1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

D:TUANthơ-đời-đẹpNghĩ về thơ nguyễn duy.doc

34 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 180 KB

Nội dung

• Báo cáo Tâm trạng: Vui vẻ MỘT THOÁNG NGUYỄN DUY Đăng ngày: 16:12 14-08-2008 Thư mục: Văn MỘT THOÁNG NGUYỄN DUY Mỗi lần công cán tại Vũng Tàu, xong việc, Nguyễn Quyết Thắng thường hẹn tôi tới một quán ăn nào đó. Thường thì có thêm một vài vị nữa. Họ là bạn ông Thắng và là "VIP" của ngành dầu khí. Vũng Tàu bé nhỏ. Đường từ nhà tôi (có khi là từ cơ quan tôi) tới chỗ ông Thắng hẹn chẳng bao xa, nhưng đường từ đồng lương tháng của tôi tới đồng lương tháng của ông Thắng và đồng nghiệp của ông thì xa vời vợi. Tôi đã phải vất vả lắm mới vượt qua được mặc cảm "hoàn cảnh" của mình để tới đó. Phải sau này, qua nhiều lần nhậu, tôi mới ngộ được rằng, người chịu "thiệt thòi" trong các cuộc nhậu là tôi, chứ không phải là cái "túi" của mấy ông dầu khí. Tinh thần và sức khỏe của tôi không địch nổi cái "hầu bao vơi lại đầy" của mấy ông dầu khí. Lần này thì khác, ông Thắng điện cho tôi từ sáng sớm. Ông không có công cán gì ở Vũng Tàu cả. Là ông chỉ chở Nguyễn Duy- nhà thơ đi Vũng Tàu chơi. Ông bảo tôi đừng đi đâu, ở nhà chờ ông xuống, đi uống bia với nhà thơ Nguyễn Duy. Thế thì oách quá! Tôi mừng rơn. Tôi đã gặp nhà thơ Nguyễn Duy nhiều lần. Nhưng lần nào cũng chỉ là gặp Nguyễn Duy ở chỗ đông người. Nguyễn Duy chi có một, mà người quen thân Nguyễn Duy thì lắm. Và người muốn quen Nguyễn Duy cũng lắm. Do vậy, thường thì tôi cũng chỉ được nghe Nguyễn Duy nói chuyện, đọc thơ giữa đám đông . Lần may mắn nhất, là lần, sau cuộc họp, tôi được ngồi xe, đi nhậu cùng Nguyễn Duy. Nhậu tá lả, xong về nhà Phạm Văn Đoan, thuở Phạm Văn Đoan còn ở nhà tập thể cơ quan vợ. Cái nền nhà Phạm Văn Đoan không lấy gì làm sạch sẽ cho lắm, vậy mà Nguyễn Duy "ngọa" xuống nền nhà, hồn nhiên như đấy là giường khách sạn mấy sao. Không còn phân biệt được đâu là ông nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Duy và đâu là ông nhà quê Nguyễn Duy tuế tóa, xuề xòa, chơi được với đủ mọi thứ người "thượng vàng, hạ cám" của cõi đời này. Trông Nguyễn Duy nhỏ thó nằm bệt giữa nền nhà gạch bông của Phạm Văn Đoan, tôi chợt nghĩ, hình như tầm vóc văn hoá, tư tưởng, tinh thần của con người ta thường tỷ lệ nghịch với tầm vóc cơ thể của họ chăng? Tôi nhớ mãi, có lần, cô Cao Thái Bình- một cán bộ lịch sử Đảng cơ quan tôi kiên quyết không tin Nguyễn Duy là Nguyễn Duy. Phạm văn Đoan khi ấy cũng chẳng có cách gì chứng minh được Nguyễn Duy là Nguyễn Duy, nên, phải đến khi tôi đứng ra chứng thực, những hình dong mà cô Cao Thái Bình kể- (mặc dầu, để thuyết phục tôi công nhận là cô đúng, cô đã hơi "bé nhỏ hoá, nhà quê hoá" nhà thơ Nguyễn Duy) rằng chính xác đó là nhà thơ Nguyễn Duy. Thì ra ông Nguyễn Duy trong tâm tưởng bạn đọc cao lớn hơn ông Nguyễn Duy thực, ngoài đời. * Tôi đọc thơ Nguyễn Duy từ những năm bảy mươi của thế kỉ trước. Cũng là thơ chống Mỹ cứu nước cả, nhưng ngay từ hồi đó, thơ Nguyễn