ÔN TẬP HKII 2011 VL10

3 484 0
ÔN TẬP HKII 2011 VL10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ôn tập HKII GV: Nguyễn Thị Nhung ÔN TẬP HKII 1. Một trái bóng tennis có khối lượng 60,0 g bay đến đập vào vợt với vận tốc 30,0 m/s. Sau va chạm với vợt, trái bóng bay ngược theo phương cũ với vận tốc có độ lớn cũng bằng 30,0 m/s. Cho biết thời gian va chạm giữa vợt và bóng là 4,00.10 -2 s. Tính lực trung bình của vợt tác dụng vào bóng. 2. Quả bóng khối lượng m= 500g chuyển động với vận tốc v=10m/s đến đập vào tường rồi bật trở lại với cùng vận tốc v, hương của vận tốc trước và sau va chạm tuân theo qui tắc phản xạ gương. Tính độ lớn động lượng bóng trước, sau va chạmvà độ biến thiên động lượng của bóng nếu bóng đập vào tường với góc tới : a. 0 0= α b. 0 60= α suy ra lực trung bình do tường tác dụng lên bóng nếu thời gian va chạm là 0,5s. Đs: a. smkgp /.10=∆ , 200N b. smkgp /.5=∆ , 10N. 3. Tính lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng lên đầu đạn ở trong nòng một súng trường bộ binh, biết rằng đầu đạn có khối lượng 10 g, chuyển động trong nòng súng nằm ngang trong khoảng 1 ms, vận tốc đầu bằng 0, vận tốc khi đến đầu nòng sóng v = 1000 m/s. 4. Một toa xe có khối lượng m 1 = 3T chạy với vận tốc v 1 = 5m/s đến va chạm vào một toa xe đứng yên có khối lượng m 2 = 5T . Toa xe này chuyển động với vận tốc v 2 = 3m/s. Toa xe thứ nhất chuyển động như thế nào sau va chạm. 5. Hai xe lăn nhỏ có khối lượng 500g và 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều nhau với các vận tốc tương ứng 2 m/s và 1 m/s. Sau va chạm 2 xe dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Tìm độ lớn và chiều của vận tốc này.Bỏ qua mọi lực cản 6. Một người khối lượng 50kg đang chạy với tốc độ 3m/s thì nhảy lên một xe khối lượng 150kg đang chạy trên đường nằm ngang với vận tốc 2m/s . Tìm vận tốc của xe ngay sau khi người nhảy lên trong các trường hợp: a. Ban đầu người và xe chuyển động cùng chiều. b. Ban đầu người và xe chuyển động ngược chiều 7. Hai viên bi có khối lượng lần lượt là m 1 = 0,5kg, m 2 = 0,8kg, chuyển động ngược chiều nhau trên cùng quĩ đạo thẳng và va chạm vào nhau. Bỏ qua ma sát giữa các viên bi và mặt phẳng tiếp xúc.Vận tốc của bi một là 3m/s a. Sau va chạm, cả hai bi đứng yên. Tính vận tốc của bi 2 sau va chạm. b. Giả sử sau va chạm bi 2 đứng yên còn bi một chuyển động ngược lại với vận tốc v’ 1 = 3m/s. Tính vận tốc bi 2 trước va chạm. 8. Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Tìm hướng và độ lớn vận tốc của mảnh thứ nhất, biết mảnh thứ hai bay với vận tốc 500 m/s theo phương lệch góc 60 o với đường thẳng đứng, hướng : a. xuống phía dưới mặt đất. ĐS : 866m/s lệch 30 0 b. lên phía trên. ĐS : 500m/s, lệch 60 0 so với phương thẳng đứng. 9. Tên lửa khối lượng tổng cộng 100T đang bay với vận tốc 200m/s thì phụt ra tức thời 20T khí với vận tốc tức thời 500m/s đối với tên lửa. Bỏ qua lực hấp dẫn của trái đất và lực cản không khí. Tìm vận tốc tên lửa sau khi phụt khí nếu khí phụt ra : a. Phía sau tên lửa. b. Phía trước tên lửa. 10. Một viên đạn khối lượng 4 kg bay theo quỹ đạo parabol đến điểm cao nhất thì có vận tốc 400 m/s và nổ thành hai mảnh. Một mảnh có khối lượng m 1 = 2,5 kg văng thẳng đứng xuống dưới với vận tốc v 1 = 200 m/s. Hỏi mảnh kia bay theo hướng nào và với vận tốc bằng bao nhiêu ? ĐS : bay chếch lên hợp với phương thẳng đứng góc 30 0 với vận tốc 433m/s 11. Một người kéo một hòm gỗ nặng 60kg trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây, lực tác dụng lên sợi dây là 180N. Tính công của lực đó và công của trọng lực khi hòm trượt được 25m trong các trường hợp sau : a. Dây nằm ngang. B.Dây hợp với phương ngang một góc 60 0 . 