1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thẩm Định Dự Án Đầu Tư

8 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 132,5 KB

Nội dung

Để tìm hiểu về thẩm định dự án đầu tư, trước tiên, ta cần hiểu một số nội dung như: Đầu tư là gì? Tại sao ta phải đầu tư? Thế nào là một dự án đầu tư? Từ đó ta mới đi vào nghiên cứu tại sao phài thẩm định dự án đầu tư và dùng các phương pháp nào để thẩm định dự án đầu tư một cách hiệu quả nhất. A.ĐẦU TƯ Đầu tiên, ta cùng nhau xem xét các tình huống thực tế: một doanh nghiệp bỏ ra hàng trăm ngàn đô la để xây dựng một nhà xưởng mới, một luật sư bỏ ra hàng chục ngàn đô la để xây dựng một văn phòng luật sư, một chuyên gia tài chính bỏ ra hàng ngàn đô la để mua cổ phiếu của một công ty,… Vậy các hành vi trên có phải là đầu tư hay không? Ta có thể thấy điểm giống nhau của các hành vi là doanh nghiệp, luật sư hay chuyên gia tài chính đều hy sinh một giá trị hiện tại mà họ đang có để đổi lấy sự kỳ vọng vào tương lai. Tuy nhiên sự kỳ vọng đó sẽ mất một thời gian nhất định và có thể sẽ phải chịu rủi ro để có được một giá trị trong tương lai mà họ hy vọng sẽ lớn hơn nhiều so với giá trị bỏ ra ở thời điểm hiện tại. Từ đó, ta có thể cho rằng các hành vi trên đều thuộc về đầu tư. Vậy, đầu tư là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời điểm hiện tại để đổi lấy giá trị không chắc chắn trong tương lai. B.DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Khái niệm  Khái niệm về Dự án đầu tư: Sau khi đã hiểu được khái niệm về đầu tư, ta cần tìm hiểu tiếp thế nào là một dự án đầu tư? Tuỳ theo từng góc độ mà ta có các khái niệm khác nhau về dự án đầu tư, cụ thể là: − Về mặt hình thức, Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, các khoản chi phí theo một kế hoạch cụ thể để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. − Về mặt nội dung, Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. − Về góc độ quản lý, Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong tương lai. 2. Nội dung chính  Các nội dung chính của dự án đầu tư: − Mục tiêu của dự án: là các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án. Cụ thể là khi thực hiện, dự án sẽ mang lại những lợi ích gì cho chủ đầu tư và xa hơn là cho sự phát triển của đất nước. − Các kết quả: đó là những kết quả cụ thể, có thể đo lường, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án. − Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. − Các nguồn lực: gồm có vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án. 3. Giai đoạn của dự án: o Giai đoạn của dự án đầu tư: 2 giai đoạn  Giai đoạn bỏ vốn ra đầu tư: Trong giai đoạn này DN phải bỏ ra một lượng vốn nhất định để mua sắm nguyên nhiên vật liệu, công cụ lao động, tài sản lưu động khác, mua sắm và xây dựng TSCĐ hoặc mua các cổ phiếu, trái phiếu của những đơn vị khác Toàn bộ số vốn này chính là vốn đầu tư.Vốn đầu tư có thể bỏ ra một lần hay nhiều lần trong một thời gian dài.Thông thường, trong giai đoạn này DN chỉ có bỏ vốn ra chứ chưa có thu. − Giai đoạn thu hồi vốn và có lãi: Vốn và lãi thu hồi chính là thu nhập của đầu tư (còn gọi là cash flow hay lưu lượng tiền tệ - với giả định các khoản thu, chi đều bằng tiền). Như vậy, thu nhập đầu tư chính là số vốn thu hồi và lãi ròng. Nếu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, trong giai đoạn này doanh nghiệp sẽ có doanh thu và phát sinh thêm chi phí. 4. Nguồn vốn của dự án đầu tư:  Nguồn vốn của dự án đầu tư: 2 nguồn − Nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn bên trong doanh nghiệp): bao gồm cả phần lãi DN để lại để tái đầu tư. − Nguồn vốn vay (nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp): đây là nguồn vốn huy động từ bên ngoài.