Duy đã khác lắm. Trong lúc thơ chống Mỹ của Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Nhuận Cầm, Trần Mạnh Hảo v.v là thơ trực tuyến nóng hổi, thì thơ chống Mỹ của Nguyễn Duy chỉ là thứ thơ "gián tiếp" với chiến trường, chiến đấu, chiến tranh. Đó là "Hơi ấm ổ rơm". Đó là "Bát nước ngô của bà mẹ Việt ở Quảng Trị". Đó là "Cây tre Việt Nam " Ngay như bài "Bầu trời vuông" viết giữa chiến trường cũng là bài viết về phút yên tĩnh trong chiến tranh. Cái sáng tạo, cái phát hiện mới mẻ trong thơ Nguyễn Duy cũng chỉ nằm gọn trong cái "truyền thống". Thơ Nguyễn Duy là thơ làm phong phú, sinh động và lấp lánh thơ truyền thống. Vậy mà, công bằng mà nói, thơ Nguyễn Duy "sáng láng" trong tốp mười, thậm chí là trong tốp năm của thơ chống Mỹ, trong cách chọn của nhiều người. Tôi có một bạn thơ làm dầu khí, đã mất rồi, tên là Trương Xuân Hoàng, một lần tôi đến nhà Hoàng chơi, thấy Hoàng đang ngồi một mình với chai rượu, trước mặt là tập thơ mới xuất bản của Nguyễn Duy. Hoàng bảo tôi: Anh xem này, thơ của em có thua kém gì thơ Nguyễn Duy đâu! Anh đọc thử xem! Tôi chẳng biết nói gì! Thơ Nguyễn Duy không làm người khác thấy sợ, phải vòi vọi ngước lên, mà là làm cho mọi người có cảm giác mình cũng làm được thế Ngày ấy, Hoàng mê thơ lắm, và luôn khao khát làm mới, làm lạ thơ mình. Nhiều nhà thơ cũng có chung khát khao ấy và họ đi tìm tòi sự mới lạ. Nguyễn Duy cũng đi tìm sự mới lạ, nhưng là người lặng lẽ đi tìm cái mới lạ trong cái thông thường, trong "bụi nhân sinh" của cuộc đời này, và dần dà người ta nhận ra thơ Nguyễn Duy " trong quen thấy lạ". Và tôi thấy, hình như người ta thuộc, người ta nhớ thơ Nguyễn Duy hơi bị nhiều Sau chống Mỹ, trong lúc các nhà thơ chúng ta có xu hướng tập trung sức làm trường ca sử thi : Hữu Thỉnh viết "Đường tới thành phố", Nguyễn Đức Mậu viết "Sư đoàn", Trần Mạnh Hảo viết "Mặt trời trong lòng đất", Nguyễn Trọng Tạo viết "Con đường của những vì sao", Thi Hoàng viết " Gọi nhau qua vách núi " v.v . Cùng với những trường ca " Bài ca chim chơrao của Thu Bồn và "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm viết trước đó, những tập trường ca viết trong và sau chống Mỹ thực sự đã tạo được dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả. Nguyễn Duy không xuất bản tập trường ca nào cả. Sau giải phóng, cứ vài ba năm, anh lại xuất bản một tập thơ. Năm 1984 là tập "Ánh trăng". Năm 1987 là tập "Mẹ và em". Năm 1989 là "Đường xa". Năm 1990 là "Quà tặng". Đến năm 1994, với tập "Về", Nguyễn Duy tuyên bố là thôi, không làm thơ nữa. Sau này, trong một bài phỏng vấn, anh giải thích là "thơ bỏ tôi". Nguyễn Duy "Về" có nhiều lí do. Nhưng, trước lúc về, nhiều người biết, trong những tập thơ "hiền từ" vừa kể trên, Nguyễn Duy đã viết, đã để lại ba bài thơ dài là : "Đánh thức tiềm lực", "Nhìn từ xa Tổ quốc" và "Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ". Có vẻ như việc xuất bản những bài thơ "nỗi niềm" như của Nguyễn Duy bây giờ thì bình thường, nhưng hồi đó, in những bài thơ "nặng đô" như vậy là can đảm lắm. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, Nguyễn Duy thường "khuất lấp" đâu đó. Anh thoắt ẩn, thoắt hiện trong đời sống cũng như trên văn đàn. Khi thì nghe tin anh cùng bạn bè đang xuyên Việt đi tìm hiểu văn hóa Việt . Khi thì nghe tin Nguyễn Duy đang du kí Tây Âu. Làm triển lãm thơ Việt ở Hoa Kỳ. Khi lại nghe tin Nguyễn Duy đang ở Pháp, lần hồi theo dấu tích ba ông vua lưu đày ở đảo Réunion. Rồi Nguyễn Duy xuất bản thơ về Thiền. Nguyễn Duy làm lịch thơ. Nguyễn Duy triển lãm ảnh in trên giấy dó v.v. Một Nguyễn Duy phong phú, đa dạng và sáng tạo như vậy có họa là "bị thần kinh" mới không mong được gặp, được uống rượu cùng. * Khác với lần gặp Nguyễn Duy tại buổi họp mặt nhân kỉ niệm 55 năm nhà xuất bản Văn học tại Sài Gòn. Lần ấy, Nguyễn Duy vừa bị tai nạn té xe "trong chân đang có thép". Trông Nguyễn Duy hom hem gầy yếu lắm. Anh bảo là có nhớ tôi nhưng không liên hệ được tên tôi và cái mặt tôi. Lần này, vừa gặp nhau là nhớ ngay. Lại còn bắt tay, hỏi han vồn vã nữa. Tôi trông thần sắc Nguyễn Duy thấy "vượng" hẳn. Anh bảo, anh vừa từ Ấn Độ về. Đang làm cái gì đó về thiền Việt bên Ấn Độ. Sắp tới lại sang Nêpan tìm hiểu về Phật học Tiện đây, tôi muốn nói đôi chút về ông bạn Tổng giám đốc, nhà thơ Nguyễn Quyết Thắng của tôi. Hình như tôi thấy, mỗi lần gặp nhau, ông Thắng chỉ toàn nói chuyện thơ. Nể mấy ông bạn dầu khí của ông, lúc đầu tôi ái ngại, nói lảng sang chuyện em út, chuyện linh tinh mẹt khác nhưng ông Thắng thì không. Ông mặc kệ họ. Ông tranh thủ xuất bản thơ ông, mà thơ ông nào có ít. Tôi đang lo, có ông Duy mà ông Thắng cũng "cướp" diễn đàn thơ thì gay. Nhưng hình như ông Duy đã quen nhậu với "ông nọ, bà kia" rồi. Không dễ gì ông bị người khác "tra tấn" trong các cuộc nhậu được. Quả nhiên, chỉ vài câu chuyện ngoài lề nhập cuộc, ông Duy, bằng cái tài của mình, đã nhanh chóng biến ông Thắng - Tổng giám đốc một công ty dầu khí tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Hồi- Phó Tổng giám đốc Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, ông Văn Bản- đồng hương Thanh Hóa của Nguyễn Duy - kỹ sư địa vật lí và tôi, thành thính giả ngoan ngoãn hết. Một cách vui vẻ và tự nguyện, Nguyễn Duy đọc liền một lúc 3 bài thơ dài "gai góc" của anh; lại hát một bài xẩm- bài mà anh đã từng hát tại hội trương Ba Đình trong Đại hội nhà văn; lại đọc một bài vè về "Đại hội nhà văn bốn" Thơ "thế sự" của Nguyễn Duy bạo liệt, chân thành và sâu sắc . Tôi vốn xuất thân là cán bộ tuyên giáo, không thích thơ "thế sự", không thích thơ "chống tiêu cực". Nhưng khi nghe thơ Nguyễn Duy, tôi phải mạnh dạn mở ngoặc (trừ thơ "thế sự" của Nguyễn Duy). Với thơ ca, mỗi người một quan niệm, chẳng ai giống ai. Vẫn biết, thơ hay thì không cứ là viết về đề tài gì. Nhưng mỗi bài thơ đều có một đích nhắm. Đích nhắm là con "chim sẻ" thì phải dùng "súng hơi thơ". Đích nhắm là chiếc "xe tăng", "cái lô cốt" thì phải là "trọng pháo thơ". Thời nào cũng vậy, luôn có một dòng thơ công dân.Tuy không phải lúc nào