu- dông. Anh nhìn hai bên đường. Chỉ có một tên lạ mặt đeo chiếc kính râm, chắc là đồng bọn, đứng ở cột đèn bên kia đường, đang nhìn sang. Mọi người vẫn mải miết đi, không ai chú ý tới việc vừa xảy ra. Từ nhiều tháng nay, ở thành phố diễn ra nhiều cuộc lùng ráp, bắt bớ. Tâm lý chung, không ai muốn dây vào. Cũng có thể là chúng làm lẹ quá! Chiếc tắc-xi lao nhanh trên đường phố. Màn kịch tình cờ gặp gỡ thân mật đã xong, bộ mặt chúng trở nên lạnh như tiền. - Sao ? Các ông dưa tôi đi đâu? Đáp lại câu hói của Hai Long là sự im lặng. - Các ông là ai? - Mời đi có chút việc. Lát nữa sẽ rõ. - Tên để râu mép trà lời khô khan. Hai Long chỉ còn cách liếc mắt nhìn đường phố xem chúng dưa mình di đâu. Hy vọng có người quen nhận ra anh không còn. Xe phóng rất nhanh. Đến phố Vân Đồn, xe chạy chậm lại. Tên lái xe nhấn hai tiếng còi nhỏ. Cánh cổng sắt một ngôi nhà bên trái bỗng mở ra. Chiếc xe ngoặt lên hè, lao qua. Hai cánh cổng sắt đã khép lại sau lưng như vừa nuốt chửng chiếc xe. Bên trong là một ngôi nhà kiến trúc kiểu Pháp đã cũ. Những cánh cửa chớp quay ra mặt đường, sơn màu xanh lá cây, đều đóng kín. Tên có râu dẫn Hai Long vào một căn buồng nhỏ ở ngay sát bậc thềm ra vào. Tên cùng đi bắt đầu lục soát khắp người anh. Hắn lần lượt thu tấm căn cước, chùm chìa khóa, chiếc khăn tay, rồi mở khóa dây lưng da của anh, kéo tuột ra một cách thô bạo. Cuối cùng, hắn rút nốt cây bút máy rẻ tiền cài ở nắp tủi ngực. Anh chỉ còn lại chiếc đồng hồ đeo tay. Những thủ tục này được hoàn tất một cách lặng lẽ trước cặp mắt giám sát của tên có râu. - Mời sang buồng khách! - Tên có râu nói như ra lệnh. Buồng khách ở liền căn phòng nhỏ. Chiếc tủ chè và cỗ xa-lông bằng gỗ mun đen bóng, chạm trổ tinh vi. Một bức tranh thuỷ mặc lớn, lồng khung kính treo trên tường. Những chiếc đôn sứ Tất cả nói lên đây là tư thất của một gia đình khá giả, chủ nhân phải là người đã lớn tuổi. - Anh ngồi một lát chờ gặp ông Đoàn. Tên có râu quay ra để Hai Long ở lại một mình trong căn buồng. Cặp mắt Hai Long bị hút về những ô kính nhìn vào phía trong ngôi nhà. Trước mắt anh là một cái sân rộng dẫn đến dãy nhà ngang nằm giáp tường phía sau khu biệt thự. Tường khá cao, bên trên lại được gia cố thêm một tấm lưới thép cao không kém bức tường. Cửa ra vào những phòng ở dãy nhà ngang đều khép kín. Một tên mặc sơ-mi trắng ngồi trên chiếc ghế đẩu đặt ở hành lang. Anh nhận ngay ra dãy nhà này là nơi giam giữ những người bị bắt như anh và tên mặc áo sơ-mi trắng đang làm nhiệm vụ canh gác. “Ông Đoàn là ai ?”, Hai Long tự hỏi. 2. Một người bước vào, lẳng lặng kéo ghế ngồi. Người hắn khá cao, nước da tối, cằm bạnh, đôi hàm răng nhỏ sin sít. Mái tóc cắt ngắn, cái nhìn lẩn tránh, cách ăn mặc giản dị của người đã quen với sinh hoạt kháng chiến, nói lên hắn là một tên đầu thú, một kẻ phản bội. Cùng một lúc, anh có hai cảm giác: sự lợm giọng và sự nguy hiểm. Trong cuộc chiến đấu