Đối tượng cho doanh nghiệp vay có thể là ngân hàng, công ty tài chính hoặc vay của công chúng thông qua phát hành trái phiếu. 5. Chi phí và thu nhập của dự án đầu tư  Chi phí của dự án: là toàn bộ giá trị của các khoản vốn hoặc tài sản mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án, bao gồm: • Chi đầu tư ban đầu • Chi đầu tư trong quá trình thực hiện dự án  Thu nhập của dự án: Dưới góc độ tài chính, thu nhập của dự án gồm nhiều khoản, bao gồm giá trị của các khoản sau đây: • Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) • Số tiền khấu hao • Giá trị thu hồi 6. Phân loại  Thời gian bỏ vốn đầu tư và thực hiện − Đầu tư ngắn hạn: đầu tư mua trái phiếu, kỳ phiếu, góp vốn liên doanh theo vụ việc có thời hạn dưới 1 năm. − Đầu tư dài hạn: đầu tư mua cổ phiếu , trái phiếu trên 1 năm, góp vốn liên doanh, đầu tư để mua sắm, xây dựng nhà xưởng trang thiết bị để sản xuất kinh doanh  Mục tiêu cụ thể − Đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: như góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu của đơn vị khác − Đầu tư vào bên trong doanh nghiệp gồm có: + Đầu tư chiều sâu: như đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tạo điều kiện phát triển lâu dài cho doanh nghiệp + Đầu tư mở rộng: đầu tư mở rộng thêm các xưởng mới hay các đơn vị trực thuộc + Đầu tư thay thế hoặc duy trì: là việc đầu tư đổi mới các tài sản cho phù hợp với tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm thỏa mãn yêu cầu của thị trường, giữ vững thị trường, tiết kiệm chi phí + Đầu tư đáp ứng yêu cầu pháp lý, các tiêu chuẩn sức khỏe, an toàn: đầu tư cho những thiết bị kiểm soát ô nhiễm, thông gió và phòng cháy.  Mức độ tham gia quản lý hoạt động đầu tư của nhà đầu tư − Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư do Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. − Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoáng, và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.  Mối quan hệ giữa các dự án đầu tư − Dự án độc lập: là dự án mà việc chấp nhận hoặc bác bỏ dự án không ảnh hưởng gì đến những dự án khác đang được xem xét. − Dự án phụ thuộc: là dự án mà việc chấp nhận hay bác bỏ dự án phụ thuộc vào việc chấp nhận hay bác bỏ một dự án khác. − Dự án loại trừ lẫn nhau: là những dự án không thể được chấp nhận đồng thời, nghĩa là chỉ đượcchọn một trong số những dự án đó mà thôi. C.THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Trong thực tế, không phải tất cả các dự án đầu tư đều tốt và mang về nhiều lợi ích, hoặc ta sẽ phải chọn lựa giữa nhiều dự án đầu tư khác nhau nhằm tìm ra được những dự án tốt nhất, triển vọng nhất để đầu tư. Vậy, làm sao để biết những dự án nào là tốt nhất, triển vọng nhất? Ta phải thông qua 1 quá trình gọi là Thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư là việc phân tích, đánh giá tính khả thi của dự án, dựa trên rất nhiều tiêu chí, trong đó chủ yếu là Giá trị hiện tại ròng (NPV), thời gian hoàn vốn (PP), Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR), Chỉ số khả năng sinh lợi (PI) để đưa ra quyết định có nên đầu tư hay vào dự án đó hay không. D.QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ. Phân tích và ra quyết định đầu tư là quá trình lập kế hoạch cho một khoản chi đầu tư có lời kỳ vọng liên tục trong nhiều năm. Việc thực hiện các dự án sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty ngay bây giờ và trong tương lai. Vì vậy, cơ sở để đánh giá hiệu quả của dự án là dòng tiền tăng thêm của công ty khi có dự án so với dòng tiền của công ty khi không có dự án và suất chiết khấu hợp lý, dựa vào đó để quy đổi dòng tiền ở những thời điểm khác nhau về cùng một mốc chung để so sánh. Quy trình phân tích và ra quyết định đầu tư trải qua 4 bước: Bước 1: Xác định dự án. Tìm cơ hội và đưa ra đề nghị đầu tư vào dự án. Bước 2: Đánh giá dự án: Ước lượng dòng tiền liên quan và suất chiết khấu hợp lý. Bước 3: Lựa chọn tiêu chuẩn quyết định: Lựa chọn luật quyết định ( NPV, IRR, PP). Bước 4: Ra quyết định Chấp nhận hay từ chối dự án. E.TIÊU CHUẨN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN. 1.Thời gian hoàn vốn (payback period – PP): Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu cho dự án. Nói khác đi, thời gian hoàn vốn cho biết phải mất bao nhiêu năm để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư cho dự án. Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi là ngưỡng thời gian hoàn vốn. thời gian hoàn vốn được xác định dựa vào dòng tiền tự do của dự án và có thể chia thành hai loại: thời gian hoàn vốn không chiết khấu và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. 1.1 Thời gian hoàn vốn không chiết khấu: Thời gian hoàn vốn không chiết khấu được xác định một cách đơn giản dựa vào dòng tiền tự do cua dự án mà không tính đến yếu tố thời giá tiền tệ. để áp dụng phương pháp này, trước tiên cần tính số năm hay thời gian hoàn vốn của dự án. Công thức tính thời gian hoàn vốn (payback period – PP) như sau: PP = n + Trong đó NCFt = CF 0 + , với CF 0 < 0 là số tiền chi đầu tư ban đầu của dự án, là dòng tiền ròng ở năm t và n là số năm dòng tiền ròng của dự án < 0, nhưng dòng tiền ròng của dự án sẽ dương khi đến năm n+1 và t chạy từ 0 đến n+1. Sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, luật quyết định như sau: ● Chấp nhận đầu tư dự án nếu thời gian hoàn vốn nhỏ hơn hoặc bằng thời gian yêu cầu. ● Từ chối đầu tư dự án nếu thời gian hoàn vốn lớn hơn thờ gian yêu cầu. Ưu điểm của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn là đơn giản, nó thề hiện khả năng thanh khoản và rủi ro của dự án, nếu thơi gian hoàn vốn ngắn cho thấy tính thanh khoản của dự án càng cao và rủi ro đối với vốn đầu tư của dự án cảng thấp. nhược điểm trước tiên của nó là không xem xét đến dòng tiền tự do sau thời gian hoàn vốn, vì vậy có thể gặp sai lầm khi lựa chọn và xếp hạng dự án nếu chỉ dựa theo tiêu chuẩn này. Kế đến, chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu không quan tâm đến giá trị tiền tệtheo thời gian. Cuối cùng, thời gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chủ quan, không có cơ sở nào để xác định. 1.2 Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: Để khắc phục nhược điểm không quan tâm đến thời giá tiền tệ của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu, người ta có thể sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn có chiết khấu. thơi gian hoàn vốn có chiết khấu được tính toán giống như công thức xác định thời gian hoàn vốn không chiết khấu, nhưng khi tính toán chúng ta dựa trên dòng tiền có chiết khấu, thay vì sử dụng dòng tiền chưa chiết khấu. Do sử dụng dòng tiền chiết khấu nên cần có suất chiết khấu làm cơ sở tính hiện giá của dòng tiền. vì thế, nhà phân tích phải quyết định một tỷ suất lợi nhuận phù hợp để sử dụng làm suất chiết khấu. Về luật quyết định, cả hai kỹ thuật thời gian hoàn vốn có chiết khấu và thời gian hoàn vốn có chiết khấu và thời gian hoàn vốn không chiết khấu đều giống nhau, nghĩa là chấp nhận đầu tư dự án nếu thời gian hoàn vốn nhỏ hơn thời gian yêu cầu 2. Giá trị hiện tại ròng (Net present value – NPV): Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho công ty. Giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án được xác định bằng tổng hiện giá dòng tiền tự do của dự án với suất chiết khấu thích hợp trừ đi chi phí đầu tư ban đầu cho dự án. Công thức tính hiện giá ròng như sau: NPV = – CF 0 Trong đó: FCF t là dòng tiền tự do năm t, r là suất chiết khấu của dự án, n là tuổi thọ của dự án, CF 0 