nó cũng được bảo chứng bằng pháp luật, bằng dư luận chính thống. Nhưng lúc nào nó cũng được trân trọng, gìn giữ trong trái tim, khối óc của nhân dân. Nó được sàng lọc và tồn tại qua nhiều sự biến thiên của thời thế. Nguyễn Duy kể rằng, vào những năm 1980, giữa lúc thành phố cũng như đất nước đang khó khăn bộn bề, ông bắt đầu bài thơ "Đánh thức tiềm lực" bằng nhưng ray rứt của người lính sau chiến tranh, của nhà thơ đa cảm và của cả một thường dân trước gánh nặng kinh tế gia đình. Bài thơ tượng hình từng chút một, đến năm 1982 thì hoàn thành. Ông Võ Văn Kiệt, bấy giờ là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã lắng nghe trọn vẹn bài thơ "Đánh thức tiềm lực" của Nguyễn Duy. Sau một lúc im lặng, ông chỉ bảo "Nặng lắm! Nhưng chịu được". Sau "Đánh thức tiềm lực", Nguyễn Duy viết tiếp "Tổ quốc nhìn từ xa" và "Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ". Ba bài thơ dài này của Nguyễn Duy hợp lại, có thể đại diện được cho "thế giới quan - nhân sinh quan" của thi sĩ Nguyễn Duy. Một học giả, tôi không tiện nhắc tên, gọi thơ Nguyễn Duy là "lương tâm thời đại". Có thể, đấy chỉ là một nhận xét cá nhân, nhưng ít nhiều nó cũng "gợi" một cách nhìn về "tầm vóc" các nhà thơ. Sẽ còn rất sớm để rút ra một điều gì. Và, cũng không nên rút ra một điều gì. Trật tự và hỗn độn chỉ là sự phân biệt tương đối và ngay cả hỗn độn cũng có lí thuyết của nó. Chia tay Nguyễn Duy, tôi cứ bâng khuâng mãi. Có thể, giờ này, trong khi tôi đang viết bài này, Nguyễn Duy đang lang thang đâu đó trên đất Phật "Tây Trúc". Phải chăng, ngược với số đông, Nguyễn Duy đang bươn bả, lặn hụp với quá khứ - quá khứ văn hóa dân tộc và quá khứ văn hóa của nhân loại, để nhặt ra trong đó những "bụi vàng" văn hóa đang bị sương khói thời gian che khuất. Không hiểu sao, tôi như thấy, Nguyễn Duy cũng đại diện cả cho mình, trong mọi cuộc tiếp xúc văn hóa với rộng dài nhân thế./. Vũng Tàu, 8/2008 • Về làng Tác giả: Nguyễn Duy Làng ta ở tận làng ta mấy năm một bận con xa về làng gốc cây hòn đá cũ càng trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay Cha ta cầm cuốc trên tay Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa Lưng còng bạc nắng thâm mưa bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì Không răng… cha vẫn cười khì rượu tăm còn để dành khi con về ngọt ngào một chút nem quê cay tê cả lưỡi đắng tê cả lòng Gian ngoài thông thống gian trong suốt đời làm lụng sao không có gì không răng… cha vẫn cười khì người còn là quý xá chi bạc vàng Chiến tranh như trận cháy làng Bà con ta trắng khăn tang trên đầu vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa Đường làng cây cỏ lưa thưa thanh bình từ ấy sao chưa có gì không răng… cha vẫn cuời khì giàu nghèo có số nghĩ chi cho buồn mẹ ta vo gạo thổi cơm ba ông táo sứt lửa rơm khói mù nhà bên xay lúa ù ù vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào Lũ em ta vác cuốc cào giục nhau bước thấp bước cao ra đồng mồ hôi đã chảy ròng ròng máu và nước mắt sao không có gì Không răng… cha