Ngày soạn: 10/03/2011 Tuần 27. Tiết 34. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM. I. Mục tiêu bài học. Qua bài học, HS cần nắm: 1- kiến thức - Ba đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam. - Mối quan hệ đại hình với các thành tố khác trong cảnh quan thiên nhiên. - Tác động của con người làm biến đổi địa hình ngày càng mạnh mẽ. 2- kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ địa hình Việt Nam. Hình dung được cấu trúc cơ bản của địa hình nước ta. 3- Thái độ - Yêu quý thiên nhiên, môi trường… II. Các phương tiện dạy học. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Lát cắt địa hình. - Hình ảnh một số dạng địa hình cơ bản. III. Phương pháp dạy học : Phương pháp đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm. IV. Tiến trình tiết học. 1.Ổn định lớp. 2. Vào bài. Việt Nam nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, trong quá trình phát triển lịch sử tự nhiên Việt Nam cũng có nhiều biến động lớn. Vậy Địa hình Việt Nam có những đặc điểm gì, con người có tác động như thế nào đến địa hình nước ta, đó là nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung bài học. 1. Hoạt động 1. Hoạt động cá nhân. Tìm hiểu cấu trúc đồi núi nước ta - Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam, em có nhận xét gì về địa hình của Việt Nam? Trong đó chủ yếu là dạng địa hình nào? (đồi núi.). - Đồi núi nước ta có đặc điểm gì? (SGK) - Em hãy tìm trên BĐ một số nhánh núi, khối núi ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của đồng bằng? - Theo em đồi núi ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào? (có nhiều kiểu cảnh quan núi cao, ) - Hãy tìm trên bản đồ TNVN đỉnh Phan-xi- păng? Hoạt động nhóm - GV chia lớp làm 6 nhóm, cùng thảo luận nội dung: Đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội? Gv cho HS thảo luận 3 phút, sau đó yêu cầu 1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. - Địa hình Việt Nam đa dạng, nhiều kiểu loại nhưng chủ yếu là đồi núi vì đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. - Đồi núi ảnh hưởng đến cảnh quan chung : sự xuất hiện của các đai cao theo địa hình. HS đại diện trình bày, GV bổ xung: - Đồi núi có những thế mạnh riêng về kinh tế: Khoáng sản, thủy điện, trồng cây CN dài ngày, chăn nuôi đại gia súc…Bên cạnh đó có những khó khăn : về đầu tư phát triển kinh tế, cơ sở vật chất, giao thông…=> Miền đồi núi có nền kinh tế chậm phát triển. - Đồi núi có nhiều mặt thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh vẫn còn có nhiều trở ngại. 1. Hoạt động 2. Hoạt động cá nhân - Tìm hiểu nguyên nhân làm cho địa hình nước ta có nhiều bậc kế tiếp nhau Nhắc lại : Lịch sử tự nhiên nước ta được hình thành qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? (Tiền Cambri, Cổ kiến tạo, Tân kiến tạo) - Về mặt lịch sử hình thành, địa hình nước ta có đặc điểm gì? (Trẻ hóa) - Chứng minh địa hình Việt Nam được trẻ hóa? (đồi núi được nâng cao, hình thành cao nguyên đất đỏ bazan, đồng bằng trẻ…) Hãy tìm trên hình 28.1 các vùng núi, cao nguyên bazan, các đồng bằng trẻ? - Em có nhận xét gì về hướng nghiên của địa hình? 2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bặc kế tiếp nhau. - Địa hình nước ta được trẻ hóa trong giai đoạn Tân kiến tạo, được thể hiện rõ: + Sự nâng cao của Tân kiến tạo có biên độ lớn => hình thành các dãy núi cao như Hoàng Liên Sơn. + Sự cắt xẻ sâu của dòng nước tạo thành những thung lũng sâu, hẹp, vách dựng đứng + Cao nguyên bazan núi lửa ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. + Sự sụt lún ở một số khu vực hình thành các đồng bằng . - địa hình nước ta chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam và hướng vòng cung. 1. Hoạt động 3. Hoạt động cá nhân. Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa Tại sao nói địa hình nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa? - Em hãy kể tên một số hang động lớn ở nước ta? - Bên canh những tác động của tự nhiên thì con người có tác động gì đến địa hình? * Trên bề mặt địa hình còn có lớp phủ thực vật, bên dưới là lớp phong hóa dày vụn bở. - Em hãy nêu một số tác hại của việc phá rừng? 3. Địa hình nước ta mạng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. - Môi trường nóng ẩm gió mùa, đất đai phong hóa mạnh mẽ. địa hình nhanh chóng bị cắt xẻ, xói mòn, hình thành các dạng địa hình castơ và hang động. - Con người cũng làm cho địa hình ngày càng thay đổi maịnh mẽ. V. Củng cố. - Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta? - Địa hình nước ta thay đổi do những nguyên nhân chủ yếu nào? * Chuẩn bị nội dung bài mới “ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH” - Khu vực đồi núi Việt Nam có thể chia làm mấy vùng khác nhau? Nêu đặc điểm chung của mỗi vùng, nêu một số dãy núi chính của mỗi vùng? - Khu vực đồng bằng được hình thành trong giai đoạn nào? Nêu một số đặc điểm của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long? - Hai đồng bằng có những điểm giống nhau và khác nhau nào? - Nêu một số đặc điểm địa hình bờ biển nước ta? . (đồi núi được nâng cao, hình thành cao nguyên đất đỏ bazan, đồng bằng trẻ…) Hãy tìm trên hình 28. 1 các vùng núi, cao nguyên bazan, các đồng bằng trẻ? - Em có nhận xét gì về hướng nghiên của địa hình? 2.