12. Một người kéo một thùng gỗ nặng 50kg trượt trên đường nằm ngang bằng một sợi dây, lực tác dụng lên sợi dây là 200N, hệ số ma sát giữa thùng và sàn là 0,1. Lấy g = 10m/s 2 . Tính công của các lực tác dụng lên thùng khi thùng trượt được 100m nếu : a. Dây nằm ngang B.Dây hợp với phương ngang một góc 45 0 . 13. Một xe tải khối lượng 2T bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 200m thì vận tốc đạt được 54km/h. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là k= 0,02. Tính công của các lực tác dụng lên xe. Lấy g = 10m/s 2 . 14. Một ô tô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc 36km/h. Công suất của động cơ là 5KW. a.Tìm lực phát động của động cơ. Tính công của lực phát động khi ô tô chạy được quãng đường 1km. 1 Ôn tập HKII GV: Nguyễn Thị Nhung 15. Xe khối lượng 1tấn, chuyển động trên dốc dài 200m cao 10m.Xe chuyển động thẳng đều lên dốc với tốc độ 18km/h, công suất của động cơ là 7,5kW. Tính lực ma sát. 16. Vật khối lượng 100g rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80m. Cho g =10m/s 2 . a. Sau bao lâu kể từ khi bắt đầu rơi vật có động năng 10J ,20J? b. Ở độ cao nào vật có động năng là 1J, 4J ? 17. Một ô tô khối lượng 1200kg, chuyển động trên một đường nằm ngang có hệ số ma sát là 0,01. a.Sau khi đi được 30m kể từ lúc khởi hành, xe có vận tốc 54km/h. Áp dụng định lí động năng tính lực phát động tác dụng vào ô tô. b. Sau đó, xe tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc 54km/h. Tính công suất của động cơ. c. Đang chuyển động với vận tốc 54km/h, xe tắt máy và lên 1 dốc nghiêng 30 0 so với phương ngang. Sau khi đi được 8m trên dốc thì vận tốc của xe là 18km/h. Tính hệ số ma sát trên dốc. 18. Một xe khối lượng 4T đang chạy với vận tốc 36km/h thì lái xe thấy có bức tường cách 10m và đạp thắng. a.Đường khô, lực hãm là 22000N. Xe dừng cách chướng ngại vật bao nhiêu ? b. Đường ướt, lực hãm là 12000N. Xe có dừng kịp không ? Nếu không tính vận tốc của xe khi va vào tường. 19. Một vật rơi tự do từ độ cao h=40m xuống đất,lấy g= 10m/s 2 . Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Tính thế năng của vật và công của trọng lực khi vật : a.Rơi được 2s b. Rơi được 10m c. Khi vật có vận tốc 40m/s. d. Khi vật ở độ cao 10m so với mặt đất 20. Một vật khối lượng 200g được thả rơi tự do từ độ cao 90m. Lấy g= 10m/s 2 . Chọn mốc thế năng ở mặt đất. a. Tính vận tốc của vật khi chạm đất bằng phương pháp năng lượng. b. Ở độ cao nào động năng của vật bằng thế năng ? c. Ở độ cao nào động năng của vật bằng một phần tư cơ năng ? d. Tính vận tốc của vật khi vật có động năng bằng ba thế năng? e. Ở độ cao nào vật có vận tốc 20m/s ? khi đó vật rơi được quãng đường bao nhiêu ? 21. Từ mặt đất ném thẳng đứng lên cao một hòn đá khối lượng 300g với vận tốc 10m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Cho g = 10m/s 2 . Chọn mốc thế năng ở mặt đất. a.Tính độ cao cực đại vật lên tới. b.Tính vận tốc của vật khi thế năng bằng động năng c.Ở độ cao nào thế năng bằng 3 lần động năng, khi đó vận tốc của vật là bao nhiêu ? d. Nếu lực cản không khí là 0,5N. Tính độ cao cực đại vật lên tới. 22. Một vật khối lượng 50kg, trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một dốc cao 4m, mặt dốc nghiêng 30 0 so với phương ngang. Vận tốc của vật tại chân dốc là 6m/s. Tính lực ma sát giữa vật và mặt dốc. Lấy g = 10m/s 2 . 