vẫn cười khì đời là rứa kể làm chi cho rầu cha con xa cách đã lâu mấy năm mới uống với nhau một lần… Ruột ta thắt mặt ta nhăn Cha ta thì cứ không răng cười cười Ta đi mơ mộng trên trời để cha cuốc đất một đời chưa xong Thanh Hóa, cuối 1988 • Về đồng Tác giả: Nguyễn Duy Rơm rạ ơi ta trở về đây gió sùng sục mùi bùn nằng nặng ngấu mộc mạc tím cánh hoa bìm bờ dậu vắt vẻo cành tre sáo sậu gọi tên mình Rơm rạ ơi ta trở về đây nắng lóng lánh trong veo mầm mạ trắng lưng trần ứa giọt sương người mằn mặn tiếng cuốc kêu thất bát buổi trưa đầy Rơm rạ ơi ta trở về đây cô hàng xóm vặn tay bồng tay bế bàn tay ấy có lần ta chạm khẽ thuở phải lòng nhau nào dám gì đâu Rơm rạ ơi ta trở về đây ráng chiều cháy cái màu rơm rạ cháy đồng hí hoáy cố nhân đi cấy mông nứt đôi nhẫn nại chổng lên trời Rơm rạ ơi ta trở về đây xin cúi lạy vong linh làng mạc bà và mẹ hoá cánh cò cánh vạc ông và cha man mác kiếp trâu cày Rơm rạ ơi ta trở về đây ngôi chùa cũ mái đình xưa khuất bóng cỏ áy vàng bãi tha ma vắng lòng ngổn ngang gò đống tổ tiên nhà… (Quê nhà, mùa hạ 1992) • Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Tác giả: Nguyễn Duy Bần thần hương huệ thơm đêm khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn chân nhang lấm láp tro tàn xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa Cái cò… sung chát đào chua… câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng năm mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngược lên cao quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm… bờ ao đom đóm chập chờn trong leo lẻo những vui buồn xa xôi Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn bà ru mẹ… mẹ ru con liệu mai sau các con còn nhớ chăng Nhìn về quê mẹ xa xăm lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương • Kính gửi tuổi học trò Tác giả: Nguyễn Duy Học trò con trai ma quỷ học trò con gái thần tiên thầy bắt thần tiên ngồi kèm ma quỷ Bén hơi ma quỉ ghẹo thần tiên lập lòe đom đóm vĩnh cửu ô mai đổi kẹo bạc hà Lấm láp trang đời mỗi dày mỗi kịch tuổi học trò đồng nghĩa với trang thơ thời gian không mất trắng bao giờ Câu chuyện học trò không đầu không cuối tình ý học trò quả me chua loét lưu bút mùa hoa phượng cháy không nguôi Lá thư học trò vu vơ dấm dúi nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhau đẹp như là không đâu vào đâu • Tre Việt Nam Tác giả: Nguyễn Duy Tre xanh Xanh tự bao giờ Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay vin tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Cho dù thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho con Nòi tre đâu chịu mọc cong Mới lên đã thẳng như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con Măng non là búp măng non Đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu Mai sau, mai sau, mai sau… Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh! • Nhìn từ xa… Tổ Quốc! Tác giả: Nguyễn Duy Ðối diện ngọn đèn trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng Ðêm bắc bán cầu vần vụ trắng nơm nớp