SỞ GIÁO DỤC VÀ& DT BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG THPT AN MỸ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT THAM KHẢO ( Năm học : 2010-2011) Thời gian : 150 phút(không kể thời gian giao đề) I/ Phần chung cho tất cả thí sinh (5 điểm): Câu 1 (2 điểm) : Nêu giá trị lịch sử và giá trị văn học của bản Tuyên Ngôn độc lập . Câu 2 (3,0 điểm) Hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của mình về : Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay. ( Ngữ văn 12 Chuẩn - Tập một, trang 221 NXB Giáo dục, Hà Nội năm 2008). II/ Phần riêng (5 điểm): Câu 2a. Theo chương trình chuẩn : Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng !"#$%& '%()*#+( ,- %.(/012 3 .454 60+7 89:%;# (Ngữ văn 12,tập một, NXB Giáo dục,tr.89) Câu 2: Theo chương trình nâng cao (5 điểm) Phân tích tình huống truyện độc đáo mà Kim Lân đã tạo dựng trong truyện Vợ nhặt. Từ đó, nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. ĐÁP ÁN I. PHẦN CHUNG: (5điểm) Câu 1 (2 điểm) : Giá trị lịch sử : 1điểm - Chính thức tuyên bố với thế giới chấm dứt mối quan hệ thuộc địa trên 80 năm thuộc Pháp. Chấm dứt trên 1000năm chế độ thực dân, phong kiến. -Mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước , giải quyết được nhiệm vụ độc lập cho DT , dân chủ cho nhân dân .→ Tư tưởng lớn , chân lí của thời đại. - Khẳng định VN có quyền và đủ tư cách hưởng độc lập , tự do. - Nhân dân VN quyết tâm giữ vững nền độc lập của dân tộc. Giá trị văn học: 1điểm - Áng văn chính luận mẫu mực . - Lập luận chặt chẽ . - Luận điểm xác đáng , giàu sức thuyết phục. - Lời lẽ hùng hồn ,đanh thép , giọng văn hùng biện , trữ tình. Câu 2 (3,0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật các ý chính sau: - Giải thích về đồng cảm và chia sẻ: + Đồng cảm là sự cảm thông, rung cảm trước mọi việc, một người nào đó trong cuộc sống. + Chia sẻ là hành động quan tâm, san sẻ vật chất và tinh thần giữa người với người. - Biểu hiện của đồng cảm, chia sẻ: Trong cuộc sống không thể thiếu đi tình thương yêu, sự quan tâm giữa người với người. + Khi gặp người bị nạn, người sống cô đơn không nơi nương tựa chúng ta giúp đỡ, an ủi, động viên. + Khi một người bạn, người thân có chuyện buồn. - Chia sẻ đồng cảm chính là động lực hướng con người tới những điều tốt đẹp. Nó có vai trò quan trọng trong xã hội ngày nay, là cơ sở để đất nước phát triển vững mạnh. - Đồng cảm, chia sẻ không chỉ xuất hiện trong cuộc sống bộn bề mà còn để lại dấu ấn trong văn thơ. Qua đó khẳng định đồng cảm, chia sẻ luôn tồn tại và hiện hữu xung quanh cuộc sống con người. Thiếu điều đó cuộc sống con người sẽ vô nghĩa, chỉ toàn là cái ác, cái vô cảm. - Xã hội ta ngày nay đang thực hiện rất tốt vấn đề đồng cảm, chia sẻ. * Cách cho điểm : + Điểm 3,0: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. + Điểm 2,0: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. + Điểm 1,0: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. + Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. II/ Phần riêng : Câu 2a. Theo chương trình chuẩn Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận( 0,5) - Vẻ đẹp khác thường của người lính: Vừa oai phong lẫm liệt, vừa lãng mạn hào hoa.(2,0đ ) + Quang Dũng không hề né tránh hiện thực gian khổ thiếu thốn của người lính: sốt rét đến nỗi rụng cả tóc, da xanh như tàu lá. + Nhưng trong cái nhìn lãng mạn của Quang Dũng, những dấu hiệu ấy lại làm nên diện mạo oai hùng dữ dội khác thường. + Tâm hồn người lính giàu mơ mộng. - Sự hi sinh bi tráng của người lính: ( 2,0đ) + Những nắm mồ rải rác nơi biên cương xa xội gợi cảm giác hoang lạnh vô cùng bi thương. + Song người lính ra đi với tư thế tráng sĩ oai hùng và đã hi sinh trong tư thế của người anh hùng trong niềm tiếc thương và kính phục của tác giả. - Nghệ thuật: Cảm hứng và bút pháp lãng mạn , ngôn ngữ tinh tế; nghệ thuật nói giảm, nhân hóa…(1đ ) Đánh giá chung về đoạn thơ.( 0,5) Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Câu 2: Theo chương trình nâng cao (5 điểm) 1/ Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, một tác phẩm văn xuôi cụ thể phân tích tinh huống truyện. Kết cấu bài làm chặt chẽ, không có sai sót về diễn đạt. 2/ Yêu cầu về kiển thức: - Tình huống truyện: Tình huống truyện một phần thể hiện ngay trong tiêu đề của tác phẩm. Tràng một nông dân nghèo, xấu xí, dân ngụ cư, giữa lúc cái đói, cái chết kề bên vẫn lấy được vợ, thậm chí vợ theo (nhặt được vợ) . Xóm ngụ cư ngạc nhiên, mẹ Tràng ngạc nhiên, bản thân anh ta cảm thầy “ngờ ngợ’. Tình huống đặc biệt éo le: vừa mừng, vừa lo, vừa vui, vừa buồn, vừa cảm thầy “chờn chợn”, nuôi thân chẳng xong còn dám “đèo bòng”. Mọi người đều “ai oán xót thương”. - Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo: Tố cáo tội ác bọn thống trị Pháp, Nhật và tay sai đã xô đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp khiến cho thân phận con người bị rẻ rúng.( Phân tích ba nhân vật, Tràng , vợ nhặt, Bà cụ Tứ ) Giữa lức cái đói, cái chết kề bên con người vẫn khao khát tình thương yêu, hạnh phúc gia đình, vẫn đùm bọc cưu mang nhau, tin ở sự sống, hi vọng và hướng đến tương lai. ( Dẫn chứng khát vọng sống ở cả ba nhân vật Tràng , vợ nhặt, Bà cụ Tứ ) : Tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ nông thôn nhuần nhuyễn, khả năng phân tích nhân vật tinh tế góp phần làm nên sự thành công của truyện. 3/ Biểu điểm: - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên. Có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên. Còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài. Diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề . SỞ GIÁO DỤC VÀ& DT BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG THPT AN MỸ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT THAM KHẢO ( Năm học : 2010-2011) Thời gian : 150 phút(không kể thời gian giao. có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thi t thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật các ý chính sau: - Giải thích về đồng. tinh thần giữa người với người. - Biểu hiện của đồng cảm, chia sẻ: Trong cuộc sống không thể thi u đi tình thương yêu, sự quan tâm giữa người với người. + Khi gặp người bị nạn, người sống