23. Một vật trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng dài 20m và nghiêng 1 góc 30 0 so với phương ngang, vận tốc đầu bằng 0 . Dùng định luật bảo toàn cơ năng tính : a. vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10m/s 2 . b.Vận tốc của vật sau khi trượt được 5m. c.Quãng đường vật đã trượt được khi vật có vận tốc 2m/s. 24. Một lượng khí có thể tích 1m 3 và áp suất là 2atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 5atm. Tính thể tích khí nén. 25. Nguời ta điều chế khí hiđrô và chứa vào một bình lớn dưới áp suất 1atm. Tính thể tích khí phải lấy từ bình lớn ra để nạp vào một bình nhỏ thể tích 10lít dưới áp suất 20atm. Coi nhiệt độ không đổi. 26. Một khối lượng khí lí tưởng xác định có áp suất 1atm được làm tăng áp suất lên đến 5atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng 4 lít. Tính thể tích ban đầu của khối khí? 27. Khi được giãn đẳng nhiệt từ thể tích 8 lít đến 12lít , áp suất khí giảm đi 4atm. Tìm áp suất khí sau khi biến đổi? 28. Bơm không khí ở áp suất 1at vào một quả bóng bằng cao su có dung tích 2,5 lít ; mỗi lần nén pittông thì đẩy được 250cm 3 khí vào bóng. Nếu nén 80 lần thì áp suất khí trong bóng là bao nhiêu? Trong khi bơm nhiệt độ bóng không đổi. Xét 2 trường hợp : a. Ban đầu bóng không chứa khí. b. Ban đầu bóng chứa khí ở áp suất 1at. 29. Đun nóng đẳng tích một khối khí lên thêm 20 o C thì áp suất khí tăng thêm1/40 áp suất khí ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khí. 30. Nếu nhiệt độ khí trơ trong bóng đèn tăng từ nhiệt độ t 1 = 15 o C đến nhiệt độ t 2 = 500 o C thì áp suất khi trơ thay đổi như thế nào? 31. Một bình kín chứa khí oxi ở nhiệt độ 10 0 C và áp suất 2.10 5 Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiêt độ 40 0 C thì áp suất trong bình sẽ biến đổi bao nhiêu Pa? 32. Một chiếc lốp ôtô chứa không khí ở nhiệt độ 5bar và nhiệt độ 27 0 C. Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên làm nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 52 0 C. Tính áp suất của không khí trong xe lúc này. 33. Một bình kín chứa khí oxi ở nhiệt độ 10 0 C và áp suất 2.10 5 Pa. Nếu đem nung nóng bình để nhiêt độ tăng ba lần thì áp suất trong bình sẽ biến đổi bao nhiêu Pa ? 2 1 23 P T 0 Ôn tập HKII GV: Nguyễn Thị Nhung 34. Ở nhiệt độ 273 0 C, thể tích của một lượng khí là 20 lít. Tính thể tích của lượng khí đó ở 819 0 C khi áp suất không đổi? 35. Một khối khí đem giãn nở đẳng áp từ nhiệt độ t 1 = 32 o C đến nhiệt độ t 2 = 117 o C, thể tích khối khí tăng thêm 3,4lít. Tìm thế tích khối khí trước và sau khi giãn nở. 36. Đun nóng một lượng không khí trong điều kiện đẳng áp thì nhiệt độ tăng thêm 6K ,còn thể tích tăng thêm 1% so với thể tích ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu của khí? 37. Đun nóng đẳng áp một khối khí ở nhiệt độ 30 0 C để nhiệt độ tăng gấp đôi. Thể tích khí thay đổi như thế nào ? 38. Một lượng khí ở áp suất p 1 = 750mmHg, nhiệt độ t 1 = 27 0 C có thể tích V 1 = 76cm 3 . Tính thể tích V 2 của khối khí đó ở nhiệt độ t 2 = 54 0 C và áp suất p 2 =760mmHg. 39. Trước khi nén, hỗn hợp khí trong xy lanh của một động cơ đốt trong có áp suất 0,8 at, nhiệt độ 50 0 C. Sau khi nén, thể tích giảm 5 lần, áp suất là 8at. Tìm nhiệt độ của khối khí sau khi nén. 40. Nén 20lít khí ở 27 0 C cho thể tích chỉ còn 4lít, vì nén nhanh nên nhiệt độ tăng lên tới 100 0 C. Hỏi áp suất khí thay đổi như thế nào. 41. Một hình cầu dung tích 100 lít chứa oxy ở 16 0 C dưới áp suất 20atm. Tính thể tích lượng oxy ở điều kiện chuẩn? 