này, đối phó với kẻ thù ở phía bên kia trận tuyến bao giờ cũng dễ hơn với kẻ đã từng đứng chung hàng ngũ. Sau cái liếc mắt nhìn Hai Long rất nhanh, hắn thong thả rót nước, bóc bao thuốc đã để trên bàn. Trái với thái độ khi mới vào, hắn lịch sự đặt chén nước trước mặt Hai Long, mời anh hút thuốc lá. Hai Long rút một điếu thuốc và nói: - Cảm ơn ông. Hắn không đáp lại, cũng rút thuốc đánh diêm hút trước rồi mới đẩy bao diêm về phía anh. Những cử chỉ xã giao tùy tiện khiến cho người đối thoại hiểu rằng, hắn tự cho mình quyền làm bất cứ điều gì hắn muốn, và cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra theo chiều hướng ấy. - Tôi ở Đoàn công tác đặc biệt miền Trung của ông cố vấn Ngô Đình Cẩn Một cái nhìn sắc lẹm phóng về phía Hai Long. - Dạ Người bị bắt nào cũng cảm thấy sự hiểm nghèo khi rơi vào nanh vuốt của Ngô Đình Cẩn. Cẩn là “cậu Út” trong bảy anh chị em nhà họ Ngô. Y là người thất học nhất trong gia đình. Bù lại, y vượt các anh chị về tính tình tàn bạo. Cẩn được trao nhiệm vụ làm cố vấn chỉ đạo miền Trung, một chức vụ tưởng như vô danh vô thực. Nhưng trong thực tể, “cậu Út” thâu tóm mọi quyền hành. Cẩn không chỉ là ông vua ở miền Trung, mà còn với tay đến cả những tỉnh phía Nam, không trừ Sài Gòn là nơi hai anh của y, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đang chấp chính. Mặt “ông Đoàn” sáng lên. Đối phương hắn đang lạnh buốt sống lưng. Hai Long vẫn thu hai tay ngồi im, nhìn ông Đoàn bằng cặp mắt [...]... học vấn của ông Cậu, quá xa lạ với bản chất của y Hiếu không chỉ đe dọa, mà còn muốn nói rõ cho mình biết tình thế hiện tại, Hai Long nghĩ Hiếu vẫn chậm rãi: - Ông cố vấn chỉ đạo miền Trung đánh giá rất cao những người kháng chiến cũ Ông cố vấn tin rằng, nếu có sự hợp tác giữa người kháng chiến với người Quốc gia, sẽ thống nhất được đất nước Trong hàng ngũ Quốc gia không có sự kỳ thị Tôi cũng là Việt... Mercure - Dạ Hai Long biết mình đã rơi vào trường hợp không may của những người hoạt động bí mật tình cờ gặp phải một tên hồi chánh hiểu rõ nguồn gốc của mình! Cần giành lại ngay chủ động, anh thản nhiên nói tiếp: - Vậy mà tôi không nhận ra ông Trí nhớ của tôi gần đây tệ quá! Hồi đó, tôi là thị ủy Thái Bình, tôi mang bí danh để hoạt động cho Việt Minh ở vùng Pháp chiếm đóng Tôi vẫn thường đến làm... tôi không bao giờ bắt lầm, nhưng anh vẫn cố tình giấu cái gốc cộng sản - Thưa đó là chuyện quá khứ Hiếu phẩy tay kiên quyết ngắt lời anh: - Để cho tôi nói Nội vụ của anh rất phức tạp Chúng tôi đã nắm được cả Tôi dành cho anh một cơ hội cuối cùng Nếu anh không thú nhận hết, thì chính anh tự làm hại mình Anh làm lại bản tường trình Hiếu ra khỏi rồi, Hai Long vẫn cố nén một tiếng thở dài nhẹ nhõm 5 Hai... vòng trái đất trước khi trở về Sài Gòn Ở đây, anh cũng đã có một “bình phong” khá tốt Và nhất là, anh vẫn đang ở thời kỳ ẩn nhẫn đợi thời, chưa có hoạt động nghiệp vụ nào khiến kẻ địch