là chi đầu tư ban đầu cho dự án. ● Một dự án có NPV > 0 có nghĩa là, với suất chiết khấu r xác định, hiện giá của dòng tiền thu nhập từ dự án lớn hơn chi phí đầu tư cho dự án. Do đó, công ty nên chấp nhận đầu tư dự án. ● Một dự án có NPV=0 có nghĩa là, với suất chiết khấu r xác định, hiện giá của dòng tiền thu nhập từ dự án bằng với chi phí đầu tư cho dự án. Do đó, dự án tạo ra được cho công ty tỷ suất sinh lợi bằng suất chiết khấu r, cho nên, công ty cũng nên chấp nhận đầu tư dự án. ● Một dự án có NPV < 0 có nghĩa là, với suất chiết khấu r, hiện giá dòng tiền thu nhập từ dự án nhỏ hơn cho phí đầu tư cho dự án. Do đó, công ty nên từ chối đầu tư dự án. Với cùng một suất chiết khấu r, dự án nào có NPV lớn chứng tỏ dự án đó có hiệu quả hơn vì nó tạo ra được nhiều giá trị hơn cho công ty. Do đó, nếu có hai dự án laoị trừ nhau, dự án nào có NPV lớn hơn sẽ được lựa chọn trong khi dự án kia bị từ chối. Nói chung dự án chỉ đáng đầu tư khi nào có NPV lớn hơn hoặc bằng 0 vì chỉ khi ấy thu nhập từ dự án mới đủ trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư. Tại sao như vậy/ như đã chỉ ra trong công thức tính, NPV bao gồm hai phần : (1) chi phí bỏ ra đầu tư dự án ký hiệu là CF 0 và (2) tổng lợi ích thu được từ dự án bằng tổng hiện giá của CFt với t = 1, 2,… n. một dự án có NPV > 0 có nghĩa là dự án có tổng lợi ích bằng tiền quy về hiện giá lớn hơn chi phí bỏ ra đầu tư dự án. Một dự án như vậy rõ ràng là đáng để đầu tư. Ngược lại, nếu dự án có NPV < 0 có nghĩa là tổng lợi ích bằng tiền thu được từ dự án sau khi quy về hiện giá nhỏ hơn tổng chi phí bỏ ra để đầu tư dự án. Một dự án như vậy rõ ràng là không đáng để đầu tư vì nó không tạo ra được giá trị cho công ty. Sử dụng chỉ tiêu hiện giá ròng để phân tích và đánh giá dự án vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm. những ưu điểm của tiêu chuẩn NPV là: ● Có tính đến thời giá tiền tệ. ● Xem xét toàn bộ dòng tiền của dự án. ● Đơn giản và có tính chất cộng: NPV (A+B) = NPV(A) + NPV(B). ● Có thể so sánh giữa các dự án có quy mô khắc nhau Nhược điểm của NPV là việc tính toán xác định chỉ tiêu này phụ thuộc vào suất chiết khấu, do đó, đòi hỏi phải quyết định suất chiết khấu phù hợp mới áp dụng được tiêu chuẩn này. 3. Chỉ số khả năng sinh lợi hay tỷ số lợi ích – chi phí (Profitability Index or Benefit – Cost Ratio): Chỉ tiêu chỉ số khả năng sinh lợi hay còn có tên gọi khác là tỷ số lợi ích – chi phí là tỷ số giữa tổng hiện giá dòng tiền tự do và chi phí đầu tư ròng của dự án. PI = Trong đó CF0 là tổng chi phí đầu tư ban đầu cho dự án còn FCFt là dòng tiền tự do vào năm t, k là suất chiết khấu thích hợp và n là số năm hay vòng đời hoạt động của dự án. Nguyên tắc ra quyết định dựa trên PI là chấp nhận dự án khi PI ≥ 1 và bác bỏ dự án khi PI < 1. Thực chất chỉ tiêu PI cũng giống như chỉ tiêu NPV và cũng có ưu nhược điểm như chỉ tiêu NPV. Điểm khác biệt là chỉ tiêu NPV là 1 số đo tuyệt đối lợi nhuận hay số của cải gia tăng từ một dự án, trong khi PI là số đo tương đối, biểu thị của cải tạo ra trên 1 đồng vốn đầu tư. . biết những dự án nào là tốt nhất, triển vọng nhất? Ta phải thông qua 1 quá trình gọi là Thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư là việc phân tích, đánh giá tính khả thi của dự án, dựa trên. thẩm định dự án đầu tư, trước tiên, ta cần hiểu một số nội dung như: Đầu tư là gì? Tại sao ta phải đầu tư? Thế nào là một dự án đầu tư? Từ đó ta mới đi vào nghiên cứu tại sao phài thẩm định dự. nhận đầu tư dự án. ● Một dự án có NPV < 0 có nghĩa là, với suất chiết khấu r, hiện giá dòng tiền thu nhập từ dự án nhỏ hơn cho phí đầu tư cho dự án. Do đó, công ty nên từ chối đầu tư dự án. Với

Ngày đăng: 07/06/2015, 21:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w