42. Trong xilanh của một động cơ có chứa một lượng khí ở nhiệt độ 47 o C và áp suất 0,7 atm. a. Sau khi bị nén thể tích của khí giảm đi 2 lần và áp suất tăng lên tới 8atm. Tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén? b. Người ta tăng nhiệt độ của khí lên đến 546 o C và giữ pit-tông cố định thì áp suất của khí khi đó là bao nhiêu? 43. Pittông của một máy nén, sau mỗi lần nén đưa được 2 lít khí ở nhiệt độ 27 0 C và áp suất 1 atm vào bình chứa khí có thể tích 1m 3 . Tính nhiệt độ khí trong bình khi pittông thực hiện được 2000 lần nén. Biết áp suất lúc đó là 2,1 atm. 44. Một bình thép dung tích 100lít chứa khí hidro ở áp suất 5Mpa và nhiệt độ 37 0 C, dùng bình này bơm được bao nhiêu quả bóng bay biết dung tích mỗi quả là 10lít; áp suất mỗi quả là 1,05.10 5 Pa, nhiệt độ bóng là 12 0 C 45. Tính khối lượng riêng của không khí ở 100 o C , áp suất 2.10 5 Pa. Biết khối lượng riêng của không khí ở 0 o C, áp suất 1.10 5 Pa là 1,29 Kg/m 3 ? ĐS: 1,85kg/m 3 46. Một khối khí lí tưởng có thể tích 10lít, nhiệt độ 27 0 C, áp suất 1atm biến đổi qua hai quá trình: * Quá trình 1: đẳng tích, áp suất tăng gấp 3 * Quá trình 2: đẳng áp, thể tích sau cùng là 20 lít. Tìm nhiệt độ sau cùng của khí và vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi của khí trong các hệ (p,V),(V,T) ,(p, T) 47. Một khối khí lí tưởng có thể tích 10lít, nhiệt độ 27 0 C, áp suất 1atm biến đổi qua hai quá trình: * Quá trình 1: đẳng nhiệt, áp suất tăng gấp 2 * Quá trình 2: đẳng áp, thể tích sau cùng là 15 lít. Tìm nhiệt độ sau cùng của khí và vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi của khí trong hệ tọa độ(p,V) 48. Một lượng khí ở áp suất 2atm, nhiệt độ 27 0 C chiếm thể tích 5 lít. Biến đổi đẳng nhiệt tới thể tích 10 lít, rồi sau đó, biến đổi đẳng áp lượng khí này, biết nhiệt độ trong quá trình đẳng áp tăng 120 0 C. Tìm áp suất và thể tích khí sau khi biến đổi. 49. Một bình chứa khí hidrô nén, thể tích 10lít , nhiệt độ 7 0 C , áp suất 50atm. Khi nung nóng bình, vì bình hở nên một phần khí thoát ra; phần khí còn lại có nhiệt độ 17 0 C và áp suất như cũ. Tính khối lượng khí hidrô đã thoát ra. 50. Một bình chứa khí nitơ có thể tích 12,45lít, áp suất 14at, nhiệt độ 37 0 C. Biết nitơ có µ = 28kg/kmol. Lấy R = 8,31.10 3 J/kmol.K a.Tính khối lượng của khí ĐS : 0,185kg b.Nung nóng đẳng tích khối khí đó đến 147 0 C. Tính áp suất của khí sau khi nung nóng. 51. Một khối khí có áp suất p 0 , thể tích V 0 , được đun nóng đẳng áp, nhiệt độ tuyệt đối tăng 2 lần. Sau đó, khí được làm lạnh đẳng tích về nhiệt độ cũ. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình trong hệ tọa độ (p,V) ; (p,T) ; (V,T) 52. Cho đồ thị biểu diễn một chu trình biến đổi khí như sau : Hãy biểu diễn đồ thị trong các hệ tọa độ (V,T) và (P,V) 53. Hãy biểu diễn đồ thị trong các hệ tọa độ (p,T) và (p,V) 3 1 23 P T 0 1 2 3 V T 0 4 1 2 3 V T 0 1 2 3 V T 0 1 2 3 V T 0 4 . Ôn tập HKII GV: Nguyễn Thị Nhung ÔN TẬP HKII 1. Một trái bóng tennis có khối lượng 60,0 g bay đến đập vào vợt với vận. được quãng đường 1km. 1 Ôn tập HKII GV: Nguyễn Thị Nhung 15. Xe khối lượng 1tấn, chuyển động trên dốc dài 200m cao 10m.Xe chuyển động thẳng đều lên dốc với tốc độ 18km/h, công suất của động cơ. nhiêu Pa ? 2 1 23 P T 0 Ôn tập HKII GV: Nguyễn Thị Nhung 34. Ở nhiệt độ 273 0 C, thể tích của một lượng khí là 20 lít. Tính thể tích của lượng khí đó ở 819 0 C khi áp suất không đổi? 35. Một khối

Ngày đăng: 07/06/2015, 07:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan