1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DE THI TN THPT 2011 SO 7

4 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 48,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐT –BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG THPT AN MỸ- TX- TDM - ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT (NĂM 2011 ) THAM KHẢO - MÔN NGỮ VĂN 12 - Thời gian làm bài: 150 phút I/ PHẦN CHUNG: (5 đ) Câu 1: (2 điểm) Trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê. Câu 2 (3điểm) : (Anh,Chị ) Viết đoạn văn không quá 400 từ. Bàn về Truyền thống tôn sư trọng đạo trong nhà trường hiện nay. II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm): Câu 3a: Theo chương trình chuẩn. (5 điểm) Phân tích đoạn thơ sau Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa " mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó. Dân mình đoàn tụ ( Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, tra . 115-116. NXB Giao dục ) Câu 2b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm ) Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Lưu ý: Thí sinh dược phép chọn một trong hai câu 3a hoặc 3b. Trường hợp thí sinh làm bài cả hai câu trong phần riêng cho mỗi ban thì phần bài làm này sẽ không được tính điểm 1/ Câu 1: (2 điểm) HS cần nêu được các ý: a. Cuộc đời: - Huê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn vĩ đại người Mỹ đã để lai dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và đã góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung (0,5đ) - Huê-minh-uê vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Ông được tăng. giải Nobel văn học năm 1954. (0,5đ) b. Sự nghiệp: - Dù viết về đề tài nào các sáng tác của Huê-minh-uê đều nhằm ý đồ “ Viết về áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người” là nhà văn đề xướng và thực thi nguyên lí “Tảng băng trôi”: ( Nhà văn không công khai ý tưởng của mình người đọc phải tìm hiểu khám phá….).(0,5đ) - Tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả.(0,5đ) Câu 2: (3 điểm) Truyền thống tôn sư trọng đạo trong nhà trường hiện nay. a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Vận dụng được kiến thức nghị luận về một tư tưởng đạo lí để làm bài. - Vận dụng được vốn sống, sự hiểu biết của bản thân, kết hợp các thao tác lập luận phân tích, bình luận…để làm bài. - Bài viết không vượt qua số từ qui định, mạch lạc, trong sáng, ít lỗi về từ, chính tả, diễn đạt… b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu bật được các ý chính sau: Gợi ý a. Mở bài: - Giới thiệu truyền thống hiếu học, trọng thầy của người Việt. - Nêu vấn đề tôn sư trọng đạo trong nhà trường, xã hội hiện nay. - Hoặc có thể kể một câu chuyện về người thầy mà em yêu thích. b. Thân bài: - Giải thích tư tưởng nêu trong nhận định. + Tôn sư trọng đạo là tư tưởng của Nho giáo: coi trọng vai trò của người thầy trong việc giáo dục con người: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Không thầy đố mày làm nên… + Cha ông ta đã tiếp nhận tư tưởng lễ nghĩa đó và biến nó thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt, theo đúng tinh thần của người Việt. - Bàn luận mở rộng vấn đề: + Truyền thống tôn sư trọng đạo đã trở thành nguồn mạch làm nên sức sống của của nền văn hóa dân tộc. Với sự dẫn dắt của những người thầy tâm huyết: Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Đặng Thai Mai…. + Tuy nhiên, truyền thống này cũng có những hạn chế: Phụ thuộc vào thầy, thiếu chủ động, tích cực, nặng về kiến thức… + Trong xã hội hiện đại, truyền thống tôn sư trọng đạo có còn được giữ gìn, phát huy hay không? Nêu và phân tích ngắn gọn những biểu hiện đẹp và chưa đẹp? - Liên hệ thực tế: Bản thân học sinh. II/ PHẦN TỰ CHỌN:( 5đ) Câu 2a: Theo chương trình nâng cao : Phân tích đoạn thơ sau trích “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm: a/Yêu cầu về kỹ năng : Biết cách làm văn bài văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ,không mắc lỗi chính tả, dùng từ ,ngữ pháp. b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau : - Nêu được vấn đề cần nghị luận: ( 0,5 ) - Đất Nước hiện lên gần gũi, bình dị, đời thường trong : ( 2,0 ) + Nếp sống sinh hoạt hàng ngày + Phong tục tập quán. + Truyền thống đấu tranh chống giặc + Trong nghĩa tình gắn bó thủy chung. - Đát Nước được cảm nhận qua nhiều phương diện : ( 2,0 ) + Từ chiều dài lịch sử + Từ bản sắc văn hóa . + Từ chiều rộng không gian + Không gian của sinh hoạt đời thường. +Không gian tình cảm riêng tư của mỗi người. + Không gian địa lí + Không gian của sinh hoạt đời thường. - Nghệ thuật : Sử dụng chất liệu dân gian phong phú đa dạng linh hoạt, sáng tạo giàu sức gợi; thể thơ tự do, giọng thơ biến hóa linh hoạt (1đ ) - Đánh giá chunh về đoạn thơ. ( 0,5 ) Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng kiến thức. 3/ Câu 3b: Ngoài yêu cầu nêu ở mục I, học sinh cần nêu được các ý sau: a. Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu cho nhiều sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975: những băn khoăn, trăn trở về thân phận, phẩm giá con người thời hậu chiến. Tình huống truyện. b. Người đàn bà hàng chài là người phụ nữ lao động có ngoại hình thô kệch, xấu xí mang đậm dấu ấn của cuộc sống lam lũ, vất vả (Dẫn chứng) c. Đó là người phụ nữ nhẫn nhục, cam chịu. d. Đó là người có tấm lòng hi sinh và tình yêu thương vô bờ bến đối với con, có sự am hiểu sâu sắc về lẽ lời (dẫn chứng) e. Người đàn bà không tên này có ý nghĩa điển hình cho rất nhiều người phụ nữ cùng cảnh ngộ. Qua nhân vật ta thấy được sự yêu thương và nỗi lo âu khắc khoải của nhà văn đối với con người.  Chốt Nghệ thuật - Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. - Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục. - Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.  Chốt nội dung : Người Đàn bà làng Chài là người phụ nữ chịu thương, chịu khó, nghèo khổ , cam chịu,thương con, vị tha , nhân hậu… Hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam. . SỞ GIÁO DỤC & ĐT –BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG THPT AN MỸ- TX- TDM - ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT (NĂM 2011 ) THAM KHẢO - MÔN NGỮ VĂN 12 - Thời gian làm bài: 150 phút I/ PHẦN. nhằm ý đồ “ Viết về áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người” là nhà văn đề xướng và thực thi nguyên lí “Tảng băng trôi”: ( Nhà văn không công khai ý tưởng của mình người đọc phải tìm hiểu. bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu bật được các ý chính sau: Gợi ý a. Mở bài: - Giới thi u truyền thống hiếu học, trọng thầy của người Việt. - Nêu vấn đề tôn sư trọng đạo trong nhà

Ngày đăng: 07/06/2015, 10:00

w