ai rình sau lưng ta Nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà xa vắng núi và sông và vết rạn địa tầng Nhắm mắt lại mà nhìn thăm thẳm yêu và đau quằn quại bi hùng Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng cột biên giới đóng từ thương đến nhớ * Ngọn đèn sáng trắng nóng mắt quá ai cứ sau mình lẩn quất như ma Ai ? im lặng Ai ? cái bóng ! A… xin chào người anh hùng bất lực dài ngoẵng bóng máu bầm đen sõng soài nền nhà Thôi thì ta quay lại chuyện trò cùng cái bóng máu me ta * Có một thời ta mê hát đồng ca chân thành và say đắm ta là ta mà ta cứ mê ta [1] Vâng – đã có một thời hùng vĩ lắm hùng vĩ đau thương hùng vĩ máu xương mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm Vâng – một thời không thể nào phủ nhận tất cả trôi xuôi – cấm lội ngược dòng thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ ợ lên thum thủm cả tim gan * Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh nỗi day dứt không nguôi vón sạn gót chân nhói dài mỗi bước Thời hậu chiến vẫn ta người trong cuộc xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày ? Ai ? không ai Vết bầm đen đấm ngực * Xứ sở nhân tình sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện ma cụt đầu phục kích nhà quan Ai ? không ai Vết bầm đen quều quào giơ tay * Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma ma quái – ma cô – ma tà – ma mãnh… quỉ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài Ðêm huyền hoặc dựng tóc gáy thấy lòng toang hoác [...]... có sao đừng thở dài còn da lông mọc còn chồi nảy cây • Về đồng Rơm rạ ơi ta trở về đây gió sùng sục mùi bùn nằng nặng ngấu mộc mạc tím cánh hoa bìm bờ dậu vắt vẻo cành tre sáo sậu gọi tên mình Rơm rạ ơi ta trở về đây nắng lóng lánh trong veo mầm mạ trắng lưng trần ứa giọt sương người mằn mặn tiếng cuốc kêu thất bát buổi trưa đầy Rơm rạ ơi ta trở về đây cô hàng xóm vặn tay bồng tay bế bàn tay ấy có lần... ba linh hồn • Nghe tắc kè kêu trong thành phố Tác giả: Nguyễn Duy tắc kè tắc kè tôi giật mình nghe trên cành me góc đường Công Lý cũ cái âm thanh của rừng lạc về thành phố con tắc kè sao mày ở đây? sáng ra nhìn soi mói mọi cành cây chả thấy con tắc kè đâu cả khi chùm đèn thuỷ ngân xanh lên trong vòm lá tắc kè kêu như tiếng ai vọng về chợt hiện về thăm thẳm núi non kia dưới lá là hầm, là tăng, là võng... cơn sốt rét rừng vàng bủng là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn ngủ ôm súng suốt một thời tuổi trẻ đêm trăn trở đố nhau bao giờ về thành phố? con tắc kè nghe, nhanh nhảu nói: sắp về sắp về sắp về người bạn tôi rung võng cười khoái trá ấy là lúc những cánh rừng trút lá mùa khô năm một ngàn chín trăm bảy tư ăn tết rừng xong, từ giã chú tắc kè chúng tôi xuôi, ào... thoáng bay trở về nói nhiều cũng chỉ mình nghe nhớ nhau mình lại vuốt ve tay mình Nguyễn Duy Thơ Tặng Người Xa Xứ Xa hun hút một con đường Bạn bè lận đận tận phương trời nào Quê nhà ở phía ngôi sao Qua sông mượn khúc ca dao làm cầu Một thời xa vắng chia nhau Nhớ thương vương lại đằng sau còn dài Một thời xa vắng chia hai Dấu chân mãi mãi chụm ngoài bờ đê Cũng từ độ ấy xa quê Hương bồ kết cứ đi về đêm đêm... năm đói củ giong riềng luộc sượng cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi! • Ánh trăng Tác giả: Nguyễn Duy Hồi nhỏ sống với đồng với sông... nhập nhằng Công Lý nổi lênh phênh Ai ? không ai Vết bầm đen tọa thiền * Xứ sở thông minh sao thật lắm trẻ con thất học lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp tuổi thơ bay như lá ngã tư đường Bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng mở mắt… bóng nhân tài thất thểu Ai ? không ai Vết bầm đen cúi đầu lặng thinh * Xứ sở thật thà sao... bàn tay ấy có lần ta chạm khẽ thuở phải lòng nhau nào dám gì đâu Rơm rạ ơi ta trở về đây ráng chiều cháy cái màu rơm rạ cháy đồng hí hoáy cố nhân đi cấy mông nứt đôi nhẫn nại chổng lên trời Rơm rạ ơi ta trở về đây xin cúi lạy vong linh làng mạc bà và mẹ hoá cánh cò cánh vạc ông và cha man mác kiếp trâu cày Rơm rạ ơi ta trở về đây ngôi chùa cũ mái đình xưa khuất bóng cỏ áy vàng bãi tha ma vắng lòng ngổn... đâu đấy hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay người bạn tôi không về tới nơi này anh gục ngã bên kia cầu Xa lộ anh nằm lại trước cửa vào thành phố giây phút lạnh lùng chấm dứt cuộc chiến tranh đồng đội, bao người không về tới như anh nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù và xa nữa tất cả họ, suốt một thời máu lửa đều ước ao thật giản dị: sắp về qua hai mùa thay lá những hàng me cái tết hoà bình thứ ba đã tới... hoà bình thứ ba đã tới chao ôi nhớ tết rừng không hương khói đốt nhang lên chợt hiện tiếng tắc kè tôi giật mình nghe có ai nói ở cành me sắp về • Xuồng đầy Tác giả: Nguyễn Duy Con ơi mẹ dặn câu này Sông sâu chớ lội đò đầy chớ đi… (ca dao) Người dưng người ở đâu về đi cùng ta một chuyến đi xuồng đầy Hớ hênh nghiêng chút bên này sông sâu chới với bàn tay chia lìa hớ hênh nghiêng chút bên kia giọt đau... cườm thong thả bay đôi về đâu hỡi lục bình trôi lững lờ Lau già râu tóc lơ phơ khói sương biêng biếc mấy bờ sông xa chiều xanh như nỗi nhớ nhà mây bàng bạc sóng bao la bốn bề Không vì thương một miền quê tự dưng người ở đâu về lênh đênh người đang ước ngọt mơ lành sầu riêng đang chín trên cành phải không Cũ xưa đến vậy là cùng sao sông nước cứ trẻ trung thế này ai xui người trở về dây mẹ răn vẫn nhớ . hoá" nhà thơ Nguyễn Duy) rằng chính xác đó là nhà thơ Nguyễn Duy. Thì ra ông Nguyễn Duy trong tâm tưởng bạn đọc cao lớn hơn ông Nguyễn Duy thực, ngoài đời. * Tôi đọc thơ Nguyễn Duy từ những. gặp Nguyễn Duy ở chỗ đông người. Nguyễn Duy chi có một, mà người quen thân Nguyễn Duy thì lắm. Và người muốn quen Nguyễn Duy cũng lắm. Do vậy, thường thì tôi cũng chỉ được nghe Nguyễn Duy nói. chỉ chở Nguyễn Duy- nhà thơ đi Vũng Tàu chơi. Ông bảo tôi đừng đi đâu, ở nhà chờ ông xuống, đi uống bia với nhà thơ Nguyễn Duy. Thế thì oách quá! Tôi mừng rơn. Tôi đã gặp nhà thơ Nguyễn Duy nhiều

Ngày đăng: 08/06/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w