phải chú ý Anh đã cố gắng tránh mọi sự khinh suất, luôn luôn quan tâm đến mọi dấu hiệu, dù nhỏ, có thể đe dọa an toàn của mình Mọi nguyên tắc hoạt động bí mật đều được giữ vững Trừ đồng chí trực tiếp lãnh đạo lưới, không... thường đến làm việc với anh Sinh và anh Hằng ở ban Quân báo trung đoàn - Anh là cấp ủy Đảng cao thì chỉ chú ý đến thủ trưởng chứ nhìn ngó gì đến cánh lính tráng chúng tôi - Tá đen nói với giọng mỉa mai - Hồi đó thường làm việc ban đêm, đèn dầu tù mù, đâu có điện sáng choang như bây giờ Nhưng tôi nhận ra anh rồi, dạo ấy ta gặp nhau ở làng Cọi, Vũ Tiên phải không? - Làng Cọi! Tá đen cũng có vẻ khoái khi... thời gian Trận càn Mercure diễn ra ngày 26-3-1952, tới nay chưa đầy 7 năm Nếu anh nói anh không gặp tôi cách đây 8, 9 năm, thì chỉ có thể là từ trận càn Mercure trở về trước Tôi còn khá nhiều ảnh chụp hồi đầu 1953 với Đức Giám mục và các sĩ quan Pháp Tá đen biết mình hớ, ngồi im tính cách cãi lại Hiếu cảm thấy bất lợi, nói: - Chừng ấy đủ rồi? Cảm ơn anh Tá Anh trở về làm việc, để tôi nói chuyện tiếp... không rời anh Y không biết Hai Long có một đôi mắt rất tốt Trong giây phút, anh đã ghi nhớ được trọn vẹn cái nhìn, khuôn mặt dài và choắt với nước da đen xạm của anh ta Hai Long nghĩ ngay tới một tên hồi chánh”, và hắn vừa nhận ra mình Nhưng sau khi lục tìm trong trí nhớ, trí nhớ của anh ít khi đánh lừa anh, anh nhận thấy mình không hề quen biết con người này Tuy vậy, anh vẫn cẩn thận rẽ qua một con... những ngày đầu, Hai Long cảm thấy không khí ở đây dễ chịu hơn nhiều so với trại biệt giam Vân Đồn Anh nhớ lại những lời Hiếu quảng cáo về trại cải huấn Mùa mưa ở Thừa Thiên sắp hết Bầu trời đã sáng sủa Cố đô Huế êm đềm, khác hẳn Sài Gòn lúc nào cũng náo nhiệt, sôi động Tiếng chim ríu rít trên cành đón chào mùa xuân Ngày xưa, thực dân Pháp đã đưa cụ Phan Bội Châu về đây an trí Chẳng lẽ mình lại có những... Vượng bắt chước ông Cậu, mời khách thuốc lá ngoại còn mình chỉ hút thuốc Cẩm Lệ vấn tay Cử chỉ của Vượng thân mật, xuề xòa Hắn tiếp Hai Long như gặp một cán bộ dưới quyền đã công tác lâu năm với nhau hồi còn ở rừng Cặp lông mày của hắn thưa và gần như trụi hết Đôi hố mắt sâu thẳm, long lanh một cặp mắt tươi cười, thỉnh thoảng lại có một cái nhìn như xoáy vào tâm can anh Những con mắt ấy như muốn nói: . vật quan yếu trong chính phủ Sài Gòn: người là cố vấn đặc biệt của tổng thống, người là cấp bộ trưởng, người là tham chánh văn phòng bộ chiêu hồi Có nhà bình luận còn nói trong số những người. ra nắm quyền hành ở Côn Sơn, để chăm sóc ông cố vấn vừa ra đó bắt đầu cuộc sống lưu đày. Giáo hoàng Paul VI cũng gửi tới Côn Sơn tặng ông nguyên cố vấn huy chương “Vì Hòa bình” với một bức. Công giáo đã cống hiến nhiều cho hòa bình vì lý tưởng thiêng liêng của Chúa. Cho đến những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn tháng 4- 1975, Nguyễn Văn Thiệu vẫn giữ quan hệ với người cố vấn cũ